Game cá cược Người Việt mình xưa nay luôn ghiền cái game cá cược. Nhẹ thì mua vé số cầu may hay đánh vài ván tiến lên mùa Tết. Tầm tầm thì cược vài trận mùa banh bóng cho có không khí. Nặng thì c.á.đ.ộ hay đ.á.n.h.b.ạ.c vài tỏi, thậm chí bán nhà all in.
Vấn đề là các game trên thắng thua nhờ vào hên xui may rủi là chính. Cái phần lên chiến lược, tính toán trong các game banh bóng hay b.à.i.b.ạ.c (ngoại trừ p.o.k.e.r) chiếm rất ít. Anh em có lên chiến lược, tham khảo các thông số hay đánh giá cỡ nào cũng không thể biết trước là Nhật lại lại thắng Đức. Đa phần anh em chơi các game này chỉ đơn giản là cược rồi cầu nguyện mà thôi.
Rồi khi tiếp cận trò chơi đầu cơ, fx chứng khoán coin, cố nhiên anh em vẫn bê nguyên xi cái tư duy hên xui may rủi đó vào. Ban đầu ngài Ma kẹt sẽ nhử cho anh em thắng, đôi khi thắng lớn, khiến anh em thật sự tin rằng kiếm tiền bằng cách này dễ quá, như chơi vậy. Chắc đây cũng là lý do người ta hay nói là “chơi fx, chơi coin, chơi chứng”. Rồi sẽ đến lúc ngài Ma kẹt lấy lại, và lấy rất nhiều. Anh em nào còn tỉnh táo thì dừng lại đúng lúc, còn lỡ máu sân của anh em chiếm phần nhiều thì cái kết sẽ là nhà cửa, sổ đỏ, tài sản lần lượt ra đi. Cái tư duy hên xui may rủi đó nặng đến mức có người học đến Tiến sỹ vẫn tin rằng fx hay phái sinh chả khác gì đ.á.n.h.b.ạ.c.
Cái khác biệt lớn nhất giữa game đầu cơ với banh bóng hay đ.á.n.h.b.ạ.c chỉ nằm trong một từ thôi - Lợi Thế (Edge). Anh em nếu biết đầu cơ với Lợi Thế - tức thành thạo 1 hệ thống giao dịch thắng lợi, cùng với quản lý vốn và kiểm soát cảm xúc - thì thắng lợi của anh em về dài hạn là chắc chắn, nghĩa là 100% thắng về nghĩa đen, chứ không phải cái gì đó hên xui nữa. Bằng chứng là có rất nhiều các nhà đầu cơ cá nhân đã đánh bại ngài ma kẹt trong nhiều thập kỷ, chỉ bằng cái chạc nến và một vài mô hình cơ bản. Peter Brandt, Bob Volman, Mark Minervini, Dan Zanger, Steve Burns,… đã làm được điều đó. Còn nhiều cái tên khác lắm mà Hoài lười kể thôi
Cố nhiên số làm được điều đó là chiếm phần ít. Nhưng định luật “thành công chỉ dành cho thiểu số” luôn đúng với mọi ngành nghề, không riêng gì nghề trade. Các trader thành công đã dành nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, chỉ để nghiên cứu các mô hình và rèn luyện cách cảm nhận thị trường. Làm sao anh em có thể thắng được, khi chỉ mới đọc sơ cách phân tích, ra vô vài lệnh demo, rồi lại đem tiền đi thực chiến ngay? Anh em học đại học 4 năm ra trường còn chưa chắc có việc làm đó thôi, trừ các anh em COCC. Nhưng trong game thị trường, thì mọi thứ công bằng lắm.
Khi anh em đạt đến trình độ có kèo thắng chả cần vui, có kèo thua chả cần buồn, vì biết chắc rằng anh em đang có Lợi Thế, thì đã “đạt quả” rồi đó. Mặc dù lúc này cái game không còn hấp dẫn như xưa nữa vì mỗi ngày cứ mấy mô hình đó lặp đi lặp lại, nhưng cái quả thật sự rất ngọt ngào.
Chân tình,
#NhậtHoàiTrader
Trade!
