Dầu thô 28/06: Giá dầu có thể phục hồi bởi báo cáo của EIAGiá dầu trong các phiên gần đây dao động trong một biên độ khá hẹp khi thiếu vắng các tin tức đủ mạnh để có thể đưa dầu phá vỡ vùng đi ngang. Các áp lực vĩ mô từ các nền kinh tế lớn vẫn đang là lo ngại chính gây sức ép bán trên thị trường dầu thô. Tuy nhiên, việc giá dầu WTI đang ở sát vùng hỗ trợ 67 USD/thùng, và cũng là vùng giá tương đối thấp, có thể khiến đà giảm chững lại, nhất là khi rủi ro nguồn cung trong giai đoạn tới vẫn còn tiềm ẩn.
Vào tháng 7, Saudi Arabia sẽ chính thức cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng dầu/ngày, bên cạnh việc duy trì chính sách sản lượng thấp trước đó.
Tác động của việc cắt giảm có thể sẽ bị hạn chế bởi nguồn cung dồi dào từ các khu vực khác. Theo các chuyên gia phân tích từ Reuters, xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc trong tháng 7 đang trên đà tăng lên 800.000 tấn trở lên, cao hơn dự báo hồi tháng 6 ở mức từ 500.000 – 637.000 tấn.
Một phần điều này phản ánh nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc còn yếu, đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các nhà máy. Ngoài ra, xuất khẩu dầu diesel dồi dào cũng cho thấy nguồn cung cấp dầu thô cho hoạt động lọc dầu vẫn đang được đảm bảo ổn định, nhất là khi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu dầu từ Nga. Điều đó hạn chế một số lo ngại về nguồn cung suy yếu, nên giá dầu sẽ không được hỗ trợ quá mạnh khi các thành viên khác của OPEC cắt giảm sản lượng.
Trong ngày hôm nay, giá dầu có thể sẽ được hỗ trợ và lấy lại đà tăng nếu như báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đồng thuận với báo cáo của Viện dầu khí Mỹ (API) vào sáng nay. Nhiều khả năng tồn kho xăng dầu sẽ giảm, do trước đó, Hiệp hội ô tô Hoa Kỳ ước tính 43 triệu người sẽ lái xe 50 dặm trở lên vào kỳ nghỉ lễ độc lập ngày 4/7 sắp tới, cao hơn 4% so với năm 2019. Kỳ vọng tiêu thụ khởi sắc hơn trong dịp Lễ sắp tới tại Mỹ nhiều khả năng sẽ kéo tồn kho suy yếu.
J-OIL
Giá dầu có thể tăng bởi kỳ vọng tiêu thụ mùa cao điểm của MỹGiá dầu mở cửa phiên giao dịch sáng nay với lực mua chiếm ưu thế, và nhiều khả năng đà tăng sẽ tiếp tục trong phiên hôm nay, do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ tích cực trong mùa di chuyển cao điểm tại Mỹ.
Hiệp hội ô tô Hoa Kỳ ước tính 43 triệu người sẽ lái xe 50 dặm trở lên vào kỳ nghỉ lễ độc lập ngày 4/7 sắp tới. Con số này cao hơn 4% so với năm 2019. Các nhà phân tích của Ngân hàng JP Morgan cho biết nhu cầu xăng toàn cầu tăng 365.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, do dữ liệu xăng tăng mạnh của Mỹ, với mức tiêu thụ đạt 9,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc 17/6, mức cao nhất trong 8 tuần.
Một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters với 5 nhà phân tích cho thấy cả tồn kho dầu thô và xăng đều giảm trong tuần tính đến ngày 23/6.
Đối với Trung Quốc, các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào bài phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thiên Tân. Ông đã đưa ra một kịch bản khá lạc quan cho nền kinh tế trong năm nay, tin tưởng rằng đà cải thiện sẽ tốt hơn vào cuối năm và Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Tuy nhiên, việc hứa hẹn thực hiện các biện pháp để thúc đẩy nhu cầu, nhưng không nêu rõ chi tiết, sẽ đem lại sự thất vọng khá lớn cho giới đầu tư. Do đó, đà phục hồi của giá dầu cũng sẽ còn hạn chế.
Các quan điểm trái chiều về bức tranh tiêu thụ cũng đến từ vùng Trung Đông, cũng khiến cho giá dầu khó bứt phá. Saudi Aramco, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Saudi Arabia tin rằng các yếu tố cơ bản của thị trường vẫn “ổn định” trong nửa cuối năm nay do nhu cầu từ các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ sẽ bù đắp sự suy giảm tại các thị trường phát triển.
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành tại Hội nghị Năng lượng châu Á tại Kuala Lumpur có quan điểm trái chiều khi cho rằng nhu cầu xăng dầu và hoá dầu chậm lại trong quý II và công suất nhà máy lọc dầu ngày càng tăng đang gây áp lực cho thị trường.
Dầu thô 26/06: Cóó thể phục hồi trước lo ngại về địa chính trịGiá dầu kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước bằng một cây nến doji, sau khi chạm vùng hỗ trợ 67 USD. Đây có thể là tín hiệu đảo chiều, trong khi một số thông tin căng thẳng về tình hình địa chính trị tại Nga có thể sẽ hỗ trợ giá dầu trong phiên hôm nay. Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế yếu kém tại nước như Mỹ và Châu Âu vẫn sẽ tạo lực cản mạnh cho đà phục hồi.
Cuộc nổi dậy của lính đánh thuê Nga, Wagner, vào cuối tuần qua làm dấy lên lo ngại về bất ổn chính trị ở Nga và do đó, nhiều khả năng sẽ tác động tiềm ẩn đối với nguồn cung dầu, do Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 trên thế giới.
Mặc dù cuộc đụng độ giữa Moscow và nhóm lính Wagner đã được ngăn chặn vào cuối tuần, sau khi nhóm rút khỏi thành phố Rostov, thuộc miền nam nước Nga, theo một thỏa thuận ngăn chặn bước tiến nhanh chóng của đội quân vào thủ đô Nga. Tuy nhiên, thách thức này đã đặt ra câu hỏi về quyền lực của Tổng thống Vladimir Putin và những lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu của Nga.
Nhà phân tích Helima Croft của Ngân hàng RBC Capital Markets cho biết có những lo ngại rằng Putin sẽ tuyên bố thiết quân luật, ngăn công nhân đến các cảng bốc hàng và cơ sở năng lượng lớn, có khả năng làm ngừng xuất khẩu hàng triệu thùng.
Hiện tại, tạm thời các bất ổn này đã được giải quyết, Công ty tư vấn Rystad Energy cho biết giá dầu có thể không gia tăng đáng kể do sự kiện diễn ra trong thời gian khá ngắn. Hơn nữa, lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế tại Mỹ hay châu Âu đều tiêu cực, vẫn là một lực cản lớn tới giá dầu. Tuy nhiên, Rystad tin rằng rủi ro địa chính trị tại Nga đang gia tăng, và dầu thô cũng đang ở vùng giá thấp, nên yếu tố tâm lý có thể hỗ trợ giá dầu.
Dầu thô WTI phục hồi, nhưng cấu trúc giảm kỹ thuật còn duy trìDầu thô Mỹ TVC:USOIL giao dịch quanh mức 70,50USD/ thùng; giá dầu tăng gần 3% vào thứ Năm, đạt mức cao nhất trong một tuần do đồng Dollar Mỹ suy yếu, và hoạt động của Nhà máy lọc dầu thô lớn nhất tại nhà nhập khẩu Trung Quốc đã tăng vọt, thúc đẩy sự lạc quan về nhu cầu trong nửa cuối năm.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau khi một loạt dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát giảm đã giúp bù đắp những lo ngại về việc tăng lãi suất mạnh hơn trong tương lai.
Dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5 khi người tiêu dùng mua nhiều xe cơ giới và vật liệu xây dựng hơn. Một bộ dữ liệu khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu không thay đổi ở mức 262.000 đã điều chỉnh theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 6, cao hơn dự báo của các nhà kinh tế là 249.000.
Ngoài ra, giá nhập khẩu trong tháng 5 đã giảm so với tháng trước và mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái là lớn nhất trong 3 năm.
Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng 0,3% trong tháng 5 do người tiêu dùng mua nhiều xe cơ giới và vật liệu xây dựng hơn, điều này có thể giúp ngăn chặn suy thoái kinh tế nghiêm trọng trong ngắn hạn.
Các dữ liệu khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu được giữ ở mức cao nhất trong hơn 1,5 năm vào tuần trước, nhưng thị trường lao động vẫn còn chặt chẽ.
Sau khi ECB tăng 25 điểm cơ bản đồng USD đã kém hấp dẫn hơn bởi trước đó Fed vừa trải qua một đợt tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6. Chênh lệch lãi suất của Fed và ECB bị thu hẹp khiến đồng USD yếu đi và các loại hàng hoá như dầu hay kim loại vàng, cùng các tiền tệ lớn khác không phải Hoa Kỳ đều được nhận hỗ trợ.
Nhưng có thể đây chỉ là những hỗ trợ trong ngắn hạn bởi nhìn chung thị trường vẫn tập trung vào Fed để có định hướng chính.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày (D1), dầu thô WTI đã phục hồi từ mức Fibonacci thoái lui 0.236% nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ điều kiện để đảo chiều tăng giá một cách rõ ràng khi mà vẫn duy trì hoạt động xunh quanh đường xu hướng giảm (b) và hợp lưu của Fibonacci thoái lui 0.382% cùng đường trung bình động EMA21.
Trường hợp tăng giá tiếp diễn đối với WTI có thể xảy ra khi nó phá vỡ mức kháng cự 71,19USD và miễn là mức này không bị phá vỡ thì WTI còn có khả năng giảm giá trở lại.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang bị bẻ cong hướng xuống là tín hiệu ủng hộ sự suy giảm, và khi WTI quay trở lại hoạt động dưới xu hướng giảm (b) thì mức mục tiêu của WTI tại Fibonacci thoái lui 0.236%.
Triển vọng kỹ thuật đối với dầu thô WTI trong ngày được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 68,28USD
Kháng cự: 71,19USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Giá dầu có thể được hỗ trợ bởi báo cáo tháng 6 của nhóm OPECSau phiên lao dốc mạnh trong ngày hôm qua, giá dầu đang lấy lại sắc xanh và nhiều khả năng, đà phục hồi sẽ tiếp tục do tín hiệu thúc đẩy kinh tế từ Trung Quốc, và tác động từ báo cáo tháng 6 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Vào sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm lãi suất mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày xuống còn 1,9%, từ mức 2%. Điều này sẽ cho phép các ngân hàng có thêm nguồn vốn tạm thời, kích thích tín dụng. Ngoài ra, trong quá khứ, một số hiệu chỉnh lãi suất cơ bản cho vay 1 năm (MLF) của Trung Quốc thường đến sau khi hiệu chỉnh lãi suất mua lại đảo ngược. Do đó, điều này làm tăng kỳ vọng của thị trường rằng ngày 15/06 sắp tới, POBC sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và đây là yếu tố tích cực thúc đẩy đà phục hồi của giá dầu.
Yếu tố thứ hai sẽ là báo cáo thị trường dầu thô tháng 6 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Tháng 5 là thời điểm các nước OPEC bắt đầu tiến hành cắt giảm thêm sản lượng tự nguyện khoảng 1,16 triệu thùng dầu/ngày. Nhiều khả năng báo cáo lần này sẽ cho thấy sản lượng từ OPEC trong tháng 5 sẽ sụt giảm mạnh, chủ yếu là từ Saudi Arabia. Khảo sát hồi đầu tháng từ Reuters cho biết sản lượng OPEC sẽ giảm 460,000 thùng/ngày trong tháng 5 so với tháng trước xuống khoảng 28,01 triệu thùng/ngày. Sản lượng giảm mạnh hơn dự báo sẽ có tác động “bullish” tới giá dầu.
Mặc dù vậy, nếu xét toàn OPEC+, mức hạn ngạch mục tiêu sau cắt giảm tự nguyện vẫn đang lớn hơn khoảng 250,000 thùng/ngày so với sản lượng hồi tháng 4. Điều này là do một số quốc gia Châu Phi vẫn luôn sản xuất dưới mức hạn ngạch rất nhiều. Nên nhìn chung, sản xuất trên thực tế của toàn OPEC+ vẫn không đạt mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, dữ liệu lạm phát tháng 5 của Mỹ công bố vào tối này sẽ có tác động mạnh tới thị trường dầu. Nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, kỳ vọng Fed tạm dừng tăng lãi suất trong các kỳ họp tới được củng cố có thể hỗ trợ giá dầu.
Giá dầu sẽ sớm phục hồi nhờ kỳ vọng Fed ngừng tăng lãi suấtÁp lực bán vẫn tiếp diễn trên thị trường dầu thô trong phiên giao dịch mở cửa sáng nay. Mới đây, Ngân hàng Goldman Sachs đã tiếp tục cắt giảm dự báo giá dầu. Dự báo giá dầu thô tháng 12 của ngân hàng hiện ở mức 86 USD/thùng đối với dầu Brent, giảm từ 95 USD và ở mức 81 USD/thùng đối với dầu WTI, giảm từ 89 USD. Lo ngại xung quanh vấn đề triển vọng nhu cầu tiếp tục gây sức ép tới giá.
Tuy nhiên, vì rủi ro nguồn cung vẫn còn tiềm ẩn, nên những nhà đầu cơ bán khống cũng sẽ thận trọng tại vùng giá dưới 70 USD/thùng đối với dầu WTI. Các quỹ phòng hộ đã thúc đẩy đặt cược tăng giá đối với dầu thô Brent và WTI trong tuần kết thúc vào ngày 6/6, với các vị thế mua ròng đạt mức cao 6 tuần.
Ngoài ra, các yếu tố vĩ mô cũng sẽ chi phối mạnh tới giá dầu trong tuần này, đặc biệt là báo cáo lạm phát của Mỹ vào tối mai và cuộc họp lãi suất sau đó vào đêm ngày 14/06.
Công cụ theo dõi lãi suất Fed Watch của CME Group cho thấy hiện có khoảng 73% ý kiến cho rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp lần này. Nếu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ công bố vào ngày mai cho thấy bằng chứng tiếp tục hạ nhiệt, kỳ vọng về một cuộc “hạ cánh mềm” sẽ có triển vọng hơn và giúp thúc đẩy tâm lý tích cực của các nhà đầu tư.
Tối nay, thị trường tạm thời cũng sẽ vắng bóng các tin tức vĩ mô, nên tâm lý của các nhà đầ tư cũng sẽ thận trọng chờ đợi các thông tin mới.
Dầu thô WTI giảm, tuần này thị trường chung sẽ tập trung vào FedDầu thô Mỹ TVC:USOIL giao dịch quanh mức 69,33 USD/thùng; giá dầu giảm tuần thứ hai liên tiếp vào tuần trước do nhiên liệu Mỹ dự trữ tăng và dữ liệu yếu làm dấy lên nghi ngờ về nhu cầu sự phát triển.
Ả Rập Xê Út cho biết OPEC + đang đối phó với sự không chắc chắn của thị trường
Ả Rập Xê Út và các đồng minh OPEC + đang cố gắng chống lại "sự không chắc chắn và tâm lý" trên thị trường dầu mỏ và nhóm này đang tìm cách giải quyết chúng, bộ trưởng năng lượng Ả Rập Xê Út cho biết hôm Chủ nhật.
OPEC, kỳ vọng thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm do nhu cầu tiếp tục tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặc dù nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng trong thời gian gần đây nhưng nó sẽ là không đủ để che phủ bù đắp những áp lực từ nền kinh tế yếu kém ở Mỹ và châu Âu kết hợp với lãi suất vẫn đang tiếp tục cao hơn. Vì vậy, nhìn chung thì giá dầu về mặt cơ bản có nhiều lý do để giảm giá hơn là việc tăng.
Xác suất Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tuần này là 71,2%
Theo “Fed Watch” của CME, xác suất cuộc họp lãi suất tháng 6 của Fed sẽ giữ nguyên lãi suất là 71,2% và xác suất tăng lãi suất tăng 25 điểm cơ bản là 28,8%; xác suất duy trì lãi suất ở mức hiện tại trong tháng 7 là 30,6%, xác suất tăng lãi suất tích lũy 25 điểm cơ bản là 53,0% và xác suất tăng lãi suất tích lũy là 25 điểm cơ bản, cuối cùng mức tăng 50 điểm cơ bản là 16,4%.
Nhìn chung, giá dầu vẫn sẽ chịu áp lực giảm do lo ngại về tăng trưởng nhu cầu mặc dù Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã mua 3 triệu thùng dầu thô để bổ sung dự trữ chiến lược, và thị trường tập trung vào quyết định của Fed trong tuần này, lãi suất không đổi có thể sẽ ảnh hưởng tạo áp lực đối với giá dầu.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Sau khi kiểm tra lại cạnh dưới kênh giá (a) vào tuần trước, dầu thô WTI đã tiếp tục giảm xuống khi không thể giữ được hoạt động giá trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% hiện tại nó đang hướng đến mức tiếp theo tại Fibonacci 0.236%.
Như đã gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước thì triển vọng tăng giá về mặt kỹ thuật đối với dầu thô WTI là rất khó khăn với nhiều cản trở với các mức kháng cự quan trọng.
Hiện tại, mức giảm hướng đến mức hỗ trợ tại Fibonacci thoái lui 0.236% và nếu mức này bị phá vỡ dưới, dầu thô WTI có triển vọng giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu có thể kiểm tra lại mức đáy của năm nay được thành lập hồi tháng 4.
Ngay cả khi dầu thô WTI giữ được hoạt động giá trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì triển vọng tăng vẫn có rất nhiều cản trở với xu hướng giảm ngắn hạn (b) hợp lưu với mức Fibonacci 0.382% làm khu vực áp lực chính.
Triển vọng kỹ thuật đối với dầu thô trong thời gian hiệnn tại là giảm giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 68,28USD
Kháng cự: 71,19 – 71,71USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Giá dầu có thể tiếp tục phục hồi bởi kỳ vọng từ Trung QuốcGiá dầu mở cửa phiên giao dịch hôm nay với lực mua và bán tương đối giằng co. Thị trường hiện cũng thiếu vắng các chất xúc tác mới, nhưng những lo ngại về tình trạng thâm hụt nguồn cung trong giai đoạn cuối năm sẽ ngăn cản đà giảm sâu của giá dầu. Thị trường vẫn sẽ hướng sự tập trung vào nền kinh tế Trung Quốc, yếu tố then chốt có thể thúc đẩy giá.
Vào hôm qua, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn là yếu tố quan trọng nhất với thị trường dầu mỏ. Trong số hơn 2 triệu thùng tăng trưởng mỗi ngày về nhu cầu tiêu thụ dự kiến trong năm nay, IEA cho biết 60% sẽ đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức độ hồi phục của quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới trong giai đoạn qua vẫn chưa đủ sức thuyết phục nhằm hỗ trợ giá dầu. Do đó, nếu Trung Quốc có thêm các biện pháp kích thích kinh tế, tâm lý các nhà đầu tư có thể được cải thiện và thúc đẩy giá dầu.
Sau lời kêu gọi của chính quyền Trung Quốc hồi đầu tháng này yêu cầu các ngân hàng lớn nhất nước này cắt giảm lãi suất huy động, vào sáng nay, các ngân hàng đã hạ lãi suất đối với một loạt các sản phẩm tiền gửi. Ngoài ra, một số nhà kinh tế dự đoán Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng trong những tháng tới. Điều này được kỳ vọng sẽ kích thích đầu tư, tiêu dùng trở lại.
Ngoài ra, dữ liệu lao động về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ vào tối nay cũng sẽ phản ánh một phần sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ. Nếu số đơn gia tăng cao hơn kỳ vọng, giá dầu vẫn sẽ đối diện với áp lực.
Giá dầu có thể gặp sức ép bởi dữ liệu thương mại của Trung QuốcGiá dầu mở cửa tiếp nối đà giảm trong phiên giao dịch sáng nay và nhiều khả năng sẽ tiếp tục gặp áp lực khi dữ liệu xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 yếu kém.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 5 giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức âm sau 3 tháng tăng trưởng dương, giảm 7,5% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với dự báo tăng 8,0% của các nhà kinh tế.
Dữ liệu này cho thấy nền Trung Quốc vẫn đang loay hoay với bài toán thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nội địa, trong khi xuất khẩu giảm phản ánh nhu cầu tại nhiều nền kinh tế nhập khẩu hàng của Trung Quốc kém sắc. Triển vọng tiêu cực này nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây áp lực tới giá dầu.
Mặc dù dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 5 tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 10,79 triệu thùng/ngày và cao hơn 17,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, Trung Quốc thường nhập khẩu lượng lớn dầu thô giá rẻ từ Nga, và dòng chảy xuất khẩu của Nga vẫn chưa cho thấy dấu hiệu cắt giảm sản lượng. Xuất khẩu dầu Nga sang Trung Quốc bằng đường biển tăng nhẹ 20,000 thùng/ngày lên 1,15 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 4/6 so với tuần trước đó.
Điều này khiến cho mức độ cạnh tranh đối với nguồn dầu tại Trung Đông sẽ giảm bớt khi các quốc gia OPEC cắt giảm sản lượng.
Ngoài ra, nếu báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tối nay cho thấy tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất của Mỹ tăng trong tuần kết thúc ngày 4/6 như dữ liệu từ Viện dầu khí Mỹ (API) công bố vào tối nay, giá dầu cũng sẽ đối diện với áp lực.
Động lực tăng của giá dầu do cắt giảm sản lượng có thể đến trễTác động tâm lý từ thông báo cắt giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia là chưa đủ để hỗ trợ mạnh cho giá dầu. Giá dầu vẫn đón nhận lực bán chiếm ưu thế trong phiên sáng nay, trong bối cảnh thị trường tập trung nhiều hơn về phía triển vọng nhu cầu.
Nền kinh tế Trung Quốc, động lực chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá dầu vẫn đang cho thấy sức sản xuất yếu. Trong khi lo ngại suy thoái tại Mỹ vẫn cản trở đà tăng của giá dầu. Trong ngắn hạn, giá dầu vẫn sẽ đối diện với áp lực này nếu như các dữ liệu của 2 quốc gia không cho thấy sự cải thiện.
Về mặt cung cầu, các đợt cắt giảm từ OPEC+ dự kiến vẫn sẽ có sức tác động làm tăng giá dầu, nhưng ảnh hưởng “bullish” có thể đến muộn hơn.
Báo tháng tháng 5 của Cơ quan Thông tin Năng lượng quốc tế (EIA) dự báo cán cân cung – cầu trên thị trường dầu thô vào quý III rất mong manh khi nguồn cung chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu ở mức 101,58 triệu thùng/ngày. Đồng nghĩa, thặng dư cung gần như bằng 0. Do cuộc họp OPEC+ kết thúc vào 04/06, nên Báo cáo tháng 6 của EIA được công bố vào tối nay nhiều khả năng sẽ chưa tính đến các tác động cắt giảm từ Saudi Arabia.
