Có thể nói, Trendline là một trong những công cụ đơn giản và dễ nhận biết nhất trên biểu đồ, giúp các traders kết nối một loạt các mức giá với nhau thể hiện hướng đi của giá khi giao dịch trên các loại thị trường. 👍 Trendline có thể được ứng dụng cho day trading, swing trading và position trading. 🤔 Tuy nhiên, có rất nhiều bạn khi mới tham gia giao dịch đều hiểu sai ý nghĩa của đường Trendline này, do đó mình muốn chia sẽ cùng các bạn bài viết này. I. Trendline (Đường xu hướng) là gì? 👉 Trendline - hay còn được gọi là đường xu hướng là đường là một đường kết nối các đỉnh hoặc đáy để thể hiện hành động hoặc xu hướng của giá. Đường xu hướng thể hiện trực quan sự kháng cự hỗ trợ trong bất kỳ khung thời gian nào. Ngoài ra, chúng hiển thị hướng và tốc độ của giá, đồng thời cũng thể hiện sự thay đổi của điều kiện thị trường. 👍 Như ví dụ ở hình đính kèm số 1 - nhờ vào Trendline, các trader có cơ sở để dự đoán biến động giá trong tương lai để đưa ra những quyết định giao dịch. Có thể nói, kỹ năng xác định và vẽ được đường Trendline chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của trader trong phân tích kỹ thuật. II. Lợi ích của Trendine là gì? 👍 Trendline là một công cụ cực kỳ hữu dụng với mọi trader, mà chúng ta có thể kể đến 2 lợi ích quan trọng nhất của công cụ này: ❗️ Trendline là một công cụ đơn giản, dễ sử dụng. Nó giúp cho các price action trader xác định xu hướng, các vùng kháng cự hỗ trợ tốt hơn. Đồng thời tín hiệu phá vỡ đường xu hướng cũng cung cấp cho price action trader về sự đảo chiều sớm của thị trường. ‼️ Ngoài ra, Trendline cũng cung cấp cho trader động lượng của xu hướng, từ đó đánh giá được khi nào xu hướng có khả năng đảo chiều. 👉 Như vậy có thể thấy sử dụng đường xu hướng có rất nhiều lợi ích, vì sự đơn giản của đường xu hướng cũng rất phù hợp để kết hợp với price action. Tuy nhiên cần phải có nguyên tắc vẽ đường xu hướng cụ thể và giao dịch với đường xu hướng đúng cách thì mới có thể có kết quả tốt được. III. Phân loại Trendline: 👉 Ở hình đính kèm số 2, chúng ta sẽ thấy có 3 loại Trendline chính: Uptrend, Downtrend và Sideways trend. Cả 3 đều đóng góp vai trò quan trọng trong việc xác định đó có phải cơ hội giao dịch tốt hay không. 1️⃣ Uptrend (Đáy cao hơn – Higher lows): 👍 Đường Uptrend biểu hiện xu hướng giá của các tài sản tài chính đang có xu hướng đi lên. 👉 Để đường Trendline có đủ điều kiện trở thành đừng Uptrend thì đường Trendline này phải có xu hướng đi lên một cách trực quan và đều đặn ở mỗi đỉnh và đáy. Ngoài ra, đường Uptrend sẽ bị phá vỡ nếu điểm đáy của biểu đồ tiếp theo thấp hơn điểm đáy của biểu đồ trước đó. 👉 Uptrend sẽ giúp các trader kiếm lời đến khi nó bị phá vỡ. Ngoài ra, đường trung bình động cũng có thể được sử dụng để tìm đường Uptrend nhờ vào mức giá giao dịch diễn tra trên đường này. ➡️ Khi giá tăng, đồng nghĩa với việc xu hướng sẽ tăng theo. ➡️ Khi giá duy trì trên đường Trendline, đó hầu như chắc chắn sẽ là đường Uptrend. 