Đường Tăng/Giảm

Định nghĩa

Đường tăng/giảm nổi tiếng vì tính đơn giản giúp bạn biết có bao nhiêu cổ phiếu đang tăng giá so với bao nhiêu cổ phiếu đang giảm giá hàng ngày. Chỉ báo này được sử dụng để nghiên cứu độ rộng của thị trường, hay nói cách khác là mức độ lành mạnh của thị trường nói chung. Nếu đường tăng/giảm dốc lên, tức là nhiều cổ phiếu đang tăng giá hơn là giảm giá. Nếu đường này dốc xuống, tức là nhiều cổ phiếu đang giảm giá hơn là tăng giá.

Lịch sử

Một trong những ứng dụng sớm nhất của chỉ báo độ rộng này là vào cuối những năm 1930. Khi ấy, chỉ báo này được sử dụng như một yếu tố phân tích nghiên cứu của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Đường tăng/giảm được sử dụng để phát triển làm bản ghi lịch sử về các đợt tăng và giảm, khối lượng và lãi cũng như lỗ trên NYSE vào đầu những năm 30.

Mặc dù lý thuyết về đường tăng/giảm đã được phát triển vào những năm 1930, nhưng mãi đến những năm 1960 thì đường này mới phổ biến. Sau đó, đường tăng/giảm được sử dụng trong “Những lá thư về lý thuyết Dow” nổi tiếng do Richard Russell viết.

Cách tự tính toán đường tăng/giảm

  1. Trừ đi số cổ phiếu đóng cửa thấp hơn trong ngày với số cổ phiếu đóng cửa cao hơn trong ngày. Kết quả thể hiện số lượng tăng ròng.
  2. Cuối ngày giao dịch tiếp theo, làm tương tự như bước 1. Ngoại trừ lần này, nếu tổng dương thì cộng vào tổng của ngày hôm trước. Nếu tổng âm thì trừ tổng vào tổng của ngày hôm trước.
  3. Lặp lại cả hai bước 1 và 2 hàng ngày.

Nội dung rút ra

Đường tăng/giảm là chỉ báo độ rộng được sử dụng để cho biết có bao nhiêu cổ phiếu tham gia vào thị trường tăng hoặc giảm. Đây là cách bạn đánh giá việc tham gia thị trường để xác nhận xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm.

Đường tăng/giảm không hoàn toàn tương quan với thị trường và đôi khi cả hai có thể phân kỳ. Nếu chỉ số chính tăng điểm và đường tăng/giảm giảm điểm thì có ít cổ phiếu tham gia vào đợt tăng giá hơn, nghĩa là chỉ số sắp kết thúc đợt tăng giá. Khi chỉ số chính đang giảm, còn đường tăng/giảm giảm dần sẽ xác nhận xu hướng giảm chung. Tuy nhiên, nếu chỉ số chính đang giảm, trong khi đường tăng/giảm đang tăng, thì ít cổ phiếu giảm hơn trong thời gian này, nghĩa là chỉ số này có thể sắp kết thúc quá trình giảm điểm.

Điều cần tìm kiếm

Đường tăng/giảm được sử dụng để xác nhận sức mạnh của xu hướng hiện tại và khả năng xu hướng đó sẽ đảo ngược. Chỉ báo này cho thấy hướng của thị trường theo sự tham gia của cổ phiếu.

Phân kỳ giảm giá: nếu chỉ số đang tăng, nhưng đường tăng/giảm dốc xuống, đó là dấu hiệu thị trường có thể sắp đảo ngược hướng. Nếu đường tăng/giảm dốc lên và thị trường đang có xu hướng giảm, thì rất có thể thị trường đang khỏe mạnh.

Phân kỳ tăng giá: Mặt khác, nếu chỉ số liên tục di chuyển xuống thấp hơn và đường tăng/giảm có xu hướng tăng, thì đó có thể cảnh báo cho thấy rằng người bán đang mất niềm tin. Nếu đường tăng/giảm và thị trường đều có xu hướng đi xuống, điều này cho thấy khả năng càng giá giảm hơn nữa.

Tóm tắt

Đường tăng/giảm theo dõi xu hướng tăng và giảm của thị trường, là yếu tố chính để xác nhận xu hướng giá trong chỉ số chính hoặc phát hiện phân kỳ có thể gợi ý việc đảo chiều. Sử dụng đường tăng/giảm để theo dõi độ rộng thị trường, số lượng cổ phiếu tham gia thị trường hoặc cảnh báo bạn về tình huống đảo ngược sắp tới.