Do chưa tính đến tác động từ OPEC+, trong khi bức tranh kinh tế của Trung Quốc khá tiêu cực trong tháng 5, EIA có thể sẽ hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong báo cáo lần này, vì vậy, giá dầu sẽ ít được hỗ trợ từ báo cáo.
Tuy nhiên, thặng dư cung trong 2 quý cuối năm nhiều khả năng vẫn sẽ thấp hơn nhiều so với mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày của Saudi Arabia trong tháng 7. Do đó, các tác động “bullish” tới giá dầu có thể sẽ được cảm nhận trên thị trường hàng thực kể từ tháng 7. Mặc dù chưa có tác động ngay tới giá trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, giá dầu vẫn sẽ có động lực tăng giá.
Dầu WTI điều chỉnh sau khi nhận hỗ trợ mạnh từ OPEC+, Ả Rập,...Giá dầu TVC:USOIL điều chỉnh sau khi có một cú GAP tăng lớn bởi động lực từ “cú đánh” của OPEC+ diễn ra vào chủ nhật.
Bộ Năng lượng Ả Rập Xê Út cho biết sản lượng của nước này trong tháng 7 sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày từ khoảng 10 triệu thùng trong tháng 5. Việc cắt giảm như vậy là lớn nhất của đất nước này trong nhiều năm.
Cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện của Ả-rập Xê-út vào Chủ nhật (4/6) được xây dựng dựa trên một thỏa thuận rộng lớn hơn giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga (OPEC+); Thỏa thuận sẽ hạn chế nguồn cung cho đến năm 2024.
OPEC+ chịu trách nhiệm cung cấp khoảng 40% nguồn cung dầu thô của thế giới và quy mô cắt giảm sản lượng đã được thực hiện là 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu.
Trích dẫn:
• Suvro Sarkar, người đứng đầu nhóm ngành năng lượng của DBS, cho biết: “Ả Rập Saudi vẫn quan tâm hơn hầu hết các quốc gia thành viên khác để đảm bảo giá dầu trên 80 USD/thùng, điều này rất quan trọng để cân bằng ngân sách tài khóa của họ trong năm nay. Hỗ trợ giá dầu bằng mọi giá ... và thực hiện các biện pháp phủ đầu theo kế hoạch để đảm bảo rằng những lo ngại vĩ mô có thể ảnh hưởng đến nhu cầu được giải quyết.”
Dầu thô khác đặc biệt hơn hầu hết các loại sản phẩm khác bởi nó không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ, tài khóa mà còn có thể bị “thao túng” bởi các quốc gia hoặc tổ chức nắm giữ trữ lượng, sản xuất, xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vì vậy, đối với việc giao dịch dầu thô và đặc biệt là dầu thô WTI thì việc theo dõi cả những tin tức từ Nga, Ả Rập, OPEC+ là điều rất cần thiết, ngoài những dữ liệu vĩ mô được công bố định kỳ.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), dầu thô WTI đã có một cú GAP lớn vào buổi sáng và nó đang cố gắng lấp đầy khoảng trống giá tạo ra. Tuy nhiên với việc hoạt động quay trở lại kênh giá (a) thì đây là một điều kiện cần để ủng hộ cho triển vọng tăng giá.
Miễn là WTI vẫn duy trì hoạt động trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% thì nó vẫn có đủ khả năng để tăng giá với mức kháng cự mục tiêu vào khoảng 75USD/ thùng.
Triển vọng kỹ thuật đối với dầu thô WTI được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 71USD
Kháng cự: 74 – 75,88USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc sức khỏe thành công và hạnh phúc
Dầu WTI phục hồi nhưng còn nhiều cản trở, thị trường chú ý OPEC+Giá TVC:USOIL đã tăng mạnh sau khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật trần nợ, và thị trường sẽ xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác OPEC+ để có thêm định hướng đối với giá dầu trong thời gian tới.
Các nhà đầu tư tập trung vào cuộc họp cuối tuần sắp tới của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh bao gồm Nga (OPEC+). Các bộ trưởng sản xuất dầu mỏ sẽ quyết định có nên cắt giảm sản lượng hơn nữa để hỗ trợ doanh thu của chính phủ hay không.
OPEC+ bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng thêm 1,66 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 4, đưa mức giảm sản lượng tích lũy lên 3,66 triệu thùng mỗi ngày. OPEC+ có khả năng duy trì hiện trạng vào tháng 6, mặc dù dữ liệu yếu từ các nước tiêu thụ lớn đã làm tăng khả năng cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Trong trường hợp OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng trong tháng 6 có thể sẽ đẩy giá dầu WTI lên cao hơn bởi nguyên tắc cung cầu, khi giá xuống thấp và cần ổn định giá thì nguồn cung thường phải hạn chế để phù hợp với nhu cầu tiêu thị và điều này sẽ hỗ trợ tăng giá.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak kể từ đó cho biết ông không kỳ vọng OPEC+ sẽ đưa ra bất kỳ biện pháp mới nào vào tháng 6.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá TVC:USOIL
Mặc dù dầu thô WTI đã phục hồi kể từ khi giảm xuống mức Fibonacci thoái lui 0.236% trong tuần này nhưng về mặt kỹ thuật thì nó vẫn chưa đủ điều kiện để tăng giá, minh chứng là hiện tại dầu thô WTI vẫn chưa hoạt toàn vượt qua mức Fibonacci thoái lui 0.382% và ở dưới cạnh dưới của kênh giá (a).
Trường hợp giảm giá vẫn có nhiều khả năng với việc WTI thu hẹp mức tăng và xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% trong ngày thì nó có đủ điều kiện để kiểm tra lại 68USD, điểm giá của Fibonacci 0.236%.
Có thể nói, đà phục hồi của dầu thô WTI còn rất nhiều cản trở và hoạt động kỹ thuật được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 68USD
Kháng cự: 71 – 73,54USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Giá dầu có thể tiếp tục gặp áp lực nếu dữ liệu việc làm Mỹ tăng Giá dầu lấy lại đà phục hồi trong phiên giao dịch sáng nay trước thông tin Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công tránh nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Điều này có thể giúp giá dầu có nhịp phục hồi do tâm lý các nhà đầu tư được cải thiện.
Tuy nhiên, báo cáo thị trường lao động Mỹ, sẽ có ảnh hưởng tới suy đoán về quyết định lãi suất của Fed trong kỳ họp giữa tháng 6, và báo cáo tồn kho hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ có sức nặng tới giá dầu.
Về mặt vĩ mô, công cụ theo dõi lãi suất của CME Group cho thấy hiện tại có khoảng 65% ý kiến cho rằng Fed giữ nguyên lãi suất trong kỳ họp 14/6. Tối nay, Mỹ công bố thay đổi việc làm phi nông nghiệp (ADP), chỉ báo cho dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ vào cuối tuần. Các chuyên gia dự báo Mỹ sẽ chỉ có 170,000 việc làm mới trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với mức gần 300,000 vào tháng 4. Trong trường hợp số liệu tích cực hơn dự báo, biểu thị nhu cầu lao động vẫn mạnh mẽ, tức là thu nhập người dân Mỹ vẫn chưa có sự thu hẹp, có thể sẽ khiến xác suất Fed tăng lãi suất 25 điểm cơ bản cao hơn. Điều đó có thể làm đồng USD mạnh lên và gây áp lực tới giá dầu.
Ngoài ra, nếu báo cáo tồn kho dầu Mỹ vào tối nay của EIA đồng thuận với báo cáo rạng sáng nay của API, cho rằng tồn kho dầu, đặc biệt là tồn kho nhiên liệu tăng mạnh, cũng sẽ khiến giá dầu gặp áp lực trở lại. Mỹ đang bước vào mùa di chuyển cao điểm, nên giá dầu sẽ nhạy cảm hơn với dữ liệu này.