2️⃣ Downtrend (Đỉnh thấp hơn – Lower highs): 👍 Đường Downtrend (Trendline giảm) biểu thị xu hướng của các tài sản đi xuống, tức là tài sản giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. ⁉️ Đôi khi, đường Downtrend này có cảm giác như nó sẽ bắt đầu tăng nếu như nó không có dấu hiệu là đỉnh và đáy đều giảm dần theo thời gian. 3️⃣ Sideway trend (Đường xu hướng đi ngang): 👍 Đường Sideway trend xảy ra khi giá di chuyển giữa các mức hỗ trợ mạnh và mức kháng cự mạnh. Xu hướng Sideway này còn có thể được hiểu như là xu hướng đi ngang, khi chúng xuất hiện, chúng sẽ chi phối hành động giá của một tài sản cụ thể trong thời gian khá dài trước khi thay đổi. IV. Cách vẽ Trendline: Dưới đây là 5 bước để vẽ đường Trendline: 1️⃣ Bước 1: Đường Trendline nên được vẽ ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng. (Hình đính kèm số 3) 2️⃣ Bước 2: Đường Uptrend nên được vẽ phía dưới mức đáy và đường Downtrend nên được vẽ trên đỉnh của biến động giá. Bằng cách này, bạn sẽ giúp mình không bị nhầm lẫn khi giao dịch ngược lại với xu hướng. (Hình đính kèm số 4) 3️⃣ Bước 3: Khi vẽ Trendline, không được để nó cắt ngang qua thân nến hoặc bóng nến.(Hình đính kèm số 5) 4️⃣ Bước 4: Khi vẽ, không được dùng mức giá hiện tại. Đây là một trong những sai lầm cơ bản với những trader khi dùng biểu đồ nến chưa hoàn chỉnh làm chuẩn.(Hình đính kèm số 6) 5️⃣ Bước 5: Đường Trendline nên được vẽ nhờ vào đuôi của biểu đồ nến, không phải thân nến, bởi vì thân nến có thể thay đổi một cách đáng kể khi qua khung thời gian khác. Ngoài ra, chúng ta còn vẽ Trendline để xác định điểm phục hồi, thế nên, càng không thể dùng thân của nến để làm cơ sở dự đoán.(Hình đính kèm số 7) V. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của 1 đường Trendline: 👉 Sẽ có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một đường trendline: 1️⃣ Độ dốc của Trendline: Đây hoàn toàn là một yếu tố chủ quan, bởi lẽ, độ dốc sẽ biến động khác nhau khi khung thời gian thay đổi. Thêm vào đó, việc đo lường các góc là điều dường như không thể. Tuy nhiên, nếu độ dốc quá cao, và có nguy cơ trở thành bong bóng sắp nổ, hãy xóa đường xu hướng này ra khỏi biểu đồ. Ngoài ra, nếu dốc quá thoải thì gần như không cần để tâm, vì đây có khả năng cao là thị trường đi ngang (flat market). 2️⃣ Khung thời gian: Thực tế thì, khung thời gian càng cao thì càng tốt. 3️⃣ Số lần giá chạm vào đường xu hướng: Đây là tín hiệu rõ ràng nhất và có thể đường xu hướng đó sẽ đảo ngược hoặc bật lại tại điểm chạm thứ 3 (hay còn gọi là “Three-Drive” Pattern). Bên cạnh đó, không ít người nói rằng điểm chạm càng nhiều, đường xu hướng đó sẽ càng mạnh. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, điểm chạm tiếp theo sẽ dẫn đến điểm cuối cùng của đường xu hướng. VI. Điểm hạn chế của Trendline: 👍 Ngoài những tính năng vượt trội, Trendline cũng có những điểm hạn chế như: 1️⃣ Trendline có thể có hiệu lực trong thời gian dài. Nhưng nếu hành động giá đi chệch hướng ở một mức độ nhất định nào đó, đường xu hướng này phải cần được điều chỉnh lại. 2️⃣ Không có nguyên tắc hay tiêu chuẩn nào xác định cách vẽ đường xu hướng. 3️⃣ Các trader thường sẽ chọn những vùng giá khác nhau để kết nối. Có thể đó là điểm đáy thấp nhất, hoặc chỉ chọn mức giá giao dịch cuối cùng thấp nhất. 4️⃣ Trendline có thể sẽ không phù hợp khi áp dụng ở những khung thời gian ngắn. Bởi lẽ, giá có thể biến động liên tục trong 1 ngày ở khung thời gian ít hơn 1 giờ. __________________________________ Hi vọng bài viết đã giúp các bạn mới tham gia giao dịch trên các loại thị trường có được một khái niệm vững chắc về TRENDLINE và sẽ dễ dàng vẽ cũng như sử dụng nó để giao dịch thành công trong tương lai. Mình welcome tất cả những câu hỏi cũng như góp ý của các bạn nhằm giúp bài viết hoàn thiện hơn. ——————————————////—————— Happy Trading Everyone
Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.