Dầu thô 17/03/2022: Phá vỡ thế giảm ngắn hạn- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ hôm qua đã có phiên không mấy biến động khi giá chỉ xoay quanh vùng $93/thùng-$97/thùng.
+ Hiện dầu vẫn đang giao dịch quanh vùng 94.x và dưới mốc $100/thùng.
+ Tuy nhiên xu hướng giảm ngắn hạn đã không còn được giữ vùng sau 1 tuần giảm liên tục kể từ thời điểm dầu thiết lập giá cao nhất trong tuần trước gần $130/thùng thì hiện tại đã giảm 30% giá trị.
+ Dịch bệnh ở Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến giá dầu nếu diễn biến xấu dịch lan rộng tại Trung Quốc mà phải lockdown diện rộng thì nguồn cầu dầu chắc chắn sẽ có suy giảm bởi dân số cũng như công nghiệp sử dụng nhiên liệu tại nước này sẽ rất lớn.
+ Dự trữ dầu thô hôm qua tăng tồn kho hơn 4 triệu thùng nhưng vẫn không thể khiến giá dầu hạ nhiệt mạnh.
+ Điểm đáng chú ý nữa có thể ảnh hưởng giá dầu vẫn là chiến sự tại Nga-Ukraine.
- Support levels: 90 và 85
- Resistance levels: 100 và 105
Wticrudeoil
Dầu thô 16/03/2022: Đứng ngoài là thượng sách- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đứng ngoài thị trường theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Giá dầu hôm qua tiếp tục có phiên giảm mạnh trong phiên giao dịch thứ 3 hôm qua khi giảm gần $7/thùng từ mức 105.3 xuống 93.7.
+ Qua đó dầu chính thức mất mốc $100/thùng và đang hình thành xu hướng giảm ngắn hạn.
+ Với những diễn biến được cho là tạm thời tích cực trong đàm phán của Nga-Ukraine sau 4 vòng đàm phán, giá dầu thô thế giới đã có phiên giảm mạnh trong những nổ lực kiềm chế giá nhiên liệu rơi vào khủng hoảng của các quốc gia có lượng cung nhiên liệu lớn trên thế giới.
+ Tính từ thời điểm dầu thiết lập giá cao nhất trong tuần trước gần $130/thùng thì hiện tại đã giảm 30% giá trị.
+ Sở dĩ dầu giảm giá mạnh bởi các nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát sẽ không quá cao và FED không cần phải đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ gấp bằng việc nâng lãi suất lên cao đột ngột và khoá van bơm tiền nhanh.
+ Dự trữ dầu thô sẽ là tin tức đáng chú ý hôm nay cho dầu.
Dầu thô 11/03/2022: Sự điều chỉnh đã kết thúc?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ bán
- Phân tích ý tưởng:
+ Tình hình chiến tranh vẫn chưa thực sự hạ nhiệt nhưng thị trường nhiên liệu đã hạ nhiệt được 2 phiên liên tiếp.
+ Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, dầu thô Mỹ đã có phiên giảm đáng kể khi giảm $4/thùng từ mức 107 xuống 103.
+ Đây là phiên giảm thứ 2 liên tiếp giúp dầu hạ nhiệt nhưng giá hiện tại thì vẫn còn cao hơn mức $100/thùng.
+ Những bất ổn về chính trị đã dẫn đến chiến tranh ở Đông Âu đã kéo theo một cuộc chiến về năng lượng, khi mà giá của các sản phẩm năng lượng như dầu thô, gas và khí đốt tự nhiên lên xuống thất thường trong thời gian vừa qua.
+ Khi thị trường biến động với biên độ rất mạnh những ngày qua như thế này là điều mà trước giờ chưa từng có hoặc cũng hiếm khi xảy ra trừ những lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó các nhà đầu tư cần cẩn thận khối lượng giao dịch của mình.
- Support levels: 100 và 85
- Resistance levels: 118 và 130
Dầu thô 10/03/2022: Đã đảo chiều xu hướng?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ bán
- Phân tích ý tưởng:
Với tình hình chiến tranh vẫn không có gì thay đổi tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là Ukraine đã không còn giữ thái độ muốn gia nhập Nato quyết liệt như trước đây nữa và đang xem xét các yêu cầu từ phía Nga và Nga cũng đã hạ giọng về vấn đề này.
