Mức tăng lương kỷ lục do lạm phát cao kéo dài và thị trường lao động thắt chặt đã làm phức tạp thêm nỗ lực của Ngân hàng Anh trong việc kìm hãm giá tiêu dùng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước dự báo Anh vẫn là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhóm G7 và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong năm tới. Vì vậy, Ngân hàng Anh đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan liệu có nên tiếp tục tăng cường nỗ lực kiềm chế lạm phát và đưa lạm phát về mục tiêu hay phải xem xét liệu nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái và ngừng tăng lãi suất hay không. Hơn nữa, ngay cả khi Ngân hàng Anh vẫn có khả năng tăng lãi suất thì dư địa cải thiện dự kiến sẽ rất hạn chế, do đó, việc tăng lãi suất không còn tác dụng tốt như trước trong việc thúc đẩy đồng bảng, thậm chí có thể có thể nói là không có tác dụng. Vì các nguyên nhân trên, về mặt cơ bản đồng Bảng vẫn sẽ yếu hơn so với đồng Dollar vốn đang mạnh hơn bởi kỳ vọng chính sách của FED và tỷ giá GBP/USD cũng sẽ có xu hướng giảm về mặt cơ bản trong thời điểm hiện tại.
Trên biểu đồ hàng ngày, GBPUSDvẫn duy trì xu hướng giảm (a) trong tuần trước sau khi có những phục hồi và bị đánh bại bởi mức Fibonacci thoái lui 0.618%. Trong ngắn hạn, xu hướng của GBP/USD vẫn là giảm giá mặc dù có những phục hồi nhưng hoạt động giá dưới đường trung bình EMA21 và Chỉ số sức mạnh tương đối RSI chưa đạt mức quá bán là các yếu tố cho thấy dư địa giảm giá vẫn còn. Triển vọng giảm giá của GBP/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau: Hỗ trợ: 1.20886 Kháng cự: 1.21904 – 1.22698 Trong trường hợp GBP/USD phá vỡ dưới mức 1.20886 nó sẽ tiếp tục có triển vọng giảm nhiều hơn với mục tiêu sau đó vào khoảng 1.20000
Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.