USD/JPY tiếp cận mức 160.236, với đầy đủ các hỗ trợHoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong 26 tháng vào tháng 6 theo dữ liệu được công bố vào ngày thứ Sáu tuần trước.
Với nền kinh tế Hoa Kỳ mạnh mẽ và cách tiếp cận kiên nhẫn của Cục Dự trữ Liên bang đối với việc cắt giảm lãi suất, trái ngược hoàn toàn với các ngân hàng trung ương lớn khác vốn ôn hòa hơn, cho phép đồng Dollar duy trì tính ổn định và mạnh hơn các loại tiền tệ lớn tương quan khác.
Đồng Dollar so với Yên Nhật vốn dĩ được hưởng lợi thế chênh lệch lãi suất mạnh. Ngoài ra, Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm thứ Năm tuần trước đã bổ sung Nhật Bản vào danh sách theo dõi có thể được coi là quốc gia thao túng tiền tệ . Đây là một cảnh báo ngoại giao chống lại sự can thiệp của BOJ, do đó làm giảm đáng kể khả năng Nhật Bản thực hiện các hành động can thiệp. Giao dịch ngoại hối giảm bớt lo ngại về sự can thiệp của BOJ và sự mất giá của đồng yên sẽ có xu hướng tăng nhanh trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY không thay đổi về xu hướng chính gửi đến bạn đọc xuyên suốt các xuất bản số ra trước với xu hướng tăng chính từ kênh giá (a).
Hiện tại, USD/JPY có đầy đủ các điều kiện về mặt kỹ thuật để tiếp tục tăng giá với hỗ trợ chính từ đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và một xu hướng ngắn hạn từ kênh giá tăng (b).
Mức mục tiêu là đỉnh mọi thời đại chú ý với các bạn trong xuất bản trước đã gần như đạt được tại mức 160.236. Mức kỹ thuật này có thể coi là một kháng cự cho kỳ vọng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn; trong khi đó thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang tiếp cận khu vực quá mua cho thấy dư địa tăng giá không còn nhiều.
Trong ngày, xu hướng của USD/JPY sẽ không thay đổi với xu hướng hoàn toàn nghiêng về các trường hợp tăng giá. Tuy nhiên thì khả năng điều chỉnh vẫn có thể xảy ra nhưng sớm bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 158.011 đóng vai trò là hỗ trợ gần nhất hiện tại. Các mức kỹ thuật cũng sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 158.406 – 158.011
Kháng cự: 160.236
@BestSC
Yen
USD/JPY với xu hướng tăng, điều kiện hướng đỉnh đỉnh thời đạiNgân hàng Nhật Bản cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng họ sẽ bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu, tuy nhiên thì mức giảm vẫn còn hạn chế. Vì vậy, xét về góc độ cơ bản thì điều này không có tác dụng kích thích đồng yên Nhật chút nào. Hiện những giao dịch FX:USDJPY vẫn đang theo dõi những dấu hiệu cho thấy chính quyền Nhật Bản sẽ có biện pháp can thiệp để hỗ trợ đồng yên như thế nào để tiếp tục định giá. Trong khi đó thì đồng USD vẫn sẽ mạnh bởi thị trường đang định giá Fed sẽ chỉ có một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, và các quan chức Fed đang phát đi các thông điệp Diều hâu về “lãi suất cao trong thời gian dài hơn”.
Về mặt kỹ thuật, cấu trúc tăng giá của FX:USDJPY không có thay đổi so với các xuất bản trước gửi đến các bạn. Tạm thời USD/JPY đang bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 158.011 và một khi USD/JPY duy trì được trên mức này nó sẽ cung cấp điều kiện để USD/JPY tiếp tục tăng giá hướng đến mức đỉnh mọi thời đại.
Về bức tranh tổng thể, USD/JPY vẫn có xu hướng chính là tăng giá vỡi kênh giá (a) được chú ý làm xu hướng chính và đường trung bình động EMA21 làm hỗ trợ trong ngắn hạn. Miễn là USD/JPY vẫn đang được giao dịch với các mức hỗ trợ nói trên thì xu hướng tăng giá sẽ không thay đổi và mỗi lần giảm giá nên chỉ được coi là điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý lại bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 157.224 – 156.657
Kháng cự: 158.011 – 160.236
@BestSC
USD/JPY phục hồi sau 2 phiên điều chỉnh giả, kênh giá (a)Đồng yên đã tăng mạnh vào thứ Ba, phần lớn là do các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo rằng họ đang rất chú ý đến đồng yên. Ngân hàng Nhật Bản sẽ thảo luận về việc giảm tốc độ mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào tuần tới.
Việc Ngân hàng Nhật Bản chuẩn bị giảm nợ sẽ có nghĩa là lãi suất trái phiếu chuẩn của Nhật Bản có thể được đẩy lên trong những tuần tới và có thể xảy ra trước đợt tăng lãi suất vào tháng 7, điều này cuối cùng sẽ đưa lãi suất đồng yên trở lại mức bình thường. Được kích thích bởi tin tức trên, đồng Yên Nhật đã phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên thì USD/JPY vẫn gặp nhiều hạn chế của việc điều chỉnh giảm.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang phục hồi sau khi chịu áp lực giảm trong 2 ngày với xu hướng chính từ kênh giá (a) được giữ vững nên xu hướng kỹ thuật đối với USD/JPY hiện tại vẫn là tăng giá.
Mặc dù USD/JPY đã giảm xuống dưới EMA21 nhưng nếu cặp tỷ giá này quay trở lại được lên trên EMA21 thì triển vọng tăng sẽ quay trở lại rõ ràng hơn về mặt kỹ thuật với mức mục tiêu sau đó được chú ý tại 158.011.
Miễn là USD/JPY vẫn ở trong kênh giá xu hướng (a) thì triển vọng về mặt kỹ thuật đói với USD/JPY vẫn là tăng giá. Trường hợp tiêu cực đối với USD/JPY xảy ra khi kênh giá (a) bị phá vỡ dưới và mức giảm giá có thể được chú ý bởi mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với USD/JPY sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 155.496 – 153.595
Kháng cự: 156.093 – 158.011
@BestSC
Cấu trúc kỹ thuật vẫn nghiêng về tăng giá đối với USD/JPYVào thứ Sáu tuầ trước, Hoa Kỳ thông báo rằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,3% so với tháng trước (tháng 4). Chỉ số giá PCE tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 4, mức tăng tương tự như tháng 3.
Lạm phát của Mỹ có xu hướng đi ngang trong tháng 4 và chi tiêu tiêu dùng yếu, gửi tín hiệu lẫn lộn tới Cục Dự trữ Liên bang và không làm rõ liệu Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.
Dữ liệu cho thấy mức tăng giá có thể duy trì ở mức cao lâu hơn dự kiến, nhưng cũng cho thấy triển vọng chi tiêu tiêu dùng giảm có thể kiểm soát mức tăng giá trong những tháng tới.
Sau khi số liệu được công bố, Dữ liệu FEDWATCH đưa ra khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 6 đến tháng 8 là vẫn rất thấp.
Do đó, đồng Dollar Mỹ vẫn duy trì mức tăng so với đồng yên Nhật dưới sự hỗ trợ của lợi thế lãi suất. Sau khi Ngân hàng Nhật Bản đầu tư mạnh vào can thiệp vào cuối tháng 4, USD/JPY đã nhanh chóng điều chỉnh từ mức 160 xuống 151,85, nhưng kể từ đó nó tiếp tục tăng trở lại và trên mức 157.
Có thể nói, sự can thiệp của Ngân hàng Nhật Bản của Nhật Bản gần như đã thất bại trong việc đảo ngược sự yếu kém của đồng yên.
Ngân hàng Nhật Bản một mặt cần phải tăng lãi suất để ổn định tỷ giá, mặt khác nền kinh tế Nhật Bản không thể hỗ trợ lãi suất tăng nhanh do nhu cầu yêu. Hơn nữa, Hoa Kỳ dự kiến sẽ duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và tỷ giá đồng yên Nhật vẫn gần bằng 0, cho phép đồng yên tiếp tục là đồng tiền bị bán ra phổ biến nhất trên toàn cầu.
Có thể dự đoán rằng cho đến khi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển lớn như châu Âu và Mỹ không có động thái cắt giảm lãi suất, xu hướng yếu kém của đồng Yên sẽ khó có thể thay đổi đáng kể.
Cấu trúc kỹ thuật của FX:USDJPY nhìn chung không có thay đổi nào đáng kể khi xu hướng kỹ thuật vẫn nghiêng về các trường hợp tăng giá, với xu hướng tăng chính được chú ý bởi kênh giá (a) và xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi xu hướng (b).
Mặt khác, USD/JPY cũng được hỗ trợ bởi đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và mức Fibonacci thoái lui 0.236%. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên và cũng chưa đạt được mứ quá mua vì vậy dư địa tăng giá là vẫn còn, mức mục tiêu trong ngày vẫn sẽ được chú ý bởi mức 158.011 gửi đến các bạn trong xuất bản từ tuần trước.
Trong ngày, miễn là USD/JPY vẫn hoạt động trên EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì triển vọng về mặt kỹ thuật đối với cặp tỷ giá này vẫn là tăng giá và các điểm kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 155.729 – 155.496
Kháng cự: 158.011
@BestSC
Tiếp tục xu hướng tăng, USD/JPY có điều kiện hướng đến mức 160Hôm thứ Tư, thành viên đánh giá của Ngân hàng Nhật Bản Seiji Adachi đã chỉ ra rằng nếu đồng yên giảm giá có tác động đáng kể đến lạm phát, ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng điều này khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại. Ông muốn tiếp tục duy trì các chính sách thích ứng và chỉ thực hiện các điều chỉnh chính sách dần dần. Và còn quá sớm để nghĩ về thời điểm chính xác cho lần điều chỉnh lãi suất tiếp theo.
Nhận xét của ông không những không ngăn được sự suy yếu của đồng yên mà còn kích thích hoạt động giao dịch mua bán để tiếp tục đẩy đồng Dollar mạnh lên hơn nữa so với đồng Yên. Ngoài ra, dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp được công bố vào thứ Sáu. Do sự không chắc chắn về dữ liệu, xu hướng tăng giá của đồng Dollar Mỹ vẫn đang được chú ý hơn. Về mặt cơ bản USD/JPY vẫn có nhiều khả năng được đẩy lên cao hơn trước khi công bố chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Hoa Kỳ (PCE) vào thứ Sáu.
Trên biểu đồ hàng ngày, cấu trúc tăng về mặt kỹ thuật của FX:USDJPY hầu như không có sự thay đổi với xu hướng tăng chính từ kênh giá (a) và một xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi xu hướng (b).
Ngay cả khi các đợt điều chỉnh giảm có thể xảy ra trong ngắn hạn nhưng miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động trên mức EMA21 và trên xu hướng (b) thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật nghiêng về khả năng tăng giá.
USD/JPY cũng đã gần đạt được mức tăng mục tiêu chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước về USD/JPY tại mức 158.011 và một khi mức kỹ thuật này bị phá vỡ USD/JPY sẽ có đủ điều kiện để tiếp tục hướng đến mức đỉnh mọi thời đại được thiết lập trước đó tại 160.236.
Trong thời gian tới, xu hướng ngắn và trung hạn của USD/JPY vẫn nghiêng về các khả năng tăng gía với các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 155.729 – 155.496
Kháng cự: 158.011 – 160.236
@BestSC
USD/JPY tiếp tục xu hướng tăng, hướng đến mức kỹ thuật 158.011Sau 2 tháng tăng trưởng chậm lại, sự phục hồi kinh tế của Mỹ đang tăng tốc trở lại. Biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Fed công bố hôm thứ Tư cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn nghi ngờ liệu lãi suất hiện tại có đủ cao để kiềm chế lạm phát vẫn đang dai dẳng hay không.
Vì lý do này, thị trường đã cực bớt kỳ vọng đáng kể về việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay. Chính quyền Tokyo tin rằng Ngân hàng Nhật Bản không muốn tiến tới bình thường hóa và tăng lãi suất.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng trung ương lớn tương quan khác tỏ ra ít ôn hòa hơn và đã tham gia vào phong trào "lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn" đi đầu là Fed từ bình luận của các quan chức Fed trong thời gian gần đây.
Vì đồng Dollar Mỹ, vốn có lãi suất cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển, vẫn là đối tượng được các nhà đầu tư theo đuổi và đặt cược giá lên. Trong làn sóng chênh lệch giá này, đồng yên Nhật vẫn là đồng tiền bị tổn thương nặng nề nhất trong tất cả các loại tiền tệ hàng đầu bởi chính sách tiền tệ đi ngược với xu thế chung vốn có của Nhật Bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục tăng giá kể từ khi vượt lên trên EMA21 và duy trì hoạt động giá ổn định trong kênh giá xu hướng tăng (a).
Trước mắt, hợp lưu của mức Fibonacci thoái lui 0.236% và EMA21 sẽ là hợp lưu hỗ trợ chính và điểm kỹ thuật 158.011 làm mục tiêu tăng giá.
Miễn là USD/JPY vẫn ở trên EMA21 thì triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn vẫn là tăng giá và các mức giá đáng chú ý cho xu hướng tăng sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 155.496 – 154.866
Kháng cự: 158.011 – 160.236
@BestSC
USD/JPY tiếp tục tăng, được hỗ trợ bởi chênh lệch lãi suấtDữ liệu mới nhất cho thấy số lượng việc làm mới ở Mỹ ít hơn dự kiến, đồng thời xu hướng nới lỏng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đã củng cố kỳ vọng lãi suất có thể được cắt giảm trước cuối năm.
