Chứng khoán Mỹ liệu đã hình thành đáy chưa?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Sau cuộc họp của FED vào giữa tháng, lãi suất đã tăng thêm 0.75%, lên mức 1.5%, mục tiêu để kìm hãm lạm phát đang ở mức cao 8.6%, mức cao nhất trong hơn 40 năm qua của Mỹ.
Do đó tâm lý lo ngại có một cuộc suy thoái kinh tế sắp tới của các nhà đầu tư, vì thế mà thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh trong thời gian vừa qua.
Trước sức ép của lạm phát, cộng với tình hình kinh doanh quý 1 của các công ty có đà suy giảm, thị trường chứng khoán không mấy khả quan, dự kiến doanh thu kinh doanh quý 2 cũng sẽ không mấy tích cực.
Tuy nhiên về mặt kỹ thuật đang cho thấy, chỉ số S&P 500 đã giảm gần 25% kể từ đầu năm đến nay, mức giảm cũng khá đáng kể để chúng ta có thể giải ngân từ từ một phần.
Spxsignals
Chứng khoán Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục, nín thở chờ FED!+ Chỉ số S&P 500 hôm qua nói riêng và chứng khoán Mỹ nói chung, đã có sự suy giảm tiếp tục, đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của chỉ số chứng khoán Mỹ này.
+ Kết thúc phiên giao dịch chỉ số S&P 500 giảm 24 điểm từ 3763 xuống 3739.
+ Hiện các nhà đầu tư đang rất lo lắng về việc lạm phát cao và dữ liệu lạm phát theo CPI của Mỹ được công bố 8.6%, mức cao nhất trong vòng hơn 40 năm qua, do đó họ cho rằng khả năng FED sẽ tăng lãi suất mạnh hơn ở mức 0.75% thay vì 0.5% như dự đoán ở kỳ họp công bố lãi suất khuya nay.
Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500: Tiếp tục mua quanh vùng hỗ trợ!- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường chứng khoán hiện đang dao động không quá mạnh, tất cả đều đang chờ dữ liệu lạm phát theo CPI vào 7h30 tối mai.
+ Trong các chỉ số của thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 được quan tâm nhiều hơn cả, chỉ số này đang dao động quanh vùng 411x, giảm đáng kể ở phiên giao dịch hôm qua khi giảm từ vùng 415x.
+ Về mặt kỹ thuật chỉ số này vẫn đang dao động quanh xu hướng sideways với biên độ 4075-4200, tương đương 125 điểm.
+ Và chiến lược ưu tiên dành cho chỉ số này vẫn là chờ mua quanh vùng hỗ trợ 407x như chiến lược ở 2 ngày trước.
Chỉ số S&P 500 07/06/2022: Bắt nhẹ một lệnh quanh vùng hỗ trợ- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Hiện thị trường chứng khoán đang đứng trước áp lực bán thêm một đợt nữa bởi lo ngại về chỉ số lạm phát theo CPI sẽ được công bố vào tối thứ 6 tuần này, tháng trước công bố ở mức 8.3%, có giảm nhẹ so với đỉnh là 8.5%.
+ Điều này thực sự quan trọng bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chính sách tiền tệ của FED, hiện đang ở mức lãi suất 0.75%.
+ Nếu như lạm phát vẫn cứ cao, thì khả năng giữa tháng này FED sẽ tăng 0.5% lãi suất, chứng khoán sẽ tiếp tục đỏ lửa nữa.
+ Về mặt kỹ thuật chỉ số S&P 500 đang tiệm cận vùng hỗ trợ 4075 điểm, nếu hỗ trợ này không giữ được thì khả năng 4000 điểm sẽ là đích đến, nhưng hiện tại chúng ta có thể vào một lệnh nhỏ tại vùng giá hỗ trợ này để theo dõi thị trường cho hấp dẫn, tất nhiền stop loss nằm dưới vùng hỗ trợ này.
