Lo ngại suy giảm kinh tế toàn cầu và dữ liệu sơ bộ cho thấy tồn kho dầu của Mỹ tăng cao hơn dự kiến đã đẩy giá dầu lao dốc trong khoảng 2 USD.
Giá dầu Brent giao tháng 3 giảm 2,06 USD, tương đương 2,3%, xuống mức 86,13 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,49 USD, tương đương 1,8%, xuống mức 80,13 USD/thùng.
Theo Reuters, hoạt động kinh doanh của Mỹ trong tháng 1 giảm tháng thứ bảy liên tiếp, mặc dù mức giảm suy thoái lần đầu tiên được ghi nhận trên cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ kể từ tháng 9-2022 và niềm tin kinh doanh được củng cố khi năm mới bắt đầu.
Giá dầu giảm khi các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy các kho dự trữ dầu thô của nước này đã được bổ sung thêm khoảng 3,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 20-1. Số dự trữ dầu thô này cao gấp ba lần so với dự báo khoảng 1 triệu thùng trong cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters một ngày trước khi API công bố số liệu.
Cũng theo API, tồn kho xăng của Mỹ tăng 620.000 thùng; tồn kho nhiên liệu tăng 2,8 triệu thùng; sản phẩm chưng cất giảm 1,929 triệu thùng.
Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) sẽ được công bố vào ngày hôm nay.
Trong một diễn biến khác, các thành viên của OPEC+ có thể sẽ thông qua chính sách sản lượng dầu hiện tại của nhóm khi nhóm họp vào tuần tới bởi sự cân bằng giữa hy vọng nhu cầu cao hơn của Trung Quốc thúc đẩy giá dầu tăng và những lo ngại về lạm phát và suy giảm kinh tế toàn cầu.
phân tích kỹ thuật trên đồ thị hiện tại giá Dầu đang có dấu hiệu phá vỡ trendline hỗ trợ ngắn hạn để hướng về mức 83-80/thùng
Về mặt vĩ mô các động lực hỗ trợ dầu tăng mạnh có thể sẽ không nhiều, những dấu hiệu phục hồi tăng hiện tại có thể sẽ không phải là yếu tố mang tính định hướng cho giá dầu mà thay vào đó là xu hướng dầu vẫn sẽ chi phối bởi nhu cầu hiện tại đang giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế đang đến gần
Dự báo khả năng giá Dầu sẽ quay lại vùng hỗ trợ dưới 80/thùng và duy trì đi ngang