CPI Tháng 1 - Cơ hội kiếm tiền đầu năm 2023.PTCB : Công bố CPI vào 20h30 ngày 12-1 sẽ đánh giá lạm phát xuyên suốt trong năm 2022 của Mỹ là bao nhiêu %. Xin nhắc lại một lẫn nữa, lạm phát vẫn là trọng tâm trong chính sách tiền tệ của Fed trong năm 2022 và đầu 2023. ( CPI có tính định hình chính sách tiền tệ).
Dự báo CPI trong năm 2022 của Mỹ là 6.5%, Cpi giảm mạnh giúp Fed sớm kết thúc việc tăng lãi suất, điều này thúc đẩy dòng tiền tiếp tục đổ mạnh và lớp tài sản an toàn như Vàng trong đầu năm 2023.
PTKT: Việc DXY phá vỡ vùng hỗ trợ sau hơn một tháng giữ ổn định trên mốc 103 điểm càng củng cố cho việc đồng USD đã tạo đỉnh và suy yếu đi.
Quan điểm cá nhân: Chờ đợi nhịp test của DXY về hỗ trợ (1) trước khi mong chờ một cú sập về điểm (2) khi dự liệu CPI được công bố.
Câu chuyện trade vàng vẫn như những tháng trước, không cần dự báo CPI ra bao nhiêu, nó không cần thiết.
Thứ chúng ta có là kịch bản trade, đặc biệt đối với một tin đơn tác động mạnh đến chính sách tiền tệ như CPI, 2 kịch bản chính và 3 nhịp đánh.
Plan cụ thể, thực chiến sẽ có. Thế thôi!
Ptcb
CPI: Big Short or Big Long Vàng - Cơ hội cuối cùng năm 2022.CPI lần này sẽ tạo con sóng cực lớn đối với Vàng. Tại sao ???
PTCB: Đà tăng của Vàng chững lại chờ đợi dữ liệu CPI tháng 12, lần công bố này sẽ đánh giá nỗ lực kiểm soát lạm phát của Fed trong năm 2022 có hiệu quả và định hình không nhỏ đến chính sách tiền tệ trong năm 2023.
PTKT: Trước sóng lớn thường trời yên biển lặng.
Chart Daily: Vàng chững lại ngay hợp lưu giữa đường MA200 + Supply Zone + cản số tròn 1800.
Còn DXY , cũng chững lại.
Thêm yếu tố nữa CPI công bố thứ 3 thì rạng sáng thứ 5 họp Fomc. Như này có mà sóng thần luôn.
Nhìn lại: Chính sách tiền tệ của Fed trong năm 2022 là kìm hãm lạm phát bằng lãi suất và giúp nền kinh tế hạ cánh an toàn. Thực tế, nhưng lần công bố CPI trong năm 2022 tác động rất nhiều đến quyết đinh lãi suất của Fed sau đó, đồng thời khiến thị trường tài chính chao đảo.
Điển hình: Dự liệu CPI vừa rồi, công bố 7.7%, thấp hơn nhiều so dự báo. Vàng, S&P500 tăng mạnh mẽ. Sau đó, Fed cũng ôn hòa hơn.
Vậy CPI công bố vào ngày 13-12, mọi người có dự báo gì k. Còn mình, không dự báo để làm gì, mọi thứ chỉ là 50/50, thứ mình có đó là kịch bản đánh tin:
Kịch bản 1 : CPI > 7.3% ( càng lớn đánh càng đã): check lại tháng 4, 5, 6, 7, 9, 10. gãy kênh đánh theo phương pháp FCP.
+ Tin ra USD tăng, vàng giảm mạnh, kỳ vọng về 1765-1770, không chạy 2 đầu, dùng lệnh Sell Stop, SL 10 giá.
+ Sau tin tầm 15-30 phút, vàng hồi phục ( hồi mạnh nếu cao hơn kỳ trước).
Nguyên nhân: Vàng được xem hàng rào phòng chống lạm phát, với mức lạm phát cao, NĐT sẽ phân tích cảm tính và mua vàng.
Vùng BUY 176x, SL 10 giá, Tp kỳ vọng 1795-1800.
