Trong 3 tháng vừa qua, báo chí liên tục đưa thông tin về việc nhiều công ty chứng khoán trong và ngoài nước liên tục đua nhau nâng vốn điều lệ như SSI, VND, HCM, SHS, VIX, TCI, VFS, TVB, KBSV, Yuanta, Pinetree, Mirae Asset, Shinhan. Cá biệt, có những công ty tăng vốn lên bằng lần như VND tăng gấp 3 hay SSI cũng tăng gần gấp đôi.
Bắt đầu tư việc thanh khoản thị trường từ tháng 2 đến tháng 11 năm qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, phiên có khối lượng giao dịch bùng nổ đạt 56 nghìn tỷ vào ngày 19/11 cũng xác lập kỷ lục mới về thanh khoản. Đà tăng thanh khoản có lẽ đến từ sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua. So với năm 2020, các chỉ số VN-Index tăng hơn 56%, khiến cho những nhà đầu tư phấn khởi hơn bao giờ hết vì mua đâu cũng trúng. Đội quân F0 gia nhập thị trường đạt 120,000 bình quân mỗi tháng. Đặc biệt trong tháng 11, số lượng tài khoản mở mới đạt kỷ lục hơn 221,000, hơn cả năm 2019 cộng lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người Việt vào kênh đầu tư này.
Với những “thiên thời, địa lợi” như vậy , đây là điều dễ hiểu khi một loạt các công ty chứng khoán quyết định tăng vốn điều lệ nhằm đón đầu xu hướng đầu tư trong năm 2022. Để giải thích tại sao công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ, chúng ta cần nhìn vào một loạt những thông tư của chính phủ trong thời gian vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán, dưới góc nhìn từ số liệu báo cáo tài chính với 3 lý do chính:
1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu không được vượt quá 5 lần (Thông tư 121). 2. Tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu (Thông tư 121). 3. Tổng dư nợ cho vay chứng khoán không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu (Quyết định 87). ____________________ (Còn nữa)
Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.