Ngô 30/06: Giá ngô tiếp tục đà suy yếuMở cửa phiên giao dịch ngày 29/06, giá ngô đang hồi phục trở lực nhờ lực chốt lời sau chuỗi lao dốc liên tiếp trong 5 phiên trước đó. Trong nửa cuối tuần này, bên cạnh thời tiết ở các vùng sản xuất tại Mỹ, 2 báo cáo quan trọng được phát hành vào tối thứ 6 cũng sẽ là những yếu tố chính tác động lên giá và khiến cho thị trường tiếp tục biến động mạnh mẽ.
Theo dự báo thời tiết, một đợt mưa lớn sẽ xuất hiện trên khu vực phía nam Vành đai ngô do các cụm giông bão cục bộ đang phát triển trong tuần tới và mang lại độ ẩm cần thiết cho cây trồng khi bước vào giai đoạn phát triển quan trọng. Trong khi đó, nửa phía bắc vẫn chưa nhận được dự báo chắc chắn về lượng mưa. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường có thể kỳ vọng vào việc chất lượng ngô tại Mỹ sẽ được cải thiện đáng kể trong các báo cáo Crop Progress sắp tới. Ngoài ra, những thay đổi trong các dựu báo thời tiết ngắn hạn gần đây cũng cho thấy tín hiệu tích cực và rõ ràng hơn từ mô hình El Nino đã được xác nhận trong năm nay. Trái ngược với tác động của La Nina trong 3 năm vừa qua, việc El Nino xuất hiện thường đi kèm với thời tiết ẩm ướt hơn tại Mỹ. Triển vọng nguồn cung dần trở nên khả quan hơn chính là yếu tố sẽ khiến giá ngô duy trì xu hướng giảm trong vài tháng tới.
Do ảnh hưởng của hạn hán không quá lớn nên diện tích gieo trồng ngô Mỹ niên vụ 23/24 trong báo cáo Diện tích Gieo trồng (Acreage) được dự báo ở mức 91.85 triệu mẫu, giảm nhẹ so với con số mà Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra trong báo cáo Prospective Plantings cuối tháng 3. Với diện tích tăng vọt so với mức 88.58 triệu mẫu trong niên vụ 22/23, chúng tôi cho rằng trong trường hợp mùa vụ năm nay vẫn ghi nhận thiệt hại từ hạn hán, năng suất có thể giảm xuống so với mức 181.5 giạ/mẫu trong dự báo hiện tại thì sản lượng ngô tại Mỹ vẫn sẽ tăng lên. Trong khi đó, các đơn hàng ngô của Mỹ mà Trung Quốc đặt mua liên tục bị hủy có thể sẽ khiến cho tồn kho trong báo cáo Grain Stocks cao hơn. Cả 2 báo cáo sắp tới đều đang mang lại tác động “bearish” tiềm ẩn với giá.
NGO
Xuất khẩu ngô Mỹ chịu áp lực cạnh tranh gây sức ép lên giáMở cửa phiên giao dịch ngày 27/06, giá ngô vẫn chỉ đang tiếp tục giằng co quanh mức tham chiếu. Kể từ giữa tháng 4, hạn hán đã kéo theo những lo ngại về mùa vụ ngô tại Mỹ dần gia tăng và thúc đẩy giá bước vào nhịp hồi phục mạnh. Triển vọng thời tiết tại Mỹ vẫn chưa rõ ràng trong thời gian gần đây là yếu tố hạn chế đà tăng của giá.
Theo báo cáo Crop Progress được Bộ nông nghiệp Mỹ phát hành vào sáng nay, chỉ ½ diện tích ngô được đánh giá 50% tốt - tuyệt vời, giảm thêm 5% so với tuần trước và thấp hơn mức đánh giá cùng kỳ năm ngoái là 67%. Niên vụ hiện tại có chất lượng ngô được xếp hạng thấp nhất trong cùng tuần kể từ năm 1988. Tình trạng ngô thậm chí còn bị đánh giá kém hơn ở tại một số bang sản xuất lớn như Illinois, Missouri và Minnesota. Vào cuối tuần trước, một vài cơn mưa cục bộ đã xuất hiện tại Midwest tác động hỗ trợ đối với cây trồng vẫn không đáng kể do độ bao phủ thấp và độ ẩm vẫn ở dưới mức trung bình. Mưa rào và giông rải rác tiếp tục được dự báo trong tuần này, nhưng có thể sẽ lại không giúp cải thiện chất lượng cây trồng một cách rõ ràng.
Bên cạnh triển vọng về sản lượng niên vụ 23/24 tại Mỹ, tồn kho đầu vụ cũng gián tiếp ảnh hưởng bởi hoạt động xuất khẩu của Brazil trong giai đoạn này. Tiến độ thu hoạch ngô vụ 2 niên vụ 22/23 của Brazil sẽ được đẩy mạnh trong tuần này nhờ thời tiết khô ráo trên khắp đất nước, Reuters đưa tin. Trong những tuần vừa rồi, mưa vẫn hạn chế máy thu hoạch tiếp cận các cánh đồng. Tuy nhiên, các dự báo thời tiết ở trung tâm Brazil cho thấy một kịch bản thuận lợi cho việc tăng tốc hoạt động thu hoạch trong ít nhất 15 ngày tới”, công ty tư vấn Pátria AgroNegócios cho biết. Hoạt động thu hoạch được đẩy mạnh sẽ càng giúp gia tăng khối lượng ngô xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc và đây cũng chính là lý do mà các số liệu bán hàng của Mỹ trong các báo cáo Export Sales vừa qua ở mức thấp.
Nếu như thời tiết tại Mỹ sẽ không tác động rõ ràng đến giá ngô trong phiên hôm nay thì việc Brazil đẩy mạnh thu hoạch và xuất khẩu sẽ tạo sức ép tới giá. Chúng tôi cho rằng giá ngô có thể suy yếu xuống vùng hỗ trợ 568.
Tiếp tục tăng giáGiá ngô có thể sẽ hướng lên vùng kháng cự 681 – 687 do triển vọng nguồn cung Nam Mỹ thắt chặt
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá ngô chỉ giằng co nhẹ quanh mức tham chiếu. Đà tăng liên tiếp và mạnh mẽ trong 3 tháng qua đã giúp giá mặt hàng này quay trở lại vùng cao hơn 1 chút với cùng kì năm ngoái. Bối cảnh cơ bản tương tự khi hạn hán ở Nam Mỹ đang là vấn đề được quan tâm nhất trong giai đoạn này và là yếu tố thúc đẩy đà tăng mạnh mẽ của giá. Cho tới khi có thêm yếu tố mới về mùa vụ của Mỹ, các số liệu dự báo về diện tích gieo trồng năm nay của quốc gia này được công bố thì chúng tôi vẫn cho rằng xu hướng giá ngô vẫn sẽ tiếp tục. Không những thế, trong tuần này, do tác động từ báo cáo Cung – cầu sẽ được Bộ nông nghiệp Mỹ công bố vào tối thứ 4, tác động “bullish” từ triển vọng nguồn cung sẽ càng lớn hơn.
Trước khi các số liệu chính thức được công bố, biến động của giá sẽ thể hiện những dự đoán của thị trường. Do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài và chỉ một lượng mưa ngắn xuất hiện gần đây, thiệt hại về sản lượng đậu tương của Argentina niên vụ 22/23 được cho là vẫn sẽ tiếp tục được ghi nhận. Cụ thể, con số này hiện đang được dự đoán ở mức 48.5 triệu tấn và nếu xác nhận thì đồng nghĩa với việc mức sản lượng đã sụt giảm tới 12% so với kỳ vọng ban đầu. Trong 2 báo cáo Cung – cầu đầu tiên của năm 2021, mặc dù mùa vụ ở Argentina không bị đánh giá quá tệ nhưng ước tính sản lượng ngô ở Brazil niên vụ 21/22 cũng bị cắt giảm mạnh tay từ mức 118 xuống còn 114 triệu tấn. Tình hình triển vọng nguồn cung cũng trở nên thắt chặt tương tự trong năm nay sẽ là động lực thúc đẩy đà tăng của giá ngô trong vài phiên tới.
