Tin tức thị trường
- Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 7/9 đồng loạt khởi sắc khi lợi suất trái phiếu và giá dầu cùng đi xuống, xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ lạm phát cao dai dẳng.
- Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 436 điểm, tương đương 1,4%, và đóng cửa ở 31.581 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,83% lên gần 3.980 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,14% lên 11.792 điểm, chấm dứt chuỗi giảm 7 phiên liên tục. Với Dow Jones và S&P 500, đây là phiên tăng thứ 2 trong 8 phiên gần đây.
- Bà Lael Brainard, Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), trong một bài phát biểu ngày 7/9 đã khẳng định ngân hàng trung ương Mỹ sẵn sàng ứng phó với lạm phát cho tới khi nào mặt bằng giá tiêu dùng được kiểm soát thì thôi. “Chúng tôi sẽ tiếp tục con đường này cho tới khi nào lạm phát đi xuống”, bà Brainard đọc bài phát biểu đã được chuẩn bị trước ở New York. “Cho tới nay, chúng tôi đã khẩn trương nâng lãi suất chính sách lên ngang bằng mức đỉnh của chu kỳ trước, và lãi suất chính sách sẽ cần lên cao hơn”.
- Giữa những lo ngại về rủi ro suy thoái và những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, giá dầu thô lao dốc trong phiên 7/9 xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1 – đầu tháng 2, tức là trước khi Nga tấn công quân sự Ukraine.
- Cụ thể, giá dầu Brent quốc tế giảm 5,5% còn 87,76 USD/thùng, giá dầu thô WTI của Mỹ mất 5,7% còn 81,96 USD/thùng. Giá khí đốt cũng hạ nhiệt. Biểu đồ bên dưới cho thấy diễn biến giá dầu thô từ đầu năm 2022 đến nay.
- Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tích cực mua các kim loại công nghiệp quan trọng từ Nga, bất chấp khó khăn về logistics cũng như lời kêu gọi làm cạn kiệt nguồn thu ngoại hối của Moscow.
Dữ liệu cho thấy, Mỹ và EU đã tăng cường mua các kim loại công nghiệp quan trọng từ Nga, bất chấp các vấn đề về logistics do chiến sự gây ra cũng như kế hoạch của phương Tây nhằm cắt đứt nguồn thu ngoại hối của Điện Kremlin.
- Động thái trên nêu bật khó khăn của Mỹ và các đồng minh trong việc gây sức ép lên nền kinh tế Nga. Đến nay, nền kinh tế này vẫn trụ vững và đồng ruble cũng tăng trở lại nhờ doanh thu từ dầu mỏ nhảy vọt, giúp Nga bù đắp được tác động của các cấm vận.
- Cụ thể, theo dữ liệu do Reuters tổng hợp từ nền tảng Comtrade (thuộc Liên Hợp Quốc), nhập khẩu của Mỹ và EU đối với nhôm và niken của Nga trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 đã tăng tới 70%. Tổng giá trị nhập khẩu là 1,98 tỷ USD.
- Lo ngại rủi ro suy thoái toàn cầu cùng với dự trữ dầu thô tăng tại Mỹ đã đẩy giá xăng dầu trượt dài trong phiên giao dịch ngày 7-9. Giá dầu thô Brent giao tháng 11 giảm mạnh tới 4,83 USD, tương đương 5,2%, xuống mức 88 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 8-2 dầu thô tiêu chuẩn hàng đầu thế giới giảm xuống dưới mức 90 USD/thùng. Giá dầu thô WTI của Mỹ cũng lao dốc tới 5,7%, tương đương 4,94 USD, xuống mức 81,94 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.
- Lý giải về sự giảm mạnh của giá dầu thô, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, cho biết hiện thị trường đang có những lo ngại về điều gì sẽ xảy ra khi giá năng lượng ở châu Âu tăng mạnh, nhu cầu ở châu Âu chậm lại và lãi suất tăng.
Góc nhìn Liên thị trường
USD và US bond yield giảm kéo theo đó sự phục hồi tăng của Vàng. Về mặt góc nhìn Liên thị trường thì USD và Lợi suất trái phiếu sẽ nghịch đảo với giá Vàng, do đó khi USD và US bond yield điều chỉnh giảm thì sẽ là dấu hiệu hỗ trợ cho xu hướng phục hồi của giá Vàng.
Vì vậy khi phân tích trên đồ thị chúng ta sẽ so sánh tương quan trong cùng thời điểm để đưa ra đánh giá thích hợp
Lý giải cho sự suy giảm của USD và US bond yield trong ngày hôm qua đến từ kỳ vọng ECB tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, ECB tăng lãi suất trước cuộc họp của FED 2 tuần và do đó trong ngắn hạn sự dịch chuyển dòng tiền sẽ hỗ trợ cho xu hướng phục hồi của giá Vàng.
Có thể Vàng sẽ còn tăng, tuy nhiên trên đồ thị hiện tại tín hiệu nến chưa được xác nhận, do đó chúng ta sẽ cần thận trọng chờ đợi thêm thời gian.