Chứng khoán Mỹ 31/03/2022: Liệu đã tới lúc điều chỉnh?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đừng ngoài thị trường theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau 4 ngày tăng liên tiếp, cũng như 2 tuần tăng rất mạnh trước đó, thì chứng khoán Mỹ cũng đã có dấu hiệu chững lại ở phiên giao dịch đầu tiên hôm qua.
+ Tuy nhiên phiên giảm hôm qua thực sự không đáng kể, trong đó chỉ số S&P 500 giảm 18 điểm từ 4629 xuống 4611, tương đương -0.62%
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow giảm 65 điểm xuống 35228 (-0.19%), chỉ số Nasdaq giảm -177 điểm xuống 14442 (-1.21%).
+ Điều này đang cho thấy sau những phiên tăng liên tục thì việc chững lại, thậm chí là một đợt điều chỉnh là điều hết sức cần thiết.
+ Các nhà đầu tư đang vẫn rất lạc quan về nền kinh tế bất chấp FED sẽ tăng lãi suất cũng như tình hình chiến sự tại Ukraine.
Spxanalysis
Chứng khoán Mỹ 29/03/2022: Liệu có đang lạc quan thái quá???- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đừng ngoài thị trường
- Phân tích ý tưởng:
+ Mặc dù đường cong lãi suất của trái phiếu Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm vẫn chưa đảo chiều nhưng các nhà đầu tư có lý do để lo ngại cho một sự suy thoái kinh tế sắp tới, có thể là chỉ suy thoái trong ngắn hạn.
+ Tuy nhiên thị trường ở phiên thứ 2 hôm qua vẫn hết sức lạc quan và chứng khoán tiếp tục có phiên tăng trưởng.
+ Trong đó chỉ số S&P 500 tăng 37 điểm từ 4542 lên 4579, tương đương mức tăng trưởng +0.71%.
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow tăng 94 điểm lên 34955 (+0.27%), chỉ số Nasdaq tăng 185 điểm lên 14354 (+1.31%).
+ Tuy nhiên cũng cần lưu ý khả năng chứng khoán có thể điều chỉnh bởi đã hơn 2 tuần tăng liên tiếp và biên độ tăng cũng dần thu hẹp lại.
Chứng khoán Mỹ 28/03/2022: Cẩn thận "củi lửa" điều chỉnh- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đứng ngoài theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau 2 tuần lạc quan, chúng ta nên cẩn thận lại với thị trường chứng khoán là vừa, ai đang có hàng nên out bớt cầm cash, chờ 1 nhịp chỉnh (nếu đúng dự đoán) thì lại có cơ hội gom giá rẻ.
+ Chi tiết phân tích đã hiển thị hết trong chart.
- Support levels: 4460 và 4420
- Resistance levels: 4550 và 4600
Chứng khoán Mỹ 25/03/2022: Lạc quan "vô bờ bến"- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau phiên điều chỉnh thứ 4 của thị trường chứng khoán Mỹ, ở phiên giao dịch thứ 5 hôm qua chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trưởng thu hút dòng tiền và đồng loạt các chỉ số chứng khoán đều tăng.
+ Trong đó chỉ số S&P 500 tăng 68 điểm từ 4457 lên 4525, tương đương mức tăng trưởng +1.43%.
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow tăng 349 điểm lên 34707 (+1.02%), chỉ số Nasdaq tăng 269 điểm lên 14191 (+1.93%%).
+ Đây được xem là tín hiệu tích cực của sự phục hồi thị trường chứng khoán sau khi điều chỉnh mạnh trong gần 3 tháng vừa qua và bất chấp Chủ tịch FED Jerome Powell đã nói rằng lãi suất có kỳ sẽ tăng mức 0.5% thay vì 0.25%, cụ thể là có thể trong kỳ tăng tháng 5 sắp tới vì ông cho rằng lạm phát đang quá cao.
- Support levels: 4485 và 4420
- Resistance levels: 4580 và 4600
Chứng khoán Mỹ 24/03/2022: Điều chỉnh cần thiết!!!- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau những phiên tăng mạnh liên tục trước đó của thị trường chứng khoán Mỹ thì hôm qua thị trường cũng đã chính thức có phiên điều chỉnh.
