Đồng 30/06:Giá đồng có thể giảm trở lại nếu lạm phát của Mỹ tăngGiá đồng phục hồi nhẹ trong phiên sáng sau chuỗi giảm điểm nhiều ngày liên tiếp, do được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế có sự cải thiện nhẹ của Trung Quốc. Tuy vậy, dự báo giá có thể giảm trở lại nếu báo cáo lạm phát được Mỹ công bố tối nay cao hơn dự báo.
Trong sáng nay, dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia công bố cho thấy chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất tháng 6 của Trung Quốc đã tăng nhẹ lên mức 49 điểm từ mức 48,8 điểm trong tháng 5. Con số này phù hợp với dự đoán của giới phân tích. Hoạt động sản xuất có sự cải thiện so với tháng trước đã hỗ trợ lực mua đồng trong phiên sáng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của Trung Quốc vẫn ở vùng thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp, cho thấy đà phục hồi yếu kém của nền kinh tế nước này. Mặc dù Chính phủ cho biết sẽ tăng cường ban hành các chính sách giúp ổn định kinh tế, tuy nhiên, vẫn chưa có biện pháp mới nào được tung ra kể từ khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hạ lãi suất vào ngày 20/06. Do đó, triển vọng tiêu thụ yếu kém tại Trung Quốc vẫn sẽ là lực cản đối với đà tăng của giá đồng.
Hơn nữa, dự báo giá có thể gặp sức ép trở lại trong phiên tối nếu dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tiếp tục tăng cao.
Trong tháng 5, áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn còn cao khi mà báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cho thấy Mỹ đã tạo ra 339.000 việc làm, cao hơn gần gấp đôi so với dự báo, trong khi kỳ vọng tiêu dùng của người dân Mỹ cũng tích cực hơn so với ước tính. Do đó, nhiều khả năng chỉ số PCE tháng 5 có thể cao hơn tháng 4 và làm gia tăng lo ngại Fed vẫn còn nhiều dư địa để tăng lãi suất. Điều này có thể củng cố cho đồng USD và gây sức ép tới giá đồng trong phiên tối.
Dong
Giá đồng chịu áp lực do nhập khẩu đồng giảm tại Trung QuốcGiá đồng quay đầu suy yếu trong phiên sáng 09/05 do nhập khẩu đồng trong tháng 4 giảm tại Trung Quốc, quốc gia chiếm hơn 60% trong cơ cấu tiêu thụ đồng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ còn hạn chế. Đây có thể là yếu tố gây sức ép tới giá đồng trong phiên hôm nay.
Theo dữ liệu Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sáng nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 407.297 tấn đồng và các sản phẩm đồng chưa gia công trong tháng 4, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa, hoạt động xuất nhập khẩu của nước này trong tháng 4 đều mất đà so với tháng 3. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng hàng hóa xuất khẩu trong tháng 4 tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2022, giảm mạnh sau khi ghi nhận mức tăng vọt 14,8% trong tháng 3, tuy nhiên vẫn cao hơn so với dự báo của giới phân tích ở mức tăng 8,0%.
Về phía nhập khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 giảm mạnh 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm 1,4% của tháng 3 và mức giảm 5,0% mà giới phân tích dự báo.
Ngoài ra, dữ liệu khác cũng cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm mạnh 26,5% trong tháng 4, đánh dấu mức giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Sự sụt giảm mạnh trong dòng chảy thương mại của Trung Quốc có thể làm gia tăng lo ngại về tình trạng nhu cầu tiêu dùng suy yếu ở cả thị trường nội địa Trung Quốc và trên toàn cầu.
Do đó, đặt trong bối cảnh các nhà đầu tư còn chưa chắc chắn về sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, sự mất đà trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước này càng làm xấu đi triển vọng tiêu thụ các mặt hàng quan trọng trong hoạt động sản xuất trong đó có đồng. Điều này có thể khiến giá đồng suy yếu trong phiên hôm nay.
Đồng 17/03: Tiếp tục giằng co trước động thái của FEDSau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng trong phiên hôm qua, giá đồng ghi nhận nhịp hồi phục nhẹ trong phiên giao dịch sáng nay 16/03 một phần nhờ lực mua bắt đáy. Tuy nhiên, dự báo giá sẽ tiếp tục giằng co trong phiên tối khi Mỹ tiếp tục công bố dữ liệu kinh tế quan trọng vào tối nay và lo ngại khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa kết thúc.
Sau khi ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, Credit Suisse, đối mặt với khả năng bị vỡ nợ làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, các nhà chức trách Thụy Sỹ đã vào cuộc và cam kết hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng này. Điều này đã giúp trấn an tâm lý thị trường sau đó và giúp ngăn chặn tình trạng bán tháo mạnh trên thị trường tài chính trong phiên giao dịch sáng nay tại khu vực châu Á. Chỉ số Dollar Index sáng nay đã giảm sau khi tăng mạnh hơn 1% vào phiên hôm qua. Đồng USD suy yếu cũng phần nào thúc đẩy giá đồng phục hồi.
Bên cạnh đó, tối nay Mỹ sẽ tiếp tục công bố dữ liệu kinh tế mới là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, dữ liệu này cũng sẽ có ảnh hưởng phần nào tới quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong phiên họp tuần tới. Hiện các dữ liệu gần đây đều cho thấy lạm phát Mỹ đã có phần hạ nhiệt và kinh tế Mỹ chậm lại, cho thấy tín hiệu khả quan về việc Fed sẽ hạ thấp mức tăng lãi suất xuống còn 25 điểm cơ bản. Do đó, nếu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng lên sẽ làm gia tăng khả năng Fed hạ thấp mức tăng lãi suất và sẽ khiến đồng USD suy yếu, hỗ trợ phần nào lực mua đồng.
Giá đồng tiếp tục đi ngang trong đầu năm mới 2023Nhiều khả năng giá đồng vẫn sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp thể hiện sự tích luỹ theo tín hiệu kỹ thuật trong những ngày cuối năm 2022.
Cụ thể, ngày cuối cùng của năm 2022, giá đồng đã mở cửa trong sắc xanh tuy nhiên, khả năng cao giá đồng vẫn sẽ thể hiện xu hướng tích luỹ, dao động trong biên độ hẹp và dựa trên các tín hiệu kĩ thuật có thể thấy khối lượng giao dịch không quá lớn khiến cho việc xác định xu hướng không có sự rõ ràng.
Nhìn vào diễn biến của giá đồng có thể thấy được áp lực trong ngắn hạn đối với kim loại này vẫn còn, cụ thể hơn Trung Quốc – là quốc gia tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới vẫn đang trong tình trạng phải đối diện với các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng trước các quyết định mở cửa trở lại.
Theo như Airfinity Ltd., là một công ty nghiên cứu có trụ sở chính tại London ở Anh, theo như công ty này thì tỷ lệ tử vong do dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào khoảng ngày 23/1, trong đó các ca nhiễm hàng ngày sẽ đạt đỉnh 10 ngày trước đó vào khoảng 3.7 triệu trường hợp. Nhu cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp, nhà sản xuất, và hoạt động tiêu dùng bị gián đoạn. Do đó, trong tháng đầu tiên của năm 2023, việc phá vỡ ngưỡng 4 USD/pound đối với giá đồng sẽ khó có thể xảy ra như giai đoạn nửa đầu năm 2022.
Tuy là vậy, nền kinh tế bắt đầu có sự phục hồi ở vài thành phố của Trung Quốc. Theo đó, số lượng hành khách sử dụng tàu điện ngầm ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thành Đô, Trùng Khánh và Vũ Hán đã tăng từ 40% lên 100% trong tuần tính đến ngày thứ Tư, đây được xem là một dấu hiệu cho thấy người dân ở những khu vực đó đang trở lại làm việc, mua sắm. Một thước đo mức độ ùn tắc giao thông ở các thành phố này đã tăng từ 150% đến 240% trong giai đoạn này.
Mặc dù nền kinh tế vẫn còn chưa thể gượng dậy được trước khi đại dịch xảy ra nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động ở các thành phố như Bắc Kinh, nơi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất khi Trung Quốc đột ngột từ bỏ các hạn chế của Covid, đã đang dần có sự phục hồi trở lại và dường như nền kinh tế có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến. Trong bối cảnh hiện tại này, mặc dù vẫn còn nhiều sức ép trong giai đoạn đầu năm của năm 2023 nhưng tín hiệu tích cực ở Trung Quốc sẽ làm bệ đỡ cho giá đồng khó có thể rơi khỏi ngưỡng hỗ trợ 3.7 USD/pound. Nhìn chung lại, xu hướng tích luỹ của giá đồng nhiều khả năng vẫn còn tiếp tục trong khoảng hai đến ba tuần tới.