Tuy nhiên, thời điểm cắt giảm lãi suất vẫn khó xác định, thị trường vẫn dự đoán Fed sẽ chỉ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hoặc thậm chí tháng 11. Tóm lại, kỳ vọng của Fed sẽ khó trở nên ôn hòa hơn trong ngắn hạn, đó là lý do tại sao xu hướng mua Dollar trên thị trường vẫn sẽ tồn tại, chưa kể sự ảnh hưởng do chênh lệch lãi suất quá lớn giữa Mỹ và Nhật Bản.
Với khoảng cách lớn giữa lãi suất của Mỹ và Nhật Bản, bất kỳ sự can thiệp nào của Tokyo sẽ chỉ mang lại hỗ trợ tạm thời cho đồng yên. Ngoại trừ sự thay đổi đáng kể trong triển vọng kinh tế Hoa Kỳ còn không thì OANDA:USDJPY vẫn thiên về xu hướng tăng ở mặt phân tích cơ bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi FX:USDJPY lấy được hỗ trợ từ khu vực của mức Fibonacci thoái lui 0.382% và cạnh dưới kênh giá xu hướng (a), nó đã tăng lên và vượt qua cả mức Fibonacci thoái lui 0.236% mở ra triển vọng cho đà tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên nhưng chưa tiếp cận được mức quá mua, điều này cho thấy dư địa tăng giá về mặt động lực vẫn còn đối với USD/JPY.
Trong ngắn hạn, việc USD/JPY duy trì được trên mức Fibonacci 0.236% và EMA21 sẽ là những điều kiện quan trọng cho mục tiêu hướng đến mức 158.011. Điều này cũng có nghĩa mức Fibonacci 0.236% là hỗ trợ gần nhất hiện tại, cùng với đó là mức 158.011 là kháng cự gần nhất hiện tại.
Trong thời gian tới, xu hướng tăng của USD/JPY sẽ tiếp tục được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 155.496 – 154.866
Kháng cự: 158.011
@BestSC
USD/JPY phục hồi, cấu trúc xu hướng tăng vẫn ổn địnhChủ tịch Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết về mặt chính sách tiền tệ rằng ông sẽ xem xét cẩn thận xu hướng của đồng yên, điều này càng củng cố kỳ vọng của thị trường đối với các hành động chính sách có thể có của Ngân hàng Nhật Bản. Chênh lệch lãi suất giữa Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ USD/JPY bất chấp cảnh báo của Nhật Bản về các biện pháp khả thi nhằm chống lại sự biến động nhanh chóng của tiền tệ.
Nhận xét của các quan chức Nhật Bản trong thời gian gần đây về biến động tiền tệ cho thấy rằng mặc dù xu hướng thị trường nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản nhưng chính phủ sẽ có hành động thích hợp khi cần thiết (Vẫn không biết là khi nào). Điều này cho thấy tỷ giá USD/JPY vẫn mạnh bất chấp cảnh báo từ chính quyền Nhật Bản bởi đã có quá nhiều cảnh báo kiểu như vậy tung ra trước đây mà không hiện thực hoá và điều này giảm lòng tin của thị trường nói chung.
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù OANDA:USDJPY đã điều chỉnh mạnh trong vài phiên nhưng cũng đã phục hồi từ mức Fibonacci thoái lui 0.382% và vẫn ở trong kênh giá tăng (a), và mức phục hồi có khả năng sẽ tiếp tục để hướng đến mục tiêu tại điểm Fibonacci thoái lui 0.236%.
Về bức tranh kỹ thuật tổng thể, USD/JPY vẫn có đủ điều kiện để tăng giá miễn là nó vẫn hoạt động trong kênh giá (a) và nếu quay trở lại trên đường trung bình động 21 ngày (EMA21) nó sẽ có đủ điêif kiện để tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Ngoài ra thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang bị bẻ cong hướng lên, mô tả làn sóng chốt lời đang yếu và những người mua USD đang quay trở lại thị trường.
Trong ngắn hạn, USD/JPY có triển vọng là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 153.609 – 152.565
Kháng cự: 155.496
@BestSC
Mức cao nhất trong 34 năm, USD/JPY ngừng điều chỉnh từ kênh (b)Sau khi bị đẩy lên mức 160, mức cao nhất trong 34 năm thì USD/JPY đã giảm mạnh nhưng vẫn duy trì trên mức 155 và trường hợp biến động mạnh đột biến liên tiếp như vậy càng làm tăng khả năng dẫn đến sự can thiệp của cơ quan tiền tệ Nhật Bản (BOJ).
Tạm thời chúng ta cần phải chờ xem liệu Bộ Tài chính có thực sự buộc Ngân hàng Nhật Bản phải hành động hay không. Hiện tại, chúng ta có thể mong đợi nhiều tin tức sẽ xuất hiện, với biến động tỷ giá đồng Yên gia tăng sẽ làm cho USD/JPY trở nên có nhiều bất ngờ.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY mặc dù đã giảm mạnh nhưng vẫn duy trì trên mức Fibonacci 0.786% và phục hồi từ cạnh dưới kênh giá tăng (b) chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước.
Các điều kiện kỹ thuật và xu hướng tăng giá không thay đổi với xu hướng tăng ngắn hạn từ kênh giá (b), trung hạn từ Ema21 và dài hạn từ kênh giá (a).
Trong khi đó, việc duy trì hoạt động giá trên mức Fibonacci mở rộng theo xu hướng 0.786% cung cấp khả năng tiếp tục tăng giá trên cặp tỷ giá này. Và miễn là USD/JPY không bị bán xuống dưới EMA21 thì các đợt giảm giá chỉ nên được coi là các đợt điều chỉnh giảm trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng đến xu hướng chính.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 154.480 – 154.985 – 155
Kháng cự: 157.181 – 160
@BestSC
Áp sát mức tăng mục tiêu, USD/JPY có chu kỳ tăng mới nếu phá vỡTại cuộc họp chính sách tiền tệ vào thứ Sáu tuần này (26/4), Ngân hàng Nhật Bản tuyên bố sẽ giữ nguyên lãi suất chính sách. Quyết định này ban đầu được thị trường mong đợi làm đồng Yên hấp dẫn hơn, nhưng tỷ giá hối đoái sau đó của đồng yên so với đồng Dollar Mỹ (USD/JPY) đã có sự tăng mạnh bất ngờ đã làm dấy lên sự cảnh giác cao độ của các nhà giao dịch.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết sau cuộc họp rằng việc thực thi chính sách tiền tệ sẽ phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, giá cả và tài chính trong tương lai. Ông nhấn mạnh rằng nếu tỷ lệ lạm phát cơ bản tăng lên, Ngân hàng Nhật Bản sẽ điều chỉnh mức độ nới lỏng tiền tệ. Ngoài ra, Ueda Kazuo cũng đề cập rằng khả năng đạt được mục tiêu lạm phát 2% đang ngày càng tăng và ngoại hối có thể là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát.
Đồng thời, thị trường cũng đang hết sức chú ý đến việc công bố chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 3 sắp tới của Mỹ. Là một chỉ báo lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang rất chú ý, hiệu suất của dữ liệu PCE có thể có tác động đến quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, từ đó sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tỷ giá hối đoái của các cặp tiền tệ chính như USD/JPY.