+ Đồng loạt các chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm, trong đó chỉ số S&P 500 giảm 54 điểm từ 4512 xuống 4458 (-1.23%) và hiện đang giao dịch quanh vùng 446x.
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow giảm 448 điểm còn 34358 (-1.29%), chỉ số Nasdaq giảm 186 điểm còn 13922 (-1.32%).
+ Đây là phiên điều chỉnh cần thiết để củng cố xu hướng tăng được bền vững hơn khi mà Chủ tịch FED Jerome Powell đã nói rằng lãi suất có kỳ sẽ tăng mức 0.5% thay vì 0.25%, cụ thể là có thể trong kỳ tăng tháng 5 sắp tới vì ông cho rằng lạm phát đang quá cao.
- Support levels: 4420 và 4330
- Resistance levels: 4525 và 4590
Chứng khoán Mỹ 23/03/2022: Tăng bất chấp FED tăng lãi suất- Chiến lược ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua tiếp tục có thêm phiên giao dịch khởi sắc khi đồng loạt tăng điểm bất chấp phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell đã nói rằng lãi suất có kỳ sẽ tăng mức 0.5% thay vì 0.25%, cụ thể là có thể trong kỳ tăng tháng 5 sắp tới vì ông cho rằng lạm phát đang quá cao.
+ Tuy nhiên điều này đã không tác động nhiều đến thị trường và chỉ cần hơn 1 tuần giao dịch, chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng liên tục trong đó chỉ số S&P 500 tăng gần 300 điểm.
+ Tuy nhiên khi có nhiều phiên tăng liên tục như vậy thì các nhà đầu tư cần chú ý khả năng có thể điều chỉnh.
- Support levels: 4430 và 4330
- Resistance levels: 4550 và 4600
S&P 500 22/03/2022: Phiên chững lại cần thiết- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Như vậy cuối cùng chứng khoán Mỹ cũng đã có 1 phiên chững lại sau 4 phiên tăng liên tiếp, chỉ số S&P 500 hôm qua dao động với biên độ nhỏ chỉ xoay quanh vùng 446x.
+ Liệu rằng đà phục hồi của chứng khoán Mỹ có tiếp tục hay không khi Chủ tịch FED Jerome Powell hôm qua đã phát biểu rằng lãi suất có thể tăng thêm 0.50%, thay và chỉ 0.25% trong các cuộc họp kế tiếp, chủ yếu là % lạm phát ra sao. Thị trường đang định giá 50/50 cơ hội tăng tiếp theo, tại cuộc họp tháng 5, có thể là 0.5%.
+ Về mặt kỹ thuật thì đây là phiên chững lại cần thiết, thậm chí có thể điều chỉnh một chút để xu hướng tăng của sự phục hồi kinh tế được bền vững hơn là cứ tăng liên tục.
- Support levels: 4420 và 4330
- Resistance levels: 4500 và 4550
S&P 500 21/03/2022: Hướng đi nào sau 4 phiên tăng liên tiếp- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Tóm tắt chính sách của FED tuần vừa qua khi cụ thể FED tăng lãi suất 0.25%. Cùng với việc tăng lãi suất lần này, FED có thể tiếp tục tăng thêm 6 lần trong năm nay, lãi suất có thể lên đến 1,9% vào cuối năm.
+ FED dự kiến sẽ tăng thêm 3 lần nữa vào năm 2023, sau đó tạm thời không tăng nữa.
+ Do việc tăng lãi suất này và tăng 25bp thì là điều không có gì ngạc nhiên với nhà đầu tư, cộng với việc quan điểm dovish rõ ràng của FED đã khiến thị trường chứng khoán khởi sắc rất mạnh.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 78 điểm từ 4395 lên 4473 (1.17%), chỉ số Dow Jones tăng 274 điểm lên 34754 (0.8%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi tăng 279 điểm lên 13893 (2.05%).
+ Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ và tốc độ tăng cũng rất nhanh.
- Support levels: 4420 và 4330
- Resistance levels: 4530 và 4600
S&P 500 17/03/2022: FED tăng lãi suất- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên tăng rất mạnh khi FED tăng lãi suất 0.25% lên 0.5%.
+ Cụ thể FED tăng lãi suất 0.25%.
+ Cùng với việc tăng lãi suất lần này, FED có thể tiếp tục tăng thêm 6 lần trong năm nay, lãi suất có thể lên đến 1,9% vào cuối năm.
+ FED dự kiến sẽ tăng thêm 3 lần nữa vào năm 2023, sau đó tạm thời không tăng nữa.
+ Do việc tăng lãi suất này và tăng 25bp thì là điều không có gì ngạc nhiên với nhà đầu tư, cộng với việc quan điểm dovish rõ ràng của FED đã khiến thị trường chứng khoán khởi sắc rất mạnh.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 112 điểm từ 4259 lên 4371 (2.24%), chỉ số Dow Jones tăng 518 điểm lên 34063 (1.55%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi tăng 487 điểm lên 13436 (3.77%).
- Support levels: 4330 và 4260
- Resistance levels: 4400 và 4470
S&P 500 16/03/2022: Tăng mạnh trước đêm FED tăng lãi suất- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Theo dõi tình hình trước FED
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên khởi sắc sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 79 điểm từ 4181 lên 4260, tương đương +2.14%, chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất với tăng 367 điểm lên 12948 (+2.92%), chỉ số Dow tăng 599 điểm lên 33544 điểm (+1.82%).
+ Dịch bệnh hiện đang bùng phát mạnh ở Trung Quốc và tuy nhiên dấu hiệu khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn vẫn là FED khuya nay, khi mà họ cho rằng lạm phát tuy có cao nhưng không tăng mạnh trong tháng qua, chỉ từ 7.5% tháng 2 lên 7.9% vào tháng 3 của Tỷ lệ lạm phát, do đó FED không cần đẩy quá nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ của mình.
+ Điều này đã làm thị trường chứng khoán có phần tích cực hơn, thêm vào đó là sau 4 vòng đàm phán Nga-Ukraine thì giới phân tích cũng cho rằng đã có những dấu hiệu tích cực và dự đoán chiến tranh sẽ không kéo dài quá lâu.
Chứng khoán Mỹ S&P 500 10/03/2022: Dấu hiệu của sự phục hồi?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên khởi sắc nhất từ đầu tháng 3 đến nay.
Chỉ số S&P 500 hôm qua đã tăng 120 điểm từ 4160 lên 4280.
Tình hình chiến tranh vẫn không có gì thay đổi tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là Ukraine đã không còn giữ thái độ muốn gia nhập Nato quyết liệt như trước đây nữa và đang xem xét các yêu cầu từ phía Nga và Nga cũng đã hạ giọng về vấn đề này. Điều này làm cho các nhà đầu tư có một suy nghĩ tích cực hơn về thị trường.
Các chỉ số chứng khoán khác như Dow cũng tăng 653 điểm (2%), chỉ số Nasdaq tăng 460 điểm (3.59%).
Yếu tố lạm phát hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang trong cuộc họp tuần sau khi FED chắc chắn sẽ tăng lãi suất như các nhà đầu tư dự đoán, và giọng điệu cũng không còn hawkish (diều hâu) nữa, điều này cũng dễ hiểu khi FED muốn “làm dịu” thị trường khi mà sức ép từ chiến tranh Nga-Ukraine là rất lớn và khủng hoảng tài chính là điều mà FED sẽ không muốn nhìn thấy.
- Support levels: 4245 và 4200
- Resistance levels: 4325 và 4350
Sự phục hồi của chứng khoán Mỹ có phải đang rất mong manh?+ Với những diễn biến cuối tuần vừa qua thì sáng hôm qua chứng khoán Mỹ cũng như các sản phẩm khác đều xuất hiện khoảng gap rất lớn, trong đó chỉ số S&P 500 sáng nay xuất hiện gap down 125 điểm từ 4385 xuống 4260.
+ Tuy nhiên trong phiên chỉ số S&P 500 đã phục hồi gần như toàn bộ phần gap down này khi tăng 111 điểm từ 4262 lên đến 4373.
+ Điểm đáng chú ý khác mà nhà đầu tư mấy hôm nay đã lãng quên đó là yếu tố đến từ lạm phát, hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang.
+ Các nhà đầu tư đang chờ đợi liệu FED có còn giữ chính sách diều hâu hay không khi mà bất ổn chính trị đang “hành hạ” thị trường chứng khoán.
+ Do đó quyết định lãi suất của FED 2 tuần tới cũng hết sức quan trọng.
+Tuy rằng 2 nước Nga-Ukraine hiện tại đã ngồi vào bàn đàm phán nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan, nên các nhà đầu tư cần cẩn trọng khối lượng giao dịch.
Chứng khoán Mỹ liệu đã đến lúc phục hồi?- Chiến lược giao dịch: Chờ bán
- Phân tích kỹ thuật:
+ Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Mỹ lại “nhạy cảm” như bây giờ với các tin tức cơ bản, đặc biệt là căng thẳng giữa Nga-Ukraine và chính sách tiền tệ từ FED.
+ Ở phiên giao dịch hôm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã liên tục “quay đầu” khi các động thái giữa các bên trong căng thẳng ở Đông Âu được công bố.
+ Kết thúc phiên giao dịch chỉ số chứng khoán Mỹ có sự phục hồi nhẹ khi chỉ số S&P 500 tăng 38 điểm từ 4273 lên 4315.
+ Nếu tính từ đầu năm 2022 đến này thì chỉ số này đã giảm hơn 10% giá trị kể từ ATH 4820.
+ Áp lực lên thị trường chứng khoán ngoài yếu tố địa chính trị còn có yếu tố đến từ lạm phát, hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang.
+ Trong bối cảnh bất ổn chính trị ngày càng khó đoán và gần như FED sẽ tăng lãi suất vào giữa tháng sau như vậy thì các nhà đầu tư nên cẩn trọng khối lượng giao dịch của mình.
+ Xu hướng ngắn hạn hiện tại đang trong kênh giá giảm và ưu tiên chờ bán tại các vùng kháng cự ngắn hạn 4360-4370, lưu ý chỉ nên bán trong ngắn hạn bởi lẽ dài hạn thị trường chứng khoán luôn có sự tăng trưởng.
- Support levels: 4300 và 4280
- Resistance levels: 4360 và 4400
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ sau khi Nga rút quân- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau khi Nga rút bớt quân khỏi biên giới Ukraine hôm qua, một động thái xoa dịu căng thẳng địa chính trị ở khu vực Đông Âu này, thì thị trường tài chính toàn cầu đã ngay lập tức khởi sắc.
+ Chỉ số S&P500 đã tăng 60 điểm lên 4461, tương đương 1.58%.
+ Bên canh đó chỉ số Dow tăng 422 điểm lên 34988 điểm (+1.22%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất với phiên tăng 348 điểm lên 14139 điểm (+2.53%).
+ Tạm thời căng thẳng Ukraine tạm thời lắng xuống, nhưng vẫn còn đó động thái tăng lãi suất từ FED trong tháng 3 tới để giải quyết lạm phát. Hiện tỷ lệ lạm phát công bố ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982.
+ Và trong nội bộ FED hiện cũng đã chia ra làm 2 phe về lãi suất:
++ 1 bên cho rằng nên tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn ngay trong tháng 3 với việc tăng 0.5% như quan điểm của bác Bullard – Chủ tịch FED chi nhánh Saint Louis.
++ phe đối lập phản đối quan điểm hawkish cho rằng ko nên tăng 0.5%, nên tăng từ từ, giọng điều dovish hơn đến từ bác Donald Kohn – Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên Bang FED, chỉ sau Chủ tịch FED Jerome Powell.
Do đó chiến lược ưu tiên mua nhưng cũng cần cân nhắc khối lượng giao dịch.
- Support levels: 4425 và 4400
- Resistance levels: 4500 và 4530
Nín thở chờ FED khuya nay!Chứng khoán Mỹ tiếp tục có phiên giảm vào ngày hôm qua khi chỉ số S&P 500 86 điểm từ 4409 xuống 4313.
Tuy là phiên giảm nhưng trong phiên giao dịch hôm qua đã cho thấy được sự giằng co giữa 2 phe mua và bán, liệu đây có mở đầu có một dấu hiệu “bắt đáy” sẽ diễn ra mạnh mẽ trong những ngày tới đây?
Kỳ hợp của FOMC vào khuya nay sẽ là tâm điểm rất đáng chú ý của nhà đầu tư để xem rằng FED sẽ diều hâu khiến thị trường chứng khoán tiếp tục giảm hay sẽ bồ câu để “kéo” thị trường đi lên.
Tính từ đầu năm 2022 chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 10% giá trị và số lượng các nhà đầu tư cầm tiền mặt đang đứng ngoài thị trường theo dõi là rất lớn, chỉ cần có dấu hiệu tích cực thì dòng tiền này sẽ đổ vào thị trường chứng khoán nói chung và tài chính nói riêng.
Chỉ số S&P 500 giảm 12.5% chưa đầy 1 tháng kể từ đầu nămThị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên Âu, tuy nhiên phiên Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ.
Chỉ số S&P 500 vào phiên Âu đã giảm rất mạnh khi giảm hơn 170 điểm từ 4390 xuống 4210, tuy nhiên vào cuối phiên Mỹ đã đảo chiều tăng mạnh khi tăng hơn 200 điểm lên 4418.
Đây được xem là phiên biến động mạnh nhất kể từ đầu năm 2022 đến nay, qua đó hình thành nên một nến Bullish Pin Bar khung Daily, liệu rằng đây sẽ là tín hiệu đảo chiều?
Kỳ hợp của FOMC vào khuya mai sẽ là tâm điểm rất đáng chú ý của nhà đầu tư để xem rằng FED sẽ diều hâu khiến thị trường chứng khoán tiếp tục giảm hay sẽ bồ câu để “kéo” thị trường đi lên.
Tình từ dầu năm 2022 đến hiện tại thì chỉ số S&P 500 đã giảm -12.5% giá trị.
Tình hình thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh như vậy là cơ hội để cho các nhà đầu tư có kinh nghiệm bắt đáy.
Chỉ số S&P 500 sẽ phục hồi trong ngắn hạn?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
-Phân tích ý tưởng: Chứng khoán Mỹ nói chung và chỉ số S&P 500 phiên thứ 6 đã có phiên giảm đáng kể khi giảm nhẹ 33 điểm từ 4708 xuống 4675, qua đó lần đầu tiên chỉ số S&P 500 đóng cửa dưới mức 4700 kể từ khi lập đỉnh cao nhất mọi thời đại 4820.
Rõ ràng tâm lý e ngại của nhà đầu tư dần hiện rõ về việc FED đẩy nhanh hơn quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của mình, điều này đã khiến đồng bạc xanh tăng mạnh trong phiên hôm qua và thị trường chứng khoán giảm điểm rất mạnh trong phiên trước đó.
Tuy nhiên quá trình phục hồi kinh tế là điều không thể tránh khói và đây cũng là cơ hội dành cho các nhà đầu tư lựa chọn tài sản tài chính ưa thích của mình để mua tích trữ.
-Support levels: 4660 và 4600.
-Resistance levels: 4700 và 4760.
Chờ mua chỉ số S&P 500-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
-Phân tích ý tưởng: Sau phiên giảm điểm mạnh ở phiên thứ 4 vừa qua khi giảm hơn 100 điểm từ vùng đỉnh ATH 4820 xuống vùng 4700, thì phiên giao dịch hôm qua chỉ số S&P 500 đã không mấy biến động.
Kết thúc phiên chỉ số này gần như không thay đổi giá so với mở cửa khi chỉ tăng 0.2 điểm dù biên độ dao động trong phiên lên đến 50 điểm quanh vùng 4725-4825.
Thông tin đáng chú ý từ FED là FED đã đẩy nhanh hơn quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của mình, điều này đã khiến đồng bạc xanh tăng mạnh trong phiên hôm qua và thị trường chứng khoán giảm điểm rất mạnh trong phiên trước đó, tuy nhiên đây cũng là cơ hội dành cho các nhà đầu tư lựa chọn tài sản tài chính để bắt đáy sao cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
-Support levels: 4650 và 4600
-Resistance levels: 4730 và 4760
Chỉ số S&P 500 sẵn sàng lập đỉnh ATH mới trong đầu năm?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
-Phân tích ý tưởng: Ngoại trừ vàng biến động rất lớn trong phiên giao dịch đầu tiên của năm 2022, thì các sản phẩm khác không có sự biến động nhiều do thanh khoản vẫn chưa cao và một số quốc gia vẫn còn trong dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch hôm qua.
Trong đó có chứng khoán Mỹ, các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên dao động giảm nhẹ sao đó tăng trở lại vào cuối phiên Mỹ để kết thúc với phiên tăng nhẹ, chỉ số S&P 500 đã tăng 14 điểm từ 4783 lên 4797, và hiện đang giao dịch tiệm cận quanh vùng kháng cự 4800 sau khi vượt qua được mốc cao nhất mọi thời đại ATH của mình 4755.
-Support levels: 4760 và 4730
-Resistance levels: 4820 và 4840
S&P 500 chờ mua sau khi pullback-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
-Phân tích ý tưởng: Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 hôm qua đã lập đỉnh cao nhất mọi thời đại khi lần đầu tiên vượt qua mốc 4800 điểm, tuy nhiên cuối phiên đã đóng cửa ở mức 4793 điểm và hình thành một nến Doji khung Daily.
Đây được xem là phiên chững lại do các nhà đầu tư có phần chốt lời sau 4 phiên tăng rất mạnh liên tiếp vừa qua.
Xu hướng vẫn tiếp tục là xu hướng tăng kể cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Tính từ đầu năm 2021 thì chỉ số S&P 500 này đã tăng hơn 27% giá trị.
-Support levels: 4750 và 4725
-Resistance levels: 4800 và 4820
Chỉ số S&P 500 lập đỉnh mới cao nhất mọi thời đại-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
-Phân tích ý tưởng: Món quà từ ông giá Noel dành cho thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua, khi đồng loạt các cổ phiếu chủ chốt trên sàn chứng khoán Mỹ đều tăng điểm, do đó chỉ số S&P 500 đã tăng mạnh 63 điểm từ 4731 lên 4791.
Qua đó chính thức phá vỡ vùng cao nhất mọi thời đại ATH của mình 4755 để lập ATH mới là 4795.
Đồng thời tiếp tục củng cố xu hướng tăng của mình trước khi năm 2021 kết thúc.
Bên cạnh đó các chỉ số chứng khoán Mỹ khác như Dow Jones tăng 351 điểm lên 36320, tương đương 0.98%, chỉ số Nasdaq tăng 217 điểm lên 15871, tương đương 1.39%.
-Support levels: 4750 và 4725
-Resistance levels: 4800 và 4830
Chỉ số S&P 500 đang chịu áp lực rất lớn từ lạm phát!- Chiến lược ưu tiên: Bán S&P 500
- Phân tích ý tưởng: Sau khi dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp công bố không được như mong đợi, chỉ số S&P 500 đã giảm khá đáng kể trong phiên giao dịch thứ 6 vừa qua, kết thúc phiên giảm 50 điểm từ mức 4589 xuống 4539.
Trước áp lực to lớn từ việc kiềm chế lạm phát của Mỹ, hiện đang ở mức 6.2%, mức lạm phát cao nhất trong vòng 30 năm qua, chủ tịch FED đang dần cho thấy nhiều hành động trong đó có việc thúc đẩy nhanh tiến độ tapering và cân nhắc khả năng tăng lãi suất, thì thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng sẽ có những sóng gió, có thể là tiếp tục điều chỉnh trong thời gian ngắn hạn, đặc biệt là cuộc họp của FOMC giữa tháng 12 đang đến gần.
Về mặt kỹ thuật đang cho thấy xu hướng ngắn hạn của chỉ số S&P 500 này đang trong xu hướng downtrend và chiến lược ưu tiên hôm nay chờ đợi pullback về vùng 4580-4600 và short thuận theo xu hướng ngắn hạn này.
- Support levels: 4530 và 4500
- Resistance levels: 4600 và 4650
Chỉ số S&P 500 liệu có giảm tiếp tục?- Chiến lược ưu tiên: Chờ bán S&P 500
- Phân tích ý tưởng: Sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell công bố sẽ đẩy nhanh hơn quá trình thắt chặt việc hỗ trợ thị trường bằng việc bơm tiền mua lại trái phiếu và cổ phiếu có thế chấp trong tháng 12 (hiện vẫn đang mua 120 tỷ đô la/tháng), cộng với việc lo ngại biến chủng Omicron hiện vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về mức độ kháng vaccine, thị trường chứng khoán nói chung và chỉ số nói riêng đều đồng loạt đỏ sàn hôm qua, trong đó có chỉ số S&P 500 giảm hơn 60 điểm từ 4653 xuống 4590, qua đó tiếp tục củng cố xu hướng giảm ngắn hạn trong xu hướng tăng dài hạn. Do đó chiến lược ưu tiên chờ bán quanh vùng 4660-4680.
- Support levels: 4560 và 4530
- Resistance levels 4660 và 4680