10 nguyên tắc để kiếm lợi nhuận nhất quán1- Có 1 hệ thống giao dịch tạo ra lợi thế (edge): lợi thế đơn giản là khả năng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn thua lỗ sau 1 chuỗi nhiều giao dịch. 1 thanh pin bar tại vùng hỗ trợ / kháng cự cũng có lợi thế; đi theo xu hướng cũng là lợi thế; và giao dịch khi giá thoát ra khỏi 1 giai đoạn tích lũy động lượng (breakout trading) cũng là lợi thế
2- Hệ thống đó tạo ra kỳ vọng dương (positive expectancy): đơn giản là trung bình mỗi cái trade qua đi thì hệ thống tạo ra tiền chứ không làm mất tiền. Biết hệ thống của mình có kỳ vọng dương sẽ giúp anh em tự tin tiếp tục giao dịch khi gặp các lệnh thua, vì anh em biết chúng chỉ là tạm thời và các lệnh thắng sẽ lại đến
3- Tập trung vào quá trình giao dịch cho chuẩn xác, thay vì quan tâm đến kết quả của từng trade. Kiểm soát thật tốt những gì có thể kiểm soát - điểm vào lệnh; dừng lỗ; chốt lời; trailing stop; khối lượng vị thế. Ngưng quan tâm đến những gì ngoài tầm tay - sự ngẫu nhiên của thị trường, hành vi giá, kết quả của lệnh tiếp theo
4- Tuân thủ kế hoạch 1 cách nghiêm ngặt trong bất kỳ tình huống nào. Và kế hoạch đó phải chi tiết và chuẩn xác từ khi mở lệnh đến khi đóng lệnh. Nếu anh em phân vân trong bất kỳ thời điểm nào, tức không biết xử lý ra sao và để cho cảm xúc lên ngôi, tức kế hoạch của anh em đang có lỗ hổng
5- Tính khối lượng vị thế đúng: tuân thủ nguyên tắc 2% (chấp nhận rủi ro 2% vốn cho 1 trade) hoặc 1 công thức khác 1 cách nhất quán. Cái này giúp các lệnh lỗ của anh em luôn nhỏ, và khi lệnh lỗ nhỏ thì vẫn còn nhiều cơ hội để gỡ; chứ lệnh lỗ lớn thì khó gỡ lắm
6- Vào lệnh bằng 1 tín hiệu (trade signals) chứ không phải do cảm xúc, tin tức hay bất kỳ nguyên do nào khác. Tín hiệu này phải thật sự chuẩn xác, khách quan và cho anh em biết entry, stop loss, take profit, và timing (thời điểm chính xác để đặt lệnh)
7- Đánh giá, phân tích những gì ĐÃ XẢY RA, và không dự đoán những gì CHƯA XẢY RA. Trader là những người không cần dự đoán tương lai cũng vẫn kiếm được tiền, và chúng ta nên tự hào về điều đó. Đừng vẽ các mũi tên vô nghĩa lên biểu đồ và mong rằng giá sẽ đi đúng theo các mũi tên đó
8- Biết chính xác sẽ kiếm được bao nhiêu tiền nếu trade thắng, và mất bao nhiêu tiền nếu trade thua. Và 2 con số đó phải có tỷ lệ ít nhất 2:1 đến 3:1
9- Biết khi nào mình đã sai và thoát ra ngay lúc đó mà không cần hy vọng thị trường sẽ đảo chiều
10- Tâm lý của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định giao dịch. Nhận biết và quản chế ngay những cảm xúc của bản thân (tham lam, sợ hãi, chống đối, tức giận...) ngay khi chúng xuất hiện
Vì sao Trade là nghề khó động trờiVì phải học phân tích biểu đồ, nhớ các mẫu hình, hiểu các chỉ báo kỹ thuật? Không hề, cái này dễ ẹc, tầm nửa năm là thạo
Vì phải hiểu nền kinh tế và cách vận hành của dòng tiền? Ờ cái này khó hơn tí, nhưng bỏ chừng 1 năm nghiên cứu cũng thông, đủ xài
Trade khó vì nó là cuộc chiến với chính bản thân anh em. Mỗi lần tiếp xúc với giá, mỗi khi tiền đang được đặt lên bàn cân và bị trồi sụt liên tục, thì nó thọc vào cái bản ngã to đùng của chúng ta.
Anh em win vài lệnh liên tục thì cái tự tin trỗi dậy, tưởng rằng kèo kế sẽ chắc thắng, rồi ham muốn nổi lên: "Ồ sao mình không vào lớn hơn để ăn đậm hơn nhỉ?" Thảm họa bắt nguồn từ đây.