Mặc dù chưa phải là yếu tố đáng lo ngại nhưng vụ ngô thứ 2 của Brazil cũng đang bị ảnh hưởng bởi tiến độ thu hoạch đậu tương chậm trễ và mới chỉ bằng 1 nửa so với cùng kì năm ngoái. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động gieo trồng ngô ngay sau đó và cây trồng sẽ phải đứng trước nguy cơ phát triển trong thời gian kém lí tưởng vào mùa khô ở Brazil.
Thị trường tuần mới: Tâm điểm FOMC và doanh số bán lẻ của Mỹ 1. Tin tức cơ bản
- Sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ, khi con số này tiếp tục ghi nhận mức tăng phù hợp với kì vọng của thị trường và nó không đem lại nhiều bất ngờ. Đô la Mỹ tiếp tục đi ngang và kim loại quý cũng vậy. Sau khi chủ tịch FED chuyển hướng cách nhìn với lạm phát giúp cho đồng bạc xanh tăng mạnh trong tháng trước thì giới đầu tư tiếp tục sẽ nhìn vào cuộc họp tháng 12 này.
- Những tin tức về lạm phát và cuộc họp FOMC sẽ là tâm điểm trong tuần tới. Một tuần đầy có thể nhiều sóng cho giới trader khi liên tục những chỉ số PPI, doanh số bản lẻ và tiếp sau đó là cuộc họp FOMC như thường lệ sẽ diễn ra trong rạng sáng thứ 5. Kì vọng lần này của thị trường sẽ là việc tốc độ cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng, khi nhiều chuyên gia cho rằng cần phải cắt giảm hơn nữa trong tháng 1. Sẽ còn nhiều khó lường bởi đây là thời điểm cuối năm, các tin tức và yếu tố chốt lời sẽ nhiều vì vậy thị trường biến động cực kì khó lường, các trader nên giảm bớt khối lượng và vị thế.
- Về thị trường năng lượng, sau cuộc họp OPEC và OPEC+ thì giá dầu đã hồi phục khi nhu cầu dự kiến sẽ được tăng mạnh trong năm mới. Các tin tức về biến chủng mới Omicron đã không còn đem lại nhiều tâm lí rủi ro, khi các nhà sản xuất vaccine cùng chuyên gia y tế đã nói về cách khắc phục. Nguồn cung dầu sẽ được gia tăng nếu như Mỹ cùng Iran thỏa thuận được những vấn đề liên quan đến hạt nhân và những lệnh trùng phạt lên quốc gia hồi giáo kia được cắt giảm. Khoảng 400.000 thùng dầu mỗi ngày sẽ được cung cấp cho thị trường và giúp cho nguồn cung ổn định hơn.
2. Thị trường Vàng
- Kim loại quý màu vàng gần đây không có nhiều điều đáng nói, khi giá biến động trong biên độ từ quanh 1765 tới quanh 1790. Thị trường đi ngang sau đợt giảm mạnh và tiếp tục chờ đợi những tin tức cực kì quan trọng trong tuần tới. Nếu như đồng đô tiếp tục được thắt chặt, vàng sẽ tiếp tục giảm khi mối lo của biến chủng covid đã không còn nhiều áp lực. Nếu phe bán phá vỡ mốc 1760, vàng sẽ giảm về 1730. Trong trường hợp FED gây thất vọng, vàng sẽ quay lại vùng giá trên 1800.
=> Chờ đợi Vàng phá vỡ vùng đi ngang
3. Dầu thô
- Dầu thô đã tăng đúng kịch bản trong tuần vừa rồi, các trader cũng đã có lợi nhuận rất tốt từ kèo này. Hiện tại dầu thô đang ở vùng tranh chấp khi có hợp lưu của trendline giảm và kháng cự 73$. Chưa có tín hiệu rõ ràng cho sự giảm giá tiếp tục của dầu vì vậy cần chờ đợi thêm những dấu hiệu cụ thể. Cây nến giảm marubozu đã xuất hiện tuy nhiên phe mua đã kịp lấy lại vị thế trong phiên cuối tuần. Nếu giá phá vỡ qua 70$ có thể bán theo thị trường, ngược lại vượt lên trên 73$ thì chờ điểm mua vào.
4. Nông sản: Ngô
- Ngô đang ở kháng cự trong nửa năm nay và có tín hiệu phân kì trên RSI, vì vậy khuyến nghị bán với loại nông sản này.
Chúc mọi người 1 tuần mới nhiều lợi nhuận!