Phân tích Vàng-FX BV Price Action | Cái giá của sự liều lĩnh Đối với 1 phương pháp hay hệ thống bất kỳ, luôn có 2 phong cách giao dịch tồn tại song song: thận trọng (conservative) và hung hăng (aggressive). Cả hai đều có các ưu và nhược của riêng chúng: trader có phong cách thận trọng luôn có các giao dịch cực kỳ chất lượng, nhưng cũng vì tiêu chuẩn vào kèo của anh ta quá cao nên sẽ thường xuyên bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận. Trader hung hăng sẽ bắt được nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng sẽ bắt phải các giao dịch tệ và có mức drawdown lớn hơn. Đó là phong cách và sẽ tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi người
Tuy nhiên có 1 loại thứ ba, gọi là trader liều lĩnh. Tay chơi này có quan niệm “liều ăn nhiều”, thích rủi ro càng lớn càng tốt, và cố nhiên sẽ không bao giờ có cảm giác tiếc vốn. Điểm mạnh của anh ta là không biết sợ hãi - và chính vì sự liều lĩnh này, anh ta trở thành con lợn cho trader thận trọng và trader hung hăng cắt tiết.
#VÀNG H4
Giá bật lên mạnh khỏi biên dưới hộp và đang breakout khỏi đường kháng cự nhỏ, lệnh buy của mình đã khớp với SL ban đầu dưới đáy cụm nến gần nhất. Đoạn nén đã rất chặt chẽ và khi giá tiệm cận biên trên hộp, mình có thể đạt 1R lợi nhuận mở. Anh chị có thể buy ngay giá market vì giá chưa chạy quá xa
#DẦU H4
Kèo buy dầu kết thúc tại trail stop với 0.5R lợi nhuận, giá đã không thắng được đường biên trên
#GBPJPY H4
Kèo buy GJ kết thúc tại trailing stop với 1.1R lợi nhuận. Kèo này đẹp không có chỗ nào để chê, cả trader hung hăng và thận trọng đều phải vào kèo này. Mình sẽ không buy nữa vì JPY đang mạnh lên
#GBPAUD H4
Kèo buy GA đang có 4.6R lợi nhuận mở. Giá breakout trendline bằng 1 mô hình W, khi vào kèo này mình đang đóng vai 1 trader hung hăng vì con sóng kéo ngược không được đẹp (cả trendline cũng hơi chủ quan). Nếu nến hiện tại đóng cửa giảm, mình sẽ dời SL sát hơn
#CADJPY H4
Bỏ qua kèo buy CADJ vì nến đâm thẳng lên kháng cự
#CHFJPY H4
Kèo buy CHFJ kết thúc với 2.4R lợi nhuận, kèo này quá đẹp để có thể bỏ qua
#EURNZD H4
Chờ tin EUR qua đi rồi đặt lệnh, đoạn nén với trendline nhỏ đồng thời với biên trên hộp. Giá có thể rớt xuống hộp hoặc được giữ bên trên đều được
#AUDCHF H4
Lệnh buy của mình cũng đã khớp, anh chị có thể đặt buy limit. Giá đã đục thủng đường biên trên sau mô hình W cỡ lớn với đáy thứ hai cao hơn 1 chút. AUD đang tăng mạnh đồng thời CHF đang suy yếu
Anh chị lưu ý các phân tích này là quan điểm cá nhân, anh chị phải tự chịu trách nhiệm với các giao dịch của mình nhé
Dầu thô WTI có triển vọng giảm mạnh hơn nếu mức 68USD bị phá vỡĐà tăng của TVC:USOIL tiếp tục bị đánh bại sau khi giảm xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% xuống còn khoảng 69USD/ thùng do loa ngại của thị trường về việc liệu Quốc hội Hoa Kỳ có thông qua thoả thuận trần nợ hay không, cùng với những thông điệp mâu thuẫn từ các nhà sản xuất lớn làm mờ triển vọng nguồn cung trước cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.
Những động lực cơ bản bao vây đàn áp giá dầu
• Lo lắng về việc liệu thỏa thuận trần nợ của Hoa Kỳ có thể được thông qua hay không.
Một số nhà lập pháp cực hữu của Đảng Cộng hòa cho biết họ có thể phản đối thỏa thuận nâng trần nợ đạt được vào cuối tuần qua. Tổng thống Dân chủ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa McCarthy vẫn lạc quan rằng thỏa thuận sẽ được Quốc hội thông qua. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Biden và McCarthy đã đạt được một thỏa thuận vào cuối tuần qua, thỏa thuận này phải được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn trước ngày 5 tháng 6, khi Bộ Tài chính cho biết Hoa Kỳ sẽ không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của mình, điều này có thể làm chao đảo thị trường tài chính. McCarthy hôm thứ Ba kêu gọi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa ủng hộ thỏa thuận.
• Sản lượng dầu của Nga vẫn ở mức cao 3 tháng sau khi cam kết cắt giảm sản lượng
Các chuyến hàng dầu thô của Nga tới thị trường quốc tế đang giảm nhẹ, nhưng vẫn không có dấu hiệu đáng kể nào cho thấy Điện Kremlin khẳng định rằng nước này đang cắt giảm sản lượng.
Dữ liệu cho thấy xuất khẩu dầu bằng đường biển trung bình trong 4 tuần tính đến ngày 28 tháng 5 đã giảm lần đầu tiên sau 6 tuần xuống còn 3,64 triệu thùng/ngày. Dữ liệu đã làm dịu một số biến động trong dữ liệu hàng tuần, nhưng cho thấy dòng dầu thô chảy vào thị trường quốc tế vẫn ở mức cao, cao hơn 1,4 triệu thùng/ngày so với cuối năm ngoái và cao hơn 270.000 thùng/ngày so với tháng 2.
Nga tiếp tục nhấn mạnh cam kết của mình với OPEC+ sẽ nhóm họp vào ngày 4/6 để đánh giá thị trường dầu mỏ và phản ứng của nhóm trước những lo ngại về nhu cầu. Có những dấu hiệu cho thấy Nga không tuân thủ các cam kết cắt giảm sản lượng của mình, điều này có thể khiến các thành viên khác khó chịu.
• Niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tháng Năm, quan điểm về thị trường lao động dịu đi
Niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tháng Năm khi quan điểm của người Mỹ về thị trường lao động dịu lại.
Vào tháng 5, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Thế giới đã giảm xuống 102,3, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, dự kiến sẽ giảm xuống 99 và đã được điều chỉnh tăng lên 103,7 vào tháng Tư.
Một báo cáo từ Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA) cho thấy giá nhà tăng 0,6% so với tháng trước và 3,6% so với năm trước trong tháng 3 sau khi tăng 0,7% trong tháng Hai.
• Xác suất Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 6 là 66,6%
Theo CME "Fed Watch": xác suất Fed sẽ duy trì lãi suất trong tháng 6 là 33,4% và xác suất tăng lãi suất lãi suất tăng 25 điểm cơ bản là 66,6%, việc lãi suất có khả năng tăng cao hơn đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra áp lực đối với giá dầu.
• Kazakhstan tăng xuất khẩu dầu sang châu Âu để thay thế một số nguồn cung của Nga
Dữ liệu công bố hôm thứ Ba cho thấy Kazakhstan đã xuất khẩu nhiều dầu sang EU trong quý đầu tiên của năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái, thay thế một số nguồn cung dầu của Nga.
Kể từ khi Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga vào ngày 5 tháng 12, Kazakhstan đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà máy lọc dầu châu Âu để thay thế dầu của Nga, với việc quốc gia này gửi 71% lượng dầu xuất khẩu sang EU, tăng từ 65% mỗi năm. trước đây hơn 90% lượng dầu của Kazakhstan được xuất khẩu qua các cảng của Nga, thông qua các đường ống của Caspian Pipeline Consortium (CPC) và Rosneft.
Không giống như dầu của Nga, dầu của Kazakhstan không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây. Theo Dịch vụ Thống kê Quốc gia của Kazakhstan, tỷ trọng xuất khẩu dầu sang Ý đã tăng lên 38% trong quý này từ 28% trong cùng kỳ năm ngoái. Pháp và Romania cũng tăng cường mua hàng. Thị phần của châu Á trong xuất khẩu dầu của Kazakhstan vẫn ổn định ở mức 20% tổng nguồn cung.
Nhìn chung, những lo ngại về thỏa thuận trần nợ của Hoa Kỳ vẫn còn, các dấu hiệu cắt giảm sản xuất rõ ràng của Nga, khả năng Fed tăng lãi suất tăng lên và các yếu tố tiêu cực mạnh ảnh hưởng đến giá dầu, làm tăng rủi ro giảm giá dầu; sự chú ý sẽ được tập trung cho cuộc bỏ phiếu của Hạ viện Hoa Kỳ về thỏa thuận trần nợ trong ngày hôm nay.
Phân tích triển vọng kỹ thuật TVC:USOIL
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, dầu thô WTI đang tiếp tục giảm nhiều hơn sau khi phá vỡ dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% vào hôm qua, trước đó tại mức kỹ thuật này các đợt phản ứng tăng giá đã liên tụ xảy ra nhưng ở góc nhìn kỹ thuật thì một vị trí khi được kiểm tra quá nhiều lần nó sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
Hiện tại, mức kỹ thuật đáng chú ý tiếp theo được lưu ý tại Fibonacci thoái lui 0.236%, đây cũng là mức hỗ trợ gần nhất được tìm thấy và nếu WTI xuống dưới mức 68USD thì trường hợp tiêu cực hơn nữa đối với WTI về mặt kỹ thuật sẽ xảy ra với mức mục tiêu tại đáy hàng năm xung quanh mức 63USD.
Triển vọng đối với dầu thô WTI được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 68USD
Kháng cự: 71USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Giá dầu sẽ biến động giằng co khi rủi ro vỡ nợ Mỹ còn tiềm ẩnThanh khoản trên thị trường dầu đã khả quan hơn, với lực mua gia tăng trong bối cảnh lo ngại nguồn cung suy giảm và nhu cầu cải thiện khi Mỹ bước vào mùa di chuyển cao điểm. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán nâng trần nợ công của Mỹ vẫn chưa đi tới thoả thuận, vẫn đang là rào cản tâm lý cho thị trường. Yếu tố vĩ mô vẫn đang có tác động đáng kể tới xu hướng giá dầu.
Sự bế tắc trong các cuộc đàm phán trần nợ đang làm tăng thêm lo ngại vỡ nợ đối với một số tín phiếu kho bạc sắp đáo hạn. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 2 năm, 10 năm liên tục tăng và đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 3 năm nay khi các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu. Nhu cầu nắm giữ tiền mặt cũng tăng cao hơn, với đồng USD mạnh nhất kể từ giữa tháng 3. Trong khi khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư cũng giảm bớt. Điều này vẫn sẽ tạo ra áp lực cho thị trường dầu.
Nhu cầu khả quan hơn khi Mỹ bước vào mùa tiêu thụ cao điểm sẽ hạn chế đà suy yếu mạnh của giá dầu, nhất là khi tồn kho xăng của nước này đang ở mức thấp nhất so với cùng kỳ các năm kể từ 2014.
Tuy nhiên, dự báo của Ngân hàng UBS cho rằng nhu cầu nhiên liệu tại Mỹ sẽ gia tăng trong kỳ hè này, nhưng giá xăng sẽ thấp hơn mức giá trung bình 4,34 USD/gallon kể từ Ngày Tưởng niệm (29/05) vào năm 2022.
Trong hôm nay, Mỹ sẽ công bố số liệu hiệu chỉnh GDP quý I. Số liệu sơ bộ lần trước cho thấy mức tăng trưởng 1,1% so với quý IV năm ngoái, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 2%. Nếu như con số điều chỉnh tích cực hơn, giá dầu có thể sẽ nhận được động lực tiếp tục đà phục hồi. Ngược lại, nếu con số tăng trưởng thấp hơn, giá dầu sẽ gặp áp lực.
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Tiếc nuối! | 25/5 Có 1 sự tiếc nuối không hề nhẹ khi giá chạm SL hòa vốn rồi đi tiếp…
#VÀNG H4
Tiếp tục chờ đoạn nén với hỗ trợ để sell vàng. Bên dưới hầu như không có hỗ trợ và là 1 khoảng không để giá vàng có thể giảm 1 cách thoải mái
#DẦU H4
Kèo buy dầu đang có 1.5R lợi nhuận mở, SL mới nhất đang ở đường đỏ. Do kèo đã risk free nên ta có thể thư giãn chờ đợi câu trả lời từ thị trường
#EURUSD H4
Kèo sell EU cán SL tại hòa vốn trước khi giá giảm tiếp, đó là cú tăng giựt đầu gối khi ra tin cuộc họp FOMC hôm qua. Khá tiếc nuối tuy nhiên may mắn là ta đã không thua lỗ. Cứ tiếp tục giao dịch theo kiểu thua ít (small loss) hoặc không thua (non-losing) như thế này thì sẽ rất dễ dàng để đạt được mức độ hòa vốn, và lợi nhuận tương lai sẽ đủ sức bù lại các khoản lỗ nhỏ để tăng trưởng TK
#GBPJPY H4
Thiết lập đẹp không còn chỗ nào để chê. Đặt buy stop được rồi
#GBPAUD H4
Giá vừa thoát ra khỏi 1 trading range và đang trong con sóng kéo ngược đầu tiên. Mình sẽ theo sát để bắt được con sóng tăng tiếp theo
#CADJPY H4
Anh chị “không ưa” cặp GJ có thể chờ buy CADJ. Chờ đoạn nén với kháng cự để buy
#CHFJPY H4
Chờ 1 nến giảm kéo ngược nhẹ rồi bật lên tạo thành chân sóng thứ hai của mô hình W để buy. Đoạn nén với kháng cự đã bị phá vỡ nhưng tiềm năng là mồi nhử
Dầu thô 23/05: Xu hướng giá dầu có thể rõ ràng hơn trong tháng 6Khối lượng giao dịch mỏng và biện độ dao động hẹp trên thị trường dầu trong các phiên gần đây cho thấy tâm lý thận trọng và sự cân bằng giữa bên mua và bên bán, khi thiếu vắng thông tin cung – cầu đáng chú ý, trong khi bối cảnh vĩ mô không quá tích cực.
Đàm phán về vấn đề trần nợ vẫn chưa đi đến sự thống nhất, nên những rủi ro trên thị trường tài chính còn tiềm ẩn. Do đó, giá dầu vẫn khó có động lực bứt phá mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, yếu tố cán cân cung cầu được dự đoán sẽ thiên về tình trạng thiếu hụt nguồn cung, giá dầu có thể sẽ được hỗ trợ.
Giá xăng của Mỹ đang có xu hướng tăng ngay trước Ngày Tưởng niệm 29/05, đây là mốc đánh dấu cho giai đoạn tiêu thụ cao điểm mùa hè sau đó của quốc gia này. Giá xăng tăng phản ánh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang dần khởi sắc.
Tại Châu Á, dự báo từ Tập đoàn năng lượng Vitol cho biết khu vực này sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ khoảng 2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm nay.