Rồi khi dính vào lệnh loss, cố nhiên phải tức giận, rồi sợ. Tức quá đi chứ, ma kẹt có thù mình hay gì? Lúc này có người vì cái tức đó mà muốn gỡ, mà phải gỡ lại liền mới chịu. Cũng có người vì cái sợ mà không dám trade tiếp, mới bỏ lỡ đợt thắng lớn tiếp theo
Giá giựt 1 phát, thì nhịp tim cũng giựt theo không trật phát nào. Tối ngủ, lòng cứ lo âu, không biết kèo buy vàng đang gồng có dính sl chưa. Hay dậy kéo sl xuống xa tí cho nó khỏi dính
Mấy cha nội "nhà đầu tư" không thích cắt lỗ còn ớn hơn, thấy tiền của mình bị gặm dần, gặm dần mỗi ngày mà vẫn chịu được hay thiệt.
Trade khó, là vì nó khơi gợi ham muốn (desire - khi mình muốn cái gì đó mà chưa có), chống đối (hatred - khi mình ghét bỏ cái gì mà nó không chịu biến đi), và vô minh (ignorance - khi mình bị cảm xúc và 2 cái kia che mờ và chi phối mà không biết).
Phân tích các thứ ghê lắm, xong chỉ cần 3 thứ này chọt cho 1 cái là quên hết sạch. Khi lòng tham lên ngôi, thì ta chính là cơn tham. Khi chống đối trỗi dậy, ta chính là chống đối. Khi vô minh làm chủ, ta không còn biết gì nữa.
Trader thành công là người thấy và quan sát được sự vận hành của 3 cái đó trong mình, và khi chúng vận hành thì anh ta vẫn còn là anh ta. Và kế hoạch giao dịch của anh vẫn là thứ quan trọng hơn hết thảy. Làm được chuyện đó, khó động trời.
(còn tiếp)
Kiểm tra các điều này trước khi vào lệnh để vốn TĂNG đều đặn 1- Điều kiện thị trường có thật sự phù hợp cho trade này không? Có phải tất cả các điều kiện vào lệnh theo hệ thống đã được thỏa mãn?
2- Có tin tức quan trọng nào sắp xảy ra không? Nếu có thì bạn có chấp nhận rủi ro cho trade này không?
3- Điểm vào lệnh của tôi có chuẩn xác như phương pháp không? Tôi có đang vào lệnh sớm hơn hay muộn hơn điểm vào chuẩn xác?
4- Khoảng stop loss có hợp lý so với take profit tiềm năng?
5- Khối lượng vị thế của tôi có chính xác không? Nếu trade này thua tôi sẽ mất bao nhiêu tiền?
6- Tôi có đang vi phạm điều nào trong hệ thống giao dịch?
7- Tôi có vào trade này trong trạng thái ép buộc phải gỡ số lệnh lỗ vừa rồi hay không?
8- Tôi đang đặt lệnh này có đúng trên khung thời gian tôi chọn giao dịch hay không?
9- Cái trade này nếu vào thì có vượt quá số lượng vị thế đang mở cùng lúc mà tôi chấp nhận được hay không?
10- Cái trade này có mức giá thanh lý ở đâu? Liệu tôi có bị thanh lý trước khi giá cán stop loss?
11- Tôi tìm ra cái trade này có phải từ tín hiệu của chính hệ thống mình đang theo đuổi hay không?
12- Sau khi vào lệnh rồi thì tôi có biết chính xác sẽ xử lý nó như thế nào trong bất kỳ tình huống nào của thị trường hay không?
13- Tâm trí tôi có đang ổn định để chấp nhận sự thật rằng cái trade sắp tới có khả năng lỗ hay không?
Tổng Kết Lệnh Giao Dịch Tháng 6 - Phần IIXin chào các traders!
Tổng kết các lệnh đã thực hiện của mình trong nửa cuối tháng 6 và rất nhiều bài học bổ ích về việc thực hiện kế hoạch giao dịch.
Với liên tục các lệnh thua, mình nhận ra một điều khá là quan trọng, đó là việc dự báo của mình cần phải thay đổi một chút, thay vì dự báo tất cả các lệnh có thể có thì mình nên cố gắng tập trung vào các setup có xác suất thành công cao và đây là cách để chúng ta giao dịch với tài khoản lớn.
Bản thân mình đang trong giai đoạn tự học và mình muốn trải nghiệm thị trường nhiều nhất có thể, nên đôi khi mình còn vào các lệnh chưa thực sự theo kế hoạch, và điều này mình sẽ cố gắng rút kinh nghiệm ngay trong tháng này và các tháng tiếp theo.
Hi vọng là mọi người sẽ nhận được một vài giá trị thông qua các thất bại của mình để giúp đỡ cho hành trình trading sắp tới của các bạn!
Tony
* 5 ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA MỘT TRADER:
1. Quản trị cảm xúc
2. Quản lý rủi ro
3. Kế hoạch giao dịch
4. Kỷ luật tuyệt đối
5. Làm chủ xác suất