+ View sau đó, lạm phát cao => NĐT sẽ cho rằng Fed " diều hâu" và tăng 75 điểm vào rạng sáng thứ 5 => vàng sập.
Vùng SELL 1784 hoặc 1795, SL 1813. Tp kỳ vọng 1750-173x.
Ví dụ: CPI công bố 13-7-2022:
Kịch bản 2: CPI<= 7.3%: check lại tháng 8, 11.
+ Tin ra USD giảm, vàng tăng mạnh 15-20 giá, không chạy 2 đầu, dùng lệnh Buy Stop trên 5 giá, SL 10 giá.
+ Sau tin 15-30 phút, tùy ptkt.
+View sau đó, lạm phát giảm => NDT tin tưởng viễn cảnh Fed " ôn hòa" và tăng 50 điểm vào rạng sáng thứ 5 => vàng tăng về mốc 1860 trong tuần và có thể 1900 giai đoạn cuối năm.
Tóm lại:
Sóng lớn sắp đến, kịch bản đã có, cách đi lênh cụ thể, mình sẽ chia sẻ vào buổi zoom thực chiến CPI 20h ngày 13-12. Link zoom thực chiến dưới phần bình luận.
Hẹn gặp lại mọi người ở buổi thực chiến!
Kết hợp Phân tích Kỹ thuật và Phân tích Cơ bản trong tradingTrên thị trường tài chính, những trader sẽ giao dịch theo nhiều phương pháp khác nhau, và phương pháp nào cũng có những lý do hợp lý để giải thích. Vấn đề của chúng ta không phải là đi nghiên cứu xem phương pháp nào đúng mà là bản thân chúng ta sẽ phù hợp với phương pháp nào.
Trước kia tìm hiểu trading tôi cũng dành rất nhiều thời gian vào nghiên cứu về đồ thị, nến và các công cụ chỉ báo. Tất nhiên rằng ai cũng sẽ phải có những giai đoạn đầu khi muốn tìm hiểu vào Trading sẽ cần phải học. Về cơ bản thì PTKT sẽ đơn giản hơn và nó giúp chúng ta giải quyết được phần ngọn của công việc giao dịch.
Nghĩa là khi bạn nhìn vào biểu đồ và nhìn vào phản ứng trên biểu đồ sẽ có ngay được các đáp án và hình dung được xu hướng cũng như các vùng giá nhạy cảm để đưa ra các quyết định giao dịch của mình.
Tuy nhiên về sau này khi nghiên cứu sâu hơn vào bản chất các giao dịch và những động lực nào khiến cho giá biến động thì tôi quan tâm nhiều đến các yếu tố cơ bản. PTCB tương đối khó và cũng sẽ làm bạn mất nhiều thời gian để đọc tin tức và phân tích tác động của nó.
Ở bài viết này chúng ta không tìm hiểu cái nào quan trọng hơn mà mục đích chúng ta sẽ hiểu về cách vận dụng thế nào để hợp lý nhất và hiệu quả nhất.
Trong những chia sẻ hàng ngày của tôi đều đi từ các yếu tố cơ bản, tin tức và đánh giá tác động trước khi đi vào phần phân tích biểu đồ. Sau đó sẽ đi tới phần đánh giá các yếu tố PTKT để đưa ra các quyết định giao dịch.
Với cách làm theo trình tự trên các bạn có thể sẽ mất thời gian nhưng về dài hạn các bạn sẽ thấy việc hiểu rõ bản chất thị trường và nắm vững các yếu tố tin tức tác động sẽ giúp chúng ta định hướng được xu hướng thị trường một cách rõ ràng hơn.
Vậy ứng dụng kết hợp vào như thế nào:
Để rõ hơn chúng ta đến với một ví dụ thực tiễn: Vàng sẽ tăng khi tâm lý lo ngại rủi ro tăng cao, tuy nhiên khi thị trường không còn nhìn nhận sự kiện cơ bản với tâm lý lo ngại rủi ro nữa thì Vàng sẽ giảm mạnh.
