Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 2: Hệ thống giao dịch Đây là bài 2 của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé, Và tham gia 2 group Telegram tại phần chữ ký cuối bài viết để được Hoài cập nhật kèo live mỗi ngày.
Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 2 này sẽ chỉ chuyên bàn về hệ thống giao dịch. Nhật Hoài đã đọc và thực hành hàng trăm hệ thống và hiện tại đang theo đuổi phương pháp Price Action của Bob Volman. Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp phù hợp nhất với Hoài, nó có thể hợp hoặc không hợp với anh em. Quan trọng là anh em phải tự thử, tự nghiên cứu từng hệ thống xem cái nào hợp.
Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
5 nguyên tắc trên là kim chỉ nam của Hoài trong việc tìm kiếm 1 hệ thống giao dịch cho bản thân. Nếu hệ thống của anh em đang sử dụng thiếu 1 trong 5 cái trên, khả năng cao đó không phải là 1 hệ thống tốt.
Theo kinh nghiệm của Hoài, hệ thống giao dịch sẽ được chia ra làm 2 loại: Hệ thống tự động (hoàn toàn khách quan) và hệ thống chủ động (kết hợp khách quan với chủ quan).
1, Hệ thống tự động:
Hệ thống tự động bao gồm các nguyên tắc giao dịch chính xác, chặt chẽ và cho tín hiệu giao dịch mà không cần con người suy nghĩ. Tức cứ có tín hiệu là vào lệnh, con người không cần “dùng não” để suy nghĩ là có nên vào cái lệnh đó hay không.
Ví dụ: Hệ thống giao cắt đường ema; hệ thống Turtes trading của Richard Dennis (phá đỉnh 200 ngày là buy; phá đáy 200 ngày là sell). Các hệ thống sử dụng tín hiệu của indicator.
Lời khuyên của Hoài: Hãy bắt đầu với loại 1 này khi anh em mới làm quen trading và chưa có kinh nghiệm. Đừng thấy cái fancy mê hoặc của Price Action mà học theo nó khi chưa biết gì. Hệ thống tự động có 1 mức độ khách quan rất cao, kèm với sự nhất quán mà bộ não con người ít có thể so bì được. Hệ thống dạng này cũng có thể đem về lợi nhuận lớn (Richard Dennis biến 400 đô thành 200 triệu đô bằng hệ thống Turtles).
2, Hệ thống chủ động:
Đây là loại cần sự đánh giá chủ quan của con người trước khi vào lệnh. Dạng này gồm các phương pháp Price Action, mô hình giá, mô hình nến, mô hình Harmonic, VPA (Volume kết hợp Price), sóng Elliott, vv.
Price Action Bob Volman mà Hoài đang xài là thuộc loại này. Hoài sử dụng Price Action (chủ quan) kết hợp với đường EMA 21 (khách quan) để cho tín hiệu.
Hệ thống chủ động phù hợp với các trader đã có kinh nghiệm với thị trường, muốn loại bỏ đi những tín hiệu sai và nhiễu của các hệ thống tự động bằng chính nhận định chủ quan của bản thân. Mức độ khách quan của loại này sẽ thấp hơn, nhưng đó lại là 1 lợi thế khi người sử dụng đã thân thuộc và hiểu biết rộng về hành vi thị trường, muốn tận dụng sự hiểu biết đó vào phân tích để cho ra các tín hiệu chất lượng hơn.
Loại 1 hay 2 tốt hơn? Chẳng có loại nào tốt hơn cả. Chỉ có loại phù hợp nhất với bạn. Bạn phải tự đi tìm cái phù hợp với mình. Nhớ 5 nguyên tắc lựa chọn hệ thống của Hoài ghi ở trên là đủ.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé.