Vàng tăng hơn 5%, hấp thụ rủi ro từ khủng hoảng leo thangGiá vàng OANDA:XAUUSD đã vượt mốc 2.710USD và đóng cửa hàng tuần ở mức 2.716USD vào thứ Sáu và ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn một năm, do nhu cầu trú ẩn an toàn làm lu mờ sức mạnh của đồng Dollar Mỹ vốn là tương quan trực tiêp đối với giá vàng.
Giá vàng OANDA:XAUUSD đã tăng hơn 5% trong tuần này, và đây là tuần tăng tốt nhất kể từ khi xung đột ở Trung Đông nổ ra vào tháng 10 năm ngoái, khi sự phục hồi do xung đột gây ra đã đẩy giá vàng lên nhiều mức cao kỷ lục.
Giá vàng tăng hơn 173 USD so với mức thấp nhất trong 2 tháng vào thứ Năm tuần trước là 2.536,71 USD, do cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine ngày càng gia tăng.
Vàng nói riêng và kim loại quý nói chung có xu hướng hoạt động tốt trong môi trường căng thẳng địa chính trị, rủi ro kinh tế và lãi suất thấp.
Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất vào tháng 12 đã giảm, với xác suất hiện ở mức 52.7%, giảm mạnh so với mức 82,5% một tuần trước, theo dữ liệu FedWatch của CME Group.
Tuần qua, một số nhà hoạch định chính sách của Fed bày tỏ lo ngại rằng quá trình lạm phát có thể bị đình trệ và ủng hộ sự thận trọng, chỉ có một số người khác nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Đánh giá bức tranh cơ bản hiện tại
Về bức tranh cơ bản hiện tại, trong khi đồng Dollar Mỹ mạnh hơn và kỳ vọng thấp hơn về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ đã gây áp lực lên vàng, thì các yếu tố địa chính trị một lần nữa lại là động lực chính thúc đẩy giá vàng.
Căng thẳng địa chính trị, rủi ro kinh tế và môi trường lãi suất thấp đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng.
Tâm điểm dữ liệu và sự kiện kinh tế tuần tới
Tuần tới, việc công bố dữ liệu quan trọng của Hoa Kỳ (như GDP sơ bộ và PCE cốt lõi) có thể ảnh hưởng đến xu hướng ngắn hạn của giá vàng.
Bất kỳ sự yếu kém nào trong niềm tin của người tiêu dùng hoặc một bản sửa đổi đáng thất vọng đối với GDP quý 3 có thể củng cố kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất. Đồng thời, dữ liệu lạm phát yếu trong Chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi có thể hỗ trợ thêm cho chu kỳ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang, đẩy giá vàng lên cao hơn.
Lịch tin tức kinh tế tuần tới sẽ chịu ảnh hưởng do kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn của Mỹ. Thị trường sẽ chú ý đến chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 11 và doanh số bán nhà mới trong tháng 10 của Hoa Kỳ vào thứ Ba, sau đó là biên bản cuộc họp FOMC.
Vào thứ Tư, Hoa Kỳ sẽ công bố phần còn lại của dữ liệu quan trọng trước kỳ nghỉ lễ, với chỉ số lạm phát PCE cốt lõi tháng 10, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, tiếp theo là doanh số bán nhà đang chờ xử lý trong tháng 10 của Hoa Kỳ.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Vàng đã có tuần tăng vượt bậc với 5 ngày tăng mạnh liên tiếp, và hiện tại vàng có đủ các điều kiện kỹ thuật cho kỳ vọng tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Kênh giá xu hướng (a) kiểm soát xu hướng trong thời gian qua bị phá vỡ cùng hoạt động giá di chuyển lên trên mức trung bình động EMA21 là các yếu tố quan trọng cho kỳ vọng của một chu kỳ tăng mới được mở ra.
Với vị trí hiện tại, vàng có thể tiếp tục tăng giá thêm với mức mục tiêu tại điểm Fibonacci 0.236% trong ngắn hạn, nhiều hơn là các mức 2.750 – 2.760USD đều là các mức kháng cự ngang gần nhất.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng vượt qua mức 50, vốn đóng vai trò là điểm kháng cự thì hiện tại trở thành hỗ trợ về mặt động lực, cùng với đó thì RSI cũng còn ở khá xa khu vực quá mua cho thấy dư địa tăng giá vẫn còn nhiều ở phía trước.
Sử dụng Range Volume Profile thì POC cũng ở khu vực gần mức 2.750USD, điều này cho thấy vàng vẫn còn có thể tăng giá thêm trước khi gặp phải một số áp lực trong khu vực 2.750 – 2.760USD.
Nhìn chung, triển vọng kỹ thuật giá vàng hiện đang nghiêng về các khả năng tăng giá trong thời gian tới cùng các điểm đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 2.700 – 2.697 – 2.684USD
Kháng cự: 2.732 – 2.750 – 2.760USD
Bài viết đến đây là hết, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc