TungNgo99

Hướng dẫn sử dụng EMA

Đào tạo
CME:BTC1!   Hợp đồng tương lai Bitcoin
EMA là gì?
EMA hay Exponential Moving Average (EMA) – Đường trung bình động hàm mũ (EMA) là một dạng trung bình động (MA) mà dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân phản ứng đáng kể hơn với những thay đổi giá gần đây, so với đường trung bình động đơn giản (SMA) chỉ áp dụng trọng số bằng nhau cho tất cả các chu kỳ, giúp EMA làm mượt đường giá hơn so với SMA.

EMA cung cấp tín hiệu gì cho trader?
Phần này mình sẽ diễn giải hơi dài dòng về tâm lý thị trường cùng mối quan hệ với các đường EMA. Hay chính xác hơn đường EMA giải quyết câu hỏi gì trong thị trường tài chính nói chung và forex nói riêng.

Các bạn có thể bỏ qua, vì không phải ai cũng có nhu cầu hiểu tường tận, rõ ràng về 1 thứ nào đó, nhưng do mình đi theo hướng nghiên cứu và học thuật nên thích nói kỹ, để giúp các bạn nắm được bản chất 1 vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không cần thiết thì có thể kéo xuống dưới xem luôn phần hướng dẫn giao dịch với đường EMA.

Tương tự nhiều chỉ báo khác, khi EMA bắt đầu di chuyển đồng nghĩa giá đã di chuyển. Không kể, do công thức tính toán mà đường trung bình động sẽ lấy điểm giữa của giá trong quá khứ, chúng luôn thấp hơn hoặc cao hơn phạm vi hiện tại trong xu hướng tăng hoặc giảm; giá tăng có xu hướng tìm hỗ trợ ở mức giá trung bình của n ngày qua. Ngược lại với giá giảm sẽ có xu hướng tìm kháng cự ở mức giá trung bình của n ngày. Nên EMA có thể được xem như là bộ record ghi nhớ các mốc giá trong 1 chu kỳ nhất định. Giả sử bộ nhớ của giá trong thị trường ở dạng ngắn hạn là 9 ngày, thì giá sẽ “ghi nhớ” những giao dịch đã tập hợp trong suốt 9 ngày qua.
Do vậy, ưu điểm lớn lao nhất của đường trung bình là chúng thể hiện sự rõ ràng về mặt xu hướng giá. Nghĩa là đường EMA không thể nào tăng hay nằm trên đường giá nếu giá không tăng. Hoặc nó không thể nào nằm dưới đường giá nếu giá không thực sự giảm. Và đây cũng chính là tính năng quan trọng nhất của đường trung bình động khi cung cấp cho trader 1 xu hướng giá thực sự rõ ràng, chứ không phải dạng “nửa nạc nửa mỡ”.

Xu hướng chính là cái giúp trader tìm kiếm cơ hội vào lệnh.

Trong một xu hướng tăng, giá sẽ tiếp tục đạt 1 mức cao mới nên luôn tạo ra các đáy cao hơn và đỉnh cao hơn.
Như vậy, một điều chắc chắn nếu bạn muốn mua thì sẽ phải mua với giá đắt hơn, nhưng rõ ràng nếu so với n ngày được giao dịch thì mức giá bạn mua có thể vẫn rẻ hơn mức giá giao dịch trung bình trong n ngày qua.

Trong xu hướng giảm, giá rõ ràng sẽ càng ngày càng giảm nhiều hơn, vì liên tục tạo ra các đáy thấp hơn, đỉnh thấp hơn (mục tiêu là để bán khống), giá bạn sell có thể sẽ thấp hơn so với thời điểm mới tạo dựng xu hướng giảm, nhưng rõ ràng so với giá trung bình ở n ngày giao dịch thì đó vẫn là mức giá tốt nhất nếu giá vẫn tiếp tục giảm.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, làm sao có thể tìm kiếm được 1 điểm mua đẹp, hay biết rằng giá khi đang trong 1 đà tăng chẳng hạn, sẽ giảm điều chỉnh tới khoảng nào để tiếp tục mua?

Thực tế, nhiều trader khi tham gia thị trường thường hay có tâm lý tiếc rẻ, nghĩa là phải chờ giá thật rẻ mới dám mua, hoặc chờ khi giá cao tít tận ngọn tre rồi lại tiếp tục mua vào để đu cho mát chẳng hạn.

