Thị trường chứng khoán châu Âu ngày 5/9 sụt giảm khi nhà đầu tư lo ngại những rủi ro kinh tế vĩ mô phát sinh từ việc nguồn cung năng lượng từ Nga bị cắt đứt. Giá trị đồng euro sa sút so với USD, trong khi giá khí đốt tăng cao. Năm nay, làn sóng sa thải đang diễn ra trên khắp các doanh nghiệp Mỹ. Công ty bán thiết bị tập thể dục Peloton đã cắt giảm hàng nghìn việc làm. Coinbase thu hẹp 18% biên chế. Ngay cả những công ty từng “miễn nhiễm” với sa thải trong quá khứ như Netflix cũng phải chấm dứt hợp đồng với hàng trăm nhân viên. Nhìn chung, có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này: tăng trưởng kinh doanh chậm lại, chi phí lao động gia tăng. Sự kết hợp trên đang khiến các doanh nghiệp Mỹ trên nhiều ngành nghề khác nhau phải cắt giảm nhân sự. Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc đối với các tổ chức tài chính, động thái được cho là nhằm chặn đà mất giá mới đây của đồng Nhân dân tệ (NDT). Theo thông báo được Ngân hàng trung ương Trung Quốc đăng trên trang web của mình, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc (RRR) sẽ giảm từ mức 8% xuống còn 6%, kể từ ngày 15/9 tới. Ngân hàng trung ương Trung Quốc nhấn mạnh việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ ngoại hối là nhằm “nâng cao khả năng sử dụng vốn ngoại hối của các tổ chức tài chính”. Có một điều chắc chắn là còn nhiều yếu tố khác đang kéo lạm phát tại Mỹ leo thang: giá cả dịch vụ tăng lên, đặc biệt giá nhà, ngoài ra thị trường lao động thiếu nhân lực đã giúp tăng trưởng mức lương lên cao nhất trong ít nhất 20 năm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gần đây nói rằng việc lạm phát hạ nhiệt trong tháng 7/2022 còn quá thấp để ngân hàng trung ương có thể tính đến nới lỏng tốc độ nâng lãi suất. Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia kinh tế thuộc Fed tại New York, việc giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao đã đẩy lạm phát tại Mỹ tăng lên cao hơn so với thời trước COVID-19, tuy nhiên việc khả năng đó có đảo chiều hay không còn tùy thuộc vào liệu kinh tế Mỹ sẽ thay đổi như thế nào. Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp giá cả thế giới hạ nhiệt. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý 2/2022 và như vậy ghi nhận mức độ tăng trưởng thấp nhất trong 2 năm. Trong khi các biện pháp phong tỏa quy mô lớn của thời kỳ COVID-19 kéo giá cả hạ nhiệt, việc thị trường bất động sản Trung Quốc suy giảm hiện đang gây ra quá nhiều sức ép lên tăng trưởng kinh tế. Trong tuyên bố mới nhất vào ngày thứ Hai, OPEC+ khẳng định việc đảo ngược quyết định giảm sản lượng là bởi nó được tính toán ban đầu chỉ dành cho tháng 9/2022. Nhóm các nước sản xuất quyền lực nhất thế giới trong ngày thứ Hai đã đồng thuận về việc sẽ giảm nhẹ sản lượng từ tháng 10/2022, quyết định này không khỏi khiến thị trường năng lượng thế giới bất ngờ trong bối cảnh thế giới đang đương đầu với quá nhiều biến động. Theo CNBC, OPEC và các nước thành viên ngoài OPEC, một nhóm liên minh có tầm ảnh hưởng lớn được biết đến với cái tên OPEC+, đã quyết giảm mục tiêu sản xuất khoảng 100.000 thùng/ngày bắt đầu ngay từ tháng sau. Động thái mới nhất trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của các thành viên thị trường năng lượng về việc sản lượng sẽ được giữ nguyên.
Phân tích Liên thị trường hiện tại USD và US bond yield cũng đang hạ nhiệt, điều này cho thấy đà tăng của Vàng có thể được hỗ trợ vào những phiên tiếp theo khi thị trường đang chờ đợi FED tăng lãi suất. Chúng ta thấy rằng xu hướng tăng hiện tại vẫn đang được giới hạn, tuy nhiên khi USD chững lại thì có thể với đà giảm của chứng khoán sẽ tạo thành áp lực lên các tài sản mang tính trú ẩn. USD giảm đi sức hấp dẫn là một tài sản mang tính trú ẩn thì Vàng có thể sẽ là kênh trú ẩn tạm thời trong giai đoạn này Dự báo phân tích kỹ thuật Vàng có thể tăng lại ngưỡng kháng cự 1730-1735, tuy nhiên đà tăng này không mạnh và cũng sẽ cần thận trọng với khối lượng giao dịch vừa phải.
Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.