Về nguồn cung, nhóm OPEC sẽ cắt giảm thêm sản lượng chính thức từ tháng 5, điều này nhiều khả năng sẽ được phản ánh trong báo cáo thị trường dầu thô phát hành trong tháng sau, và thị trường sẽ phản ứng với sự sụt giảm trong sản lượng.
Sản xuất dầu tại khu vực bán tự trị của Iraq, do Chính phủ người Kurd (KRG) quản lý tiếp tục giảm. Tình trạng ngừng sản xuất kéo dài gần 2 tháng làm thêm vào lo ngại nguồn cung thu hẹp tại nhóm nước OPEC.
Nhìn chung, trong trường hợp các yếu tố vĩ mô không quá bi quan, đà phục hồi của giá dầu có thể rõ ràng hơn vào tháng 6.
Dầu thô 22/05: Thị trường thiếu vắng động lực muaGiá dầu giảm trở lại trong sáng nay, khi tâm lý của các nhà đầu tư vẫn tiêu cực về tình hình nợ công của Mỹ và sự phục hồi kém khả quan của nhà nhập khẩu số một thế giới, Trung Quốc.
Các số liệu kinh tế tháng 4 tiêu cực cho thấy Trung Quốc đang đánh mất đà phục hồi, khi mà các công ty tư nhân hầu như không tăng đầu tư, còn các hộ gia đình hạn chế chi tiêu cho hàng hóa như thiết bị gia dụng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vẫn quyết định duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 3,65%, và lãi suất cho vay 5 năm ở mức 4,3%.
PBOC chỉ thực hiện các biện pháp duy trì thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính thay vì thực hiện cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng. Đây cũng là một yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ dầu thô.
Thiếu vắng động lực tăng giá khiến các quỹ đầu tư lớn nâng vị thế bán ròng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, theo Bloomberg, thị trường hàng thực không phản ánh tình trạng tồi tệ như thị trường giao dịch hợp đồng tương lai. Các nhà máy lọc dầu đang xử lý nhiều dầu thô nhất vào thời điểm này trong năm kể từ khi đại dịch bắt đầu. Ngành du lịch hàng không đang gia tăng ở khắp mọi nơi và nhu cầu xăng dầu ở Mỹ hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 12/2021.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên thị trường như diễn biến của đồng USD. Sức mua sẽ quay trở lại thị trường dầu nếu đồng USD, phản ánh qua chỉ số Dollar Index giảm mạnh vào phiên tối. Trong kịch bản ngược lại, giá dầu có thể tiếp tục suy yếu.
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Khó chịu | 23/5 Thị trường hiện tại lại tiếp tục rơi vào trạng thái khó chịu, duy chỉ có vàng là di chuyển có nề nếp một chút
#VÀNG H4
Kèo buy vàng theo kháng cự hôm trước không vào được vì giá break xuống (hủy lệnh khi có cú break giảm này), và sau đó thì 1 thiết lập cú nén với trendline hoàn tất khởi đầu xu hướng giảm. Anh chị có theo dõi thị trường hoàn toàn có thể bắt được đà giảm này, thời điểm đó mình đang đi du lịch nên không vào được
Chờ đoạn nén với trendline mới hoàn tất để sell, giá chỉ vừa mới đâm thẳng xuống nên có thể pullback lên 1 chút rồi mới giảm
#DẦU H4
Tiến hành buy dầu theo đoạn nén với trendline, kỳ vọng biên trên hộp sẽ bị phá vỡ luôn. Giá đang được hỗ trợ bởi ema đồng thời 1 mô hình vai đầu vai ngược liền trước nên rất có cơ sở để tăng ngay. Nằm bên dưới trendline cũng là 1 mô hình W, như vậy ta có nhiều dấu hiệu tăng giá ủng hộ cho giao dịch này
#USDJPY H4
Kèo sell UJ kết thúc với 1.6R lợi nhuận. Uptrend đang rất mạnh và đã kéo dài rồi nên mình sẽ không đu theo nữa
#GBPCHF H4
Kèo buy GCHF dừng lỗ mất full 1R. Thiết lập khá đẹp và chúng ta không thiếu điều kiện gì để vào kèo cả, trừ 1 chút may mắn. Đoạn nén với biên dưới hộp đã có phá vỡ mồi và đang kéo ngược lên, chờ nến hiện tại đóng cửa giảm có thể sell
#EURUSD H4
EU đã thoát khỏi trendline và đang chần chừ bởi 1 chiếc hộp nhỏ, đợi nến hiện tại đóng cửa giảm gần sát với biên dưới hộp để sell
#EURNZD H4
Chờ đoạn nén với hỗ trợ để sell, NZD đang là đồng tiền mạnh nhất hiện tại
#GBPJPY H4
GBP chủ yếu đi ngang trong vài ngày gần đây, tuy nhiên nó đang thiết lập 1 uptrend mới với JPY, chờ đoạn nén với kháng cự để buy. Thanh tín hiệu tiềm năng xảy ra tại tin GBP sắp tới
Dầu thô WTI chịu áp lực "nhu cầu", trường hợp tiêu cực kỹ thuậtGiá dầu thô TVC:USOIL giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch ngày thứ 2, 22 tháng 5 khi đã giảm vào thứ Sáu bởi các đảng viên Cộng hoà tại Hạ viện Hoa Kỳ và Tổng thống Biden đình chỉ đàm phán về việc tăng trần nợ, làm tăng nguy cơ vỡ nợ có thể làm giảm nhu cầu năng lượng.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Đảng Cộng hòa tại Hạ viện McCarthy cho biết vào Chủ nhật rằng hai bên đã có một cuộc điện đàm "hiệu quả" khi Biden trở lại Washington và sau đó sẽ gặp nhau vào thứ Hai để thảo luận về trần nợ.
Biden cho biết trước khi rời Nhật Bản vào chủ nhật rằng ông sẵn sàng cắt giảm chi tiêu và điều chỉnh thuế để đạt được thỏa thuận, nhưng đề xuất mới nhất của Đảng Cộng hòa về mức trần là "không thể chấp nhận được". McCarthy cho biết trong khi vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, 2 bên đã đạt được thỏa thuận để các nhà đàm phán của cả 2 bên đàm phán lại trước khi các nhà lãnh đạo gặp nhau.
Ngoài ra, G7 tăng cường thực hiện trần giá năng lượng đối với Nga, điều này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung dầu.
Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol (Fatih Birol) cho biết Nhóm (G7) dự kiến sẽ đàn áp những nỗ lực của Nga nhằm lách trần giá năng lượng, làm thay đổi cục diện nguồn cung dầu thô và các sản phẩm xăng dầu.
Các nước G7, Liên minh châu Âu và Úc đã đồng ý áp mức giá trần 60USD/ thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga và áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga để tước đi nguồn thu của Moscow.
G7 cho biết hôm thứ Bảy rằng họ sẽ tăng cường nỗ lực trấn áp việc trốn tránh giới hạn "đồng thời tránh tác động lan tỏa và duy trì nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu", mà không đưa ra chi tiết.
Nhìn chung, có vẻ như những rủi ro từ vấn đề trần nợ đang áp đảo giá dầu, nhưng đối với vấn đề “trần nợ của Mỹ” thì hầu hết giai đoạn nào cũng xảy ra và nó đều được giải quyết bằng một cách nào đó.
Nếu vấn đề trần nợ được giai quyết có thể giá dầu sẽ tăng trở lại bởi rủi ro nhu cầu sẽ trở nên tích cực hơn.
Trong ngày, trọng tâm sẽ là việc nối lại các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ và bài phát biểu của một số quan chức Fed.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), dầu thô TVC:USOIL đã giảm xuống sau khi phá vỡ đường xu hướng giảm (a) trước đó nhưng các mức tăng đều đang bị hạn chế và một mô hình tam giác tích luỹ đang hình thành.
