Mức cao nhất trong 13 tháng, EUR/USD vẫn sẽ mạnh bởi USD suy yếuEUR/USD OANDA:EURUSD đã đạt mức cao nhất trong 13 tháng và dự kiến vẫn sẽ tiếp tục mạnh hơn bởi USD có triển vọng suy yếu sau khi Cục Dự trữ Lien bang chuẩn bị cho một loạt đợt cắt giảm lãi suất bắt đầu vào tháng 9.
Sự xuất hiện của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào thứ Sáu có thể giúp thị trường hiểu rõ hơn về hướng đi hiện tại của Fed và tốc độ cắt giảm lãi suất dự kiến trong tương lai.
Điều này giúp định hướng xu hướng của đồng Dollar Mỹ và của cặp tỷ giá EUR/USD.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD OANDA:EURUSD điều chỉnh nhẹ từ cạnh trên của kênh giá (a) nhưng nhìn trên bức tranh tổng thể thì cả xu hướng ngắn, trung và dài hạn thì EUR/USD vẫn có đủ điều kiện để đạt được thêm các mức cao mới.
Xu hướng ngắn hạn được chú ý bởi kênh giá (b) trong khi đó thì hỗ trợ trung hạn từ Ema21 và xu hướng dài hạn từ kênh giá (a).
Miễn là EUR/USD vẫn ở trong kênh giá (b) và duy trì trên mứuc Fibonacci thoái lui 0.786% thì nó vẫn có triển vọng tăng trong ngắn hạn và việc đạt mức đỉnh thiết lập vào ngày 18/7/2023 là không còn xa.
Để EUR/USD có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật hướng đến mục tiêu tăng tiếp theo tại 1.12757 thì nó cần duy trì hoạt động giá trên mứuc kỹ thuật 1.11426 và phá vỡ trên kênh giá (a). Điều này cũng có nghĩa khu vực hợp lưu kỹ thuật của kháng cự ngang 1.11426 và cạnh trên kênh giá (a) là khu vực áp lực gần nhất hiện tại.
Trong ngày, triển vọng tăng của EUR/USD được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 1.10987
Kháng cự: 1.11426 – 1.11741 – 1.12757
@BestSC
USD
Dấu hiệu bán khống Yên, xu hướng giảm USD/JPY vẫn chiếm ưu thếPhó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Shinichi Uchida (người có ảnh hưởng lớn) cho biết ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất trong bối cảnh thị trường hỗn loạn, và có những dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch đã trở lại với các vị thế bán khống đồng Yên.
Dữ liệu chính thức cho thấy dòng tiền lớn đang chảy, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản đổ nhiều tiền nhất vào trái phiếu dài hạn ở nước ngoài trong 12 tuần trong tuần tính đến ngày 10 tháng 8. Nhưng đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng trái phiếu ngắn hạn của Nhật Bản sau 8 tuần bán ra liên tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng mua khoảng 3,5 tỷ USD cổ phiếu Nhật Bản, đảo ngược 3 tuần bán ròng.
Do đó, đồng yên Nhật hiện đang ở thế cân bằng và cần thêm một thời gian nữa khi mà các đường hướng chính sách trở nên rõ ràng hơn và nghiêng về một bên nhiều hơn để đánh giá xu hướng đồng Yên một các chính xác. Các nhà giao dịch cần phải kiên nhẫn và đánh giá xem liệu cơ hội tăng giá của đồng Yên có thực sự vững chắc hay không trước khi tiếp tục bán khống USD/JPY.
USD/JPY FX:USDJPY hiện vẫn được giao dịch trong phạm vi có lợi cho triển vọng giảm giá trên biểu đồ hàng tuần sau khi phá vỡ cấu trúc tăng bằng cách phá vỡ dưới kênh giá (a).
Tuy nhiên thì đà giảm cũng đang bị giới hạn bởi mức Fibonacci thoái lui 0.50%, mà cũng trên công cụ này nếu USD/JPY phục hồi được lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% nó mới đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng với việc quay trở lại kênh giá (a).
Miễn là USD/JPY vẫn ở dưới kênh giá (a) và đường trung bình động EMA21 thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật hàng tuần nghiêng về khả năng giảm giá. Trong khi đó một khi mức 144.528 bị phá vỡ dưới nó sẽ có xu hướng tiếp tục giảm với mục tiêu sau đó vào khoảng 140.401 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong thời gian tới, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY nghiêng về triển vọng giảm với các mức đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 144.528 – 140.401
Kháng cự: 148.654 – 152.031
@BestSC
Đà phục hồi bị hạn chế, khi USD/JPY có các điều kiện giảmBộ Thương mại Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm rằng doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng 1,0% trong tháng trước, trong khi dữ liệu tháng 6 được điều chỉnh xuống mức giảm 0,2%.
Ngoài ra, báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tuần kết thúc vào ngày 10/8, số người Mỹ mới nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 227.000, so với con số dự kiến là 235.000. Dữ liệu này làm giảm bớt lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế và làm dịu kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ.
Vì vậy, thị trường tiền tệ đang bị ảnh hưởng nặng nề, với đồng USD được hỗ trợ một chút và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của nó, đặc biệt là đồng yên. Nhưng những dữ liệu này cũng không ảnh hưởng sâu đến USD/JPY.
Trên biểu đồ hàng tuần, FX:USDJPY đã giảm một chút sau khi phục hồi kiểm tra khu vực hợp lưu của cạnh dưới kênh giá (a) và mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Xét về bức tranh kỹ thuật tổng thể thì USD/JPY có đủ các điều kiện giảm giá khi mà cấu trúc tăng trước đó bị phá vỡ được chú ý bởi kênh giá (a) và áp lực đáng chú ý nhất hiện tại xung quanh Ema21.
Miễn là USD/JPY vẫn ở dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% thì mọi đợt phục hồi của nó đều bị hạn chế. Mặt khác, một khi USD/JPY bị bán xuống dưới mức Fibonacci 0.50% nó sẽ có đủ điều kiện cho một chu kỳ giảm mới với mục tiêu sau đó vào khoảng 140.401.
Trong thời gian tới, USD/JPY có triển vọng kỹ thuật nghiêng nhiều hơn về các khả năng giảm giá với những vị trí kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 146.385 – 144.992
Kháng cự: 148.654 – 153.760
@BestSC
Đà phục hồi gặp cản, USD/JPY vẫn đang có triển vọng giảmDữ liệu do Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ và Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn (LSEG) công bố hôm thứ Sáu cho thấy vị thế của các quỹ có đòn bẩy so với đồng yên đã giảm xuống vị thế bán ròng nhỏ nhất kể từ tháng 2 năm 2023 trong tuần gần nhất.
Nhưng sau đó, việc công bố dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến ở Hoa Kỳ đã làm suy yếu lo ngại về suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ, đồng USD bắt đầu ổn định phần nào sự sụt giảm mạnh của nó trước đó và các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuyên bố rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khó có thể gấp rút tăng lãi suất trở lại gây áp lực lên đồng yên Nhật, USD/JPY bước vào giai đoạn lưỡng lự trước dữ liệu quan trọng nhất tuần này, dữ liệu CPI của Hoa Kỳ.
Trên biểu đồ hàng tuần, đà phục hồi của FX:USDJPY tạm thời bị giới hạn bởi hợp lưu quan trọng chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước tại cạnh dưới kênh giá (a), mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Miễn là USD/JPY vẫn ở dưới hợp lưu này nó vẫn sẽ có triển vọng giảm giá trong ngắn hạn với các mục tiêu trước mắt tại 146.385 – 144.992.
Tuy nhiên, trường hợp USD/JPY phá vỡ trên hợp lưu của Fibonacci 0.382% và cạnh dưới kênh giá (a) nó sẽ mở ra triển vọng tích cực cho một chu kỳ phục hồi mạnh mẽ hơn rất nhiều cùng mục tiêu tại mức Fibonacci 0.236% sau đó là Ema21, vì vậy các mức bảo vệ cho những vị thế mở bán USD/JPY nên được bảo vệ phía sau mức 148.654.
Hiện tại, vị trí kỹ thuật của USD/JPY nghiêng về triển vọng giảm và các mức sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 146.385 – 144.992 – 144.528
Kháng cự: 148.654
@BestSC
Đánh giá nguyên nhân USD/JPY phục hồi, điều kiện xu hướng giảmSự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và dữ liệu việc làm đáng thất vọng của Mỹ đã tạo áp lực lên thị trường toàn cầu vào kể từ thứ Sáu tuần trước đến nay.
Sự tăng giá nhanh chóng của đồng yên bắt đầu vào thứ Tư tuần trước, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất và đưa ra kế hoạch giảm dần chương trình mua trái phiếu của mình.
Đồng Dollar Mỹ đã giảm gần 5% so với đồng yên vào tuần trước và giảm thêm vào thứ Hai. Tuy nhiên, nó đã phục hồi nhẹ 0,09% vào thứ Ba và tiếp tục phục hồi vào thứ Tư. USD/JPY hiện đang giao dịch quanh mức 147.
Có một nguyên nhân để đồng Yên có thể từ bỏ mức tăng gần đây do thị trường có thể chấp nhận kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ, nhưng sẽ khó khăn hơn để tiêu hóa kỳ vọng về việc Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Dữ liệu hôm thứ Ba cho thấy các hộ gia đình Nhật Bản vẫn thận trọng và sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tổng cầu đủ để duy trì lạm phát ở mức 2%. Vì vậy, Ngân hàng Nhật Bản sẽ khó thực hiện được mong muốn tiếp tục chu kỳ tăng lãi suất.
Tuy nhiên thì đây chỉ là nhận định mang tính chủ quan, bởi mọi thứ từ Nhật cần có thêm thông tin bổ sung của BOJ mới có thể định giá được con đường đi một cách đầy đủ.
Trên biểu đồ hàng tuần, USD/JPY FX:USDJPY phục hồi lên trên mức 146.385 và ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.50%. Tuy nhiên thì các mức phục hồi này là chưa đủ để USD/JPY có được những điều kiện tăng giá khi mà hợp lưu của kênh giá xu hướng (a) và mức Fibonacci 0.382% sẽ là kháng cự gần nhất hiện tại.
Để USD/JPY có được điều kiện phục hồi tăng nhiều hơn nữa nó cần đưa được hoạt động giá lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% và sau đó mức mục tiêu vào khoảng 153.760 điểm giá là hợp lưu của Ema21 và Fibonacci thoái lui 0.236%.
Trong khi đó, một khi USD/JPY bị bán tháo trở lại xuống dưới 144.520 nó sẽ tiếp tục hướng về mốc 140.401 trong ngắn hạn.
Hiện tại, các điều kiện vị trí kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn đang nghiêng về giảm giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 144.992 – 144.520
Kháng cự: 148.654
@BestSC
Yên được hỗ trợ, USD chịu áp lực, USD/JPY có xu hướng giảmHôm thứ Sáu, Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố rằng 114.000 việc làm mới đã được tạo ra ở Hoa Kỳ trong tháng 7, thấp hơn mức 175.000 dự kiến. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3%, cao hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế là 4,1%.
Sau khi dữ liệu được công bố, CME FedWatch Tool cho thấy các nhà giao dịch hiện tin rằng xác suất Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 9 là 71%, cao hơn mức 31% trước khi dữ liệu được công bố.
Các nhà giao dịch đã định giá đầy đủ về việc cắt giảm lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản trong tháng 9 và hiện đang kỳ vọng mức cắt giảm lãi suất tích lũy là 116 điểm cơ bản vào cuối năm nay.
Bị ảnh hưởng bởi dữ liệu, đồng USD giảm mạnh. Đồng yên đã tăng giá so với đồng Dollar Mỹ kể từ khi chạm mức thấp nhất trong 38 năm là 161,96 vào ngày 3 tháng 7, chủ yếu là do sự can thiệp của chính quyền Nhật Bản.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhật Bản đã tăng lãi suất lên 0,25%, mức cao nhất kể từ năm 2008 và cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất, điều này tạo thêm lực đẩy cho đồng Yên. Trong khi đó về phía đồng Dollar Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý 4, điều này chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy đồng yên lên giá và tỷ giá USD/JPY dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực cơ bản.
Trên biểu đồ hàng tuần, FX:USDJPY giảm mạnh phá vỡ mọi cấu trúc tăng với kênh giá (a) bị phá vỡ dưới cùng hoạt động giá ở dưới mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Các điều kiện nói trên là những yếu tố cần thiết cho triển vọng giảm giá với mức mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 140.401, điểm giá của mức Fibonacci 0.618%.
Mức Fibonacci thoái lui 0.618% dự kiến có thể sẽ tạo ra những động lực điều chỉnh phục hồi trong ngắn hạn với mức mục tiêu vào khoảng 144.520 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.50%, mặt khác thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang hướng đến tiếp cận mức bán, cho thấy dư địa giảm giá vẫn còn nhưng không còn rộng.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY là giảm giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 140.401
Kháng cự: 144.520 – 144.992 – 146.385
@BestSC
Xu hướng USD/JPY, chú ý quyết định của BOJ vào tuần nàyCác nhà giao dịch đang chuẩn bị cho một loạt sự kiện thị trường vào cuối tuần này, bao gồm các quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh, cũng như báo cáo việc làm hôm thứ Sáu của Hoa Kỳ.
Đồng Yên đang phục hồi đáng kể chủ yếu bởi thị trường ngày càng tăng dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất trong tuần này và một số đợt mua đồng yên chính thức của Ngân hàng Nhật Bản trong những tuần gần đây đã giúp thúc đẩy đồng yên.
Đối với đồng Dollar Mỹ, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được nhiều người dự đoán sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này, nhưng sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9.
Mặc dù FOMC sẽ không họp vào tháng 8 nhưng Chủ tịch Fed Powell có thể tận dụng cuộc họp ở Jackson Hole của các chủ tịch ngân hàng trung ương vào cuối tháng 8 để chuẩn bị cho việc cắt giảm lãi suất.
Đến lúc đó, sẽ có thêm dữ liệu lạm phát và báo cáo việc làm tháng 7 công bố để các nhà hoạch định chính sách cân nhắc các điều kiện cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Đánh giá từ bầu không khí thị trường hiện tại, mặc dù kết quả là khoảng cách lợi suất giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản dự kiến sẽ thu hẹp, nhưng lợi thế chênh lệch giá dài hạn sẽ không dễ dàng bị suy yến.
Bởi vì xét cho cùng, Mỹ vẫn là lực lượng chi phối những biến động của thị trường tiền tệ. Một khi Mỹ thay đổi thái độ đối với việc cắt giảm lãi suất, đồng Yên Nhật sẽ gặp nhiều trở ngại trên con đường đảo ngược đà suy giảm của mình.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY FX:USDJPY tiếp tục phục hồi sau khi nhận hỗ trợ từ mức 151.875 và tạm thời mức phục hồi đang bị giới hạn bởi điểm kỹ thuật 154.734.
Điều đáng chú ý là nếu USD/JPY phá vỡ được mức 154.734 nó sẽ có xu hướng tiến đến mức Fibonacci thoái lui 0.236% bởi Chỉ số sức mạnh tương đối đáng bị bẻ cong hướng lên từ khu vực quá bán, cho thấy dư địa tăng giá là rất rộng.
Hiện tại thì xu hướng của USD/JPY vẫn được chú ý bởi kênh giá xu hướng (b) và áp lực dài hạn được chú ý bởi EMA21. Nếu nó bị bán xuống dưới mức Fibonacci 0.382% mức mục tiêu tiếp theo sẽ vào hoảng 151.875.
Như vậy, mức 154.734 sẽ là điểm kỹ thuật quan trọng cho xu hướng giảm của USD/JPY trong ngắn hạn vì vậy các mức bảo vệ vị thế mở bán nên được đặt phía sau mức kỹ thuật này. Trong ngày xu hướng của USD/JPY sẽ được chú ý lại bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 153.865 – 151.875
Kháng cự: 154.734 – 156.850
@BestSC
USD/JPY phục hồi, nhưng điều kiện kỹ thuật lại nghiêng về giảmHôm thứ Năm (18/7), Mỹ công bố số liệu cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước đã tăng 20.000 lên 243.000, cao hơn ước tính của các nhà kinh tế là 230.000 người, nhưng do yếu tố mùa vụ, điều này không có nghĩa là thị trường lao động sẽ có sự thay đổi đáng kể.
Sự can thiệp bất ngờ của Ngân hàng Nhật Bản trong tuần này khiến các nhà giao dịch phải cảnh giác. Quan trọng hơn, việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9 gần như đã được định giá và tiêu hóa hoàn toàn, đồng thời chênh lệch lãi suất dự kiến sẽ thu hẹp, điều này có thể bắt đầu thay đổi xu hướng giao dịch vốn đã phổ biến trước đây đối với USD/JPY.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi USD/JPY FX:USDJPY phá vỡ dưới kênh giá (a), hầu như nó đã có đủ các điều kiện cho khả năng giảm giá với áp lực gần nhất tại mức kháng cự ngang 158.800 hợp lưu với cạnh dưới kênh giá (a).
Mặt khác thì USD/JPY cũng có kháng cự chính tại mức trung bình động 21 ngày (EMA21).
Mặc dù USD/JPY đã phục hồi tăng lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% nhưng xét trên biểu đồ tổng thể thì nó vẫn chưa đủ điều kiện tăng giá với khả năng cho một chu kỳ giảm mới có thể sẽ xảy ra một khi USD/JPY giảm xuống dưới Fibonacci 0.236% thêm một lần nữa, mức mục tiêu sau đó được chú ý tại điểm 153.685 điểm giá của Fibonacci 0.382%.
Miễn là USD/JPY vẫn giữ hoạt động giá dưới mức trung bình động 21 ngày (EMA21) thì triển vọng về mặt kỹ thuật vẫn sẽ nghiêng về các trường hợp giảm giá. Và các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 157.224 – 156.850
Kháng cự: 158.800
@BestSC
GBP/USD tăng lên trên mức 1.3 trong năm nay, lạm phát ở 2%Trong phiên giao dịch thứ Tư (17 tháng 7), GBP/USD OANDA:GBPUSD lần đầu tiên tăng trên mốc 1,3 trong năm do các nhà đầu tư hy vọng rằng chính phủ Lao động mới được bầu sẽ đưa ra các chính sách có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới và giữ vững ổn định chính trị.
Dữ liệu được công bố cùng ngày (thứ Tư, ngày 17 tháng 7) cho thấy lạm phát ở Anh vẫn ở mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh trong tháng thứ 2 liên tiếp.
Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát làm giảm nhẹ mức đặt cược của thị trường vào việc ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất vào tháng 8 do tính ổn định của dữ liệu dịch vụ chính. Một quốc gia có kỳ vọng lãi suất cao hơn sẽ có xu hướng làm tăng sức hấp dẫn của đồng tiền của quốc gia phát hành đồng tiền ấy.
Điều rõ ràng là đồng Bảng đã được thúc đẩy mạnh mẽ bởi chiến thắng vang dội gần đây của Đảng Lao động tại quốc hội Anh.
Đồng bảng Anh là đồng tiền G10 duy nhất vượt trội so với đồng USD từ đầu năm đến nay. Để có thêm nhiều thông tin về đồng Bảng bạn đọc có thể xem lại xuất bản số ra trước dưới đây.
Trên biểu đồ hàng ngày OANDA:GBPUSD , sau khi điều chỉnh và giữ hoạt động giá trên mức Fibonacci mở rộng 0.618% thì GBP/USD đã phục hồi và tiếp tục tăng giá sau khi phá vỡ trên mức kỹ thuật 1.29959.
Trước mắt, mức mục tiêu sẽ được chú ý tại mức Fibonacci mở rộng 0.786%, điểm giá 1.30519 và đây cũng là mức kháng cự gần nhất hiện tại. Một khi GBP/USD vượt qua được mức Fibonacci 0.786% nó hoàn toàn đủ khả năng để tiếp tục tăng giá với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 1.31411 trong ngắn hạn, nhiều hơn tại 1.31712.
Trong ngắn hạn, xu hướng tăng của GBP/USD vẫn sẽ được ưu tiên nhưng việc Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hoạt động ở trên khu vực quá mua cho thấy dư địa tăng sẽ cần phải có những đợt điều chỉnh giảm trước khi tiếp tục xu hướng.
Với trường hợp điều chỉnh, GBP/USD được chú ý với mục tiêu tại mức 1.29959 và mức 1.29582.
Xu hướng tăng của GBP/USD với các trường hợp điều chỉnh sẽ được chú ý lại bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.29959 – 1,29582
Kháng cự: 1.30519
@BestSC
3 yếu tố chính thúc đẩy GBP/USD tiếp tục triển vọng tăngKể từ đầu năm nay, đồng bảng Anh đã là một trong những loại tiền tệ hoạt động tốt nhất. Có 3 yếu tố đang thúc đẩy sức mạnh của đồng bảng Anh và những yếu tố này có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng giá lên đồng bảng Anh trong trung hạn.
1. Chênh lệch lãi suất
Chênh lệch lãi suất là động lực cơ bản chính của tiền tệ và hiện có tác động tích cực đối với GBP.
Lãi suất thực tế ở Anh là 3,25%, so với 2,5% ở Mỹ . Lãi suất thực tế tăng ở Anh so với Mỹ hiện đang thúc đẩy sức mạnh của GBP/USD và điều này có thể sẽ còn mạnh hơn nữa.
Hiện tại, xác suất Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 9 là 90% và thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hơn 2 lần trong năm nay. Để so sánh, xác suất Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất trong tháng 8 là 57% và thị trường kỳ vọng Anh sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn 2 lần trong năm nay.
2. Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Triển vọng tăng trưởng của Vương quốc Anh đã được cải thiện trong những tuần gần đây. Sau khi tăng trưởng GDP không thay đổi trong tháng 4, tăng trưởng GDP trong tháng 5 là 0,4%, đi ngược lại với dự báo tăng trưởng 0,2%.
