LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P2*Lưu ý: có thể xem lại phần 1 trong phần ý tưởng trên trang cá nhân của mình.
- Nâng vốn điều lệ tạo dư địa tăng hạn mức vay của các công ty chứng khoán, bổ sung nguồn tiền nhằm phục vụ hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới của công ty. Trước đây, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là 3 lần (Thông tư 210), tuy nhiên, thông tư 121 đã tháo gỡ những hạn chế trước đây về tổng nợ, nhưng có vẻ điều này là chưa đủ đối với một quốc gia có nền kinh tế cận biên và tiếp tục phát triển mạnh qua từng năm.
- Đầu tư trái phiếu cũng chiếm một phần không nhỏ trong lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong năm vừa qua. Khi đầu tư, ai cũng hiểu rằng rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn, và không ai hiểu về trái phiếu doanh nghiệp hơn chính những “tay chơi” tạo ra nó – những công ty chứng khoán. Việc nâng vốn điều lệ cũng góp phần giúp các công ty chứng khoán mạnh tay hơn trong việc gom những trái phiếu có mức sinh lời tốt trong năm 2022.
- Khi nhìn vào BCTC của các công ty chứng khoán trong 2 quý trở lại đây dễ dàng nhận ra sự "full margin" khi mà hầu hết tài "các khoản cho vay" đều đang xấp xỉ 2 lần vốn chủ sỡ hữu. Hoạt động cho vay là một trong 3 nguồn thu chính của công ty chứng khoán nên việc nâng “diện tích kho thóc” là một trong những cách tốt nhất để các công ty chứng khoán tiếp tục tạo nên doanh thu, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán về mặt bằng lãi suất vay.
- Tóm gọn lại, giống như ngành ngân hàng, chứng khoán cũng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù mà sản phẩm kinh doanh ở đây là "tiền". Vì vậy, CTCK cũng chịu rất nhiều quy định an toàn vốn rất khắt khe. Nâng vốn điều lệ chính là nước đi lớn nhằm đón đầu xu hướng đầu tư chứng khoán bùng nổ trong năm 2022, một thị trường được dự báo rằng VNINDEX sẽ tạo ra những kỷ lục mới không tưởng!
1-VIX
LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P1Trong 3 tháng vừa qua, báo chí liên tục đưa thông tin về việc nhiều công ty chứng khoán trong và ngoài nước liên tục đua nhau nâng vốn điều lệ như SSI, VND, HCM, SHS, VIX, TCI, VFS, TVB, KBSV, Yuanta, Pinetree, Mirae Asset, Shinhan. Cá biệt, có những công ty tăng vốn lên bằng lần như VND tăng gấp 3 hay SSI cũng tăng gần gấp đôi.
Bắt đầu tư việc thanh khoản thị trường từ tháng 2 đến tháng 11 năm qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, phiên có khối lượng giao dịch bùng nổ đạt 56 nghìn tỷ vào ngày 19/11 cũng xác lập kỷ lục mới về thanh khoản. Đà tăng thanh khoản có lẽ đến từ sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua. So với năm 2020, các chỉ số VN-Index tăng hơn 56%, khiến cho những nhà đầu tư phấn khởi hơn bao giờ hết vì mua đâu cũng trúng. Đội quân F0 gia nhập thị trường đạt 120,000 bình quân mỗi tháng. Đặc biệt trong tháng 11, số lượng tài khoản mở mới đạt kỷ lục hơn 221,000, hơn cả năm 2019 cộng lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người Việt vào kênh đầu tư này.
Với những “thiên thời, địa lợi” như vậy , đây là điều dễ hiểu khi một loạt các công ty chứng khoán quyết định tăng vốn điều lệ nhằm đón đầu xu hướng đầu tư trong năm 2022. Để giải thích tại sao công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ, chúng ta cần nhìn vào một loạt những thông tư của chính phủ trong thời gian vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán, dưới góc nhìn từ số liệu báo cáo tài chính với 3 lý do chính:
1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu không được vượt quá 5 lần (Thông tư 121).
2. Tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu (Thông tư 121).
3. Tổng dư nợ cho vay chứng khoán không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu (Quyết định 87).
____________________
(Còn nữa)