#BNBUSDT D1 Hôm qua mình có đặt vấn đề phá vỡ lên biên của BNB là giả hay thực. Trên thực tế, giả hay thực là quyết định của thị trường, nên chúng ta không cần phải can thiệp. Việc chúng ta cần làm là trả lời câu hỏi “có nên mua tại đó không?”. Cần góc nhìn rủi ro/phần thưởng (risk/reward) để trả lời câu này.
Đối với mọi phương pháp break-out, trader luôn cố gắng tham gia thị trường tại mức giá có lợi nhất, vào thời điểm mà cú break đang mạnh nhất — tức tại mức “điểm mua tối ưu”. Khi giá càng chạy xa, rủi ro càng tăng lên khi so với cùng 1 điểm SL.
Jesse Livermore là người đầu tiên phát hiện ra điểm mua tối ưu này, và đặt tên cho nó là “điểm pivot”. Đó là vị trí mà giá vừa thoát ra khỏi 1 nền tích lũy, dẫn đến biến động mạnh trong thời gian ngắn.
Quay lại biểu đồ BNB, dù cho cú break là thực đi chăng nữa thì rủi ro khi mua tại biên là quá cao, nên chúng ta chỉ đơn giản là không mua.
Với mọi bối cảnh biểu đồ, không có đúng sai. Chỉ có góc nhìn rủi ro/phần thưởng (risk/reward).
#BTCUSDT D1 Thay vào đó mình chọn BTC – đồng coin dẫn đầu. Với 1 điểm mua tốt hơn, vùng range gọn gàng hơn, và dĩ nhiên là độ tin cậy cao hơn. Setup ở đây là IRB.
#NZDJPY H4 Chờ đoạn block tích lũy dày hơn rồi buy khi có phá vỡ.
Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.