Phân tích triển vọng kỹ thuật USD/JPY FX:USDJPY
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi USD/JPY lấy được hỗ trợ từ mức Fibonacci mở rộng 0.786% chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước nó đã có mức tăng vượt bậc và ổn định với xu hướng tăng ngắn hạn từ kênh giá (b).
Nhìn chung, USD/JPY có đủ các điều kiện tăng giá với xu hướng tăng ngắn hạn từ kênh giá (b), mức hỗ trợ trung hạn tại EMA21 và xu hướng dài hạn từ kênh giá (a).
Điều đáng chú ý là USD/JPY đang tiếp cận mức tăng mục tiêu tại hợp lưu của mức Fibonacci 1%, cạnh trên kênh giá (a) và (b), đây được coi là mức kháng cự quan trọng và một khi USD/JPY phá vỡ khu vức này nó sẽ mở ra một chu kỳ tăng vượt bậc mới.
Khu vực hợp lưu nói trên cũng là khu vực áp lực kỳ vọng nhất hiện tại có thể khả quan cho một đợt điều chỉnh ngắn hạn.
Trong ngày, xu hướng tăng của USD/JPY được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 154.895
Kháng cự: 157.181
@BestSC
Chú ý đến BOJ, USD/JPY có thể mở ra chu kỳ tăng ngắn mớiVào thứ Hai, các nhà đầu tư nên chú ý đến các bình luận từ Ngân hàng Nhật Bản, đặc biệt là quan điểm của ngân hàng này về triển vọng kinh tế, lạm phát và thời điểm tăng lãi suất, vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá USD/JPY.
Mới đây, Kazuo Ueda cảnh báo Ngân hàng Nhật Bản sẽ xem xét tăng lãi suất nếu lạm phát tiếp tục tăng. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhật Bản thảo luận về việc tăng lãi suất kể từ khi thoát khỏi chính sách lãi suất âm vào tháng 3. Đồng yên yếu hơn có thể dẫn đến chi phí nhập khẩu và lạm phát tăng đột biến, ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình và điều kiện kinh tế tổng thể.
Dữ liệu lạm phát từ Tokyo vào thứ Sáu sẽ cung cấp cho Ngân hàng Nhật Bản đánh giá về tác động của đồng yên yếu đối với giá tiêu dùng trước quyết định chính sách tiền tệ tháng 4.
Nếu dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến, nó có thể dẫn đến các khả năng về việc tăng lãi suất.
Ngoài ra, những bình luận diều hâu hơn có thể giảm bớt áp lực lên chính phủ Nhật Bản trong việc can thiệp để thúc đẩy đồng Yên.
Trong ngắn hạn, biến động của USD/JPY bị ảnh hưởng bởi dữ liệu lạm phát từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nếu dữ liệu lạm phát của Nhật Bản cao hơn dự kiến, điều này có thể làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư vào việc Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất. Dữ liệu lạm phát không giảm ổn định của Mỹ có thể làm trì hoãn thêm việc cắt giảm lãi suất của Fed, từ đó làm tăng áp lực lên tỷ giá USD/JPY.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY FX:USDJPY có đầy đủ các điều kiện tăng giá về mặt kỹ thuật với xu hướng ngắn hạn được chú ý bởi kênh giá (b), trung hạn chú ý bởi EMA21 và dài hạn là kênh giá (a). Tất cả các xu hướng đều đang ủng hộ khả năng tăng giá.
Đáng chú ý là nó đang tạm thời bị giới hạn đà tăng bởi mức Fibonacci mở rộng 0.786% mà nếu USD/JPY phá vỡ được mức kỹ thuật này nó sẽ mở ra một chu kỳ tăng mới với mức mục tiêu có thể hướng đến cạnh trên kênh giá (b) và mức Fibonacci mở rộng 1%. Điều này cũng có nghĩa mức Fibonacci mở rộng 0.786% là mức kháng cự gần nhất có thể tạo ra được các mức điều chỉnh ngắn hạn mà không làm thay đổi xu hướng.
Trong thời gian tới, xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 153.587 – 153.100
Kháng cự: 154.895
@BestSC
USD và Lợi suất lại gia tăng, tỷ giá USD/JPY áp sát mức 151.958Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất chính sách lên 0,00-0,10% trong tháng 3, đưa lãi suất ra khỏi vùng âm. Mặc dù đồng yên được kỳ vọng sẽ tăng nhưng thị trường lại chứng kiến sự sụt giảm của đồng yên, khiến tỷ giá USD/JPY FX:USDJPY tăng cao.
Mặc dù Ngân hàng Nhật Bản đưa ra hướng dẫn hạn chế về việc thắt chặt chính sách hơn nữa, thị trường coi động thái này là một đợt tăng lãi suất ôn hòa, do đó, sự mất giá của đồng yên làm dấy lên tâm lý rằng ngân hàng trung ương có thể can thiệp để hỗ trợ đồng yên.
Ngoài dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp tuyệt vời, các bài phát biểu diều hâu từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã giúp lãi suất trái phiếu Mỹ đạt mức cao nhất trong hơn 4 tháng và cũng hỗ trợ USD/JPY. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm từng đạt 4,42% vào thứ Hai, mức cao nhất kể từ ngày 27 tháng 11.
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ và đồng USD cao hơn thúc đẩy tỷ giá USD/JPY tăng cao hơn nữa.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY FX:USDJPY vẫn chưa phá vỡ được mức kháng cự hợp lưu bởi cạnh trên kênh giá (a) và mức Fibonacci 1% điểm giá 151.958 để có đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng mới.
Mặc dù USD/JPY vẫn có xu hướng chính là tăng giá nhưng việc duy trì hoạt động dưới mức 151.958 sẽ cung cấp khả năng cho các đợt điều chỉnh giảm trong ngắn hạn mà không làm thay đổi xu hướng tăng chính.
Trong dài hạn, xu hướng chính của USD/JPY là tăng giá với kênh giá chính (a) làm xu hướng dài hạn và xu hướng tăng ngắn hạn được hỗ trợ bởi EMA21.
Xu hướng tăng chính của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau, và nhà giao dịch cũng nên chú ý với các khả năng điều chỉnh nhẹ xảy ra.
Hỗ trợ: 150.767 – 150.102
Kháng cự: 151.958
@BestSC
USD/JPY điều chỉnh, bị giới hạn bởi mức 150.767, chú ý NFPUSD/JPY FX:USDJPY điều chỉnh sau phát ngôn của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda, mức điều chỉnh đạt mức hỗ trợ mục tiêu ban đầu và bị hạn chế bởi mức 150.767.
Kazuo Ueda đưa ra tín hiệu tăng lãi suất: Kỳ vọng lạm phát thúc đẩy các điều chỉnh chính sách của ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Asahi Shimbun rằng lạm phát có thể tăng tốc từ mùa hè sang mùa thu, điều này sẽ tạo điều kiện cho một đợt tăng lãi suất trong năm nay.
Phản ứng của thị trường: Đồng yên được hỗ trợ và gia tăng bởi những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Nhận xét của Kazuo Ueda làm tăng kỳ vọng của thị trường về việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7-10, khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng.
Ảnh hưởng của yếu tố chính trị: Tâm lý ngại rủi ro thúc đẩy đồng yên, đồng yên cũng bị ảnh hưởng bởi tuyên bố của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng ông sẽ hành động, và các nhà đầu tư cảnh giác với sự can thiệp mới của Nhật Bản vào thị trường tiền tệ, đồng Yên được hưởng lợi từ điều này.
Sự thay đổi chính sách của Ngân hàng Nhật Bản: Việc kết thúc chính sách lãi suất âm đánh dấu bước tiến tới bình thường hóa lãi suất. Việc lãi suất của một loại tiền tệ tăng lên sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với loại tiền tệ ấy.
Ngày 19/3, Ngân hàng Nhật Bản tuyên bố tăng lãi suất chính sách sau khi kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất sau 17 năm kể từ năm 2007.
Điều này đánh dấu sự khởi đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của Nhật Bản, vốn đã được duy trì trong khoảng hơn một thập kỷ.
Cuộc họp lãi suất tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 25-26/4, thị trường sẽ hết sức chú ý đến dự báo lạm phát và kinh tế của ngân hàng trung ương cũng như các tín hiệu về việc tăng lãi suất trong tương lai.
Trong ngày, thị trường sẽ dồn mọi sự tập trung vào dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp và Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ. Dữ liệu này sẽ giúp định hướng xem đồng USD có tiếp tục yếu đi hay không và nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tỷ giá USD/JPY FX:USDJPY .
Phân tích triển vọng kỹ thuật USD/JPY FX:USDJPY
Mặc dù USD/JPY đã có những điều chỉnh giảm từ mức kỹ thuật chú ý với bạn đọc trước đó tại 151.958 nhưng đợt điều chỉnh giảm cũng bị giới hạn bởi mức hỗ trợ mục tiêu ban đầu vào khoảng 150.767.
Về bức tranh kỹ thuật tổng thể thì USD/JPY vẫn có đầy đủ các điều kiện tiếp tục tăng giá khi xu hướng chính là xu hướng từ kênh giá (a) và hỗ trợ ngắn hạn từ EMA21. Miễn là USD/JPY vẫn đang hoạt động trên mức EMA21 thì nó vẫn có triển vọng tăng trong ngắn hạn.
Trong khi đó, USD/JPY sẽ có thể mở ra một chu kỳ tăng mới nếu phá vỡ trên mức 151.958. Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn nghiêng về khả năng tăng giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 150.767 – 150.102
Kháng cự: 151.958
@BestSC
Biên độ hẹp, chu kỳ tăng mới, các mức điều chỉnh kỳ vọngDữ liệu từ Nhật Bản cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI) của Tokyo trong tháng 3 đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến sẽ tăng 2,5%. CPI tổng thể tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị trước đó là 2.5%.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản yếu trong tháng 2, giảm 0,1% so với tháng trước và dự kiến sẽ tăng 1,4%, so với mức giảm 6,7% của tháng trước. Doanh số bán lẻ của Nhật Bản trong tháng 2 ở mức tốt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến tăng 3,0% và giá trị trước đó là 2,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 là 2,6%, dự kiến là 2,4%, giá trị trước đó là 2,4%.
Lạm phát chậm lại và sản lượng giảm ở Tokyo đã phủ bóng đen lên triển vọng tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Ngược lại, với nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ và trái phiếu Mỹ duy trì lợi suất cao, dường như có nhiều yếu tố bất lợi đối với đồng Yên Nhật. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki nhắc lại rằng ông không vui khi thấy tỷ giá biến động nhanh chóng, điều này tạo cho thị trường một sự khó khăn nhất định trên thị trường.
Tuy nhiên, thị trường vẫn tin rằng bất kỳ sự can thiệp thực tế nào của Nhật Bản chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời và không đủ để gây ra sự đảo chiều cơ bản của USD/JPY. Bởi vì chênh lệch lãi suất giữa đồng Dollar Mỹ và đồng yên Nhật là rất lớn nên USD/JPY vẫn đủ động lực cơ bản cho các trường hợp tăng giá trong thời gian tới.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY được giao dịch rất hẹp xung quanh mức kỹ thuật 151.958 với các điều kiện tăng giá từ hỗ trợ ngang 150.767 – 150.102, mức Fibonacci thoái lui 0.786% và EMA21.
Về bức tranh tổng thể thì hiện tại USD/JPY không có bất kỳ khả năng giảm giá nào với một chu kỳ tăng mới sẽ được mở ra một khi USD/JPY phá vỡ trên mứuc 151.958. Tuy nhiên thì việc duy trì hoạt động tích luỹ dưới mức 151.958 cũng cung cấp một số kỳ vọng điều chỉnh giảm trong ngắn hạn với mức mục tiêu là kiểm tra lại 150.767 – 150.102.
Miễn là USD/JPY vẫn ở trong kênh giá (a) thì xu hướng chính của nó vẫn sẽ là tăng giá, và duy trì trên EMA21 cùng Fibonacci 0.786% sẽ củng cố cho xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý trong ngày sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 150.767 – 150.102
Kháng cự: 151.958
@BestSC
Bị giới hạn bởi mức 151.958, USD/JPY vẫn có nhiều hỗ trợĐồng Yên tăng giá trong thời gian ngắn sau khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo các nhà đầu cơ không nên cố gắng làm suy yếu đồng Yên.
Giám đốc tài chính của Bộ tài chính Nhật Bản cho biết hôm thứ Hai rằng sự yếu kém hiện tại của đồng yên không phản ánh các nguyên tắc cơ bản, lặp lại cảnh báo từ một số quan chức chính phủ khác của Nhật Bản trong những ngày gần đây đã.
Biến động tiềm ẩn tiếp tục giảm ở hầu hết các loại tiền tệ chính vào thời điểm hiện tại, vì vậy đây là môi trường thuận lợi cho giao dịch chênh lệch lãi suất, nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục thấy các nhà đầu cơ vay mượn bằng đồng Yên Nhật và các loại tiền tệ có lãi suất thấp khác và đầu tư bằng những đồng tiền có lãi suất cao. Điều này có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá lên đồng Yên Nhật.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY chưa có nhiều thay đổi về mặt cấu trúc khi các yếu tố kỹ thuật đều đang ủng hộ cho khả năng tăng giá với hỗ trợ chính từ kênh giá (a) và EMA21.
Trong ngắn hạn, USD/JPY đang bị giới hạn bởi mức kỹ thuật 151.958 chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước và nếu USD/JPY có thể phá vỡ được mức kỹ thuật này nó sẽ có đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng giá mới được mở ra.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động giá trên các mức 150.767 và 150.102 thì nó vẫn có triển vọng tăng giá trong ngắn hạn.
