Vào tháng 1/2022, VNINDEX lần đầu tiên chạm mốc 1500 điểm, chỉ số RSI nến tháng tiếp tục duy trì vùng " quá mua"( vượt 70), thị trường chứng khoán Việt Nam đã có năm thứ 2 liên tiếp duy trì được xu thế tăng trưởng mạnh mẽ.
Quay trở lại với mã SSI, đi cùng với sự tăng trưởng chung của toàn thị trường, đại diện của VN30 này cũng lần đầu tiên trong lịch sử xác lập vùng giá trên 50.000/cp. Như vậy, kể từ tháng 4/2020 với mức giá chỉ khoảng hơn 6000/cp, cổ phiếu SSI đã có mức tăng lên đến gần 900%, một mức tăng cực kỳ ấn tượng trong suốt 20 tháng ròng.
Tuy nhiên kể từ đầu năm đến nay, SSI có chuỗi 6 tháng " đỏ máu", từ mức giá xấp xỉ 50.000/cp lui về mức giá xấp xỉ 25.000/cp, mất 50% giá trị. Vậy, đại diện VN30 này đang ở đâu trong chu kỳ lớn của toàn thị trường?

Ta có thể xét một vài yếu tố như sau:
Thứ 1: Điểm giao cắt của SMA 20 và MA 9
Ta có đường SMA 20 cụp xuống và tất nhiên nó sẽ sớm cắt đường MA 9 và đi xuống, điểm giao cắt này góp phần xác nhận phần " suy" ở thị trường.
Thứ 2: Mốc " fibo 50":
Gía SSI đạt mốc suy giảm "fibo 50", giá mất 50% giá trị kể từ đỉnh thị trường.
Thứ 3: Chỉ số RSI:
Chỉ số RSI có mức thoái lui từ mốc 86 về mốc 47 ở thời điểm hiện tại.
Thứ 4: Dải Bollinger:
Dải trên và dải dưới BB sau hai năm giãn rộng đã và đang co hẹp lại.

Nhận định chung:
SSI đã vào "downtrend". Giá đã mất 50% giá trị so với 6 tháng trước, đường giao cắt SMA 20 và MA dần hình thành, dải Bollinger đang co hẹp lại, tất cả những dữ kiện trên giúp ta xác nhận vị trí của SSI trên toàn thị trường.
Làm gì bây giờ ư, đơn giản là chờ đợi, chờ cho đến khi SMA 20 cắt MA 9 và đi xuống và chờ cho đến khi cả nến và SMA 20 nằm hẳn dưới MA 9.
Lưu ý rằng "donwtrend" vẫn có những đợt hồi giá nhưng tất nhiên qui tắc là chúng ta chỉ được sử dụng phần nhỏ vốn để đánh sóng hồi mà thôi.
SSI
Chart Patterns

Thông báo miễn trừ trách nhiệm