Điều này đã khiến giá dầu giảm áp lực tăng, có một phiên điều chỉnh rất mạnh, kết thúc phiên dầu giảm $15/thùng từ 122 xuống 107, mức giảm rất mạnh tương đương 12.3% giá trị.
Rõ ràng những lúc thị trường biến động mạnh như thế này là điều mà trước giờ chưa từng có hoặc cũng hiếm khi xảy ra, do đó các nhà đầu tư cần cẩn thận khối lượng giao dịch của mình.
Về mặt kỹ thuật dầu thô Mỹ đã breakout up trendline, do đó chiến lược ưu tiên chờ pullback và bán khống dầu thô Mỹ.
- Support levels: 100 và 85
- Resistance levels: 118 và 130
Dầu 09/03/2022: Cẩn thận điều chỉnh- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đứng ngoài thị trường theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
Với tình hình chiến tranh vẫn chưa thể hạ nhiệt khi vòng đàm phán thứ 3 hai nước Nga và Ukraine vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Cộng với việc Nga đã dừng hệ thống dẫn khí sang Châu Âu, chiếm 40% lượng tiêu thụ ở đây và việc Mỹ cùng các nước Nato đáp trả ngừng mua dầu Nga đã khiến cho giá dầu tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua dầu thô Mỹ đã tagnw gần $4/thùng từ 118 lên đến 122 và hiện đang giao dịch quanh vùng 123.x, mức cao nhất trong vòng 13 năm kể từ suy thoái kinh tế năm 2008 và đã bỏ xa mốc $100/thùng.
Liệu sẽ có khủng hoảng kinh tế xảy ra trong thời gian sắp tới?
Dầu thô Mỹ liệu sẽ điều chỉnh???- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua vàng
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ kết thúc phiên giao dịch đầu tuần đã có phiên giảm nhẹ $1.3/thùng.Tuy kết thúc phiên giảm nhẹ nhưng biên độ dao động trong phiên rất lớn, mở phiên đã có Gap Up $6/thùng, và biên độ dao động trong phiên lên đến $12/thùng từ 113 lên 125.
+ Và hiện đang đang giao dịch quanh vùng $120/thùng, mức cao nhất trong vòng 13 năm kể từ suy thoái kinh tế năm 2008 và đã bỏ xa mốc $100/thùng và với tình hình chiến tranh Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nhiên liệu cụ thể là dầu thô, gas và khi tự nhiên trên toàn cầu.
+ Giá dầu hiện đang cao và tình hình chính trị bất ổn do đó các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 1965 và 1935
- Resistance levels: 2000 và 2015
Dầu thô Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong vòng 13 năm kể từ 2009- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ cuối tuần qua biến động rất lớn khi tăng $7/thùng từ $106/thùng lên $113/thùng.
+ Dầu WTI đã tăng lên mức kỷ lục khi mở cửa phiên sáng thứ 2 với Gap Up $6/thùng, đỉnh điểm sáng nay tăng lên $125/thùng khi EU có thể cấm dầu và khí tự nhiên của Nga, hiện 66% lượng dầu của Nga đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người mua, theo JPMorgan.
+ Như vậy dầu thô Mỹ đã bỏ xa mốc $100/thùng và với tình hình chiến tranh Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường nhiên liệu cụ thể là dầu thô, gas và khi tự nhiên trên toàn cầu.
+ Giá dầu hiện đang cao và tình hình chính trị bất ổn do đó các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 115 và 100
- Resistance levels: 130 và 145
Dầu vượt mốc $100/thùng mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ 2014- Chiến lược giao dịch: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Tương tự như vàng, dầu thô Mỹ hôm qua cũng đã tăng trưởng phiên tăng kỷ lục khi kết thúc phiên tăng lên đến $10/thùng, từ 95 lên đến 105, hơn 10% là một biên độ rất lớn.
+ Như vậy lần đầu tiên dầu thô Mỹ vượt qua mốc $100/thùng và đạt mức cao nhất trong 7 năm kể từ tháng 7/2014 đến nay.
+ Với tình hình chiến tranh Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thêm vào đó là các đòn trừng phạt của Mỹ và Nata mạnh hơn với Nga khi loại nước này ra hệ thông ngân hàng SWIFT, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiên liệu cụ thể là dầu thô Mỹ.
+ Dự trữ dầu thô tối nay cũng là tin tức đáng quan tâm.
+ Giá dầu hiện vẫn đang khá cao và tình hình chính trị bất ổn do đó các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 100 và 95.0
- Resistance levels: 110 và 114
Dầu thô Mỹ tăng vọt ở phiên thứ 2 đầu tuần!- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng giao dịch:
+ Dầu thô Mỹ ở phiên thứ 6 cũng đã có phiên giảm nhẹ khi giảm $1.4/thùng từ mức 92.7 xuống 91.3 và vẫn giữ hơn mốc $90/thùng trong gần suốt phiên giao dịch của mình.
+ Tương tự như vàng thì dầu thô Mỹ sáng nay cũng đã có gap up gần $7/thùng từ 91.3 đến 98.3, hiện đang hồi trở lại một phần.
+ Nguyên nhân đến từ chiến tranh Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thêm vào đó là các đòn trừng phạt của Mỹ và Nata mạnh hơn với Nga khi loại nước này ra hệ thông ngân hàng SWIFT.
+ Giá dầu hiện vẫn đang khá cao và tình hình chính trị bất ổn do đó các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
+ Về mặt kỹ thuật dầu vẫn đang trong xu hướng tăng ngắn hạn do đó chiến lược ưu tiên chờ fill gap và mua thuận theo xu hướng.
- Support levels: 93 và 90
- Resistance levels: 98 và 100
Dầu thô Mỹ hit $100/thùng - mức cao kỷ lục 8 năm- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Tương tự như vàng thì dầu thô Mỹ hôm qua cũng chỉ tăng nhẹ $0.2/thùng, tuy nhiên biên độ dao động trong phiên là rất lớn khi biên độ lên đến $10/thùng từ mức 90 lên 100 và ngược lại vào cuối phiên.
+ Dự trữ dầu thô Mỹ tăng cũng đã làm hạ nhiệt giá dầu vào cuối phiên nhưng đây cũng là lần đầu tiên giá dầu chạm ngưỡng $100/thùng sau gần 8 năm kể từ tháng 7/2014 đến nay.
+ Điều này đang cho thấy dấu hiệu sẽ có cuộc khủng hoảng năng lượng bởi khan hiếm nguồn cung và đứt gãy chuỗi cung ứng mà nguyên nhân được nhắc đến liên tục trong 2 tuần qua là là chiến tranh Nga-Ukraine, một mắc xích trong việc cung cấp nhiên liệu cho thế giới.
+ Giá dầu hiện vẫn đang khá cao và tình hình chính trị bất ổn do đó các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 92.5 và 89.0
- Resistance levels: 97.5 và 100
Dầu chờ mua với sự gia tăng căng thẳng từ Nga-Ukraine- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ hôm qua đã có phiên tăng $1.5/thùng từ 91 lên 92.5 và sáng nay mở cửa đã có lúc lên đến $94/thùng.
+ Khi căng thẳng Nga-Ukraine đang không ngừng nóng lên bằng việc Nga đưa quân vào miền Đông Ukraine để hỗ trợ phiên quân ly khai và tự trị chống Ukraine, giá dầu đã tăng vọt lên mức cao nhất hôm nay $94/thùng, mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ tháng 10/2014.
+ Với thời điểm nhạy cảm này, nhất là tình hình địa chính trị đang bất ổn từng ngày thì khả năng dầu thô tiếp tục tăng giá là điều dễ hiểu, và khả năng dầu quay về xu hướng giảm trong ngắn hạn sắp tới là khó có thể xảy ra ngay.
- Support levels: 89.5 và 85.5
- Resistance levels: 95.0 và 97.0
Dầu thô Mỹ vẫn tiếp tục chờ đợi điều chỉnh sâu hơn- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Theo dõi giá dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Ở phiên thức 6 dầu thô Mỹ đã quay trở lại phiên tăng thứ 2 liên tiếp sau 2 phiên giảm chững lại giữa tuần trước đó.
+ Kết thúc phiên thứ 6 dầu WTI tăng $0.8/thùng từ 89.8 lên 90.6, sáng nay mở cửa tiếp tục tăng lên 91.4.
+ Nguyên nhân vẫn đến từ những vẫn đề về bất ổn địa chính trị ở Đông Âu giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng giá dầu đã leo thang trong thời gian gần đây và sẽ biết chắc chắn được như thế nào trong thời gian ngắn hạn sắp tới.
+ Tuy nhiên xét về mặt kỹ thuật thì vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn và căng thẳng địa chính trị có thể thúc đẩy giá dầu tiếp tục tăng trưởng trong thời điểm nhạy cảm này.