Trong ngày, xu hướng tăng của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 150.767 – 150.102
Kháng cự: 151.958
@BestSC
USD/JPY điều chỉnh, có đủ điều kiện tăng, chênh lệch lãi suấtCục Dự trữ Liên bang đã giữ lãi suất không thay đổi như kỳ vọng, mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn kỳ vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết triển vọng của ông về áp lực giá là tương đối ổn định, ngay cả với dữ liệu lạm phát mạnh bất ngờ gần đây.
Powell đã nói rằng sẽ không có gì thay đổi trong thời gian ngắn và ông vẫn tự tin về lạm phát, đó là thông điệp chính mà ông truyền tải trong cuộc họp báo sau FOMC.
Từ quan điểm này, khi nền kinh tế chậm lại và lạm phát tiếp tục giảm tốc, các ngân hàng trung ương lớn về cơ bản đang lên kế hoạch đồng loạt cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Thị trường đã nắm bắt được điều này và đẩy đồng Dollar Mỹ giảm giá trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên thì thị trường vẫn chưa xuất hiện đủ sự tin tưởng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ bắt tay vào một chu kỳ tăng lãi suất kéo dài mà cuối cùng sẽ chứng kiến sự chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì khoảng cách như hiện tại.
Về mặt cơ bản, lập trường lộ trình của Fed tạo ra một số áp lực điều chỉnh giảm đối với USD/JPY nhưng với khoảng cách chênh lệch lãi suất vẫn không thay đổi giữa FED và BOJ thì USD/JPY vẫn sẽ nghiêng về xu hướng cơ bản là tăng giá.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY điều chỉnh giảm sau khi tiếp cận mức hợp lưu quan trọng tại mức đỉnh được thiết lập vào ngày 13/11/2023 và cạnh trên kênh giá (a), nhưng xu hướng tăng giá hiện tại là không thay đổi.
Trên bức tranh ỹ thuật tổng thể, USD/JPY có các điều kiện kỹ thuật quan trọng hỗ trợ như hoạt động giá ổn định trên EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.786%. Miễn là USD/JPY vẫn ổn định trên mức hợp lưu nói trên điểm giá 149.433 thì nó vẫn có triển vọng tăng giá trong ngắn hạn.
Mặt khác, mức hỗ trợ gần nhất hiện tại được chú ý tại mức 150.767 và nếu USD/JPY phục hồi sau điều chỉnh lên trên mức này nó sẽ có xu hướng tiến đến kiểm tra lại mức 151.958, và một chu kỳ tăng giá mới sẽ được mở ra một khi mức 151.958 bị phá vỡ trên.
Trong ngày, xu hướng tăng giá của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 150.102 – 150.767
Kháng cự: 151.958
@BestSC
BOJ chấm dứt lãi suất âm, nhưng ôn hoà, tạo áp lực cho đồng YênNgân hàng Nhật Bản hôm nay đã chấm dứt chính sách lãi suất âm cuối cùng còn tồn tại trên thế giới, nhưng đồng thời vẫn duy trì điều kiện tài chính lỏng lẻo trong thời điểm hiện tại.
Ngân hàng Nhật Bản cho biết họ sẽ phản ứng linh hoạt trước sự gia tăng mạnh của lợi suất dài hạn, bao gồm cả việc tăng lượng trái phiếu chính phủ Nhật Bản mà họ mua, để ngăn chặn việc lợi suất tăng nhanh có tác động quá lớn đến nền kinh tế.
Kazuo Ueda cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (19/3) rằng mục tiêu lạm phát bền vững và ổn định ở mức 2,0% sắp đạt được và kỳ vọng này sẽ trở thành hiện thực. BOJ nhấn mạnh rằng các điều kiện phù hợp sẽ hỗ trợ vững chắc cho nền kinh tế và giá cả, và với mục tiêu này, điều quan trọng là phải duy trì các điều kiện phù hợp. Đồng thời, nếu cần thiết, các chính sách nới lỏng rộng rãi, bao gồm cả những chính sách đã sử dụng trước đây, sẽ được xem xét. Ngoài ra, họ còn cảnh báo về nguy cơ lãi suất tăng đột biến và kết quả của các cuộc đàm phán lương mùa xuân cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định.
Trước khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản điều chỉnh chính sách, thị trường đã trải qua những thay đổi chấn động. Sự mất giá của đồng yên và sự mạnh lên của đồng Dollar Mỹ đã khiến tỷ giá USD/JPY có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khả năng Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất vẫn còn, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của đồng Dollar Mỹ và sau đó là USD/JPY.
Nhìn chung, trong ngắn hạn thì bức tranh cơ bản đang ủng hộ USD/JPY bởi các định hướng ôn hoà của BOJ, mặc dù thoát khỏi lãi suất âm nhưng dấu hiệu ôn hoà là không có lợi cho đồng Yên Nhật.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY vừa vượt lên trên hợp lưu kỹ thuật quan trọng của Fibonacci thoái lui 0.786% và EMA21 sau đó chậm lại khi tiếp cận mức kháng cự 150.767 chú ý với bạn đọc trong xuất bản trước.
Lúc này, nếu USD/JPY giảm xuống dưới mức EMA21 và tạo thành mô hình nến giảm giá thì nó sẽ hội tụ rất nhiều cấu trúc giảm về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên thì triển vọng giảm chỉ được xảc nhận nếu hoạt động giá hàng ngày giảm xuống dưới mức 148.781.
Điều đáng chú ý là một chu kỳ tăng giá mới sẽ được mở ra nếu USD/JPY phá vỡ trên mức kháng cự kỹ thuật quan trọng tại 150.767 sau đó mức mục tiêu sẽ vào khoảng 151.938. Triển vọng này cũng có nghĩa các mức bảo vệ vị thế bán cho kỳ vọng giảm cần được đặt phía sau mức kỹ thuật 150.767.
Trong ngày, USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 149.437 – 148.781
Kháng cự: 150.767
@BestSC
Cấu trúc giảm đang hình thành, chú ý đến diễn biến BOJ tuần nàyDữ liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ hoạt động ổn định, với sản lượng tăng trở lại 0,8% trong tháng Hai.
Một cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ và kỳ vọng lạm phát về cơ bản không thay đổi trong tháng 3. Giá trị ban đầu của chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan trong tháng 3 là 76,5 và giá trị cuối cùng trong tháng 2 là 76,9.
Kỳ vọng lạm phát một năm trong cuộc khảo sát không thay đổi trong tháng 3 ở mức 3,0% và kỳ vọng lạm phát 5 năm cũng duy trì ở mức 2,9% trong tháng thứ 4 liên tiếp. Đây cũng là một chỉ số được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi.
Dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định, khiến các nhà giao dịch giảm bớt đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trong tương lai từ Cục Dự trữ Liên bang. Điều này đã khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ tăng lên và đồng Dollar Mỹ mạnh lên.
Đối với đồng Yên, các nhà đầu tư vẫn đang chú ý đến cuộc họp cấp cao của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong tuần này. Thị trường kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm kéo dài 8 năm. Kể từ khi Kazuo Ueda đảm nhận chức thống đốc, Ngân hàng Nhật Bản đã chuẩn bị nội bộ để chấm dứt chính sách lãi suất âm.
Trong khi đó, một nhóm các công ty lớn nhất Nhật Bản hôm thứ Sáu đã đồng ý với các công đoàn để tăng lương lên mức cao nhất trong 33 năm, củng cố thêm quan điểm rằng Ngân hàng Nhật Bản đang chuẩn bị thực hiện một bước chuyển đổi mang tính bước ngoặt nhằm chấm dứt chính sách lãi suất âm. Nếu Ngân hàng Nhật Bản thực hiện hành động cụ thể trong tuần này để chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm, đồng Yên có thể nhận được một số hỗ trợ và phục hồi.
Những gì diễn ra trong cuộc họp cấp cao của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong tuần này là hết sức quan trọng đối với hướng đi của USD/JPY.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY FX:USDJPY đang dần hình thành cấu trúc cho một chu kỳ giảm mặc dù chưa rõ ràng nhưng có nhiều khả năng với một mô hình vai - đầu – vai thuận đang dần hình thành cùng các điều kiện áp lực như hoạt động giá duy trì dưới mức EMA21 và Fibonacci thoái lui 0.786%.
Trong ngắn hạn, USD/JPY đang chịu áp lực bởi hợp lưu của EMA21 và Fibonacci 0.786% và nó có triển vọng giảm xuống dưới mức Fibonacci 0.618%. Miễn là USD/JPY không phá vỡ trên hợp lưu kháng cự nói trên thì triển vọng chính vẫn sẽ là giảm giá. Trong trường hợp phá vỡ trên hợp lưu kháng cự nói trên, cặp tỷ giá này có xu hướng kiểm tra lại mức 150.767 là kháng cự quan trọng tạo ra các đợt bán tháo chú ý với bạn đọc trong các xuất bản số ra trước đó. Điều này cũng có nghĩa các vị thế mở bán nên được bảo vệ phía sau mức 149.437.
Mặt khác, USD/JPY sẽ mở ra một chu kỳ giảm giá mới với đầy đủ các điều kiện giảm nếu phá vỡ dưới mức Fibonacci 0.618% và triển vọng lúc này hướng tới mức 146.095, nhiều hơn là mức 144.716.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY là giảm giá cùng các mức đáng chú ý được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 147.474
Kháng cự: 149.437 – 150.767
@BestSC
USD/JPY phá vỡ cấu trúc tăng hình thành các điều kiện giảm giáTốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được điều chỉnh tăng trong quý vừa qua có nghĩa là nước này đã tránh được nguy cơ suy thoái về mặt định nghĩa cơ bản, làm tăng thêm lập luận rằng nền kinh tế Nhật Bản có thể chịu được thử thách của các chính sách thắt lưng buộc bụng.
Sự sụt giảm gần đây của đồng USD diễn ra sau khi dữ liệu việc làm tháng 2 cho thấy thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt, khiến Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục nới lỏng chính sách trong năm nay.
Các nhà đầu tư hiện sẽ tập trung vào báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ hôm nay (thứ Ba). Nếu dữ liệu bất ngờ giảm, nó sẽ cung cấp thêm lý do để Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất, kết quả cho trường hợp này là đồng Dollar Mỹ sẽ tiếp tục chịu áp lực. Ngược lại, nếu dữ liệu tăng trưởng vẫn mạnh, đồng Dollar Mỹ có thể được thúc đẩy và tạo ra áp lực đối với đồng Yên Nhật từ đó USD/JPY có khả năng tăng trở lại đáng kể.
Trên biểu đồ hàng ngày FX:USDJPY , nhờ việc đồng USD yếu đi trong thời gian gần đây, USD/JPY cũng đã có những điều chỉnh đáng kể phá vỡ cấu trúc kỹ thuật tăng giá trước đó và tạo được các điều kiện kỹ thuật cần thiết cho triển vọng giảm.
Các điều kiện giảm giá bao gồm hoạt động giá xuống dưới mức EMA21, phá vỡ dưới kênh giá (a) và hoạt động giá xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong ngắn hạn, các điều kiện kỹ thuật đang ủng hộ cho khả năng giảm giá và nếu thời điểm hiện tại nếu USD/JPY tiếp tục duy trì dưới mức Fibonacci 0.618% nó có thể giảm xuống thêm với mức mục tiêu sau đó tại mức Fibonacci 0.50%.
Các đợt tăng giá mà USD/JPY vẫn không đưa được hoạt động giá lên trên mức Fibonacci 0.786% và lên trên EMA21 thì cấu trúc kỹ thuật vẫn nghiêng về các trường hợp giảm giá.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật giảm giá đối với USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 146.095
Kháng cự: 147.474 – 148.781
@BestSC
USD/JPY đi ngang, nhưng các điều kiện vẫn nghiêng về tăng giáHoạt động sản xuất của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 2 , được công bố vào thứ Sáu, với số liệu việc làm tại nhà máy giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng và số lượng đơn đặt hàng mới cũng giảm.
Chi tiêu xây dựng, dự kiến sẽ tăng, cũng giảm trong tháng Giêng. Sau khi dữ liệu được công bố chỉ số Dollar Mỹ bị ảnh hưởng, nhưng đồng bạc xanh vẫn bị giới hạn trong phạm vi rộng khi các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ những diễn biến tiếp theo của dữ liệu kinh tế để tìm manh mối mới về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Hôm thứ Sáu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết còn quá sớm để kết luận rằng lạm phát gần đạt được mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng trung ương một cách bền vững và nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng thêm dữ liệu về triển vọng tiền lương.
Kỳ vọng lạm phát và con đường chính sách của Ngân hàng Nhật Bản có thể sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các công ty lớn và công đoàn về việc tăng lương. Các cuộc đàm phán về tiền lương sẽ mang đến nhiều tín hiệu hơn cho thấy lạm phát của Nhật Bản đang ngày càng dai dẳng và thị trường kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Một tuyên bố hơi thận trọng từ Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản vào thứ Sáu đã làm giảm nhẹ hiệu suất của đồng yên.
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù FX:USDJPY giảm điều chỉnh từ mức kháng cự quan trọng chú ý với bạn đọc trước đó là hợp lưu của cạnh dưới kênh giá (a) và mức kỹ thuật 150.767 nhưng nhìn chung thì triển vọng tăng giá vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố tích cực.
Tạm thời, USD/JPY đang bước vào giai đoạn cấu trúc chủ yếu là đi ngang với các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ như duy trì ở trên EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.786%. Miễn là USD/JPY vẫn còn duy trì trên các mức hỗ trợ trên thì nó vẫn có triển vọng tăng trong thời gian tới, với một chu kỳ tăng mới sẽ được mở ra nếu phá vỡ hợp lưu kháng cự ở mức 150.767 và sau đó mục tiêu có thể hướng đến mức Fibonacci 1%.