Nó cũng làm giảm khả năng Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất, vì việc Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất đồng thời nâng cao dự kiến GDP, CPI là trường hợp khó có thể xảy ra.
Ngân hàng Anh có thể đợi cho đến khi có ngân sách đầu tiên của chính phủ mới trước khi cắt giảm lãi suất, điều này cũng có thể mang lại lợi ích cho đồng bảng Anh, đặc biệt khi lãi suất cao dường như không cản trở sự phục hồi liên tục của Vương quốc Anh từ năm ngoái, khi nền kinh tế bước vào suy thoái.
3. Rủi ro chính trị
Rủi ro chính trị đã hạn chế sự tăng giá của đồng bảng Anh trong những năm gần đây có khả năng giảm khi chính phủ Đảng Lao động ban hành các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với EU.
Điều này sẽ không thúc đẩy đồng bảng Anh trong thời gian ngắn và tác động của nó đối với đồng tiền rất khó dự kiến.
Tuy nhiên, hiện tại Anh có vẻ ổn định về mặt chính trị, đặc biệt là so với Pháp và Mỹ, đồng bảng Anh có thể sẽ thu hút các quỹ "trú ẩn an toàn" trong những tháng tới.
Phân tích triển vọng kỹ thuật GBP/USD OANDA:GBPUSD
Tạm thời, đà tăng giá của GBP/USD đang bị hạn chế bởi cạnh trên của kênh giá (a) và mức kỹ thuật 1.29959 nhưng về bức tranh tổng thể thì GBP/USD không có yếu tố kỹ thuật nào mang lại áp lực.
Tuy nhiên thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang gấp khúc khi đạt mức quá mua cho thấy dư địa tăng không còn mạnh mẽ và có thể GBP/USD sẽ phải đối mặt với một số đợt điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến xu hướng tăng chính.
Trong ngắn hạn, mức hỗ trợ gần nhất tại điểm Fibonacci mở rộng 0.618%, mà nếu GBP/USD giảm xuống dưới mức này nó sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm để kiểm tra điểm giá 1.28924 trong ngắn hạn.
Mặt khác, một khi GBP/USD phá vỡ được mức kháng cự 1.29959 nó sẽ có đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng giá mới với mức mục tiêu sau đó tại 1.30519 điểm giá của Fibonacci mở rộng 0.786%.
Trong ngày, triển vọng tăng giá của GBP/USD không thay đổi với trường hợp điều chỉnh sẽ được chú ý bởi các điểm giá như sau.
Hỗ trợ: 1.29582 – 1.28924
Kháng cự: 1.29959 – 1.30519
@BestSC
Lợi dụng dữ liệu Mỹ, BOJ can thiệp, USD/JPY điều chỉnh giảm mạnhLợi dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yếu của Mỹ hôm thứ Năm để đẩy đồng Dollar Mỹ xuống giá trên thị trường ngoại hối, chính quyền Nhật Bản đã can thiệp, khiến đồng USD/JPY giảm mạnh.
Số tiền can thiệp của chính quyền Nhật Bản ngày hôm đó lên tới 3,57 nghìn tỷ yên (22,43 tỷ USD), chưa đầy 3 tháng kể từ lần can thiệp cuối cùng.
Động thái hôm thứ Sáu của tỷ giá USD/JPY có thể là kết quả của việc tiếp tục can thiệp. Có vẻ như Ngân hàng Nhật Bản sẽ tận dụng các cơ hội tốt tùy từng thời điểm (ví dụ khi dữ liệu kinh tế lớn của Mỹ được công bố và thị trường lợi dụng xu hướng đồng Dollar giảm giá) để tiến hành can thiệp bất ngờ nhằm đạt được mục tiêu nhanh chóng, kết quả chính xác và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, để thay đổi thực chất xu hướng của đồng Yên, vẫn phụ thuộc vào việc Ngân hàng Nhật Bản có thể kiên quyết thực hiện một số biện pháp lớn hay không, như ngừng mua trái phiếu hay tăng đáng kể lãi suất tại cuộc họp lãi suất vào cuối tháng 7, có thể đảo ngược hoàn toàn xu hướng giảm của đồng yên. Nếu chính quyền Nhật Bản vẫn thận trọng trước những vấn đề lớn nêu trên, đồng Yên sẽ khó phục hồi trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù FX:USDJPY đã giảm điều chỉnh đáng kể nhưng nó vẫn chưa đủ hoàn toàn điều kiện về mặt kỹ thuật cho một xu hướng giảm giá.
Cụ thế, đà giảm của USD/JPY đã bị hạn chế bởi mức kỹ thuật 157.224 và Fibonacci mở rộng 0.382%; mặt khác thì Chỉ số sức mạnh tương đối chưa đạt được mức quá bán nhưng đang bị bé cong hướng lên, cho thấy động lực giảm và dư địa giảm giá không còn quá nhiều.
Tuy nhiên thì việc giảm xuống dưới EMA21 cũng tạo ra áp lực đối với khả năng tăng giá, trong khi đó thì mức kháng cự gần nhất được chú ý tại mức Fibonacci 0.50% hợp lưu với cạnh dưới kênh giá (a). Nếu USD/JPY có thể phục hồi lên trên Fibonacci 0.50% nó sẽ có triển vọng phục hồi tăng tiếp đến khu vực của EMA21.
Miễn là USD/JPY không bị bán xuống dưới mức 157 thì nó vẫn có khả năng tăng giá về mặt kỹ thuật, trong trường hợp bị bán xuống dưới 157 nó sẽ có xu hướng giảm nhiều hơn với mức 155 làm mục tiêu tiếp theo, vì vậy điểm bảo vệ vị thế mở mua nên được đặt phía sau mức 157.
Trong thời gian tới, xu hướng kỹ thuật của USD/JPY vẫn cung cấp khả năng tăng với các điểm kỹ thuật đáng chú ý được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 157.224 – 157.209 – 157
Kháng cự: 158.616 – 160.204
@BestSC
USD/JPY biến động nhẹ, ổn định xung quanh mức 161Tỷ giá USD/JPY FX:USDJPY biến động và tăng, giao dịch trên mức 161 trong suốt phiên giao dịch ngày hôm nay, thứ 3 ngày 9 tháng 7.
Ngân hàng Nhật Bản dường như sẽ thu hẹp lại chương trình mua trái phiếu vào cuối tháng. Bản tóm tắt ý kiến thị trường mới nhất do Ngân hàng Nhật Bản công bố hôm nay đã nhấn mạnh sự đồng thuận ngày càng tăng giữa những người tham gia thị trường trái phiếu rằng việc giảm chương trình mua trái phiếu của ngân hàng trung ương là cần thiết.
Trong khi Ngân hàng Nhật Bản hiện đang mua trái phiếu trị giá khoảng 6 nghìn tỷ yên mỗi tháng. Việc giảm chương trình mua trái phiếu sẽ làm tăng lãi suất ở Nhật Bản và giúp Ngân hàng Nhật Bản bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Theo dự báo thị trường tiền tệ mới nhất, xác suất Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất thêm 10 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 31/7 là khoảng 60%. Nếu Ngân hàng Nhật Bản không thay đổi, hoàn toàn có khả năng lãi suất sẽ được nâng tại cuộc họp ngày 20/9 và sẽ có đợt tăng lãi suất thứ 2 vào ngày 19/12.