Một khi TVC:USOIL di chuyển xuống dưới đường xu hướng (a) thì các trường hợp tiêu cực đối với nó sẽ xuất hiện với mức mục tiêu trong ngắn hạn tại Fibonacci thoái lui 0.236% và nhiều hơn tại mức đáy hàng năm tại 63,59USD.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống phát đi tín hiệu giảm giá, và điều này sẽ mạnh hơn nữa khi TVC:USOIL quay trở lại hoạt động phía dưới đường xu hướng (a).
Triển vọng kỹ thuật đối với dầu thô TVC:USOIL sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 70USD – 68,28USD
Kháng cự: 72,42USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Dầu thô 20/05: Dầu thô đảo chiều giảm trước sức ép của đồng USDGiá dầu giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày 19/05, với dầu WTI chốt phiên ở mức 71,86 USD/thùng sau khi giảm 1,33%. Dầu Brent giảm 1,43% xuống mức 75,86 USD/thùng. Dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ đã củng cố cho khả năng tiếp tục tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều này khiến đồng USD tăng mạnh, gây áp lực tới giá dầu do chi phí mua hàng đắt đỏ hơn.
Cụ thể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ lần đầu tiên giảm trong tuần kết thúc ngày 12/05 sau 3 tuần tăng liên tiếp, thấp hơn 22.000 đơn so với tuần trước đó, đạt mức 242.000. Chỉ số sản xuất khu vực Philadelphia giảm nhẹ hơn dự kiến, đạt mức âm 10,4 trong tháng 5, tích cực hơn nhiều so với mức âm 31,3 trong tháng 4.
Dữ liệu kinh tế mới của Mỹ mạnh hơn dự báo cùng với sự lạc quan về các cuộc đàm phán trần nợ đã củng cố kỳ vọng của thị trường về một đợt tăng lãi suất tiếp theo. Theo 2 nhà hoạch định chính sách của Fed, lạm phát của Mỹ dường như không hạ nhiệt đủ nhanh để cho phép Fed tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất.
Các thị trường kỳ hạn lãi suất đã phản ánh xác suất 33% của việc tăng lãi suất trong kỳ họp tháng 6, cao hơn so với tỷ lệ chỉ 10% cách đây 1 tuần. Điều này đã khiến đồng USD mạnh hơn đáng kể, kéo chỉ số Dollar Index tăng vọt 0,68% lên mức cao nhất trong gần 2 tháng.
Xét về mặt cung cầu, bức tranh tiêu thụ vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể. Nhà sản xuất dầu lớn là Qatar đã ấn định giá dầu kỳ hạn tháng 7 ở mức cao hơn khoảng 1,03 USD/thùng so với báo giá của Dubai, giảm từ mức chênh lệch 2,37 USD/thùng của tháng trước. Như vậy, giá dầu xuất khẩu từ quốc gia này đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021, do lợi nhuận lọc dầu yếu và nguồn cung ổn định bất chấp chính cắt giảm thêm sản lượng của nhóm OPEC+.
Theo tác giả, giá dầu giai đoạn tới có thể sẽ được hỗ trợ khi căng thẳng trên thị trường tài chính tạm lắng, kết hợp với kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu mùa cao điểm tại Mỹ. Tuy nhiên, giá khó có thể bứt phá qua vùng 85 USD/thùng do bức tranh kinh tế chung vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc rõ ràng.
Hiện tại, tồn kho xăng của Mỹ đang ở mức thấp hơn khoảng trên 7% so với mức trung bình 5 năm, trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất cũng ở mức thấp hơn khoảng 16%. Tiêu thụ theo mùa vốn được cho là yếu tố hỗ trợ giá, nhưng các diễn biến giá gần đây cho thấy, yếu tố mùa vụ đang dần trở lên mờ nhạt so với tác động từ bối cảnh kinh tế vĩ mô.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ nỗ lực đưa ra các biện pháp điều tiết thị trường như cắt giảm sản lượng để thắt chặt nguồn cung. Nhưng việc giá dầu có thể thoát khỏi vùng đi ngang kể từ giữa tháng 11/2022, hay giá dầu WTI có thể bứt phá trên vùng 85 USD/thùng, cần phải có tác động rất lớn đặc biệt từ phía nhu cầu.
Trong khi đó, giai đoạn quý IV tiềm ẩn nhiều khó khăn hơn, chủ yếu liên quan tới tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế Mỹ và châu Âu làm hạn chế tiêu thụ. Tác động của lãi suất cao có độ trễ, biến động của giá dầu trong thời gian tới tiếp tục phụ thuộc nhiều vào các điều kiện vĩ mô.
Dầu thô WTI phục hồi khi có những lạc quan về trần nợTrước lạc quan về các cuộc đàm phán trần nợ của Hoa Kỳ, thị trường dầu đã tăng giá bỏ qua cả báo cáo dự trữ dầu thô của EIA, vào ngày hôm qua thứ Tư (17/05) giá dầu thô TVC:USOIL đã ghi nhận mức tăng gần 3% trong ngày.
Khẩu vị rủi ro tăng cao hơn hơn trên khắp các thị trường dầu thô được thúc đẩy bởi hy vọng về một thỏa thuận khả thi để nâng trần chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng một báo cáo lạc quan từ EIA cho thấy các kho dự trữ của Mỹ đã tăng hơn 5 triệu thùng trong tuần trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng Giêng.
Dầu thô đã mất khoảng 9,4% trong năm nay trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến, Cục Dự trữ Liên bang thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ và lo ngại về trần nợ của Mỹ.
Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ đã tăng trong tháng 4, cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng trong nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn ổn định bất chấp những đợt tăng lãi suất của Fed, điều này khiến nguy cơ lạm phát vẫn tồn tại.
Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bác bỏ lập trường của OPEC+ rằng việc cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày mà OPEC công bố vào tháng 4 là để cân bằng thị trường, đồng thời cho rằng cần phải duy trì giá dầu tương đối cao.
Theo ông Putin, tình hình trên thị trường dầu mỏ toàn cầu là "hoàn toàn ổn định" với giá được củng cố bởi việc Nga duy trì cắt giảm sản lượng, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đang cắt giảm sản lượng "ở mức yêu cầu".
"Tất cả các hành động của chúng tôi, bao gồm cả những hành động liên quan đến cắt giảm sản lượng tự nguyện, đều liên quan chặt chẽ đến nhu cầu duy trì môi trường giá cả nhất định trên thị trường thế giới, đối thoại và cam kết với các đối tác của chúng tôi trong OPEC+.
Về cơ bản, trong ngắn hạn giá dầu phục hồi tăng trở lại bởi khẩu vị rủi ro gia tăng thúc đẩy bởi kỳ vọng về một thoả thuận nâng trần nợ tích cự hơn của chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tuần này.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Sau khi TVC:USOIL phá vỡ xu hướng giảm (a) trong ngắn hạn, hiện tại vẫn đang duy trì trên mức kỹ thuật quan trọng 72,42USD, nếu mức kỹ thuật này bị phá vỡ dưới TVC:USOIL có khả năng giảm kiểm tra lại đường xu hướng (a) bị phá vỡ trước đó hợp lưu với Fibonacci thoái lui 0.382%.
Mặt khác, nếu TVC:USOIL duy trì được trên mức này và không phá vỡ dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% để xuống hoạt động phía dưới đường xu hướng (a) thì mức mục tiêu tăng giá vào khoảng 75USD điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.618%.
Ở bức tranh tổng thể về mặt kỹ thuật thì hiện tại dầu thô TVC:USOIL đủ điều kiện để tăng giá với các mức quan trọng như sau.
Hỗ trợ: 71USD
Kháng cự: 75,87USD
Mức kỹ thuật quan trọng trong thời điểm hiện tại: 72,4USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc