VNINDEX giả định sóng đi ngang trong thời gian tớiNếu đánh giá xu hướng khách quan ở giai đoạn này thì chúng ta có thể thấy cấu trúc sóng (Hình trái) hoàn toàn là không rõ ràng, thông thường, thì khi xảy ra dạng này thì giá sẽ rơi vào tình trạng đi ngang thay vì downtrend hoặc uptrend.
Nhưng nếu đi ngang như hiện tại vàì muốn thị trường vào xu hướng Uptrend thì thường phải có 1 đợt rơi đủ mạnh để hút được lực cầu.
Còn duy trì trạng thái này thì thị trường sẽ đi ngang 1 khoảng thời gian, biên đi ngang dự kiến sẽ là 1018 - 1114.
Trong ngắn hạn, giá đã breakout khỏi kênh giá giảm trước đó nên vẫn có thể kỳ vọng thị trường sẽ quay lại đc vùng biên trên, sau đó sẽ theo dõi cấu trúc tại đó để xác định lực Bull và tất nhiên nếu đi ngang thì sẽ còn 2 nhịp nữa, 1 nhịp Bull từ hôm nay và 1 nhịp Bear sau khi chạm biên trên, sau đó sẽ ra sóng mới. Ngoài ra, mặc dù đã breakout nhưng cấu trúc sóng nhỏ đã hết 5 sóng (Hình phải), nên có thể sẽ có 1 đợt chốt ngắn hạn về quanh vùng 104x.
VNINDEX
REVIEW 20 - 24/03 - VNINDEX chờ xác nhận trong 2 ngày đầu tuầnI. Thông tin vĩ mô quan trọng
- FED nâng lãi suất thêm 0.25%
II. Nhóm cổ phiếu đáng chú ý trong tuần (20 - 24/03)
Bất động sản: HOSE:VHM , HNX:CEO
Ngân hàng: HOSE:VPB , HOSE:LPB
Chứng khoản: HOSE:CTS , HOSE:APG , HOSE:VCI , HOSE:FTS
Vật liệu: HOSE:KSB , HNX:NBC
Thuỷ sản: HOSE:FMC
III. Đánh giá thị trường chung
Theo cấu trúc thị trường thì mô hình sóng chéo kết thúc đang xuất hiện tại vùng 1018 – 1036 này. Kể từ đợt giảm từ đỉnh 1120 thì giá đã hoàn thành cấu trúc A-B-C-D-E, sau khi hoàn thành điểm E thì giá có thể sẽ kiểm tra lại vùng 1016 – 1036 lần nữa trước khi breakout kênh giá nối BD.
Chiến lược trong tuần sau:
Trong tuần sau, chúng ta sẽ chờ và theo dõi nhịp rũ nhẹ của thị trường về quanh vùng 1016 – 1036. Tại đây, chúng ta quan sát các nhóm ngành, nếu như cổ phiếu không giảm quá mạnh và bị sàn thì sẽ là cơ hội giao dịch.
Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên kỷ luật trong việc quản lý vốn vì xác suất sai vẫn có thể xảy ra.
Trách tại ai, trách mình thôi, biết sao giờNhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, từ tháng 10/2022 đến nay:
CTF tăng trưởng 63%
NAG tăng 53%
STB tăng trưởng 30%
VCI tăng 17%
SSI tăng 10%
PVD tăng 8%
HPG tăng 3%
VNINDEX giảm 3%
ANV giảm 12%
DIG giảm 54%
Xét vê tỷ suất lợi nhuận, có mã CP giảm 54%, có mã tăng tới 63%. Nói cách khác, có những nhà đầu tư thua lỗ 50% tài khoản và cũng có những nhà đầu tư lời 50% tổng tài khoản.
Tại sao lại như vậy? Những A/E nào thời gian vừa qua đầu tư không lợi nhuận đã bao giờ tự hỏi nguyên nhân đến từ đâu chưa ạ? Bối cảnh vĩ mô xấu, nền kinh tế đi xuống, lãi suất tăng cao, chính trị bất ổn,… nhưng dù là nguyên nhân gì đi nữa, A/E phải thừa nhân thực tế là bản thân lỗ và người khác có lời.
Trên thị trường, vẫn có rất nhiều DN đột phá và phát triển, và Thắng chắc rằng khi nhắc tên ra, A/E sẽ hoang mang bỡ ngỡ. Điều này dễ hiểu, con người sợ những gì họ không biết. A/E không bỏ thời gian tìm hiểu, không nghiêm túc đầu tư, thiếu kiến thức. Đó là lý do A/E không biết và cũng không có khả năng tìm ra những “hạt vàng trong đám cát”. Thắng luôn nói về phương pháp đầu tư và kiến thức, không nói về lãi/lỗ 3 chữ cái trên bảng điện (xạo đấy, lâu lâu vẫn gáy ấy mà, con người còn phàm lắm).
Mục đích viết bài này, đơn giản Thắng muốn truyền cho A/E kiến thức để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể tự đứng vững trên đôi chân thay vì phải dựa vào một tin tức, một cơ hội trời ban hoặc 1 con “game” mà người xa lạ nào đó mang đến để rồi phải tự trách bản thân sao quá dễ dãi!
--
Chúc cả nhà buổi tối an lành.
VNINDEX ngày 23/03: Tiếp tục ngược dòng nhờ tiền ngoạiChứng khoán Châu Á phần lớn hồi phục trong phiên hôm nay, trong khi đó chứng khoán Châu Âu mở cửa đang giảm điểm. Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh khi Fed tiếp tục tăng lãi suất và thừa nhận rằng biến động trong hệ thống ngân hàng có thể làm giảm tốc nền kinh tế vốn dĩ đang mong manh. Đối với giới đầu tư, mặt tích cực của tuyên bố lần này là Fed dự định chỉ tăng lãi suất thêm 1 lần nữa trong năm nay. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ông Powell nói rằng cuộc chiến chống lạm phát còn xa mới đến lúc kết thúc.
Thị trường trong nước tăng sang phiên thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh dòng tiền nội tiếp tục suy yếu, đà tăng nhờ lực kéo chủ yếu từ dòng tiền ngoại đang giải ngân mạnh.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 4,56 điểm (+0,44%) lên 1.045,10 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng nhích 3,46 điểm (+0,33%) đạt 1.046,60 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 179 mã tăng/195 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 17 mã tăng trong khi chỉ có 8 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 0,85% và 0,05%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VCB (+1,91%), VNM (+1,21%), VHM (+0,73%), PLX (+3,31%), ACB (+1,45%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: MSN (-1,86%), BID (-0,43%), VRE (-1,35%), GAS (- 0,39%), FPT (-0,64%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 8.644 tỷ đồng, giảm 11,75% so với phiên hôm qua và thanh khoản 4 phiên tuần này thấp hơn 17% so với bình quân tuần trước.
Khối ngoại quay lại mua ròng 330 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: VHM, HPG, VNM, SSI, POW,… Ở chiều ngược lại: VCB, MSN, PLX, CTG, FRT,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường đang được hỗ trợ từ vốn ngoại trong bối cảnh dòng tiền nội tiếp tục suy yếu, thanh khoản bình quân tuần này đang thấp hơn 17% so với tuần trước. Về kỹ thuật, dù có phiên ngược dòng thành công nhưng độ rộng thị trường cho thấy đây là phiên “xanh vỏ đỏ lòng”, bên cạnh đó các hợp đồng tương lai cũng đang chiết khấu cho rủi ro đối với phiên cuối tuần. Ngưỡng kỹ thuật 1.050 điểm có thể là ngưỡng cản mạnh ở nhịp hồi kỹ thuật này, nhà đầu tư có thể chốt lời từng phần.
FED TĂNG LÃI SUẤT LẦN THỨ 9, CƠ HỘI ĐẦU TƯ LỚNThắng kính gửi A/C/E cộng đồng TRADINGVIEW bài phân tích về việc FED tăng lãi suất và hành động đối với thị trường chứng khoán trong thời gian tới!
Cập nhật về quyết định tăng LS của FED tối qua:
Giới đầu tư kỳ vọng không tăng LS do lo ngại 2 NH SVB và SB phá sản nhưng FED vẫn quyết định tăng LS như đã thông báo trong cuộc họp tháng 2. FED tăng LS không còn bất ngờ với thị trường.
Tại sao FED tăng LS? Tỷ lệ thất nghiệp thấp (3.6%) và số liệu việc làm nhiều, FED cho rằng nền kinh tế còn quá tốt. Thêm vào đó, FED trấn an người dân (1) vẫn rút tiền bình thường và (2) Credit Suisse đã được giải cứu.
Chính sách LS của FED trong thời gian tới thế nào? FED để ngõ khả năng tăng 0,25% LS vào tháng 5, đúng như kế hoạch đặt ra T12/2022. Sau đó, LS sẽ được giữ nguyên cho đến T6/2024.
Thắng nhận định FED xong rồi, giờ đến chứng VN:
NHNN bơm ròng 52,5 nghìn tỷ đến từ việc đáo hạn tín phiếu. Thanh khoản bơm ròng trở lại sau 1 tháng hút ròng. Cho thấy, tiền đã quay trở lại nền kinh tế.
Khủng hoảng SVB, SB và CS đã được giải quyết. Tâm lý "chim sợ cành cong" đã vơi dần.
NN quay đầu mua ròng, Fubon vẫn đang giải ngân
-> Tóm lại, cả về tâm lý và tiền đều tích cực. Khuyến nghị Múc.
--
Chúc cộng đồng chúng ta phát triển và thịnh vượng!
VNINDEX cần sự xác nhận breakoutThị trường hiện tại vẫn đang trong 1 xu hướng giảm, như chúng ta nhìn cấu trúc sóng đang thể hiện sẽ thấy các đỉnh gần nhau vẫn đang là một chiều hướng thấp dần, với việc dòng tiền chưa dám quay trở lại thị trường như hiện tại thì rất khó cho 1 cú "breakout" mạnh ra khỏi kênh giá này.
Nói về yếu tố cơ bản, mặc dù Ngân hàng trong nước đang áp dụng chiến lược hạ lãi suất để hỗ trợ cho dòng tiền nhưng áp lực từ việc FED cho rằng có thể còn 1 đợt nâng lãi suất trong lần họp tiếp theo thì thị trường chung sẽ khó có những diễn biến mới tích cực hơn.
Trước mắt, "Breakout" là cụm từ quan trọng nhất lúc này, nếu như giá phá qua khỏi được kênh giá thì dòng tiền sẽ mạnh hơn.
Chúng ta sẽ chờ 2 kịch bản
KB 1: Giá có thể hình thành 1 cấu trúc tạo đà break ngay tại vùng 102x - 104x này.
KB 2: Giá breakout khỏi kênh giá thì mới giao dịch trở lại được.
VNINDEX ngày 21/03: Phục hồi nhờ tiền ngoạiChứng khoán toàn cầu bật tăng mạnh mẽ khi lo ngại về khủng hoảng ngân hàng dịu bớt. Cổ phiếu ngân hàng khu vực tăng trong phiên đầu tuần sau khi giảm chóng mặt trong tuần trước. Ở thời điểm ngày thứ Hai, thị trường lãi suất tương lai phản ánh khả năng 73% Fed sẽ nâng lãi suất với bước nhảy 0,25 điểm phần trăm trong lần họp này.
Thị trường trong nước hồi phục ngay từ đầu phiên nhờ lực kéo từ nhóm bluechips, áp lực bán không mạnh khiến nhịp rung lắc cuối phiên sáng và đầu phiên chiều qua nhanh, thị trường ngược dòng mạnh mẽ trong phiên chiều nhờ khối ngoại giải ngân ròng trở lại.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 9,33 điểm (+0,91%) lên 1.032,43 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt 10,54 điểm (+1,03%) đạt 1.035,04 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 279 mã tăng/109 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 19 mã tăng trong khi chỉ có 7 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng mạnh lần lượt 0,98% và 0,71%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VHM (+6,7%), VCB (+1,65%), VPB (+3,3%), HPG (+2,25%), CTG (+1,07%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: MSN (-1,72%), SAB (-1,59%), HDB (-2,25%), VJC (- 1,7%), PLX (-1,98%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 9.428 tỷ đồng, giảm 14,24% so với phiên hôm qua, 2 phiên đầu tuần này thanh khoản đang giảm so với mức bình quân ở tuần trước.
Khối ngoại quay lại mua ròng 113 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: VHM, HPG, VCI, VRE, POW,… Ở chiều ngược lại: PDR, SSI, MBB, VND, PLX,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường trong nước có phản ứng tích cực với thông tin hỗ trợ từ bên ngoài, bên cạnh đó khối ngoại cũng quay lại giải ngân, qua đó giúp thị trường không bị mất mức đáy hồi cuối tháng 2 và đầu tháng 3 vừa qua. Điểm còn thiếu là dòng tiền nội vẫn rất thận trọng dù khối ngoại đã trở lại mua ròng và chứng khoán thế giới phục hồi mạnh mẽ. Nhà đầu tư vẫn “hóng” Fed nên tâm lý chờ đợi thông tin được công bố và thông điệp kèm theo, thị trường phản ứng theo chiều nào thì phản ứng theo kịch bản đó. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-Index nhiều khả năng sẽ có nhịp rung lăc mạnh ở vùng cản 1.054 – 1.060 điểm, nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu danh mục với các nhóm cổ phiếu được dòng tiền quan tâm như: đầu tư công, thép, sản xuất điện, dầu khí, chứng khoán, ngân hàng,…
CTF- Mỏ vàng tuyệt vời 2023CẬP NHẬT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CTF 2023
(Tháng 3/2023)
Thứ 7 vừa qua (18/3) Thắng đã đến trực tiếp ghé thăm showroom Ford của CTF tại Bình Triệu và Phú Mỹ. Thắng đã trao đổi về chiến lược kinh doanh tương lai của City Ford cùng anh Hoài - giám đốc kinh doanh chi nhánh Ford Bình Triệu.
Hiệp hội Ô tô Việt Nam (VAMA) ước tính tổng số lượng ô tô bán ra trong năm 2023 là 600.000 xe, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, Ford Việt Nam thể hiện tham vọng với kế hoạch bán ra 53.000 xe (tăng 83% so với 2022 là 29.000 xe). Trên cơ sở đó, CTF đặt kế hoạch phân phối ra thị trường 10.000 xe cho năm 2023 (tăng 72% so với năm 2022 là 6.000 xe).
Showroom Bình Triệu là đại lý phân phối Ford lớn nhất cả nước và là “con gà đẻ trứng vàng” của CTF. Năm 2022 đại lý bán được 3.000 xe, tức là trung bình có 8,2 chiếc xe được bán ra mỗi ngày. Đứng thứ hai là showroom Phú Mỹ với khoảng 1.200 xe.
Trong năm 2023, CTF sẽ đưa vào hoạt động 2 showroom mới là Tân Thuận Ford và Dĩ An Ford với tiêu chuẩn 3S (Showroom/Service/Spare). Tân Thuận Ford sẽ hoạt động vào tháng 6/2023 và Dĩ An Ford khai trương vào cuối quý 3 năm 2023. Dự kiến, 2 showroom này đóng góp 3.000 xe mỗi năm cho CTF.
Mỗi showroom mở mới đều phải được xem xét và phê duyệt bởi Tập đoàn Ford tại khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, các tiêu chuẩn về hạ tầng và công nghệ của các đại lý đều đáp ứng đẩy đủ 3S. CAPEX mỗi showroom từ 70 - 100 tỷ và thời gian hoàn vốn khoảng 3 năm.
Cứ mỗi chiếc Ford bán ra, CTF thu về 2% biên lãi ròng, trung bình giá mỗi xe là 1 tỷ VNĐ, doanh nghiệp thu về 20 triệu lợi nhuận ròng. Với kế hoạch bán ra 10.000 xe, CTF dự kiến thu về 200 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 71% so với 2022.
--
CTF- Mỏ vàng tuyệt vời 2023!
VNINDEX ngày 20/03: Biến động mạnh trước phiên họp của FEDChứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ dù các ngân hàng trung ương đã công bố các biện pháp thanh khoản để giảm bớt khủng hoảng ngân hàng. Trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng Mỹ và châu Âu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, một số giám đốc điều hành đang kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Thị trường trong nước cũng không nằm ngoài tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán thế giới, giá dầu tương lai giảm hơn 3%, giá vàng thế giới cũng vượt 2.000 USD lần đầu tiên trong hơn 1 năm. Thị trường chứng khoán thế giới được dự báo sẽ rất biến động trước kỳ họp vào ngày 21-22/3 của Fed.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 22,04 điểm (-2,11%) xuống 1.023,1 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 23,21 điểm (-2,22%) còn 1.024,5 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 48 mã tăng/369 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 28 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm mạnh lần lượt 2,03% và 1,5%.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: VCB (- 4,38%), BID (-2,05%), CTG (-3,45%), VHM (-1,85%), MSN (- 2,4%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VCF (+6,93%), PNJ (+1,27%), DCM (+2,5%), KDC (+1,89%), GMD (+1,42%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.994 tỷ đồng, giảm 6,1% so với mức bình quân ở tuần trước. Dòng tiền từ khối nội tiếp tục yếu trong khi khối ngoại cũng quay ra bán ròng.
Khối ngoại bán ròng 337 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, VIC, FUEVFVND, VNM, STB,… Ở chiều ngược lại: DCM, HSG, MSN, VRE, GMD,… là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.
Phiên giảm mạnh trong vòng 1 tháng qua khiến chỉ số Vn-Index xuyên qua vùng dao động đi ngang kể từ đầu tháng 3 và về sát đáy tháng 2. Kể từ đầu tháng 2, chỉ số Vn-Index đang nằm trong kênh giảm và ngưỡng hỗ trợ cho thị trường trước mắt là mốc tâm lý 1.000 điểm, hỗ trợ kỹ thuật biên dưới kênh giảm giá là 993 điểm. Trong bối cảnh chứng khoán thế giới biến động mạnh, trong nước chưa có thông tin hỗ trợ, nhà đầu tư không nên tham chiếu các ngưỡng hỗ trợ ở chỉ số chung mà nên căn cứ vào cổ phiếu cụ thể để đưa ra quyết định và tuân thủ kỷ luật trong các giao dịch ngắn hạn. Trong kịch bản lạc qua, chỉ số Vn-index sẽ có nhịp hồi kỹ thuật ở vùng hỗ trợ 993 – 1.000 điểm.
NAG - THỊNH VƯỢNG VÀ GIÀU CÓ Vì sao nhận được nhiều sự quan tâm1. Giới thiệu cổ phiếu:
Ngành nghề kinh doanh: Điều hòa & Điện lạnh Gia dụng & Thiết bị nhà bếp cao cấp.
Năm 2002, Công ty Liên doanh Nagakawa Việt Nam thành lập tại tỉnh Vĩnh Phúc. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nagakawa đã trở thành TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2022.
2. Tổng quan 2022:
2022 – Năm bản lề cho sự bùng nổ doanh thu, lợi nhuận: Kết thúc năm 2022, NAG đạt kết quả doanh thu là 1,904 tỷ CAO NHẤT LỊCH SỬ, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ. → Lợi nhuận gộp đạt 238 tỷ, tăng 31% so với cùng kỳ cũng CAO NHẤT LỊCH SỬ.
Về LNST thì NAG đạt được 22.7 tỷ, tăng trưởng 51% so với cùng kỳ.
Với LNST tăng trưởng nhưng EPS khá khiêm tốn chỉ : 717 VND/cp, giảm 20% so với cùng kỳ ( Do có pha loãng về số lượng cổ phiếu lưu hành trong năm 2022).
3. Cơ hội vàng trong 2023:
a) Đột phá tăng trưởng doanh thu và Lợi nhuận rồng đột biến:
LNST dự kiến 35 tỷ đồng (+52%) yoy. Doanh nghiệp có sự cải thiện mạnh BLN từ 13% lên 18% góp phần tạo ra LNST tăng trưởng 52% yoy. Nhờ nhu cầu điều hòa không khí sẽ ngày càng chuyển biến tích cực do tỷ lệ trung lưu và đô thị hóa ngày càng mạnh, cùng với đó nhu cầu thiết bị nhà bếp sẽ vượt 250 tỷ USD vào năm 2023, trong đó NAG nằm trong top 100 sản phẩm tốt về thiết bị nhà bếp
b) Kế hoạch chuyển sàn nâng cao vị thế doanh nghiệp
Trong tờ trình ĐHCD năm 2023, Hội đồng quản trị của NAG đề xuất sẽ chuyển sàn sang HOSE từ sàn HNX trong năm nay. Kế hoạch này sẽ giúp cải thiện hình ảnh và nhận diện thương hiệu của NAG với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đảm bảo thông tin minh bạch hiệu quả, bảo đảm thanh khoản dòng tiền, lợi ích cho nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Hiện tượng El Nino nóng lên toàn cầu:
Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng El Nino mạnh mẽ có thể trở lại vào hè năm 2023, kết hợp với sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ảnh hưởng đến khí hậu thế giới nói chung. Trước đó, trên toàn thế giới, đã ghi nhận nhiệt độ trung bình có xu hướng cao bất thường trong những năm bị ảnh hưởng bởi các đợt này.
Việt Nam là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ khá cao với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đồng thời, mảng doanh thu của NAG chiếm 90% là từ việc bán các sản phẩm máy lạnh. Hiện tượng Elnino sẽ làm cho nhu cầu sử dụng máy lạnh ngày càng tăng cao hơn.
4. Định giá:
Đà tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn 2021-2022 là bàn đạp để 2023 sẽ tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt khi doanh nghiệp sẽ bùng nổ mạnh mảng doanh thu về bán điều hòa máy lạnh.
Thắng đưa ra dự báo kế hoạch năm 2023 của NAG như sau:
Doanh thu 2023: 1.950 tỷ VND (+18% so với 2022)
LNST 2023: 35 tỷ VND (+52% so với 2022)
Tương đương EPS forward cho năm 2023 là 1,107 VND
Thắng đánh giá khi đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh, cộng thêm câu chuyện chuyển sàn năm 2023, mức P/E mà thị trường sẵn sàng trả cho NAG sẽ vào khoảng 27 lần. Như vậy, định giá mà chúng tôi đưa ra cho NAG sẽ là 30.000 VND, tương đương upside 76%.
5. Góc nhìn kỹ thuật:
NAG vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn và dài hạn, đáy sau cao hơn đáy trước.
Trong ngắn hạn cổ phiếu đang có nhịp điều chỉnh sau khi tăng mạnh từ vùng 13.000 lên đến 20.000.
Hiện tại chart đang có dấu hiệu tích lũy trong biên độ rông quanh nền giá 17.000 – 20.000. Hoạt động test cung liên tục diễn ra quanh vùng giá 17.000.
Phiên 17/3 đã break khỏi trendline giảm của cổ phiếu
Khuyến nghị: MUA MỚI tại vùng 16.500 – 17.000
Target ngắn hạn: 20.000 ( +17%)
Target trung và dài hạn: 30.000 (+76%)
--
NAG - Thịnh vượng và giàu có!
Credit Suisse - cơn bão lớn sắp đếnTính đến hết năm 2022, quy mô tài sản của Credit Suisse đạt 574 tỷ USD, giảm 400 tỷ USD so với năm 2020, và nằm trong top 50 ngân hàng tài sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với đặc thù là ngân hàng Thụy Sĩ được thành lập từ năm 1865 có vai trò quan trọng trong số các trung gian thanh toán của thế giới, được đánh giá là một trong 20 ngân quan trọng nhất trong hệ thống tài chính. Nói cách khác, ngân hàng này “too big to fail”, Thụy Sĩ là quốc gia hiếm hoi không có bất kỳ NH nào phá sản bởi cuộc khủng hoảng 2008.
Chắc chắn dân tài chính không lạ gì với “ông kẹ” này. Credit Suisse dính bê bối từ năm 2009 liên quan đến hối lộ, rửa tiền, trốn thuế, quản lý tài sản dưới chuẩn,… Có lẽ, (1) sự sụp đổ quỹ đầu tư Archegos năm 2021 rung động cả phố Wall và (2) bắt buộc thu hồi 10 tỷ USD khoản vay từ quỹ Greensill, là hai sự kiện bê bối lớn nhất của CS trong hai năm vừa qua.
Bắt đầu từ đâu CS nổi tiếng như vậy?
Tháng 10/2022, CDS của CS - Credit default swap, hiểu đơn giản là bảo hiểm rủi ro phá sản, đã tăng lên mức cao nhất trong một thập kỷ. Giá bảo hiểm của “ngân hàng” tăng lên đồng nghĩa với rủi ro vỡ nợ tăng cao. Thêm vào đó, giá CP sụt giảm trong năm 2022 càng đổ thêm dầu vào lửa.
Ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ đã công bố khoản lỗ ròng 7,9 tỷ USD trong năm 2022, ,mức lỗ lớn nhất kể từ năm 2008. Sau các sự kiện năm ngoái, niềm tin của nhà đầu tư và khách hàng lung lay. Chỉ trong quý 4/2022, số tiền khách hàng rút khỏi ngân hàng này đã lên hơn 120 tỷ USD. Như Thắng đã nói ở đầu bài, loạt bê bối của CS đến từ Archegos, Greensil, Mozambique bond, và quản lý các tài sản dưới chuẩn như mortgage bonds, sovereign debt (các loại trái phiếu chính phủ) đã khiến niềm tin nhà đầu tư suy giảm mạnh.
Ngày 15/3, cổ đông Ả rập lớn nhất của CS, ngân hàng quôc gia Ả rập, đã từ chối đầu tư thêm cho CS vì những “quy định riêng” của ngân hàng. Do đó, kế hoạch tái cấu trúc/lời hứa của lãnh đạo đã không được thực hiện. Giá cổ phiếu CS giảm 14%, về mức 2.16 USD.
Anh em đọc đến đây thấy quen không?
Một vài doanh nghiệp ở Việt Nam hứa hẹn tái cơ cấu, vay chỗ này trả chỗ kia, bán tài sản trả nợ,… nhưng kết quả chưa thấy gì, toàn bánh vẽ.
Sau thất bại ở Ả Rập, các anh lãnh đạo CS quay ra “ăn vạ” chính phủ Thụy Sĩ, đòi vay 54 tỷ USD. Kế hoạch giải cứu vẫn đang được tiến hành. Câu chuyện đến đây tạm dừng, Thắng chưa biết kết bài văn sẽ ra sao, nhưng một cơn bão lớn đang đến .
--
Gió vẫn thổi, trời vẫn mát, A/C/E cứ tận hưởng đi. Khi nào bão đến Thắng sẽ hú anh em lên tàu vượt đại phong!
Đôi lời tâm sự về thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian quaTuần vừa qua, Thắng thấy A/C/E lo lắng về tin đồn tiêu cực của các ngân hàng trên thế giới, Thắng xin phép chia sẻ đôi lời.
(1) Đầu tư không phải là xác suất đúng/sai bao nhiêu lần, mà là cách chúng ta đối phó với rủi ro và nắm bắt cơ hội. Bất kể thị trường đang ở giai đoạn nào, Thắng luôn nhấn mạnh sự bình tĩnh là chìa khóa dẫn đến thành công trong đầu tư.
(2) Đối với những người mới bắt đầu, hiểu rõ về chứng khoán và kinh tế vĩ mô là rất quan trọng. Đầu tư chứng khoán không chỉ là việc nhìn chằm chằm vào "ba chữ cái" trên bảng điện xanh/đỏ, chúng ta cần hiểu được về cách thức thị trường chứng khoán vận hành và lý do tại sao chúng ta có lãi. Nếu không, A/C/E rất dễ nhầm lẫn giữa năng lực và may mắn.
(3) Nên nhớ rằng đầu tư luôn có rủi ro và không ai biết thị trường ngày mai sẽ ra sao. Đó là lý do tại sao Thắng luôn nói về việc quản lý rủi ro. Nếu A/C/E chưa biết về quản trị rủi ro, hãy trading view của Thắng để xem bài "Hướng dẫn quản lý rủi ro danh mục đầu tư".
(4) Cuối cùng, Thắng muốn nhắc lại rằng đầu tư là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và bền bỉ, không ai giàu sau một đêm, cũng không ai khó cả bà đời. A/C/E trước khi quyết định xuống tiền vào cổ phiếu, hãy nghiên cứu và phân tích, đừng mua theo cảm xúc ngắn hạn. Nghiêm túc trong đầu tư chính là nghiêm túc với túi tiền và tương lai thịnh vượng của A/C/E.
--
Chúc cả nhà buổi chiều chủ nhật vui vẻ.
REVIEW 13 - 17/03 - VNINDEX chờ đợi tín hiệu breakoutI. Thông tin quan trọng
- Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tiếp tục giảm theo kỳ vọng còn 6.0%
- FED sẽ công bố lãi suất vào ngày 22 tháng 03, dự kiến nâng thêm 0.25%
- Ngân hàng SVB mất thanh khoản.
II. Thống kê ngành
Trong tuần này, mặc dù thị trường trong trạng thái tích luỹ nhưng nhóm ngành chứng khoán và ngân hàng vẫn đang giữ sự phục hồi mạnh. Đặc biệt HOSE:NVL và HOSE:CRE phục hồi mạnh nhất từ vùng đáy sau thời gian dài giảm giá với lần lượt 8.01 – 6.08%.
HOSE:VIX và HOSE:FTS dẫn đầu trong nhóm ngành chứng khoán với mức phục hồi là 7.03 và 6.8%.
III. Đánh giá thị trường chung
Kết thúc phiên tuần, thị trường đóng cửa trong trạng thái tích luỹ, nếu xem xét ở khung tuần thì giá vẫn nằm dưới EMA, cho thấy khả năng xu hướng vẫn chưa có nhiều dấu hiệu thay đổi trong ngắn han, chỉ có khối lượng Mua/Bán là đang có chuyển biến mới khi lực cầu bật tăng vượt khỏi mốc đường trung bình, tín hiệu nhỏ này phần nào cho thấy phe Mua vẫn đang cố gắng giữ hàng.
Còn nếu chúng ta quan sát cấu trúc sóng nhỏ (Hình bên trái) sẽ thấy giá đang tích luỷ quanh vùng cầu ngắn hạn 1038 – 1043 và đang ở ngay kênh giá giảm, nhìn chung toàn thị trường vẫn đang chờ đợi giá thoát ra khỏi kênh giá, vì vậy hành vi giá dễ nhìn thấy nhất là khu vực này đang tích luỹ, nghĩa là lực mua gom đang diễn ra và lực bán đang yếu dần đi.
Ngoài ra, trong tuần này, dòng tiền nước ngoài vẫn duy trì mua ròng đều đặn trong suốt tuần, cao nhất là ngày thứ 2 và thứ 6 với lần lượt là 841 tỷ và 615 tỷ.
Chiến lược trong tuần sau:
Trong tuần sau, nếu như tại vùng 1038 – 1043 xuất hiện 1 tín hiệu xác nhận tăng trở lại bởi bất kì cây nến Bullish với khối lượng đủ mạnh thì xác suất thị trường sẽ breakout khỏi kênh giá quan trọng này.
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG 20/3 - 24/3: ỔN ĐỊNHDIỄN BIẾN GIAO DỊCH CỦA TUẦN QUA
Tổ chức trong nước: Bán ròng 104 tỷ đồng
Tự doanh: Mua ròng 710 tỷ đồng
Cá nhân: Bán ròng 2755 tỷ đồng
Nước ngoài: Mua ròng 2148 tỷ đồng
ĐÁNH GIÁ DÒNG TIỀN
Giá trị giao dịch bình quân phiên của HOSE là 11.222 tỷ đồng, tăng mạnh 19,9% so với tuần trước, tăng 30,3% so với trung bình 5 tuần và giảm 125,6% so với trung bình 20 phiên trước đó. Điều này cho thấy thanh khoản cải thiện tại vùng giá thấp của chỉ số.
Dòng tiền tăng vào nhóm Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm; giảm ở nhóm Tài nguyên cơ bản, Xây dựng, Đầu tư công và Dầu khí.
Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa lớn VN30 tăng mạnh và giảm mạnh ở nhóm Midcap và penny.
TIN VĨ MÔ ĐÁNG CHÚ Ý
RỦI RO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI PHÁ SẢN
Sau nhiều thông tin về việc SVB, SB phá sản, tuần qua thế giới lại tiếp tục "hoảng loạn" thông tin ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ là Credit Suisse không nhận được nguồn vốn mới để tái cơ cấu ngân hàng. Chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm mạnh.
LẠM PHÁT TẠI MỸ TIẾP TỤC GIẢM, PPI GHI NHẬN CON SỐ ÂM
Mỹ công bố chỉ số lạm phát (CPI) tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số lạm phát nguyên vật liệu sản xuất (PPI) giảm 0,1%, nghĩa là lạm phát ở Mỹ vẫn đang giảm theo đúng kế hoạch mà FED đưa ra.
Doanh số bán lẻ giảm 0,4% cho thấy nhu cầu tiêu dùng người dân Mỹ suy giảm.
NHNN HẠ LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH
Lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4.5%/năm xuống 3.5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7.0%/năm xuống 6.0%/năm bắt đầu từ 14/03/2023.
TIN TỨC TUẦN TỚI
Giá vàng tăng mạnh trong tuần vừa qua, lên mức 1088$/oz.
Ngày 23/3, FED công bố lãi suất ngân hàng tháng 3/2023, dự kiến tăng lên mức 5%.
ĐÁNH GIÁ VĨ MÔ
Có rất nhiều bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, nhưng hầu hết bắt nguồn từ nỗi sợ hãi về sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy đều là do lo sợ về một tương lai tiêu cực, chưa có tác động cụ thể đến thị trường chứng khoán trong nước. Vì vậy, thay vì bán cổ phiếu, chúng ta cần có kế hoạch quản lý rủi ro và chiết khấu dữ liệu giá để dự đoán thị trường.
Với số liệu về Số lượng việc làm tạo mới và Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tháng 2 dưới mức chấp nhận được, Fed có thể tăng lãi suất lên 6% vào năm 2023 để kiềm chế lạm phát nhanh và mạnh hơn. Chúng ta sẽ phải xem biên bản cuộc họp ngày 22 tháng 3 để biết các bình luận và kế hoạch của Fed trong tương lai.
Việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế và đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mở rộng sản xuất kinh doanh.
Có một nghịch lý đang xảy ra chính là giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục trong khi DXY vẫn tiếp tục tăng. Về lý thuyết, tài sản "neo" bằng USD sẽ giảm khi đồng Đô la Mỹ mạnh lên, nhưng vàng đang tăng cho thấy nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn đang tăng cao hơn tháng trước.
Mùa đông đang đến gần với thị trường chứng khoán Việt Nam.
--
CHÚC ANH EM GIAO DỊCH THÀNH CÔNG!
Góc nhìn dài hạn về VN-INDEX Góc nhìn dài hạn của mình rằng thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-index vẫn sẽ xuống vùng dưới 900 và đó sẽ là thời điểm mình quyết định rải vốn dca dài hạn;
Các mã cổ phiếu chủ yếu sẽ nằm trong VN30;
Phương án giao dịch: Tìm khoảng 3-4 mã cổ phiếu các ngành Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản và xây dựng;
DCA dần khi thị trường có nhịp sập lớn về dưới 900.
VNINDEX ngày 15/03: Thị trường bật tăng nhờ SBVChứng khoán toàn cầu xanh rực sau sau khi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố ở mức phù hợp với dự báo, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất với bước nhảy ngắn trong cuộc họp vào tuần tới. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm đã tăng hơn 30 điểm cơ bản lên mức cao nhất là 4,37% vào ngày 14/3.
Thị trường trong nước bật tăng mạnh mẽ nhờ chất xúc tác từ việc ngân hàng nhà nước bất ngờ giảm các lãi suất điều hành chiều qua. Đây cũng là phiên có mức tăng mạnh nhất trong 17 phiên vừa qua, bên cạnh đó đà tăng còn được hỗ trợ từ hoạt động mua ròng của khối ngoại.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 22,06 điểm (+2,12%) lên 1.062,19 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt 27,03 điểm (+2,61%) đạt 1.064,38 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 380 mã tăng/43 mã giảm, ở rổ Vn30 có tới 27 mã tăng trong khi chỉ có 3 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 2,79% và 2,75%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: BID (+3,88%), HPG (+4,93%), VHM (+2,79%), VIC (+1,89%), GVR (+6,29%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: GAS (-0,65%), VRE (-1,04%), SAB (-0,26%), CAV (- 6,23%), HRC (-6,67%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 12.200 tỷ đồng, tương đương so với phiên hôm qua, tuy vậy thanh khoản bình quân 3 phiên đầu tuần này vẫn cao hơn 23% so với tuần trước.
Khối ngoại mua ròng 248,53 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, POW, HSG, VHM, KBC,… Ở chiều ngược lại: VCB, VRE, GMD, NLG, DGW,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường bật tăng nhờ cú huých từ quyết định giảm lãi suất điều hành cũng như hàng loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường trong thời gian gần đây như nghị định 08, Nghị quyết số 33, thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, …Đà tăng trong phiên này đã giúp chỉ số Vn-Index vượt lên trên vùng dao động kể từ đầu tháng 3, qua đó lấy lại ngưỡng kỹ thuật MA50 nên đã kích hoạt được dòng tiền nội quay lại thị trường, bình quân 3 phiên gần đây thanh khoản đã tăng 23% so với tuần trước. Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng được kỳ vọng sẽ giải ngân mạnh hơn trong 2 phiên cuối tuần khi đây là tuần cơ cấu trọng điểm của các qũy ETF. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-Index cần vượt ngưỡng 1.068 điểm để thoát khỏi kênh giảm kể từ đầu năm, qua đó thu hút thêm dòng tiền quay lại thị trường. Nhà đầu tư có thể tân dụng nhịp rung lắc ở vùng cản kỹ thuật này để cơ cấu danh mục.
VNINDEX hưởng lợi tích cực sau khi ngân hàng hạ lãi suấtKết thúc phiên giữa tuần, thị trường đóng cửa tăng trở lại sau khi gặp vùng cầu 1015 - 1036, hiện tại nếu chúng ta quan sát lực tăng của ngày hôm nay sẽ thấy giá đã đóng cửa gần sát với kênh giá giảm kể từ ngày 27 tháng 1 đến nay, với lực cầu này, khả năng breakout khỏi kênh giá sẽ khoảng 80%, trong khi đó, chúng ta theo dõi khối lượng mua bán bên dưới sẽ thấy ở lần breakout trước đó, khối lượng cũng đã bắt đầu bật cao lên vượt khỏi đường trung bình, với lần tiếp theo này vẫn có xác suất sẽ xảy ra thêm lần nữa.
Ngoài ra, việc thị trường tăng mạnh của ngày hôm nay một phần đến từ tâm lý tích cực trở lại sau thông tin ngân hàng hạ lãi suất, điều này đã giúp dòng tiền đầu tư quay lại thị trường mạnh hơn.
Với 2 yếu tố hỗ trợ này, kỳ vọng thị trường có thể sẽ có đợt phá qua kênh giá giảm trong 2 ngày giao dịch cuối tuần.
Ngân hàng nhà nước hạ lãi suất điều hànhNội dung cơ bản:
Lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4.5%/năm xuống 3.5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7.0%/năm xuống 6.0%/năm bắt đầu từ 14/03/2023.
NHNN cũng ra Quyết định số 314 ngày 14/3 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016 ngày 30/6/2016.
Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6%/năm.
Tác động đến thị trường chứng khoán:
Lãi suất giảm luôn là kẻ thù của lạm phát.
Lãi suất giảm nghĩa là tiền rẻ hơn, người dân sẽ vay nhiều hơn và "rò rỉ" tiền chảy vào các kênh đầu tư chứng khoán!
Lãi suất giảm làm bớt gánh nặng nợ vay cho doanh nghiệp, biên lợi nhuận ròng của DNSX sẽ được cải thiện.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
Rẻ rồi múc điViệc chỉ nhìn vào giá cổ phiếu để quyết định mua hay không mua là một thói quen nguy hiểm trong đầu tư chứng khoán. Giá cổ phiếu là Kết quả chứ không phải Nguyên nhân. Giá phản ánh chất lượng kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Đầu tư chỉ nhìn vào giá tức là A/C đã “đi chậm” hơn thị trường 3 bước!
Trong ảnh là một ví dụ về DCM, một cổ phiếu lớn trong ngành phân bón/hóa chất. Kể từ tháng 11 năm ngoái, giá CP liên tục rơi từ mức 30 nghìn xuống 24 nghìn, thậm chí phá đáy.
Giá cổ phiếu chỉ là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một công ty và quyết định có nên mua cổ phiếu hay không. Ngoài giá, A/C cần phải xem xét các yếu tố khác như cơ cấu tài sản, doanh thu, lợi nhuận gộp, đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, chu kỳ ngành và các yếu tố kinh tế, vĩ mô, chính trị xã hội có liên quan.
Do đó, một kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán chính là “chiết khấu lợi nhuận” vào giá cổ phiếu. Em thấy có khoảng 90% các A/C khi đầu tư thường bỏ qua yếu tố này.
"Chiết khấu lợi nhuận" là phương pháp tăng/giảm giá tương lai của CP nhằm đánh giá chính xác giá trị thực của nó. Ví dụ, cổ phiếu thép Hòa Phát tháng 9/2022 giá 24 nghìn, P/E 8, rẻ không? Chắc chắn không. Vì EPS forward giảm, chủ tịch Long cũng nói như vậy.
HPG quý 3 lỗ nghìn tỷ , EPS suy giảm, P/E tăng mạnh 13, giá CP cắm đầu từ 24 xuống ~12. Nhà đầu tư ngậm ngùi nhìn tài khoản giảm 50% sau 2 tháng. Lúc này, trong đầu Thắng bỗng dưng nhớ lại câu thơ:
“Cố tình trồng hoa, hoa không nở
Vô tình lướt sóng, thành cổ đông”
Hàng nghìn tiếng trách than chửi đời bắt đầu xuất hiện: thị trường cờ bạc, chủ tịch úp bô, HPG phát hành toàn giấy,…
Để áp dụng phương pháp “chiết khấu lợi nhuận” vào trong giá, A/C cần phải có một số thông tin cơ bản như:
Tính toán lợi nhuận dự kiến của DN trong quý tiếp theo.
Xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp, tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của cổ phiếu và vĩ mô thị trường tài chính.
Đưa ra kịch bản đầu tư với từng tỷ lệ chiết khấu.
Ví dụ, nếu A/C muốn đầu tư vào Hóa Phát giá cổ phiếu hiện tại là 20 nghìn, P/E là 13, EPS là 1.600, tỷ lệ EPS forward quý 2 giảm thêm 10%. Vậy giá trị hợp lý cổ phiếu là:
Giá trị hiện tại = EPS forward * P/E hiện tại*
Trong trường hợp này, giá trị hiện tại của khoản đầu tư sẽ là:
Giá trị hiện tại = (1 - 0,1) * 1.600 * 13 = 18.720
Vậy, nếu EPS forward giảm 10% thì giá trị thực của HPG trong Q2 nằm ở mức ~18 nghìn rưỡi.
Tương tự, khi A/C cho rằng EPS forward của một DN sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai, A/C áp dụng công thức sẽ tính ra giá trị thực của CP trong 3 tháng tới.
Lời khuyên của Thắng là khi A/C áp dụng phương pháp “chiết khấu lợi nhuận” để đầu tư, hãy tìm hiểu kỹ về DN, tính toán EPS forward chuẩn chỉ, xác định tỷ lệ chiết khấu phù hợp và áp dụng công thức “chiết khấu lợi nhuận” vào giá, cuối cùng, xuống tiền múc!
--
Chúc cộng đồng chúng ta phát triển và thịnh vượng!
VNINDEX ngày 14/03: Khối ngoại giải ngân tích cựcThị trường chứng khoán Châu Á phục hồi phiên đầu tuần nhờ sự dẫn dắt từ chứng khoán Trung Quốc. Các chỉ số lớn như: Shanghai, Hang Seng, Kospi, … đều tăng điểm trong khi thị trường Nhật Bản tuy đóng cửa giảm nhưng đà giảm đã được thu hẹp một nửa. Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank vào cuối tuần qua đã cho thấy một cuộc khủng hoảng niềm tin vào tài sản của các ngân hàng, đồng thời thúc đẩy các cơ quan quản lý Mỹ phải nhanh chóng hành động để ngăn chặn vấn đề về rủi ro lây lan. Các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết, họ không còn kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất vào tuần tới do “sự căng thẳng gần đây trong hệ thống ngân hàng”.
Thị trường trong nước ngược dòng chứng khoán thế giới trong tuần trước tiếp tục duy trì diễn biến tích cực ở phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu bluechips. Tuần này các quỹ ETF cơ cấu danh mục với lượng mua nhiều hơn bán đang là lực kéo chính giúp thị trường “suýt” có phiên ngược dòng thành công.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 0,2 điểm (-0,02%) còn 1.052,8 điểm, trong khi đó chỉ số VN30 tăng 2,87 điểm (+0,27%) lên 1.050,07 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 114 mã tăng/288 mã giảm, ở rổ Vn30 có 14 mã tăng trong khi cũng có 15 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap giảm lần lượt 0,69% và 0,83%.
Các cổ phiếu lớn gây sức ép lên thị trường phiên này là: BID (- 1,91%), VCB (-0,65%), HVN (-6,81%), … đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VHM (+4,43%), VRE (+3,93%), GAS (+1,03%), VPB (+6,01%), …
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 12.337 tỷ đồng, tăng 24,6% so với mức bình quân của tuần trước, đây cũng là phiên có thanh khoản cao nhất trong 12 phiên vừa qua.
Khối ngoại mua ròng 899 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HPG, SSI, VHM, …Ở chiều ngược lại: STB, E1VFVN30, HCM, … là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Diễn biến trong phiên hôm nay cho thấy thị trường đang tốt hơn so với kỳ vọng của nhà đầu tư. Lực kéo chính giúp thị trường “suýt” ngược dòng thành công tiếp tục đến từ khối ngoại đang ở tuần cơ cấu danh mục với lực mua nhiều hơn lực bán. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đang dao động trong biên độ hẹp 3 phiên gần đây ngay dưới ngưỡng cản kỹ thuật MA50. Thị trường phái sinh cũng không chiết khấu nhiều rủi ro từ tác động bên ngoài. Khả năng thị trường tiếp tục có sự phân hóa với lợi thế nghiêng về nhóm cổ phiếu bluechips đang được các quỹ ETF cơ cấu.