Trường hợp tiêu cực đối với USD/JPY là khi cặp tiền tệ này bị bán tháo xuống dưới mức 148.781, lúc này USD/JPY có đủ điều kiện để bị bán xuống thấp hơn với mức mục tiêu vào khoảng 147.474 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong ngày, USD/JPY vẫn nghiêng nhiều về khả năng tăng giá hơn với các mức kỹ thuật sẽ được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 149.798 – 149.437
Kháng cự: 150.767
@BestSC
Xu hướng tăng của USD/JPY không thay đổi với đủ các điều kiệnTuần trước, Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo giá sản xuất tăng lớn nhất trong 5 tháng vào tháng 1, trong khi giá tiêu dùng được báo cáo hôm thứ Ba tuần trước cũng tăng cao hơn dự kiến. Nhưng báo cáo hôm thứ Năm cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 1 giảm mạnh nhất trong 10 tháng, đồng thời dữ liệu tháng 11 và tháng 12 cũng được điều chỉnh giảm xuống, khiến một số thị trường chững lại khi báo cáo cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đang tăng tốc.
Nói chung, dữ liệu của Hoa Kỳ tuần trước có sự hỗ trợ tuy không rát mạnh mẽ đối với đồng Dollar Mỹ nhưng cũng giúp đồng Dollar Mỹ cơ bản vẫn ổn định.
Đồng Yên Nhật cũng đã phục hồi từ mức thấp hồi đầu năm. Trọng tâm hiện tại vẫn là kỳ vọng giảm mạnh về việc cắt giảm lãi suất của đồng Dllar Mỹ, điều này đã giữ cho đồng Dollar Mỹ mạnh lên, trong khi đồng yên Nhật, vốn nhạy cảm với lợi suất, đã bị hạn chế rất nhiều và có xu hướng yếu.
Về mặt kỹ thuật, không có thay đổi nào về cấu trúc xu hướng chính của USD/JPY FX:USDJPY chủ yếu vẫn là tăng giá với các điều kiện hỗ trợ như hoạt động giá trên EMA21, duy trì trên Fibonacci thoái lui 0.786% và ổn định với xu hướng từ kênh giá (a).
Mặc dù Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang điều chỉnh nhẹ từ khu vực 80% nhưng lực giảm cũng khá khiêm tốn, điều này cho thấy tâm lý hiện tại vẫn đang hỗ trợ giá USD/JPY cùng với đó dư địa tăng giá vẫn còn bởi RSI cũng chưa hoàn toàn đi lên trên khu vực quá mua.
Nhìn chung, xu hướng đối với USD/JPY hiện tại vẫn ưu tiên khả năng tăng giá và miễn là USD/JPY vẫn đang ở trên EMA21 thì triển vọng tăng giá là không thay đổi.
Trong ngắn hạn, các mức kỹ thuật đối với USD/JPY sẽ được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 149.437 – 148.781
Kháng cự: 150.767 – 151.938
@BestSC
USD/JPY tăng mạnh, bị hạn chế bởi 148.781, chu kỳ tăng mớiHoa Kỳ công bố hôm thứ Sáu tuần trước rằng việc làm phi nông nghiệp đã tăng thêm 353.000 việc làm trong tháng 1, vượt quá kỳ vọng của các nhà kinh tế về mức tăng 180.000 việc làm.
Thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,6% sau khi tăng 0,4% trong tháng 12. Dữ liệu vượt xa kỳ vọng và thị trường tiếp tục giảm kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3 và giảm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất tích lũy của Fed trong năm nay.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch hiện thấy 17,5% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3, giảm từ mức 38% vào thứ Sáu tuần trước và 75% khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 5, giảm từ 94% vào thứ Sáu.
Dữ liệu việc làm của Mỹ tăng trưởng mạnh đã làm lu mờ kỳ vọng của Ngân hàng Nhật Bản về việc tăng lãi suất và sự phục hồi gần đây của đồng yên đã bị nuốt chửng gần như chỉ sau một đêm. Sự gia tăng lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đè nặng lên đồng Yên Nhật.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tăng lên mạnh mẽ sau khi nhận được hỗ trợ từ khu vực Fibonacci 0.50% và EMA21 chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước và hiện tại nó đang bị giới hạn bởi mức kháng cự mục tieu 148.781.
Việc phá vỡ được mức kháng cự 148.781 sẽ là điều kiện đầu tiên đạt được cho triển vọng về một chu kỳ tăng giá mới được mở ra về mặt kỹ thuật một cách vững chắc hơn.
Tạm thời, triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn đối với USD/JPY vẫn là tăng giá với hỗ trợ chính từ EMA21 và hỗ trợ gần từ mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì trên mức EMA21 thì triển vọng kỹ thuật tăng giá vẫn được ưu tiên trong thời gian tới, và các mức kỹ thuật ngắn hạn sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 147.474 – 147.309
Kháng cự: 148.781 – 149.437
@BestSC
Giống hầu hết thị trường, USD/JPY tích luỹ chờ sự kiện lớnSự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư, khi các nhà đầu tư chú ý hơn đến bất kỳ manh mối nào từ Chủ tịch Powell về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã thúc đẩy các nhà giao dịch giảm đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trong tháng 3 xuống 40.9% từ mức khoảng 89% một tháng trước.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Fed sẽ cắt giảm lãi suất một cách chậm rãi. Trong khi đó dữ liệu do chính phủ Nhật Bản công bố hôm thứ Ba cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 2,4% trong tháng 12, giảm so với tháng trước, uớc tính trung bình của các nhà kinh tế là 2,5%. Dữ liệu có sự hỗ trợ vừa phải đối với đồng yên.
Chúng ta vẫn phải chờ quyết định lãi suất của Fed và tuyên bố sau cuộc họp ngày hôm nay. Nếu tuyên bố vẫn chỉ ra rằng cần phải cắt giảm lãi suất một cách thận trọng thì đồng Dollar sẽ tăng giá. Mặt khác, nếu ý định cắt giảm lãi suất càng sớm càng tốt được tiết lộ, tỷ giá USD/JPY có thể giảm trở lại đáng kể.
Xét về mặt kỹ thuật, FX:USDJPY cũng giống với hầu hết thị trường tương quan đối với đồng USD, đều đi ngang để chờ đợi các đột biến từ các sự kiện vĩ mô trong tuần này.
Việc duy trì trên mức Fibonacci 0.618% cung cấp khả năng tăng giá trong ngắn hạn với mức mục tiêu có thể hướng tới là 148.781, đây cũng là mức kỹ thuật hạn chế tăng giá đối với USD/JPY. Trong khi đó thì việc ổn định trên EMA21 cũng là một yếu tố hỗ trợ quan trọng cho kỳ vọng tăng giá về mặt kỹ thuật.
Trong ngắn và trung hạn, triển vọng kỹ thuật nghiêng nhiều về khả năng tăng giá hơn với các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 147.309 – 146.622
Kháng cự: 148.781
@BestSC