Thị trường chứng khoán Mỹ cần nhịp điều chỉnh để tăng bền vững??- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Như vậy đã sau 7 phiên giao dịch tăng liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ nói chung và chỉ số S&P 500 nói riêng, thì hôm qua chỉ số này cũng đã có phiên giảm nhẹ được xem như chững lại cần thiết để lấy đà cho việc tăng trưởng mạnh hơn sắp tới.
Với việc lãi suất đang cực kỳ cao ở hiện tại, tuy nhiên đã giảm nhẹ đáng kể ở mức 8.3%, thấp hơn đỉnh tháng trước là 8.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm qua của chỉ số này, điều này đã khiến cho FED thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ với tâm thế quyết tâm hơn bao giờ hết. Lãi suất hiện tại của FED đang ở mức 0.75% và rất có thể sẽ là 2-4 lần tăng liên tiếp với mức tăng 0.5%/lần từ đây đến cuối năm.
Do đó thị trường sẽ có những lúc dè chừng bởi tin tức này, nên dù có tăng cũng rất khó phát đỉnh cũ 4820 hồi đầu năm, do đó chiến lược ưu tiên chờ hồi về vùng 4100 và mua thuận theo xu hướng, nhưng take profit cũng không nên kỳ vọng quá dài, ở múc 4200 là hợp lý.
Chứng khoán Mỹ S&P 500: Vẫn còn rẻ để mua?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chia vốn ra mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường chứng khoán hôm qua đã có phiên giao dịch không mấy biến động, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 21 điểm từ 4025 xuống 4004, qua đó vẫn giữ được trên mốc 400 điểm.
+ Hiện chỉ số chứng khoán Mỹ này đang dao động sideways ngắn hạn với biên độ hẹp 30 điểm quanh vùng 4000-4030.
+ Chứng khoán những ngày qua đang chịu áp lực rất lớn từ dữ liệu lạm phát được công bố ở mức 8.3%, mức rất cao, do đó tâm lý lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa đang được các nhà đầu tư lo ngại.
+ Liệu tâm lý panic-sell sẽ tồn tại bao lâu khi những đợt bán tháo gần đầy đang có dấu hiệu chững lại sau 2 phiên giao dịch vừa qua.
- Support levels: 3980 và 3500
- Resistance levels: 4100 và 4200
Làm gì với chứng khoán khi dữ liệu lạm phát vẫn mức cao?Dữ liệu lạm phát được công bố hôm qua ở mức 8.3%, tuy thấp hơn kỳ tháng 3 là 8.5%, nhưng lại cao hơn mức dự báo 8.1%, do đó tâm lý lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất vẫn còn hiện hữu.
Thị trường chứng khoán đang chứng kiến sự bạn tháo mạnh mẽ (panic-sell) khi các nhà đầu tư lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế, nên đang rất hoảng loạn bán tháo tất cả các tài sản của mình, từ chứng khoán đến vàng lẫn crypto.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua chỉ số S&P 500 giảm gần 50 điểm xuống 3948, qua đó chính thức bỏ xa mốc 4000 điểm của chỉ số này.
Các chỉ số chứng khoán khác của Mỹ và trên toàn cầu đều có một kịch bản tương tự.
Tình hình hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu tạo đáy nên các nhà đầu tư cần cẩn thận hơn trong thời gian này.
- Support levels: 3900 và 3860
- Resistance levels: 4000 và 4100
Chứng khoán Mỹ 29/04/2022: Giảm đủ sâu và đã đến lúc phục hồi?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau một tuần giảm điểm rất mạnh trong sự hoảng loạn, thì thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên tăng nhẹ thứ 2 liên tiếp.
+ Chỉ số S&P 500 tăng 47 điểm từ 4220 lên 4267, qua đó cũng đã hình thành xu hướng tăng ngắn hạn của chỉ số này.
+ Những ngày vừa qua các sản phẩm tài chính gần như đồng loạt bị bán tháo, từ chứng khoán, đến vàng và cả crypto, do lo ngại lạm phát cao gây áp lực lên FED sẽ đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.
+ Hiện lạm phát của Mỹ đang ở mức 8.5%, mức cao nhất trong 40 năm và kỳ họp của FOMC tuần sau được các nhà đầu tư hiện tại rất chờ đợi và dự kiến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
- Support levels: 4240 và 4220
- Resistance levels: 4300 và 4350
Chứng khoán Mỹ 22/04/2022: Đừng ngoài theo dõi film hay+ Có lẽ hôm qua là ngày “tồi tệ” nhất trên thị trường chứng khoán kể từ đầu tháng đến nay.
+ Trong khi đa số các công ty báo cáo doanh thu Q1 khá tốt thì cũng có các công ty lớn như Alphabet (GOOGLE) hay General Motors lại có mức báo cáo doanh thu thấp hơn kỳ vọng.
+ Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm rất mạnh, chỉ số S&P 500 giảm 151 điểm từ 4297 xuống 4146, tương đương 3.5%.
+ Các chỉ số khác còn tệ hơn như chỉ số Nasdaq – một chỉ số về công nghệ của Mỹ đã giảm -514 điểm xuống 12490, tương đương mất gần 4% giá trị.
+ Bên cạnh việc các công ty báo cáo doanh thu thì rõ ràng việc FED sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ khi cuộc họp FOMC tuần sau sắp đến đã làm cho thị trường tài chính hiện tại đang trong tình trạng sợ hãi.
Chứng khoán Mỹ 18/04/2022: Đã đến lúc bắt đáy?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Việc chỉ số lạm phát CPI của Mỹ được công bố ở mức 8.5%, cao hơn con số ước tính là 8.4%, cao hơn cả mức 7.9% tháng trước, mức cao nhất trong vòng 40 năm của Mỹ, đã gây sức ép lên FED sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ bằng việc tăng lãi suất và bán trái phiếu chính phủ đã mua lúc đại dịch mạnh hơn và nhanh hơn, và các nhà đầu tư có lý do để quan ngại điều đó.
+ Điều này đã là cho thị trường chứng khoán tiếp tục bị bán khi mở cửa phiên sáng nay, vì thứ 6 tuần trước thị trường đóng cửa bởi Good Friday.
+ Hiện chỉ số S&P 500 đã giảm xuống mất mốc $4400 và đang giao dịch quanh vùng giá 436x.
+ Các chỉ số khác của Mỹ như Dow Jones hay Nasdaq hôm qua cũng có kịch bản tương tự.
+ Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để cho các nhà đầu tư có thể “nhập hàng” khi mà chỉ số này đã vào vùng 50-61.8 của Fibonacci thoái lui.
- Support levels: 4350 và 4310
- Resistance levels: 4430 và 4460
Chứng khoán Mỹ 14/04/2022: Đã điều chỉnh xong?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô hôm qua đã có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, kết thúc phiên tăng khá đáng kể khi tăng $3.4/thùng từ 100.2 lên 103.6.
+ Phiên tăng của dầu hôm qua đúng như dự đoán và bởi sau khi breakout down trenline ngắn hạn thì dầu tiếp tục xu hướng tăng sau khi pullback nhẹ ở vùng 99-100.
+ Triển vọng năng lượng hôm qua từ EIA cho thấy nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng đủ cầu trong thời gian sắp tới. Tuy Dữ liệu tồn kho dầu thô hôm qua của Mỹ đã tăng gần 10 triệu thùng tồn kho nhưng cũng đã không thể giúp giá dầu hạ nhiệt, ngược lại tiếp tục tăng mạnh.
+ Mặc dù việc xả kho dầu của Mỹ với số lượng lớn 1 triệu thùng/ngày đã được Joe Biden xác nhận nhằm kiềm chế lạm phát nhưng dù gì thì đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời và giờ giá dầu đã bỏ mốc $100/thùng lại phía sau.
- Support levels: 4400 và 4350
- Resistance levels: 4500 và 4550
Chứng khoán Mỹ 08/04/2022: Xu hướng giảm ngắn hạn đã hình thành- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ bán
- Phân tích ý tưởng:
+ Cùng nhìn lại với văn bản cuộc họp tháng 3 công bố của FOMC. Thứ nhất, FED nhất trí bán ~95 tỷ USD trái phiếu, hiện giờ đang giữ ở mức kỷ lục ~$9 nghìn tỷ USD trong vòng 3 tháng. Số lớn trái phiếu được thu mua trong thời gian đại dịch. Thứ 2 là tăng 0.5% có thể diễn ra đều hơn trong các cuộc họp tới.
+ Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm qua đã giảm mạnh vào đầu phiên Mỹ nhưng lại tăng ngược mạnh trở lại vào cuối phiên.
+ Trong đó chỉ số S&P 500 giảm hơn 50 điểm từ 4500 xuống 4450 và sau đó tăng hơn 70 điểm lên lại vùng 4520 và đóng cửa trên mức 4500.
+ Bên cạnh đó các chỉ số khác cũng đều chung kịch bản như chỉ số Nasdaq tăng nhẹ 8 điểm lên 13897 (+0.06%) và chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 87 điểm lên 34583 (+0.25%).
- Support levels: 4450 và 4430
- Resistance levels: 4530 và 4560
Chứng khoán Mỹ 04/04/2022: Liệu sẽ điều chỉnh sâu hơn?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ đợi theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau 2 phiên giảm mạnh trước đó như một sự điều chỉnh tất yếu và đáng được kỳ vọng sau 2 tuần tăng liên tiếp của chứng khoán Mỹ, thì thị trường ở phiên thứ 6 biến động tương đối nhẹ nhàng khi kết thúc phiên cuối tuần chỉ giảm nhẹ 6 điểm với chỉ số S&P 500 từ 4549 xuống 4544.
+ Như đã nói ở những bài phân tích gần đây thì việc điều chỉnh của thị trường chứng khoán là điều hết sức cần thiết lúc này sau 2 tuần tăng liên tục.
+ Hơn nữa dự kiến FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất và tháng 5 tới cũng đang dần là mối quan tâm của các nhà đầu tư.
+ Với việc ngắn hạn đã hình thành xu hướng giảm và lực giảm trong 3 ngày qua cũng chưa thực sự nhiều khi chỉ mới giảm 100 điểm từ 463x xuống 453x, do đó việc tiếp tục điều chỉnh sâu hơn nữa sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư có thể bắt đáy cổ phiếu Mỹ.
- Support levels: 4500 và 4450
- Resistance levels: 4580 và 4620
Chứng khoán Mỹ 31/03/2022: Liệu đã tới lúc điều chỉnh?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đừng ngoài thị trường theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau 4 ngày tăng liên tiếp, cũng như 2 tuần tăng rất mạnh trước đó, thì chứng khoán Mỹ cũng đã có dấu hiệu chững lại ở phiên giao dịch đầu tiên hôm qua.
+ Tuy nhiên phiên giảm hôm qua thực sự không đáng kể, trong đó chỉ số S&P 500 giảm 18 điểm từ 4629 xuống 4611, tương đương -0.62%
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow giảm 65 điểm xuống 35228 (-0.19%), chỉ số Nasdaq giảm -177 điểm xuống 14442 (-1.21%).
+ Điều này đang cho thấy sau những phiên tăng liên tục thì việc chững lại, thậm chí là một đợt điều chỉnh là điều hết sức cần thiết.
+ Các nhà đầu tư đang vẫn rất lạc quan về nền kinh tế bất chấp FED sẽ tăng lãi suất cũng như tình hình chiến sự tại Ukraine.
Chứng khoán Mỹ 28/03/2022: Cẩn thận "củi lửa" điều chỉnh- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Đứng ngoài theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau 2 tuần lạc quan, chúng ta nên cẩn thận lại với thị trường chứng khoán là vừa, ai đang có hàng nên out bớt cầm cash, chờ 1 nhịp chỉnh (nếu đúng dự đoán) thì lại có cơ hội gom giá rẻ.
+ Chi tiết phân tích đã hiển thị hết trong chart.
- Support levels: 4460 và 4420
- Resistance levels: 4550 và 4600
Chứng khoán Mỹ 24/03/2022: Điều chỉnh cần thiết!!!- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau những phiên tăng mạnh liên tục trước đó của thị trường chứng khoán Mỹ thì hôm qua thị trường cũng đã chính thức có phiên điều chỉnh.
+ Đồng loạt các chỉ số chứng khoán Mỹ đều giảm, trong đó chỉ số S&P 500 giảm 54 điểm từ 4512 xuống 4458 (-1.23%) và hiện đang giao dịch quanh vùng 446x.
+ Các chỉ số kinh tế khác như Dow giảm 448 điểm còn 34358 (-1.29%), chỉ số Nasdaq giảm 186 điểm còn 13922 (-1.32%).
+ Đây là phiên điều chỉnh cần thiết để củng cố xu hướng tăng được bền vững hơn khi mà Chủ tịch FED Jerome Powell đã nói rằng lãi suất có kỳ sẽ tăng mức 0.5% thay vì 0.25%, cụ thể là có thể trong kỳ tăng tháng 5 sắp tới vì ông cho rằng lạm phát đang quá cao.
- Support levels: 4420 và 4330
- Resistance levels: 4525 và 4590
S&P 500 21/03/2022: Hướng đi nào sau 4 phiên tăng liên tiếp- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Tóm tắt chính sách của FED tuần vừa qua khi cụ thể FED tăng lãi suất 0.25%. Cùng với việc tăng lãi suất lần này, FED có thể tiếp tục tăng thêm 6 lần trong năm nay, lãi suất có thể lên đến 1,9% vào cuối năm.
+ FED dự kiến sẽ tăng thêm 3 lần nữa vào năm 2023, sau đó tạm thời không tăng nữa.
+ Do việc tăng lãi suất này và tăng 25bp thì là điều không có gì ngạc nhiên với nhà đầu tư, cộng với việc quan điểm dovish rõ ràng của FED đã khiến thị trường chứng khoán khởi sắc rất mạnh.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 78 điểm từ 4395 lên 4473 (1.17%), chỉ số Dow Jones tăng 274 điểm lên 34754 (0.8%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi tăng 279 điểm lên 13893 (2.05%).
+ Đây là phiên tăng thứ 4 liên tiếp của thị trường chứng khoán Mỹ và tốc độ tăng cũng rất nhanh.
- Support levels: 4420 và 4330
- Resistance levels: 4530 và 4600
S&P 500 17/03/2022: FED tăng lãi suất- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên tăng rất mạnh khi FED tăng lãi suất 0.25% lên 0.5%.
+ Cụ thể FED tăng lãi suất 0.25%.
+ Cùng với việc tăng lãi suất lần này, FED có thể tiếp tục tăng thêm 6 lần trong năm nay, lãi suất có thể lên đến 1,9% vào cuối năm.
+ FED dự kiến sẽ tăng thêm 3 lần nữa vào năm 2023, sau đó tạm thời không tăng nữa.
+ Do việc tăng lãi suất này và tăng 25bp thì là điều không có gì ngạc nhiên với nhà đầu tư, cộng với việc quan điểm dovish rõ ràng của FED đã khiến thị trường chứng khoán khởi sắc rất mạnh.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 112 điểm từ 4259 lên 4371 (2.24%), chỉ số Dow Jones tăng 518 điểm lên 34063 (1.55%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất khi tăng 487 điểm lên 13436 (3.77%).
- Support levels: 4330 và 4260
- Resistance levels: 4400 và 4470
S&P 500 16/03/2022: Tăng mạnh trước đêm FED tăng lãi suất- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Theo dõi tình hình trước FED
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên khởi sắc sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó.
+ Kết thúc phiên chỉ số S&P 500 tăng 79 điểm từ 4181 lên 4260, tương đương +2.14%, chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất với tăng 367 điểm lên 12948 (+2.92%), chỉ số Dow tăng 599 điểm lên 33544 điểm (+1.82%).
+ Dịch bệnh hiện đang bùng phát mạnh ở Trung Quốc và tuy nhiên dấu hiệu khiến các nhà đầu tư lạc quan hơn vẫn là FED khuya nay, khi mà họ cho rằng lạm phát tuy có cao nhưng không tăng mạnh trong tháng qua, chỉ từ 7.5% tháng 2 lên 7.9% vào tháng 3 của Tỷ lệ lạm phát, do đó FED không cần đẩy quá nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ của mình.
+ Điều này đã làm thị trường chứng khoán có phần tích cực hơn, thêm vào đó là sau 4 vòng đàm phán Nga-Ukraine thì giới phân tích cũng cho rằng đã có những dấu hiệu tích cực và dự đoán chiến tranh sẽ không kéo dài quá lâu.
Chứng khoán Mỹ S&P 500 10/03/2022: Dấu hiệu của sự phục hồi?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm qua đã có phiên khởi sắc nhất từ đầu tháng 3 đến nay.
Chỉ số S&P 500 hôm qua đã tăng 120 điểm từ 4160 lên 4280.
Tình hình chiến tranh vẫn không có gì thay đổi tuy nhiên có một điểm đáng chú ý là Ukraine đã không còn giữ thái độ muốn gia nhập Nato quyết liệt như trước đây nữa và đang xem xét các yêu cầu từ phía Nga và Nga cũng đã hạ giọng về vấn đề này. Điều này làm cho các nhà đầu tư có một suy nghĩ tích cực hơn về thị trường.
Các chỉ số chứng khoán khác như Dow cũng tăng 653 điểm (2%), chỉ số Nasdaq tăng 460 điểm (3.59%).
Yếu tố lạm phát hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang trong cuộc họp tuần sau khi FED chắc chắn sẽ tăng lãi suất như các nhà đầu tư dự đoán, và giọng điệu cũng không còn hawkish (diều hâu) nữa, điều này cũng dễ hiểu khi FED muốn “làm dịu” thị trường khi mà sức ép từ chiến tranh Nga-Ukraine là rất lớn và khủng hoảng tài chính là điều mà FED sẽ không muốn nhìn thấy.
- Support levels: 4245 và 4200
- Resistance levels: 4325 và 4350
Sự phục hồi của chứng khoán Mỹ có phải đang rất mong manh?+ Với những diễn biến cuối tuần vừa qua thì sáng hôm qua chứng khoán Mỹ cũng như các sản phẩm khác đều xuất hiện khoảng gap rất lớn, trong đó chỉ số S&P 500 sáng nay xuất hiện gap down 125 điểm từ 4385 xuống 4260.
+ Tuy nhiên trong phiên chỉ số S&P 500 đã phục hồi gần như toàn bộ phần gap down này khi tăng 111 điểm từ 4262 lên đến 4373.
+ Điểm đáng chú ý khác mà nhà đầu tư mấy hôm nay đã lãng quên đó là yếu tố đến từ lạm phát, hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang.
+ Các nhà đầu tư đang chờ đợi liệu FED có còn giữ chính sách diều hâu hay không khi mà bất ổn chính trị đang “hành hạ” thị trường chứng khoán.
+ Do đó quyết định lãi suất của FED 2 tuần tới cũng hết sức quan trọng.
+Tuy rằng 2 nước Nga-Ukraine hiện tại đã ngồi vào bàn đàm phán nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan, nên các nhà đầu tư cần cẩn trọng khối lượng giao dịch.
Chứng khoán Mỹ liệu đã đến lúc phục hồi?- Chiến lược giao dịch: Chờ bán
- Phân tích kỹ thuật:
+ Chưa bao giờ thị trường chứng khoán Mỹ lại “nhạy cảm” như bây giờ với các tin tức cơ bản, đặc biệt là căng thẳng giữa Nga-Ukraine và chính sách tiền tệ từ FED.
+ Ở phiên giao dịch hôm qua, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã liên tục “quay đầu” khi các động thái giữa các bên trong căng thẳng ở Đông Âu được công bố.
+ Kết thúc phiên giao dịch chỉ số chứng khoán Mỹ có sự phục hồi nhẹ khi chỉ số S&P 500 tăng 38 điểm từ 4273 lên 4315.
+ Nếu tính từ đầu năm 2022 đến này thì chỉ số này đã giảm hơn 10% giá trị kể từ ATH 4820.
+ Áp lực lên thị trường chứng khoán ngoài yếu tố địa chính trị còn có yếu tố đến từ lạm phát, hiện đang ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982 đang gây áp lực lên FED – Cục dữ trữ liên bang.
+ Trong bối cảnh bất ổn chính trị ngày càng khó đoán và gần như FED sẽ tăng lãi suất vào giữa tháng sau như vậy thì các nhà đầu tư nên cẩn trọng khối lượng giao dịch của mình.
+ Xu hướng ngắn hạn hiện tại đang trong kênh giá giảm và ưu tiên chờ bán tại các vùng kháng cự ngắn hạn 4360-4370, lưu ý chỉ nên bán trong ngắn hạn bởi lẽ dài hạn thị trường chứng khoán luôn có sự tăng trưởng.
- Support levels: 4300 và 4280
- Resistance levels: 4360 và 4400
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ sau khi Nga rút quân- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua S&P 500
- Phân tích ý tưởng:
+ Sau khi Nga rút bớt quân khỏi biên giới Ukraine hôm qua, một động thái xoa dịu căng thẳng địa chính trị ở khu vực Đông Âu này, thì thị trường tài chính toàn cầu đã ngay lập tức khởi sắc.
+ Chỉ số S&P500 đã tăng 60 điểm lên 4461, tương đương 1.58%.
+ Bên canh đó chỉ số Dow tăng 422 điểm lên 34988 điểm (+1.22%), chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất với phiên tăng 348 điểm lên 14139 điểm (+2.53%).
+ Tạm thời căng thẳng Ukraine tạm thời lắng xuống, nhưng vẫn còn đó động thái tăng lãi suất từ FED trong tháng 3 tới để giải quyết lạm phát. Hiện tỷ lệ lạm phát công bố ở mức 7.5%, mức cao nhất trong vòng 40 năm kể từ 1982.
+ Và trong nội bộ FED hiện cũng đã chia ra làm 2 phe về lãi suất:
++ 1 bên cho rằng nên tăng lãi suất mạnh và nhanh hơn ngay trong tháng 3 với việc tăng 0.5% như quan điểm của bác Bullard – Chủ tịch FED chi nhánh Saint Louis.
++ phe đối lập phản đối quan điểm hawkish cho rằng ko nên tăng 0.5%, nên tăng từ từ, giọng điều dovish hơn đến từ bác Donald Kohn – Phó Chủ tịch Cục dự trữ liên Bang FED, chỉ sau Chủ tịch FED Jerome Powell.
Do đó chiến lược ưu tiên mua nhưng cũng cần cân nhắc khối lượng giao dịch.
- Support levels: 4425 và 4400
- Resistance levels: 4500 và 4530