Dầu 19/08 - Sức ép ngắn hạn từ sự suy giảm trong nhu cầu

Cập nhật
Giá dầu thô trong tuần qua đã chịu sức ép giảm nặng nề từ triển vọng nền kinh tế tiêu cực và các diễn biến khả quan của cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran. Ngoài ra, giá dầu cũng đã chịu áp lực từ việc nguồn cung dầu thô từ Nga ổn định và đồng thời nước này đã tăng dự báo xuất khẩu dầu thô và dự kiến lợi nhuận từ việc bán dầu vẫn sẽ duy trì ở mức khả quan, đủ để vượt qua những tổn thất do phải bán với giá chiết khấu sâu. Trong ngắn hạn, giá dầu thô dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực từ việc nguồn cung dầu thô trên thế giới ổn định trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá cao và sức khỏe nền kinh tế kém. Tuy nhiên, trong dài hạn, cụ thể là từ nửa sau năm 2023 trở đi, giá dầu vẫn nhận được rất nhiều hỗ trợ tiềm ẩn từ việc thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và việc công suất dư thừa trên thế giới đang dần cạn kiệt, trong bối cảnh nhu cầu thế giới sẽ hồi phục đặc biệt là ở Trung Quốc.

- Thỏa thuận JCPOA và lượng dầu thô tương đương 2 triệu thùng/ngày từ Iran:
Iran và Mỹ dự kiến sẽ sớm đưa ra quyết định đối với đề xuất của Liên minh châu Âu về việc khôi phục Kế hoạch hành động toàn diện chung (hay còn được viết tắt là thỏa thuận JCPOA) năm 2015 hay không - một động thái cuối cùng có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran và bổ sung hơn một triệu thùng dầu mỗi ngày vào thị trường toàn cầu.

Theo ước tính, sự hồi sinh của JCPOA có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran, từ đó Iran có thể cung cấp thêm một lượng tương đương 1.3 đến 1.4 triệu thùng/ngày cho thị trường toàn cầu trong vòng sáu đến chín tháng. Theo dữ liệu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, Iran, một thành viên của nhóm, đã sản xuất 2.4 triệu thùng/ngày vào năm 2021.

- Các con số đo lường nhu cầu tiêu thụ Mỹ kém khả quan từ EIA:
Nhìn chung, nhu cầu đối với sản phẩm chưng cất của Mỹ vẫn tiếp tục cho thấy dấu hiệu suy thoái, là một yếu tố tiêu cực đối với giá dầu thô.

Tổng sản phẩm được cung cấp trong giai đoạn 4 tuần qua – một thước đo nhu cầu tiêu thụ dầu thô - đạt trung bình 20.2 triệu thùng/ngày, giảm 3.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm xăng động cơ được phân phối đạt trung bình 9.1 triệu thùng/ngày, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhiên liệu chưng cất được phân phối trung bình 3.8 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, giảm 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm nhiên liệu máy bay được phân phối tăng 5.6% so với 4 tuần trước đó. Ngoài ra, tỉ lệ sử dụng công suất đã giảm trong hơn bốn tuần trước ở tất cả năm khu vực lọc dầu, xuống còn 93.5% từ mức 94.5% của 4 tuần trước và mức cao 95% của tháng 06.

Tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ (không bao gồm dầu trong Dự trữ Dầu Chiến lược SPR) giảm 7.1 triệu thùng so với tuần trước, tương đương giảm 1.63%. Ở mức 425 triệu thùng, tồn kho dầu thô của Mỹ thấp hơn khoảng 6% so với mức trung bình 5 năm. Tổng tồn kho xăng động cơ giảm 4.6 triệu thùng trong tuần trước và thấp hơn khoảng 8% so với mức trung bình 5 năm. Tồn kho xăng thành phẩm và xăng pha chế đều giảm trong tuần trước. Dự trữ nhiên liệu chưng cất đã tăng 0.8 triệu thùng vào tuần trước và thấp hơn khoảng 23% so với mức trung bình của 5 năm.

- Phân tích kĩ thuật:
Trên khung D1 dầu đang ở biên trên kênh giá giảm với kì vọng sẽ phá vỡ hỗ trợ 86.5 mục tiêu tìm về 75$
Ghi chú
Dầu đang đi đúng xu hướng, ae tiếp tục giữ lệnh nhé
OilTrend Analysiswtioil

Ngoài ra, trên:

Thông báo miễn trừ trách nhiệm