Tiếp tục theo dõi dầu chờ đợi pullback sâu hơn+ Dầu hôm qua đã có phiên giao động rất mạnh, vào phiên Á và Âu hợp đồng CFD của dầu thô Mỹ WTI ghi nhận mức tăng $2.7/thùng từ 90.3 lên đến 93.0, tuy nhiên vào phiên Mỹ với Dự trữ dầu thô Mỹ được công bố tăng dự trữ trong kho lên thêm hơn 1.1 triệu thùng, cộng với việc dầu đã tăng mạnh trong thời gian qua và chắc chắn nhiều nhà đầu tư đã có lời nên việc chốt lời là điều không thể tránh khỏi, điều này đã làm cho dầu tụt dốc không phanh, khi giảm gần $5/thùng từ 93 xuống mức 88.1, để rồi đóng cửa ở mức 88.9, giảm $1/4/thùng từ giá mở cửa 90.3.
+ Qua đó cũng hình thành nên nến Bearish Pin Bar khung Daily về mặt kỹ thuật công với phiên giảm hôm thứ 3 cũng đã hình thành cho dầu một nến Bearish Engulfing khung Daily sau khi lập đỉnh cao nhất là $94/thùng trong vòng 7 năm kể từ T10/2014 đến nay, cho thấy một dấu hiệu điều chỉnh ngắn hạn.
Xung đột Ukraine giúp dầu khôi phục đà giảm (17.02.2022)Giá dầu đã giảm vào cuối ngày hôm qua sau khi xuất hiện thông tin thỏa thuận hạt nhân Iran đang ở cuối chặng đường. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Pháp đang đưa ra những tín hiệu tích cực rằng có thể sớm đạt được thỏa thuận và mọi thứ bây giờ đang phụ thuộc vào Iran. Nguồn cung thế giới sẽ tăng mạnh nếu dầu thô Iran quay trở lại thị trường toàn cầu, do đó, giá dầu đã giảm khoảng 5% trong 5 tiếng trước những tin tức trên. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi vào sáng nay với tin tức về các cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, lo ngại về an ninh đối với nguồn cung và xuất khẩu dầu của Nga ngày một gia tăng. Phần lớn các khoản lỗ của ngày hôm qua đã được phục hồi và dầu WTI đã một lần nữa đạt mức 91 USD/thùng.
Nhìn vào biểu đồ dầu WTI ở khung H4, có thể thấy đà giảm hôm qua đã bị chặn lại trong vùng hỗ trợ chính. Khu vực dao động gần ngưỡng 88,88 USD được đánh dấu bằng các phản ứng giá trước đó cũng như giới hạn dưới của quỹ đạo thị trường cục bộ. So với cuộc đàm phán hạt nhân Iran, tình hình ở Ukraine sẽ có tác động lớn hơn lên giá dầu trong thời gian ngắn, vì vậy các nhà đầu tư nên theo dõi sát sao diễn biến cuộc xung đột hiện tại.
Dầu cần theo dõi chờ pullback sâu hơn sau căng thẳng hạ nhiệt- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Như đã nói ở trên tin tức lớn nhất hôm qua vẫn là Ukraine, khi Nga tạm thời lui binh khỏi biên giới thì thị trường đã sôi động trở lại, vàng và dầu không còn leo thang nữa, trong đó dầu rớt $2.5/thùng, từ 92.8 xuống 90.3, tương đương 2.7% (Nga là nước cung dầu lớn thứ 2 thế giới).
+ Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng rưỡi qua uptrend của dầu và cũng được xem là phiên giảm điều chỉnh cần thiết khi giá dầu đang khá cao ảnh hưởng đến lạm phát.
+ Về mặt kỹ thuật phiên giảm hôm qua cũng đã hình thành cho dầu một nến Bearish Engulfing khung Daily sau khi lập đỉnh cao nhất là $94/thùng trong vòng 7 năm kể từ T10/2014 đến nay. Do đó liệu rằng đây có phải là sự khởi đầu cho giai đoạn correction của dầu trong ngắn hạn sắp tới hay không? Vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine.
- Support levels: 89 và 85
- Resistance levels: 93 và 96
Dầu có đến mốc $100/thùng trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường dầu thô Mỹ hôm qua tiếp tục có phiên tăng khi tăng $1/thùng từ 91.8 lên 92.8.
+ Tuy kết thúc với phiên tăng nhẹ như vậy nhưng trong phiên biên độ giao động là khá cao khi dầu biến động với biên độ $3.5/thùng từ 90.5 đến 94.0
+ Qua đó mức cao nhất trong phiên hôm qua 94.0 cũng vượt qua mức cao nhất mức 93 vào ngày trước đó, và tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong vòng 8 năm kể từ T10/2014 đến nay.
+ Rõ rang với những bất ổn về chính trị Đông Âu giữa Nga-Ukraine vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu, do đó giá dầu thô có tiếp tục tăng trưởng và tiến đến mức $100/thùng hay không phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của bất ổn này.
+ Về mặt kỹ thuật dầu đang trong một xu hướng tăng với các vùng hỗ trợ đáng chú ý như 92.5 và 89.5
- Support levels: 92.5 và 89.5
- Resistance levels: 97.5 và 100
Dầu lập đỉnh mới kể từ T10/2014 đến nay bởi căng thẳng Ukraine- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu cũng tăng rất mạnh trong phiên thứ 6 vừa qua bởi căng thẳng Nga-Ukraine đang không ngừng leo thang.
+ Giá dầu thô Mỹ đã tăng rất mạnh khi tăng $3.5/thùng từ mức 88.7 lên 92.5.
+ Qua đó đánh dấu phiên tăng với biên độ mạnh nhất trong vòng gần 6 tháng qua của dầu, đồng thời vượt đỉnh cũ 91.8 thiết lập vào tuần trước và lập đỉnh mới ở mức $93/thùng, mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ T10/2014 đến nay.
+ Với những bất ổn về chính trị Đông Âu vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu, do đó giá dầu thô tiếp tục có những đà tăng trưởng tiếp tục và đích đến các nhà đầu tư đang quan tâm ở mức $100/thùng.
+ Tuy nhiên những rủi ro về chính trị có thể “quay xe” sẽ rất nhanh, tức gia tăng hoặc hạ nhiệt nhanh bất ngờ, hơn nữa trong bối cảnh giá dầu đang cao nên các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 92.5 và 91.2
- Resistance levels: 96 và 98
Thị trường dầu thô Mỹ vẫn tiếp tục tăng trước vì sốc nguồn cung?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Giá dầu hôm qua tuy biến động trong phiên với biên độ khá lớn khi dao động từ vùng 88.0-90.5, tương đương $2.5/thùng, nhưng đóng cửa cũng chỉ xoay quanh vùng giá $88.5/thùng.
+ Dự trữ dầu thô Mỹ công bố 2 ngày trước đó giảm mạnh khi giảm hơn 4,7tr thùng trong kho dự trữ, điều này vẫn đang cho thấy cầu vẫn đang nhiều hơn cung.
+ Hơn nữa những bất ổn về chính trị Đông Âu vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu.
+ Mới đây Tổng thống Nga “hứa” sẽ không leo thang vấn đề của Ukraine trong cuộc gặp mặt với Tổng thống Pháp Macron, tuy nhiên cũng đồng thời nhấn mạnh sẽ không nhượng bộ Ukraine, điều này cho thấy các vấn đề chính trị luôn tiềm ẩn những rủi ro và yếu tố bất ngờ nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
- Support levels: 89 và 87
- Resistance levels: 91 và 93
Dầu không ngững tăng giá trước bất ổn địa chính trị- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu ở phiên giao dịch thứ 6 đã đóng cửa ở mức $84.6/thùng, gần như không đổi với mức giá mở cửa và qua đó hình thành nên một nến Doji ở khung Daily.
+ Tuy nhiên trong phiên biên độ dao động của dầu là khá lớn khi biên độ dao động lên đến gần $3/thùng từ 82.5 lên 85.3, trong đó giảm mạnh vào đầu phiên Á và tăng mạnh vào phiên Mỹ.
+ Giá dầu đang ở mức cao và gây hệ luỵ trực tiếp đến lạm phát. Bởi vì căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE hồi chủ nhật tuần trước và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày, cũng như Nga đã tăng cường hiện diện quân sự ở Ukraine, một quốc gia có mạng lưới vận chuyển dầu mỏ quan trọng giữa khu vực Châu Âu và Nga cũng như với Châu Á.
+ Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
Dầu thô Mỹ liệu có tiếp tục tăng trưởng hay sẽ điều chỉnh?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ bán dầu
-Phân tích ý tưởng:
+ Tuy kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô chỉ giảm $0.5/thùng từ 84.8 xuống 84.3, nhưng biên độ dao động trong phiên của dầu là rất lớn khi chênh lệch giá cao nhất trong phiên cũng là giá cao nhất của dầu trong gần 8 năm qua là $87/thùng xuống 84.3, tức giảm $2.7/thùng.
+ Qua đó hình thành nên một nến Bearish Pin Bar khung Daily và liệu rằng có làm giá dầu hạ nhiệt hay chỉ là động thái chốt lời của nhà đầu tư?
Dự trữ dầu thô Mỹ hôm qua tăng hơn 500 ngàn thùng trong kho giúp giá dầu phần nào hạ nhiệt trong ngắn hạn.
+ Căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE hồi chủ nhật và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày như cam kết đã thúc đẩy giá dầu tăng trưởng mạnh trong vài ngày qua.
+ Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
-Support levels: 82 và 80
-Resistance levels: 85 và 86.5
Dầu thô Mỹ có tiếp tục tăng sau khi đạt mức cao nhất gần năm?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
-Phân tích ý tưởng: Sau khi chính thức vượt qua đỉnh cũ $85/thùng được thiết lập vào tháng 10 năm ngoái, lập đỉnh mới ở vùng $86/thùng cao nhất trong vòng gần 8 năm qua kể từ tháng 10/2014, giá dầu thô Mỹ đã có phiên chững lại vào ngày hôm qua khi kết thúc phiên giảm $0.9/thùng từ 85.7 xuống 84.8.
Bên cạnh đó căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày như cam kết đã thúc đẩy giá dầu tăng trưởng mạnh trong vài ngày qua.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tối nay sẽ là tâm điểm đáng chú ý, theo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA sẽ có một lượng giảm đáng kể trong kho dự trữ, điều này làm thúc đẩy giá dầu.
Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
-Support levels: 85 và 82
-Resistance levels: 88 và 90
Những nguyên nhân nào khiến giá dầu cao nhất trong 8 năm+ Kết thúc phiên giao dịch hôm qua dầu thô Mỹ đã tăng rất mạnh khi tăng $2.1/thùng từ 83.6 lên 85.7.
+ Qua đó chính thức vượt qua đỉnh cũ $85/thùng được thiết lập vào tháng 10 năm ngoái, lập đỉnh mới ở vùng $86/thùng cao nhất trong vòng gần 8 năm qua kể từ tháng 10/2014.
+ Như vậy giá dầu tiếp tục nới rộng đà tăng trưởng của mình khi chỉ gần 2 tháng kể từ tháng 12/2021 đến nay, thì giá dầu đã tăng rất mạnh gần $24/thùng từ mức 62 lên mức gần 86 như hiện tại, tương đương gần 39%, một tốc độ tăng rất chóng mặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phụ hồi mạnh mẽ.
+ Bên cạnh đó căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày như cam kết đã thúc đẩy giá dầu tăng trưởng mạnh.
+ Dự trữ dầu thô của Mỹ tối mai sẽ là tâm điểm đáng chú ý, theo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA sẽ có một lượng giảm đáng kể trong kho dự trữ, điều này làm thúc đẩy giá dầu.
+ Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
Dầu thô vượt $80/thùng-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
-Phân tích ý tưởng: Kết thúc phiên giao dịch hôm qua dầu thô Mỹ đã tăng $1.4/thùng từ 80.7 lên 82.1, qua đó tiếp tục bỏ xa mốc $80/thùng, liệu rằng giá dầu thô có trở lại vùng cao nhất trong vòng 7 năm qua của mình, mốc $85/thùng được thiết lập cách đây 3 tháng vào tháng 10/2021 hay không.
Nguyên nhân cơ bản vẫn đến từ nguồn cầu nhiên liệu vẫn rất lớn, theo cơ quan năng lương EIA của Mỹ thì dự đoán nguồn cầu sắp tới các quý của 2022 vẫn tiếp tục tăng cao do nhu cầu sử dụng nhiên liệu để phục hồi kinh tế.
Điều này sẽ là một thách thức đến nguồn cung của giá dầu trong thời gian ngắn hạn sắp tới.
Bên cạnh đó dự trữ dầu thô đêm qua công bố giảm hơn -4,5 triệu thùng đã làm cho giá dầu tăng mạnh.
-Support levels: 80 và 78
-Resistance levels: 85 và 87