Chính xác lúc thị trường đi theo 1 hướng liên tục sẽ khiến rất nhiều trader hay đặt ra câu hỏi là nên tìm điểm mua ở đâu, ví giá cứ tiếp tục giảm, hoặc tăng thì đâu là điểm mua phù hợp, bởi trong trường hợp nếu chờ giá giảm xuống tận đáy mới vào lệnh thì lại rất có thể bạn đã bắt dao rơi, chứ không hề mua được giá rẻ thực sự vì giá có thể giảm tiếp trong những trường hợp như vậy.

Chính vì thế các đường EMA sẽ là 1 trong những chỉ báo tốt nhất để tìm kiếm điểm vào lệnh/thoát hàng được xem là đẹp. Hay đường trung bình động chính là công cụ giúp bạn xác định được các điểm “mua đắt” và “bán rẻ” hơn, nếu như giá đang trong 1 xu hướng rõ ràng.

Như vậy để tổng kết lại vài trò chính của EMA sẽ có 3 điểm chính như sau:

EMA sẽ trở thành 1 cản động, do nó dịch chuyển theo xu hướng của giá, nghĩa là giá đi đâu EMA sẽ đi theo đó. Nhờ vậy, EMA sẽ giải quyết cho trader được các việc cụ thể như:
Trở thành các kháng cự, hỗ trợ động (có thể sử dụng chính những mức cản này để so với đường trendline, đường hỗ trợ và kháng cự tĩnh). Từ đây sẽ tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lời.
Xác định xu hướng giá.
Công thức tính EMA
Với công thức tính của SMA thì quá đơn giản là bài toán mà ai cũng đều học đó là: trung bình giá trong 1 chu kỳ nhất định.

Ví dụ SMA14 đồng nghĩa bạn sẽ lấy giá đóng cửa giao dịch trong 14 ngày cộng lại rồi chia 14.

Trong khi đó, công thức của EMA sẽ khác rất nhiều, nhằm giải quyết 1 vấn đề mà SMA không thể làm được loại bỏ việc giá diễn ra theo dạng dàn trải trong suốt chu kỳ, thay vào đó EMA sẽ chỉ chú trọng tập trung vào giá gần với giá hiện tại nhất, nhờ giảm độ trễ bằng cách áp dụng nhiều trọng số hơn vào giá gần đây. Tỷ trọng áp dụng cho giá gần đây nhất phụ thuộc vào số thời kỳ trong đường trung bình. EMA khác với các đường trung bình động đơn giản ở chỗ việc tính toán EMA của một ngày nhất định phụ thuộc vào các phép tính EMA cho tất cả các ngày trước ngày đó. Vì lẽ đó, để tính toán chính xác cho EMA sẽ cần phải có hơn 10 ngày dữ liệu. Điều này cũng lí giải lí do vì sao những EMA có chu kỳ càng ngắn sẽ càng dễ bị phá vỡ, trong khi đó EMA chu kỳ càng dài càng khó bị phá vỡ, là vì vậy.

Ba bước để tính toán đường trung bình động hàm mũ (EMA).

Hãy tính toán đường trung bình động đơn giản cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu ở đâu đó, vì vậy, đường trung bình động đơn giản được sử dụng làm đường EMA của kỳ trước trong phép tính đầu tiên.
Tính toán trọng số.
Tính toán đường trung bình động theo cấp số nhân cho mỗi ngày giữa giá trị EMA ban đầu và ngày hôm nay, sử dụng giá, hệ số và giá trị EMA của giai đoạn trước.
Giả sử đây là công thức tính EMA cho đường EMA 10 ngày.

SMA ban đầu: tổng 10 kỳ / 10

Trọng số: 2 / (Khoảng thời gian + 1) = 2 / (10 + 1) = 0,1818 (18,18%)

EMA: {Đóng – EMA (ngày trước)} x trọng số + EMA (ngày trước)

Lưu ý, trên mạng có rất nhiều công thức tính EMA khác nhau và thực ra cũng không cần tính, vì Tradingview hoặc MT4 đã làm việc này rồi. Nên bạn chỉ cần nhớ điều mình vừa diễn giải phía trên hoặc xem phần sau để hiểu EMA so với SMA có gì khác nhau là đủ.
Good luck mọi ng
Thông báo miễn trừ trách nhiệm

Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.