USD/JPY hiện đang dao động dưới mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Trong khi đồng yên Nhật vẫn yếu, hành động giá gần đây của USD/JPY cũng được thúc đẩy bởi đồng Dollar Mỹ.
Chỉ số Dollar Mỹ (Dxy) tiếp tục thiết lập các mức thấp cao hơn chưa từng thấy kể từ cuối năm ngoái và tiếp tục tăng cao hơn, mặc dù việc không thể tạo ra các mức cao mới cao hơn trong thời gian ngắn có thể hạn chế đà tăng thêm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell sẽ điều trần trước Quốc hội vào hôm nay và ngày mai, và các nhà lập pháp có thể sẽ chất vấn Powell về chính sách hiện tại của Fed là duy trì lãi suất cao.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi điều chỉnh USD/JPY FX:USDJPY tăng trở lại từ mức Fibonacci mở rộng 0.618% để duy trì xu hướng tăng giá từ kênh giá (a).
Xét trên biểu đồ kỹ thuật tổng thể, USD/JPY vẫn tiếp tục triển vọng chính là tăng giá với đầy đủ các yếu tố hỗ trợ từ kênh giá (a), đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và mức Fibonacci 0.618% làm hỗ trợ gần nhất trong ngắn hạn.
Trong thời gian tới, xu hướng của USD/JPY không có thay đổi, miễn là vẫn hoạt động trên mức Fibonacci 0.618% thì nó vẫn có triển vọng tăng trong ngắn hạn và xu hướng chính từ kênh giá (a) làm xu hướng trong dài hạn.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 160.204 – 159.852
Kháng cự: 161.951 – 162.464
@BestSC
Điều chỉnh bị giới hạn, USD/JPY tăng trở lại từ mức Fib0.618%Vào thứ Sáu (5/7), dữ liệu từ Bộ Lao động Hoa Kỳ cho thấy việc làm phi nông nghiệp của Hoa Kỳ đã tăng thêm 206.000 việc làm trong tháng 6. Dữ liệu tháng 5 đã được điều chỉnh giảm mạnh để cho thấy mức tăng 218.000 việc làm, so với giá trị trước đó là 272.000.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,1% trong tháng 6, cao hơn một chút so với kỳ vọng 4,0%. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hôm thứ Sáu cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại một chút trong tháng 6 trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Xét về mặt dữ liệu thì nó không có lợi cho đồng USD và điều này tạo ra một số áp lực đối với USD/JPY. nhưng bức tranh chung thì USD/JPY vẫn có xu hướng tăng về mặt cơ bản bởi chênh lệch lãi suất giữa Fed và BOJ vẫn là rất rộng lớn.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi USD/JPY FX:USDJPY điều chỉnh kể từ khi kiểm tra cạnh trên kênh giá (a) thì mức điều chỉnh cũng nhận được hỗ trợ từ mức Fibonacci mở rộng 0.618% chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước.
Mức Fibonacci 0.618% đóng vai trò là hỗ trợ trong ngắn hạn, trong khi đó thì đường trung bình động EMA21 và kênh giá xu hướng (a) làm các hỗ trợ chính và cũng là xu hướng chính của USD/JPY.
Trong ngắn hạn, miễn là USD/JPY vẫn ở trên mức Fibonacci 0.618% thì nó vẫn sẽ được hỗ trợ và khả năng điều chỉnh giảm vẫn sẽ bị hạn chế và mức mục tiêu trong thời gian tới hướng đến mức Fibonacci 0.786%.
Trong trường hợp USD/JPY giảm xuống dưới 160.204 nó có điều kiện để điều chỉnh hơn một chút với mức EMA21 và Fibonacci 0.50% làm mục tiêu. Tuy nhiên, trong ngày xu hướng tăng của USD/JPY vẫn sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 160.204 – 159.896
Kháng cự: 161.951 – 162.464
@BestSC
USD/JPY gần đạt mức cao nhất 40 năm, dư địa tăng tạm giới hạnTỷ giá USD/JPY FX:USDJPY đã gần đạt mức cao nhất trong 40 năm. Tuy nhiên, USD/JPY giảm nhẹ trong ngày giao dịch mà thị trường Hoa Kỳ sẽ đóng cửa sớm bởi ảnh hưởng từ kỳ nghỉ lễ Độc lập.
Vào tháng 5, khi tỷ giá USD/JPY tăng vọt lên mức hiện tại, chính quyền Tokyo đã can thiệp để hỗ trợ đồng yên. Tuy nhiên, cho đến nay không có dấu hiệu lặp lại, chính phủ Nhật Bản có thể ít can thiệp hơn.
Tất nhiên, chênh lệch lãi suất vẫn có lợi cho đồng Dollar Mỹ và trên thực tế, điều này có lợi cho USD/JPY.
Vào tháng 3, Ngân hàng Nhật Bản đã thận trọng thoát khỏi chính sách lãi suất 0% kéo dài hàng thập kỷ. Tuy nhiên, đồng yên sẽ không có mức giá thực sự cạnh tranh so với các loại tiền tệ lớn khác.
Bức tranh vơ bản cho thấy các yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục ủng hộ đồng Dollar Mỹ trong một thời gian, và tỷ giá USD/JPY vẫn có xu hướng tăng về mặt cơ bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY FX:USDJPY điều chỉnh giảm nhẹ sau khi tiếp cận cạnh trên của kênh giá (a) và Chỉ số sức mạnh tương đối bị bẻ cong hướng xuống cho thấy dư địa tăng giá bị hạn chế, thay vào đó là những đợt điều chỉnh khi mà USD/JPY đã có một thời gian dài tăng giá.
Tuy USD/JPY đang điều chỉnh nhưng nhìn chung về mặt kỹ thuật thì nó vẫn có xu hướng tăng giá với các hỗ trợ từ mức Fibonacci mở rộng 0.618%, đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và kênh giá xu hướng (a).
Miễn là USD/JPY vẫn hoạt động giá trên EMA21 thì triển vọng của nó trong thời gian tới vẫn sẽ là tăng giá.
Trong ngắn hạn, xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý lại bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 160.204 – 159.849
Kháng cự: 162.464
@BestSC
EUR/USD giảm từ EMA21, xu hướng giảm cơ bản và kỹ thuậtVăn phòng Thống kê Đức cho biết CPI chung của Đức trong tháng 6 đã giảm 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức đồng thuận của thị trường là 2,3%. Trước đó, số liệu so với tháng trước vẫn ở mức 0,1% trong tháng thứ 2 liên tiếp, thấp hơn kỳ vọng tăng lên 0,2%.
Lạm phát giảm ở Đức sẽ làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa vào tháng 9. Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ tổ chức các nghị quyết về lãi suất vào ngày 18 tháng 7 và ngày 12 tháng 9.
Trên thực tế, mặc dù lạm phát đang giảm nhưng chắc chắn các thành viên của Hội đồng Điều hành ECB sẽ thận trọng về tốc độ cắt giảm lãi suất.
Việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 dường như còn quá sớm đối với ECB, nơi các nhà kinh tế cũng sẽ đưa ra dự báo mới vào tháng 9. Dự báo lạm phát yếu hơn sẽ tạo cơ hội cho Hội đồng quản trị ECB cắt giảm lãi suất một lần nữa.
Nhìn chung, việc lạm phát tiếp tục thu hẹp là một yếu tố áp lực tiêu cực đối với đồng euro, trong khi mà chưa có hành động nào cụ thể từ Fed khiến usd vẫn còn rất mạnh.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD OANDA:EURUSD đã giảm đáng kể sau khi kiểm tra mức trung bình động 21 ngày (EMA21) và hiện tại mức giảm đang hướng đến khu vực của mức Fibonacci 0.618%.
Mức Fibonacci 0.618% cũng được chú ý là mức hỗ trợ gần nhất hiện tại, một khi EUR/USD giảm xuống dưới mức này nó sẽ có xu hướng tiếp tục giảm với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 1.06954 trong ngắn hạn và nhiều hơn nữa là mức Fibonacci 0.786%.
Xu hướng của EUR/USD là giảm giá với kênh giá (a), cùng với đó là Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang bị bẻ cong hướng xuống và còn rất xa mức quá bán cho thấy dư địa giảm giá vẫn còn khả nhiều.
Trong ngày, xu hướng giảm của EUR/USD sẽ được chú ý bởi các mức như sau.
Hỗ trợ: 1.07216 - 1.06954
Kháng cự: 1.07216
@BestSC
USD/JPY tiếp tục tăng, có rất ít khả năng Nhật Bản lại can thiệpĐồng yên Nhật gần đây đã giảm xuống dưới mức quan trọng là 160 ( FX:USDJPY ), một sự kiện đã thu hút sự chú ý rộng rãi của thị trường. Kể từ đầu năm nay, đồng yên đã giảm 12% so với đồng Dollar Mỹ, mức giảm đặc biệt nổi bật ở các loại tiền tệ chính.
Có nhiều lý do giải thích cho điều này, nổi bật nhất là sự chênh lệch lãi suất lớn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngoài ra, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Ngân hàng Nhật Bản cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự mất giá của đồng Yên.
Đối mặt với việc đồng yên tiếp tục mất giá, chính quyền Nhật Bản không ngồi yên. Vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm nay, chính quyền Nhật Bản đã chi 9,79 nghìn tỷ yên để can thiệp, điều này từng đẩy đồng yên tăng 5% từ mức thấp nhất trong 34 năm. Tuy nhiên, tác động của sự can thiệp dường như không kéo dài và đồng yên nhanh chóng quay trở lại xu hướng giảm giá. Mặc dù nguy cơ can thiệp gia tăng, chính quyền Nhật Bản có thể cần thêm tín hiệu thị trường trước khi hành động trở lại, vì vậy trong thời gian tới có ít khả năng Nhật Bản sẽ lại can thiệp. Nhìn vào lịch sử thì Nhật Bản đã phải đợi “rất lâu” để có lần can thiệp gần nhất không đáng kể.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, sức mạnh của đồng Dollar Mỹ đã trở thành một động lực chính khác khiến đồng yên mất giá. Đồng Dollar Mỹ giữ gần mức cao nhất trong 8 tuần so với rổ tiền tệ, được hỗ trợ bởi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Những lập luận về lãi suất cao trong thời gian dài hơn của Fed đã làm tăng sức hấp dẫn của đồng Dollar Mỹ.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi vượt qua mức 160.209 thì FX:USDJPY có điều kiện để tiếp tục tăng giá hướng đến các mục tiêu cao hơn với mức Fibonacci mở rộng theo xu hướng 0.786% là kháng cự gần nhất hiện tại.
Xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý bởi hỗ trợ chính từ đường trung bình động EMA21, và xu hướng chính từ kênh giá (a). Miễn là USD/JPY vẫn ở trong kênh giá (a) thì nó vẫn sẽ có triển vọng kỹ thuật là tăng giá trong thời gian tới.
Tuy xu hướng và các điều kiện đều đang hoàn toàn nghiêng về khả năng tăng giá nhưng Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đã đạt mức quá mua và có dấu hiệu bị bẻ cong đi xuống, điều này cho thấy dư địa tăng giá không còn quá nhiều mà thay vào đó là các trường hợp điều chỉnh giảm ngắn hạn.
Trong ngắn hạn, khu vực 158.870 – 160.204 là khu vực hỗ trơ gần nhất hiện tại, nếu mức Fibonacci 0.618% bị phá vỡ dưới USD/JPY có thể sẽ điều chỉnh nhiều hơn với mục tiêu sau đó vào khoảng 158.616 nhưng cũng không làm thay đổi xu hướng tăng chính.
Xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý lại với các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 160.204 – 159.870
Kháng cự: 162.464
@BestSC
Euro có nhiều rủi ro, xu hướng EUR/USD có các điều kiện giảmEUR/USD OANDA:EURUSD nhìn chung vẫn đang đi ngang khi mà nguy cơ xảy ra các sự kiện chính trị trong cuộc bầu cử ở Pháp ảnh hưởng đến xu hướng của đồng euro. Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất của Pháp xác nhận những thay đổi lớn gần đây trong bối cảnh chính trị Pháp, với việc đảng cực hữu của Marine Le Pen đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc bầu cử lập pháp.
Đảng của Marine Le Pen dẫn đầu trong ba cuộc đua
Đảng Rally quốc gia (RN) của Marine Le Pen dẫn đầu cuộc bầu cử quốc hội Pháp, về nhất, theo một cuộc thăm dò gần đây của Toluna Harris Interactive. Đảng này nhận được ước tính 33% phiếu bầu trong vòng đầu tiên của việc bỏ phiếu. Con số này không thay đổi so với cuộc khảo sát trước đó. Cuộc khảo sát được công bố hôm thứ Hai đã khảo sát trực tuyến 2.325 người lớn trong khoảng thời gian từ ngày 21 đến 24 tháng Sáu.
Tỷ lệ ủng hộ dành cho liên minh cánh tả NFP tăng nhẹ, tăng 1% lên 27%, trong khi tỷ lệ ủng hộ dành cho đảng của Tổng thống Macron giảm 1% xuống 20%. Theo những dự đoán này, Đảng Tập hợp Quốc gia (RN) có thể giành được từ 215 đến 245 ghế trong quốc hội, trong khi liên minh do Eric Jyoti lãnh đạo có thể giành được từ 15 đến 30 ghế.
Liên minh cánh tả NFP dự kiến sẽ giành được 150 đến 180 ghế, trong khi đảng của Macron có thể giành được 85 đến 130 ghế. Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ giành được 30 đến 50 ghế trong Quốc hội.
Cuộc thăm dò xác nhận một sự thay đổi lớn gần đây trong bối cảnh chính trị của Pháp, với việc đảng cực hữu của Marine Le Pen giành được những thắng lợi đáng kể trong các cuộc bầu cử lập pháp.
Trong một cuộc thăm dò khác về ý định bỏ phiếu, đảng của Marine Le Pen giành được 36% phiếu bầu, mang lại cho Đảng Đại biểu toàn quốc 220-260 ghế trên tổng số 577 ghế. Cuộc thăm dò đã khảo sát 1.843 cử tri đã đăng ký trong số 2.000 công dân trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 24 tháng Sáu.
Dữ liệu GDP, và PCE của Hoà Kỳ được công bố hôm thứ Sáu là những sự kiện đáng chú ý trong lịch kinh tế, trong đó PCE có tầm quan trọng đáng kể vì nó được coi là thước đo lạm phát yêu thích hàng đầu của Fed.
