Market update 14/09 - FED gần như chắc chắn tăng lãi suất 0.75%

Tin tức thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 13/9 cắm đầu giảm sâu sau khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cho thấy lạm phát cao hơn dự báo, dẫn tới nguy cơ Fed tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 1.276 điểm, tương đương 3,94%, và đóng cửa ở gần 31.105 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,32% còn 3.933 điểm. Nasdaq Composite giảm sâu nhất khi mất 5,16% và đóng cửa ở 11.634 điểm. Trong 500 cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500, chỉ có 5 mã đóng cửa với sắc xanh. Cổ phiếu công nghệ chịu thiệt hại đặc biệt nặng nề với Meta (công ty mẹ của Facebook) sụt 9,4%, hãng sản xuất chip Nvidia tụt dốc 9,5%.
Tất cả 30 cổ phiếu bluechip thành viên của Dow Jones đều giảm giá. Đây là phiên giảm sâu nhất của cả Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq kể từ tháng 6/2020.
Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS) sáng 13/9 công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 cao hơn dự báo của các nhà kinh tế. CPI toàn phần tăng 0,1% so với tháng liền trước bất chấp giá xăng giảm sâu, cho thấy có khả năng lạm phát đã lan rộng ra nhiều nhóm ngành khác. CPI lõi (không bao gồm giá nhiên liệu và lương thực) tăng 0,6%.
Trong khi đó, dự báo của các nhà kinh tế là CPI toàn phần giảm 0,1% và CPI lõi tăng 0,3%, thấp hơn đáng kể so với mức lạm phát thực tế. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 8 tăng 8,3%, thấp hơn so với tháng 6 và 7 nhưng cao hơn con số 8% mà các chuyên gia của Dow Jones kỳ vọng.
Báo cáo CPI tháng 8 là một trong những thông tin cuối cùng mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đón nhận và nghiên cứu trước cuộc họp thường kỳ ngày 20-21/9. Thị trường tiền tệ dự báo chắc chắn Fed sẽ không tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (bps) mà sẽ nâng 75 bps, thậm chí có 10% xác suất mức tăng sẽ là 100 bps.
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong 4 phiên liên tiếp từ 7/9 đến 12/9 khi nhiều nhà đầu tư tin rằng lạm phát đã chạm đỉnh và bắt đầu đi xuống, do đó Fed có khả năng sẽ sớm giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ. Báo cáo CPI công bố sáng 13/9 đã xóa tan hy vọng này và đà lao dốc của các chỉ số đã thổi bay thành quả tăng của 4 phiên trước.
Cục Dự trữ Liên bang đang hy vọng sẽ hạ nhiệt thị trường lao động đã đạt được mức tăng việc làm vững chắc trong năm. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách lo ngại về khoảng cách lớn giữa số việc làm cần tuyển dụng và số người chưa có việc làm trong bối cảnh tỷ lệ tham gia lực lượng lao động vẫn duy trì dưới mức trước đại dịch. Thực trạng này đã dẫn đến việc tăng lương và gây áp lực lên giá cả.

Góc nhìn Liên thị trường
Dưới góc nhìn Liên thị trường thể hiện rất rõ trong những ngày qua mặc dù USD điều chỉnh giảm nhưng lợi suất trái phiếu vẫn tăng cho thấy thị trường vẫn đặt cược nhiều vào khả năng FED tăng lãi suất lên đến 75 điểm cơ bản. Đây là tín hiệu thể hiện kỳ vọng xu hướng dòng tiền tiếp tục đổ vào nắm giữ USD và Vàng là một trong những kênh nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất tăng mạnh thì chi phí nắm giữ Vàng sẽ tăng lên và đồng nghĩa biên lợi nhuận giảm xuống.
Do đó nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm lượng nắm giữ Vàng do tỷ suất sinh lời thấp hơn chi phí đầu tư.
Nhận định giá Vang fhienej tại tôi cho rằng xu hướng tăng sẽ không thật sự rõ ràng và động lực không mạnh, vì vậy chúng ta nên hạn chế giao dịch khi giá đang ở mức nhạy cảm và tín hiệu không thật sự chắc chắn.
Vùng kháng cự quan trọng 1710./oz
DXYFundamental AnalysisGoldgoldideagoldtradingTrend AnalysisWave AnalysisXAUUSDxauusdanalysis

Bài đăng liên quan

Thông báo miễn trừ trách nhiệm