BRENT OIL 23/01 - Dầu có thể hạ nhiệtNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Giá dầu tiếp tục biến động trong từng phiên giao dịch của tuần. Có những phiên giá dầu tăng bởi kỳ vọng nhu cầu tăng từ Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, nhưng đến cuối phiên, giá dầu lại giảm do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế ở Mỹ.
Trong 5 phiên giao dịch của tuần, giá dầu đã tăng 3 phiên và giảm 2 phiên. Đóng góp lớn vào sự tăng giá của tuần trước là triển vọng phục hồi nhu cầu tại Trung Quốc. Kế đến là kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm chuyển sang các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn.
Cũng trong tuần trước, OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra dự báo thị trường.
OPEC cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng trở lại trong năm nay do việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch Covid-19 của quốc gia Đông Á này và sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Có cùng quan điểm, IEA cho biết việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế dịch Covid-19 sẽ đưa nhu cầu toàn cầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay.
Tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước nữa tăng 8,4 triệu thùng, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6-2021.
Trong một diễn biến khác, các quan chức thuộc G7 đã đồng ý xem xét lại mức trần giá đối với xuất khẩu dầu của Nga vào tháng 3, muộn hơn so với kế hoạch ban đầu (tháng 2), để có thời gian đánh giá thị trường sau khi thực hiện trần giá đối với sản phẩm tinh chế của Nga và nghe báo cáo tóm tắt về đánh giá kỹ thuật của EU về trần giá đối với dầu thô.
G-7, Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã đồng ý vào ngày 5-12 cấm sử dụng bảo hiểm hàng hải, tài chính và môi giới do phương Tây cung cấp đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có giá trên 60 USD/thùng.
Liên minh cũng có kế hoạch đặt hai mức giá trần đối với các sản phẩm dầu của Nga, một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô, chẳng hạn như dầu diesel hoặc dầu khí, và một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu so với dầu thô, chẳng hạn như dầu nhiên liệu.
phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy được giá Dầu hiện đang có các tín hiệu giảm điều chỉnh ở vùng đỉnh cũ 88$/thùng
Vùng giá tương đối nhạy cảm vì nếu vượt qua được mốc này khả năng giá tăng lại trên 90 và có thể quay về mốc 100$/thùng là có thể
Hiện nến đang cho thấy khả năng điều chỉnh giảm về lại ngưỡng 85$/thùng tương đối cao.
Brentoil
BRENT OIL 20/01 - Dầu có thể sẽ tăng?NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19-1, giá dầu đã “bỏ túi” được 1%, lấy lại được phần nào mức lỗ đầu phiên.
Giá dầu Brent giao tháng 3 tăng 1,18 USD, tương đương 1,4%, lên mức 86,16 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ tăng 85 cent, tương đương 1,1%, lên mức 80,33 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của cả hai hợp đồng kể từ ngày 1-12-2022.
Giá dầu tăng tốc chịu tác động bởi nhu cầu dầu phục hồi ở Trung Quốc.
Theo Reuters, dữ liệu từ JODI do Riyadh và các nước thuộc OPEC cung cấp cho thấy nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 11-2022 đã tăng gần 1 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó, lên 15,41 triệu thùng/ngày - mức cao nhất kể từ tháng 2-2022.
Trước đó, ngày 17-1, OPEC cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng trở lại trong năm nay do việc nới lỏng các biện pháp kiềm chế dịch Covid-19 của nước này và sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Đây có vẻ là một lưu ý lạc quan của OPEC về triển vọng của nền kinh tế thế giới năm 2023.
Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol nhận xét thị trường năng lượng có thể thắt chặt hơn trong năm nay, đặc biệt nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi và ngành dầu mỏ Nga gặp khó khăn trước các lệnh trừng phạt.
Giá dầu đã giảm hơn 1 USD đầu phiên sau đó lấy lại được dần khoản mất mát về cuối phiên và tăng tốc. Trong phiên giao dịch này, các thương nhân chốt lời và chịu áp lực một phần bởi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy các kho dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng 8,4 triệu thùng, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 6-2021.