Các bạn đều biết thời điểm Vàng tăng lên đỉnh lịch sử trong tháng 2 vừa rồi khi chiến tranh Nga-Ukraina diễn ra. Thế giới lo sợ một cuộc chiến tranh thế giới. Và trong những ngày căng thẳng nhất thì giá Vàng đã tăng rất mạnh lên ngưỡng đỉnh lịch sử 2072$/oz. Khi Vàng tăng lên mức kháng cự này nếu thuần PTKT các bạn sẽ chốt lời và bán xuống với kỳ vọng là sẽ bắt đỉnh, và đúng là nếu chỉ dựa vào PTKT thì đến vùng này phần lớn cũng sẽ có những e ngại và đóng trạng thái, các áp lực này cũng khiến giá có những tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn.
Và trong thời điểm đó các thông tin về một cuộc đàm phán diễn ra, tâm lý thị trường chuyển dịch từ lo sợ một cuộc chiến tranh thế giới thì chuyển sang một tâm lý kỳ vọng rằng sẽ sớm có đàm phán kết thúc chiến tranh. Đây là hiệu ứng tâm lý chuyển từ một trạng thái tiêu cực nhất sang một tâm lý kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong tương lai. trạng thái tâm lý thị trường thay đổi đã khiến cho nhu cầu bán Vàng tăng lên.
Vậy nếu chúng ta kết hợp được cả các yếu tố PTKT và PTCB vào thì sẽ liên tục sell vàng khi có vị thế và vùng giá tốt kể từ ngày 8/3 khi giá Vàng đảo chiều giảm với các tin tức kỳ vọng về một cuộc đàm phán sẽ thành công và kết thúc chiến tranh.
Sau khi xác định được các yếu tố tâm lý thị trường thay đổi thì trong cùng thời điểm này FED họp chính sách tiền tệ và đã tăng lãi suất. Với các kỳ vọng về việc tăng lãi suất là hiện hữu thì càng có thêm lý do để Sell vàng về yếu tố PTCB
Vậy chúng ta đưa các yếu tố PTCB đó vào biểu đồ H4 và sẽ ra các kết quả như sau. Bạn nào đã theo dõi các video nhận định hàng ngày của tôi đều có thể đánh giá được rằng tôi đã khuyến nghị các bạn sell từ rất lâu rồi và khi giá chạm vùng kháng cự đều có thể vào lệnh sell.
Do vậy, khi chúng ta định hình được các yếu tố vĩ mô sẽ tác động đến xu hướng thị trường trong dài hạn rồi thì lúc đó đưa vào biểu đồ PTKT sẽ có thể mang lại hiệu quả cao hơn và ít nhất bạn sẽ có niềm tin vào các nhận định của mình. Các bạn khi đã hiểu về tâm lý thị trường sẽ hạn chế được các giao dịch mang tính cảm xúc và không xác định được xu hướng sẽ dẫn đến các trạng thái giao dịch FOMO và giao dịch theo cảm tính.
Một ví dụ ngắn về việc đọc hiểu tâm lý thị trường xác định xu hướng chính rồi từ đó phát triển ra theo hướng ứng dụng PTKT để giao dịch hàng ngày.
Good luck!
USD/CAD: giá dầu tăng cao Khi tổng thống Donald Trump quyết định rời khỏi thỏa thuận với Iran, và tuyên bố sẽ áp dụng nhiều lệnh trừng phạt hơn vào quốc gia này. Iran là nước xuất khảu dầu đứng thứ 3 trong OPEC, do vậy căng thẳng tại đây sẽ dẫn đến giá dầu tăng.
Cũng như Iran, Canada là một nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, khi giá dầu tăng >> có thể là động lực để CAD tăng theo.
Theo PTKT, Ở khung daily (D1) cặp USD/CAD chạm một trend kháng cự rất mạnh. khi giá chmj vùng 1.3000 cặp này lập tức đi xuống.
Tuy nhiên không loại trừ khả năng đây là điều chỉnh tạm thời (nếu USD mạnh trở lại)
Do vậy, tôi khuyến nghị có thể bán tại vùng 1.2975-1.3000 hoặc vùng 1.3070-1.3100 (đỉnh cũ)
Chốt lời tiềm năng có thể là vùng 1.2810-1.2830
cắt lỗ khoảng 40 pips tính từ điểm vào lệnh.
Có thể "bán ngay" nếu bạn tự tín với tài khoản của mình.