Lợi suất trái phiếu châu Âu sẽ là tâm điểm chú ý trước vòng bỏ phiếu đầu tiên vào Chủ nhật tại Pháp khi chênh lệch trái phiếu xuất hiện.
Các quốc gia có gánh nặng nợ rủi ro hơn và nặng nề hơn có xu hướng đẩy chi phí đi vay của họ tăng vọt trong thời điểm bất ổn như đã chứng kiến chênh lệch lãi suất 10 năm giữa Pháp và Đức, tăng mạnh lên khoảng 80 điểm cơ bản.
Nếu điều này tiếp diễn quay trở lại, đồng euro có thể chịu áp lực mới vì nó có xu hướng bán tháo khi chênh lệch trái phiếu EU tăng đáng kể.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD vẫn đang hoạt động với xu hướng từ kênh giá (a). Hầu hết các điều kiện kỹ thuật đều đang ủng hộ các khả năng giảm giá khi mà các đợt diều chỉnh tăng đều bị giới hạn bởi cạnh trên kênh giá (a) và mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Trong khi đó, triển vọng cho một chu kỳ giảm mới đối với EUR/USD sẽ được mở ra nếu biểu đồ kỹ thuật của cặp tỷ giá này phá vỡ dưới mức 1.06954 với mức mục tiêu phía sau là mức Fibonacci thoái lui 0.786% nhiều hơn là mức Fibonacci 1%.
Xét trên biều đồ kỹ thuật tổng thể thì xu hướng hiện tại đối với EUR/USD nghiêng về các trường hợp giảm giá miễn là EUR/USD vẫn ở dưới EMA21 thì các đợt tăng giá chỉ nên được coi là điều chỉnh phục hồi trong ngắn hạn. Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 1.06954 – 1.06683
Kháng cự: 1.07216 – 1.07590
@BestSC
USD/JPY tiếp cận mức 160.236, với đầy đủ các hỗ trợHoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong 26 tháng vào tháng 6 theo dữ liệu được công bố vào ngày thứ Sáu tuần trước.
Với nền kinh tế Hoa Kỳ mạnh mẽ và cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang đối với việc cắt giảm lãi suất, trái ngược hoàn toàn với các ngân hàng trung ương lớn khác vốn ôn hòa hơn, cho phép đồng Dollar duy trì tính ổn định và mạnh hơn các loại tiền tệ lớn tương quan khác.
Đồng Dollar so với Yên Nhật vốn dĩ được hưởng lợi thế chênh lệch lãi suất mạnh. Ngoài ra, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuần trước đã bổ sung Nhật Bản vào danh sách theo dõi có thể được coi là quốc gia thao túng tiền tệ . Đây là một cảnh báo ngoại giao chống lại sự can thiệp của BOJ, do đó làm giảm đáng kể khả năng Nhật Bản thực hiện các hành động can thiệp. Giao dịch ngoại hối giảm bớt lo ngại về sự can thiệp của BOJ và sự mất giá của đồng yên sẽ có xu hướng tăng nhanh trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY không thay đổi về xu hướng chính gửi đến bạn đọc xuyên suốt các xuất bản số ra trước với xu hướng tăng chính từ kênh giá (a).
Hiện tại, USD/JPY có đầy đủ các điều kiện về mặt kỹ thuật để tiếp tục tăng giá với hỗ trợ chính từ đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và một xu hướng ngắn hạn từ kênh giá tăng (b).
Mức mục tiêu là đỉnh mọi thời đại chú ý với các bạn trong xuất bản trước đã gần như đạt được tại mức 160.236. Mức kỹ thuật này có thể coi là một kháng cự cho kỳ vọng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn; trong khi đó thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang tiếp cận khu vực quá mua cho thấy dư địa tăng giá không còn nhiều.
Trong ngày, xu hướng của USD/JPY sẽ không thay đổi với xu hướng hoàn toàn nghiêng về các trường hợp tăng giá. Tuy nhiên thì khả năng điều chỉnh vẫn có thể xảy ra nhưng sớm bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 158.011 đóng vai trò là hỗ trợ gần nhất hiện tại. Các mức kỹ thuật cũng sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 158.406 – 158.011
Kháng cự: 160.236
@BestSC
GBP/USD đang có những điều kiện giảm bởi BoE ôn hoàHoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân Anh đã tăng trưởng vào tháng 6 với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, theo báo cáo S&P Global Flash UK PMI mới nhất.
Theo Chris Williamson, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global, sự chậm lại một phần “phản ánh sự không chắc chắn xung quanh môi trường kinh doanh trước thềm cuộc tổng tuyển cử.” Lạm phát của khu vực dịch vụ Anh vẫn ở mức cao “vẫn thể hiện rõ trong cuộc khảo sát, nhưng ít nhất sẽ giảm bớt so với tốc độ 5,7% hiện tại trong những tháng tới.”
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh tiếp tục giảm, được thúc đẩy bởi động thái ôn hòa của Ngân hàng Anh. Thị trường tài chính hiện đang định giá 50/50 khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tiền tệ của BoE vào tháng 8 và tổng cộng chỉ cắt giảm dưới 50 điểm cơ bản trong năm nay.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang có những điều kiện kỹ thuật ủng hộ cho khả năng giảm giá với áp lực từ kênh giá ngắn hạn mới hình thành, kênh giá (b) và việc phá vỡ dưới kênh giá (a) cho thấy xu hướng tăng của GBP/USD đã không còn hoạt động xét về mặt kỹ thuật.
Ngoài ra, GBP/USD cũng đang chịu áp lực từ đường trung bình động 21 ngày (EMA21), cùng với đó là Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống nhưng còn ở khá xa so với khu vực quá bán. Điều này cho thấy dư địa để giảm giá về mặt kỹ thuật đối với GBP/USD là vẫn còn nhiều.
Với hoạt động giá dưới Fibonacci thoái lui 0.618% và trong kênh giá (b) thì GBP/USD dự kiến sẽ giảm thêm trong thời gian tới với mức mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 1.25956 điểm giá của mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Trong ngắn hạn, các điều kiện kỹ thuật nghiêng về khả năng giảm giá với GBP/USD và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 1.25956
Kháng cự: 1.26650 – 1.27400
@BestSC
Xu hướng tăng của GBP/USD bị đe doạ, chú ý đến BoE vào hôm nayTỷ lệ lạm phát của Anh đã giảm xuống mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương lần đầu tiên sau gần 3 năm vào tháng 5.
Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Anh (BoE) vào lúc 18h ngày hôm nay (thứ Năm) theo giờ Hà Nội, sẽ rất quan trọng vì nó sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc định hướng sức mạnh của GBP như thế nào.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD tạm thời xu hướng vẫn được chú ý bởi kênh giá (a) nhưng điều kiện tăng đang gặp khó khăn bởi hoạt động giá đã di chuyển xuống dưới đường trung bình động EMA21.
Cùng với đó thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang bẻ cong hướng xuống mà còn rất ra với khu vực 25% (khu vực quá bán), thông thường một sản phẩm sẽ nhận được hỗ trợ từ vùng quá bán để có những phục hồi nhất định khi đang ở trong giai đoạn giảm giá.
Để GBP/USD có đầy đủ điều kieejn cho một chu kỳ tăng giá mới thì ít nhất nó cần phải di chuyển được lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.786% và ở trên EMA2, sau đó mức mục tiêu có thể hướng đến 1.28606 trong ngắn hạn.