Về phân tích kỹ thuật giá Dầu hiện đã vượt qua mức kháng cự 85$/thùng hôm qua do đó khả năng giá sẽ chưa thể giảm mà có thể trong phiên hôm nay giá sẽ đi ngang và được giao dịch trên vùng 858$/thùng.
Dự báo biên độ 85-87$/thùng
BRENT OIL 19/01 - Dầu tiếp tục giảm?NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Sau một phiên leo dốc, giá dầu đã lại nhanh chóng đảo chiều về lại cung đường lao dốc. Kết thúc phiên giao dịch ngày 18-1, giá dầu giảm khoảng 1%, đánh mất đà tăng sớm do lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế ở Mỹ lấn át sự lạc quan về việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế dịch COVID-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thô tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới này.
Ban đầu, các thị trường phản ứng tích cực với dữ liệu của Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ và sản xuất trong tháng 12 giảm nhiều hơn dự báo và kỳ vọng Fed sẽ hạ nhiệt việc tăng lãi suất.
Để đối phó với nguy cơ suy thoái, Microsoft Corp (MSFT.O) cho biết sẽ cắt giảm 10.000 việc làm và chịu khoản phí 1,2 tỷ USD do các khách hàng sử dụng điện toán đám mây đánh giá lại mức chi tiêu.
Giá dầu đầu phiên đã tăng sau báo cáo dữ liệu kinh tế của Trung Quốc dù tăng thấp hơn mục tiêu nhưng vẫn vượt dự báo trong tháng 12-2022.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), việc Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế dịch sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu lên mức cao kỷ lục trong năm nay, trong khi các biện pháp trừng phạt, áp trần giá đối với Nga có thể làm giảm nguồn cung.
Cũng trong ngày 18-1, Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng 7,615 triệu thùng; dự trữ xăng tăng 2,8 triệu thùng; dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 1,8 triệu thùng.
phân tích kỹ thuật giá Dầu hiện tại đang xác nhận tín hiệu giảm phá vỡ mức 85$/thùng
Có thể với phân tích đã nêu về lo ngại suy thoái kinh tế đến gần hơn do đó nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ chậm lại
Giá Dầu hiện có thể sẽ giảm về mức 82$/thùng và đi ngang biên độ 81-86$/thùng trong tuần tới
BRENT OIL 18/01 - Dầu đã xác nhận tăngNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17-1, giá dầu đã trở lại trạng thái ấm áp với mức tăng nhẹ đối với dầu WTI và tăng gần 2% đối với dầu Brent.
Giá dầu đã đảo chiều, tăng trong phiên giao dịch đầy khó khăn sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu tăng trưởng kinh tế hàng năm yếu nhưng vẫn vượt kỳ vọng và với hy vọng rằng sự thay đổi gần đây trong chính sách Covid-19 ở quốc gia Đông Á này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu.
Năm 2022, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng 3%, thấp hơn so với mục tiêu của nước này - khoảng 5,5%. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn cao hơn so với dự báo của các nhà phân tích sau khi Trung Quốc gỡ bỏ chính sách không Covid-19 vào tháng 12-2022.
Giá dầu tăng còn được hỗ trợ bởi đồng USD yếu so với hầu hết các loại tiền tệ chính do kỳ vọng về khả năng thay đổi chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có thể là tiền đề cho việc áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn.
Trong báo cáo hằng tháng của mình, OPEC cho biết nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng 510.000 thùng/ngày trong năm nay, trong khi giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu năm 2023 ở mức 2,22 triệu thùng/ngày.
Một báo cáo hàng tháng từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) sẽ được công bố vào hôm nay cũng sẽ làm sáng tỏ hơn về sức mạnh của nhu cầu dầu mỏ trong khi lo ngại suy thoái kinh tế hiện rõ.
Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy xu hướng tăng của giá dầu đang được xác nhận sau khi phá vỡ kháng cự ở 85$/thùng
Khả năng giá dầu phục hồi vẫn là dấu hỏi mặc dù có các thông tin về đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn đó các mối lo suy thoái kinh tế
Vùng kháng cự hiện tại 88$/thùng
Vùng hỗ trợ ngắn hạn 85-86$/thùng
BRENT OIL 16/01 - Khả năng sẽ đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Tuần trước, cả dầu Brent và WTI đều đã leo dốc tới hơn 8% sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại biên giới, mở ra triển vọng nhu cầu nhiên liệu tăng ở quốc gia Đông Á này cùng sự trượt dốc của đồng bạc xanh khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ giảm cho thấy lạm phát ở nước này đang có xu hướng giảm bền vững.
Theo kế hoạch, ngày 5-2, liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga, bao gồm cả dầu diesel. Theo các quan chức từ EU, khối này và các nước G7 đã bảo đảm nguồn cung thay thế các sản phẩm của Nga và có thể sử dụng nguồn dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược của mình để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt sắp tới và trần giá đối với các sản phẩm tinh chế của Nga.
EU sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm dầu khác của Nga bắt đầu từ ngày 5-2, trong khi G7 cũng có kế hoạch thực hiện trần giá đối với các sản phẩm đó, mặc dù mức chính xác vẫn đang được thảo luận.
Các biện pháp này nằm ngoài lệnh cấm vận tương tự của EU và mức trần giá 60 USD/thùng của G7 đối với các lô hàng dầu thô của Nga có hiệu lực từ ngày 5-12.
Nga là nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất của EU.
phân tích kỹ thuật giá Dầu Brent hiện đã tăng lãi ngưỡng 85$/thùng như nhận định trước đó hôm thứ 6. Hiện tại giá đang chững lại, có thể trong thời điểm nhạy cảm này giá có thể sẽ chưa vượt đỉnh cũ 86$/thùng mà có thể sẽ vẫn đi ngang biên độ 82-85$/thùng
BRENT OIL 13/01 - Giá Dầu có thể sẽ tăng tiếpNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Giá dầu Brent giao tháng 3 tăng 1,36 USD, tương đương 1,7%, lên mức 84,03 USD/thùng, Giá dầu WTI của Mỹ tăng 98 cent, tương đương 1,3% lên mức 78,39 USD/thùng.
Trong khi đó, Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới đang mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi kết thúc các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 nghiêm ngặt, thúc đẩy hy vọng về nhu cầu dầu cao hơn tại quốc gia Đông Á này,
Một nhân tố khác thúc đẩy giá dầu leo dốc là sự giảm mạnh của đồng USD. Đồng bạc xanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng so với đồng Euro sau dữ liệu lạm phát tại Mỹ làm dấy lên kỳ vọng rằng Fed sẽ “hạ nhiệt” việc tăng lãi suất.
Hạn chế đà tăng của dầu là sự gia tăng mạnh và bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 6-1 đã tăng 19 triệu thùng lên mức 439,6 triệu thùng. Trước đó, các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters đã dự đoán mức giảm 2,2 triệu thùng.
phân tích kỹ thuật giá Dầu hiện đang tăng vượt qua mốc kháng cự 81$/thùng do đó các nhận định giảm đã không còn hiệu lực. Hiện giá Dầu đang phục hồi lại ngưỡng 85$/thùng, có thể sẽ tăng lại mức 86$/thùng trong phiên cuối tuần này.
Hiện xu hướng phục hồi phần nhiều đến từ việc USD giảm mạnh và sự phục hồi các hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang hỗ trợ cho xu hướng phục hồi tăng của giá Dầu với kỳ vọng giá Dầu sẽ được giao dịch ổn định hơn trong những tháng đầu năm nay.
Khả năng hôm nay giá vẫn sẽ tăng nhẹ nhưng chưa vượt qua được mốc 86$/thùng
BRENT OIL 10/01 - Giá tiếp tục đi ngangNHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU
Hôm 4/1, giá dầu Brent chuẩn quốc tế đã tụt xuống dưới mức của một năm trước, lần đầu tiên sau gần hai năm. Trước dầu Brent, các hàng hoá công nghiệp và năng lượng khác như khí đốt, đồng và bột mì cũng ghi nhận diễn biến tương tự.
Trong bối cảnh nhu cầu và hoạt động kinh tế đều chững lại, những “hiệu ứng cơ sở” này cho thấy lạm phát nhìn chung đã đạt đỉnh và có thể hạ nhiệt nhanh chóng trong những tháng tới, Reuters nhận định.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lại không cho thấy rõ rằng họ sẽ “nới tay” trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Các quan chức Fed bận tâm đến khía cạnh lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ và việc thị trường lao động bị siết chặt, hơn là nguy cơ suy thoái ngày càng lớn dần.
Giá dầu Brent đã tụt xuống dướng mức 80 USD/thùng trong phiên 4/1. Chênh lệch giá giữa phiên 4/1/2023 và 4/1/2022 đã lần đầu tiên chạm mức âm trong gần hai năm.
xu hướng trên nhiều khả năng sẽ tiếp tục nhờ các hiệu ứng cơ sở, chẳng hạn như việc giá dầu Brent đã vọt lên mức cao nhất trong 14 năm là gần 130 USD/thùng vào tháng 3 năm ngoái và trên 100 USD/thùng vào tháng 7 cùng năm.
Phân tích trên đồ thị kỹ thuật giá Dầu tăng nhẹ lên lại ngưỡng 81$/thùng nhưng động lực tăng có vẻ không mạnh. Hiện giá đang chững lại ở mức dưới 80$/thùng cho thấy tâm lý thị trường vẫn còn nhiều mối lo về triển vọng nhu cầu dầu do đó áp lực bán sẽ có thể vẫn còn mạnh khiến giá dầu trong tương lai sẽ giảm xuống dưới mức 80$/thùng hướng về mốc 70$/thùng.
Dự báo hôm nay giá có thể đi ngang trong khoảng 78-81$/thùng
Phân tích thị trường nổi bật - DẦU (10.05.2022)Các tài sản rủi ro như chứng khoán, tiền điện tử và dầu đã chìm trong sắc đỏ vào hôm qua sau một đợt bán tháo trên diện rộng. Hành động thắt chặt chính sách và sự suy yếu trong triển vọng kinh tế toàn cầu do các đợt phong tỏa ở Trung Quốc đã đẩy giá các tài sản này xuống thấp hơn. Tình hình hiện tại đã phần nào bình ổn hơn và một đợt phục hồi nhẹ đã diễn ra.
Quan sát dầu Brent ở khung thời gian H4, có thể thấy giá đã sụt giảm xuống mức Fibonacci 23,6% dựa trên đợt điều chỉnh cuối tháng 3 năm nay (khu vực 103 USD). Động thái giảm đã dừng lại tại đây và giá đã bắt đầu phục hồi. OIL hiện đang giao dịch với mức tăng 1% trong hôm nay và thử nghiệm vùng kháng cự dưới mức Fibonacci 38,2% tại khu vực 106 USD. Nếu giá thành công phá vỡ lên trên ngưỡng cản này, động thái tăng có thể hướng tới các mục tiêu tiếp theo tại hai mức Fibonacci 50%, 61,8% và 78,6%. Báo cáo API vào chiều nay (theo giờ BST) có thể cung cấp một số biến động ngắn hạn nhưng dường như sẽ không thể thay đổi hoàn toàn cục diện.
Chủ đề chính hiện tại thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư dầu bên cạnh diễn biến dịch ở Trung Quốc sẽ là lệnh cấm của EU đối với dầu Nga. Hiện tại, Hungary đã bày tỏ quan điểm phản đối với đề xuất này nhưng các tin tức gần đây cho biết, cuộc đàm phán giữa EU và quốc gia này đã có tiến triển và có thể thống nhất hình thức cấm vận trong các cuộc thảo luận tiếp theo. Quyết định cuối cùng có thể bao gồm một số miễn trừ cũng như thời hạn thực hiện và hai yếu tố này sẽ tác động mạnh đến giá thị trường vì chúng sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng từ những biện pháp trừng phạt.
Phân tích thị trường DẦU (21.03.2022)Khác với thị trường chứng khoán Châu âu cùng các chỉ số chính của Lục địa Già đã bắt đầu tuần giao dịch mới với các động thái đi ngang, thị trường Dầu với cả WTI và Brent đều đạt các mức tăng lớn. Dầu Brent (OIL) đã tăng hơn 4% và vượt lên trên ngưỡng 109 USD/thùng trong khi WTI (WTI.OIL) tăng hơn 3% và tiếp cận khu vực 108 USD/thùng.
Cuộc chiến ở Ukraine chính là lý do chính đằng sau những đà tăng này, hay chính xác hơn, là hậu quả từ cuộc xâm lược của Nga. Các báo cáo truyền thông đang bắt đầu lan truyền các tin tức các nước EU đang thảo luận về khả năng cấm vận dầu Nga. Quyết định có thể được đưa ra ngay trong tuần này và lệnh cấm sẽ là một phần trong gói trừng phạt thứ năm của Liên minh Châu Âu. Đây sẽ là một bước ngoặt lớn vì cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một sự đồng thuận về việc áp dụng các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Nga giữa các thành viên EU. Tuy nhiên, vì động thái này sẽ là một đòn giáng mạnh vào Nga, quốc gia này có thể đưa ra một số hình thức trả đũa và không thể loại trừ việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Châu âu. Mặt khác, điều này có thể sẽ phản tác dụng với Nga vì thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa về cơ bản là nguồn thu thường xuyên duy nhất mà Nga hiện có.
Quan sát biểu đồ dầu Brent (OIL), có thể thấy giá đã phục hồi từ đợt điều chỉnh gần đây. Giá giao dịch trong một kênh hướng lên và hiện đang cố gắng khởi động một đợt phá vỡ lên trên vùng kháng cự ngắn hạn tại khu vực 109 USD. Vùng này trùng với giới hạn trên của quỹ đạo thị trường. Đường trung bình động 200 kỳ (đường màu tím) được tìm thấy gần ngưỡng 110,50 USD cũng sẽ đóng vai trò là một ngưỡng cản. Mức kháng cự quan trọng tiếp theo - giới hạn trên của kênh nói trên - sẽ nằm gần ngưỡng 113 UDS/thùng.
Phân tích kỹ thuật Dầu thô (18.01.2022)Giá dầu tiếp tục tăng trong ngày hôm nay sau khi vượt qua mức đỉnh hậu đại dịch vào cuối tuần trước. Dầu Brent (OIL) đã đạt mức cao nhất trong 7 năm vào hôm nay và chạm mức đỉnh hàng ngày chỉ ngay dưới 88 USD/thùng. Các nhà giao dịch dầu mỏ dường như đã bỏ qua số lượng ca nhiễm Omicron gia tăng trên thế giới và các lệnh hạn chế mới được áp đặt.
Goldman Sachs đã đưa ra dự báo mới cho Brent với kỳ vọng giá trung bình sẽ đạt mức 96 USD/thùng trong năm nay vào 105 USD/thùng vào năm 2023. Goldman nhận thấy giá dầu Brent có thể vượt mốc 100 USD trong quý 3 năm nay. Bên cạnh đó, sự gián đoạn nguồn cung ở Libya và Kazakhstan vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn, thúc đẩy triển vọng giá lên cao hơn.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Houthi đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào một sân bay ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, làm dấy lên lo ngại rằng tình hình ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu quan trọng, có thể sẽ sớm trở nên căng thẳng hơn.
Biểu đồ OIL ở khung D1 cho thấy một đợt phục hồi lớn hơn 30% so với mức thấp nhất của tháng 12. Giá đã vượt qua vùng kháng cự tại khu vực 86,00 USD vào cuối tuần trước và xu hướng tăng đang được tiếp tục trong tuần này. Mức hỗ trợ tiếp theo cần theo dõi được đánh dấu bằng mức Fibonacci 127,2% của đợt giảm từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2021 tại 91,65 USD.
Biểu đồ kỹ thuật - OIL (09.03.2021)Mặc dù dầu Brent (OIL) khởi động tuần với khoảng cách tăng giá lớn, người mua đã không thể duy trì động lực và giá bắt đầu quay đầu giảm trở lại.
OIL đã xóa mức tăng 2% để kết thúc giao dịch hôm thứ Hai thấp hơn 2% so với giá đóng cửa ngày thứ Sáu. Giá đã cố gắng phục hồi trong phiên giao dịch châu Á hôm nay nhưng những đà tăng đó cũng bị xóa bỏ và Brent hiện đang kiểm tra mức thoái lui 38.2% của xung lực tăng bắt đầu vào tuần trước.
Trong trường hợp hỗ trợ này bị phá vỡ, chúng tôi không thể loại trừ việc di chuyển về phía khu vực $66.90, nơi có mức thoái lui 50% và giới hạn thấp hơn của cấu trúc Overbalance. Việc phá vỡ dưới khu vực $66.90 sẽ cho thấy sự đảo ngược xu hướng ngắn hạn.
Dầu Brent Futures BRN - Quan sát đợi cú bùng nổ về thanh khoản.Chào ACE trader,
Ngược với Vàng XAUUSD và chứng khoán như chỉ số Dow Jones, mặt hàng Năng lượng, với đại diện là dầu thô Brent đang gần như lặng sóng trong giai đoạn hiện tại. Đây như một nhịp nghỉ ngơi sau quãng thời gian biến động mang tính lịch sử của sản phẩm hàng hóa tương lai này. Finashark cho rằng thị trường Năng lượng sẽ cần thêm thời gian để tích lũy, và cơ hội để giao dịch lướt sóng đang diễn ra. Cụ thể:
1) Về cơ bản: quỹ đầu cơ Dầu đang đánh cược vào dữ liệu Covid-19 và tốc độ tìm ra Vaccine, qua đó trả lời khả năng giãn cách xã hội có tiếp tục và ảnh hưởng nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, tỷ lệ nạn nhân vì Covid-19 giảm đáng kể, do vậy khả năng này khó xảy ra. Chưa kể sự hậu thuẫn từ OPEC+ và khả năng chiến tranh giá dầu sẽ không lặp lại.
2) Về phân tích kỹ thuật: Áp dụng cho đồ thị H1.
2.1) Mẫu hình phản ứng giá: giá điều chỉnh khi lên vùng đỉnh cũ với thanh khoản tăng đột biến.
2.2) Mẫu hình: 2 đỉnh đảo chiều. Nhưng hiệu ứng không mạnh khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước với thanh khoản dội yếu. Điều này ngụ ý chưa phải là phiên phân phối giá thật sự.
2.3) Mẫu hình rộng: chiếc nêm hướng lên, ngụ ý giá đang bắt đầu nén chặt và bật về vùng hỗ trợ.
2.4) Động lượng RSI: trong kênh giá tăng trưởng. RSI chủ yếu ở vùng 40 - 80 cho thấy tín hiệu tăng trưởng từ giá.
Nhưng diễn biến gần nhất cho thấy giá không thể bật lên trong kênh giảm nhỏ. Thể hiện giá đang đuối sức trong pha hồi lần này.
Do vậy, chỉ nên ưu tiên quan sát với Dầu Brent trong hiện tại. Cú bùng nổ về thanh khoản sẽ là khởi đầu cho một xu hướng mới. Hiện tại chỉ nên lướt sóng với lệnh Bán khi giá đang giá đang có dấu hiệu vỡ biên hỗ trợ phía dưới cái nêm hướng lên.
Rất mong được cả nhà ủng hộ Finashark nhé.
-------------------------------------------------------------------------
Finashark