Mặt khác, hợp lưu của Fibonacci thoái lui 0.618% và cạnh dưới kênh giá (a) cũng đang là hỗ trợ gần nhất hiện tại; một khi mức Fibonacci 0.618% bị phá vỡ dưới GBP/USD sẽ có điều kiện để giảm nhiều hơn nữa với mức Fibonacci 0.50% làm mục tiêu trong ngắn hạn.
Trong ngày, xu hướng của GBP/USD là tăng giá với điều kiện chưa đầy đủ sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.26650
Kháng cự: 1.27244 – 1.27639
@BestSC
USD/JPY với xu hướng tăng, điều kiện hướng đỉnh đỉnh thời đạiNgân hàng Nhật Bản cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng họ sẽ bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu, tuy nhiên thì mức giảm vẫn còn hạn chế. Vì vậy, xét về góc độ cơ bản thì điều này không có tác dụng kích thích đồng yên Nhật chút nào. Hiện những giao dịch FX:USDJPY vẫn đang theo dõi những dấu hiệu cho thấy chính quyền Nhật Bản sẽ có biện pháp can thiệp để hỗ trợ đồng yên như thế nào để tiếp tục định giá. Trong khi đó thì đồng USD vẫn sẽ mạnh bởi thị trường đang định giá Fed sẽ chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, và các quan chức Fed đang phát đi các thông điệp Diều hâu về “lãi suất cao trong thời gian dài hơn”.
Về mặt kỹ thuật, cấu trúc tăng giá của FX:USDJPY không có thay đổi so với các xuất bản trước gửi đến các bạn. Tạm thời USD/JPY đang bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 158.011 và một khi USD/JPY duy trì được trên mức này nó sẽ cung cấp điều kiện để USD/JPY tiếp tục tăng giá hướng đến mức đỉnh mọi thời đại.
Về bức tranh tổng thể, USD/JPY vẫn có xu hướng chính là tăng giá vỡi kênh giá (a) được chú ý làm xu hướng chính và đường trung bình động EMA21 làm hỗ trợ trong ngắn hạn. Miễn là USD/JPY vẫn đang được giao dịch với các mức hỗ trợ nói trên thì xu hướng tăng giá sẽ không thay đổi và mỗi lần giảm giá nên chỉ được coi là điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý lại bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 157.224 – 156.657
Kháng cự: 158.011 – 160.236
@BestSC
USD/JPY phục hồi sau 2 phiên điều chỉnh giả, kênh giá (a)Đồng yên đã tăng mạnh vào thứ Ba, phần lớn là do các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo rằng họ đang rất chú ý đến đồng yên. Ngân hàng Nhật Bản sẽ thảo luận về việc giảm tốc độ mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào tuần tới.
Việc Ngân hàng Nhật Bản chuẩn bị giảm nợ sẽ có nghĩa là lãi suất trái phiếu chuẩn của Nhật Bản có thể được đẩy lên trong những tuần tới và có thể xảy ra trước đợt tăng lãi suất vào tháng 7, điều này cuối cùng sẽ đưa lãi suất đồng yên trở lại mức bình thường. Được kích thích bởi tin tức trên, đồng Yên Nhật đã phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên thì USD/JPY vẫn gặp nhiều hạn chế của việc điều chỉnh giảm.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang phục hồi sau khi chịu áp lực giảm trong 2 ngày với xu hướng chính từ kênh giá (a) được giữ vững nên xu hướng kỹ thuật đối với USD/JPY hiện tại vẫn là tăng giá.
Mặc dù USD/JPY đã giảm xuống dưới EMA21 nhưng nếu cặp tỷ giá này quay trở lại được lên trên EMA21 thì triển vọng tăng sẽ quay trở lại rõ ràng hơn về mặt kỹ thuật với mức mục tiêu sau đó được chú ý tại 158.011.
Miễn là USD/JPY vẫn ở trong kênh giá xu hướng (a) thì triển vọng về mặt kỹ thuật đói với USD/JPY vẫn là tăng giá. Trường hợp tiêu cực đối với USD/JPY xảy ra khi kênh giá (a) bị phá vỡ dưới và mức giảm giá có thể được chú ý bởi mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với USD/JPY sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 155.496 – 153.595
Kháng cự: 156.093 – 158.011
@BestSC
Cấu trúc kỹ thuật vẫn nghiêng về tăng giá đối với USD/JPYVào thứ Sáu tuầ trước, Hoa Kỳ thông báo rằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,3% so với tháng trước (tháng 4). Chỉ số giá PCE tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 4, mức tăng tương tự như tháng 3.
Lạm phát của Mỹ có xu hướng đi ngang trong tháng 4 và chi tiêu tiêu dùng yếu, gửi tín hiệu lẫn lộn tới Cục Dự trữ Liên bang và không làm rõ liệu Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.
Dữ liệu cho thấy mức tăng giá có thể duy trì ở mức cao lâu hơn dự kiến, nhưng cũng cho thấy triển vọng chi tiêu tiêu dùng giảm có thể kiểm soát mức tăng giá trong những tháng tới.
Sau khi số liệu được công bố, Dữ liệu FEDWATCH đưa ra khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 6 đến tháng 8 là vẫn rất thấp.
Do đó, đồng Dollar Mỹ vẫn duy trì mức tăng so với đồng yên Nhật dưới sự hỗ trợ của lợi thế lãi suất. Sau khi Ngân hàng Nhật Bản đầu tư mạnh vào can thiệp vào cuối tháng 4, USD/JPY đã nhanh chóng điều chỉnh từ mức 160 xuống 151,85, nhưng kể từ đó nó tiếp tục tăng trở lại và trên mức 157.
Có thể nói, sự can thiệp của Ngân hàng Nhật Bản của Nhật Bản gần như đã thất bại trong việc đảo ngược sự yếu kém của đồng yên.
Ngân hàng Nhật Bản một mặt cần phải tăng lãi suất để ổn định tỷ giá, mặt khác nền kinh tế Nhật Bản không thể hỗ trợ lãi suất tăng nhanh do nhu cầu yêu. Hơn nữa, Hoa Kỳ dự kiến sẽ duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và tỷ giá đồng yên Nhật vẫn gần bằng 0, cho phép đồng yên tiếp tục là đồng tiền bị bán ra phổ biến nhất trên toàn cầu.
Có thể dự đoán rằng cho đến khi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển lớn như châu Âu và Mỹ không có động thái cắt giảm lãi suất, xu hướng yếu kém của đồng Yên sẽ khó có thể thay đổi đáng kể.
Cấu trúc kỹ thuật của FX:USDJPY nhìn chung không có thay đổi nào đáng kể khi xu hướng kỹ thuật vẫn nghiêng về các trường hợp tăng giá, với xu hướng tăng chính được chú ý bởi kênh giá (a) và xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi xu hướng (b).
Mặt khác, USD/JPY cũng được hỗ trợ bởi đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và mức Fibonacci thoái lui 0.236%. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên và cũng chưa đạt được mứ quá mua vì vậy dư địa tăng giá là vẫn còn, mức mục tiêu trong ngày vẫn sẽ được chú ý bởi mức 158.011 gửi đến các bạn trong xuất bản từ tuần trước.
Trong ngày, miễn là USD/JPY vẫn hoạt động trên EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì triển vọng về mặt kỹ thuật đối với cặp tỷ giá này vẫn là tăng giá và các điểm kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 155.729 – 155.496
Kháng cự: 158.011
@BestSC