Vietnam Index
Đào tạo

Chứng khoán: cám dỗ, ảo tưởng và tuyệt vọng

Năm 2020/2021,
"Chứng khoán dễ lắm"
"Đầu tư cần m* gì kiến thức, cứ múc cổ phiếu là ăn"
"Cần gì học hành bằng cấp, biết chừng đó đủ kiếm tiền rồi, mấy chuyên gia cứ làm quá"

Năm 2022/2023,
"Chứng khoán là cờ bạc, người không chơi là người thắng"
"Cổ phiếu là rác, gửi tiết kiệm là ngon rồi"
"Do tớ xui thôi, do bị lừa, broker dỏm"

Anh/em có đang rơi vào trường hợp này hoặc gặp ai nói những câu này không? Nếu có, những người này thuộc trường hợp: "Ngộ nhận giữa năng lực và may mắn".

Trải qua cơn sóng "ắp cheng" 2020/2021, thời kỳ biến động bởi "thiên nga đen" Covid19 khiến cho cả thế giới chao đảo. Ngân hàng trung ương các nước mạnh tay đẩy một "núi tiền" ra nền kinh tế. Dịch, cách ly, không sản xuất, dân chúng rút tiền đánh chứng. Cơn sóng tiền ồ ạt lao tới kéo giá của tất cả cổ phiếu tăng mạnh, ít thì nhân đôi, nhiều thì nhân bốn tài khoản. Nước dâng thuyền dâng, thời điểm đấy, múc cổ phiếu nào cũng trần, nhắm mắt đặt mua hàng về lãi ngay 20%.

Khi thời thế thuận lợi, người ta bắt đầu so sánh việc mua cổ phiếu với việc ăn kẹo, người người nhà nhà nói về chứng khoán, đó cũng là lúc sự ảo tưởng đạt đến cực độ. Có một vĩ nhân đã từng nói: "Lúc chúng ta ảo tưởng nhất là lúc đang đứng sát bên bờ vực thẳm"

Sang đến năm 2022, khi những mắt xích yếu kém của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện dày đặc là lúc mà thị trường chứng khoán quay về đúng bản chất vốn có: khó nhai, tuyệt vọng và đầy nước mắt.

Cổ phiếu từ lớn đến nhỏ, đồng loạt giảm, chất "sàn" thành từng đống. Sóng "đỏ, xanh dương" quét qua và cuốn trôi toàn bộ 1.900 cổ phiếu, nhẹ thì lỗ 30%, nặng thì một nửa, số còn lại "cháy" tài khoản vài trăm tỷ đồng.

Năm 2022 cũng đón nhận nhiều tin tức xấu. Mỹ lạm phát 8%, thoạt nghe cứ tưởng đang đọc về kinh tế của một quốc gia nào đó ở Châu Phi nhưng chính là thực trạng của nền kinh tế số 1 thế giới. Những tin tức về "bắt bớ", đốt lò thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của các đại gia Việt Nam khiến cho cả nước hoang mang. VNINDEX giảm 40% giá trị, thổi bay hàng triệu tỷ đồng vốn hóa (Tín Phong nói thật đấy, triệu tỷ đồng) cũng là việc chưa từng xảy ra. Đến những nhà đầu tư lão luyện 20 năm hay những người tích cực nhất cũng phải thốt lên hai từ "không ngờ".

Từ đấy sản sinh ra hàng loạt "Chí Phèo chứng khoán".

"Họ vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ lỗ xong là họ chửi. Bắt đầu chửi thị trường. Có hề gì? Thị trường có của riêng ai? Rồi họ chửi ủy ban. Thế cũng chẳng sao: ủy ban chẳng để tâm. Tức mình, họ lại chửi tất cả lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng có sao, doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh sản xuất bình thường. Cái người cần chửi là bản thân, sao không thấy?"

Đây chính là sự tuyệt vọng.

Cách đây ba tháng, Tín Phong có nói chuyện với chị khách hàng ở Hà Nội, chị đầu tư từ năm 2010, cái đợt mà dòng cổ phiếu Sông Đà làm mưa làm gió suốt ba năm trời. Chị bảo gặp nhiều thăng trầm, lúc tài khoản nhân đôi, sau ba năm lại về bàn tay trắng. Sau một buổi trao đổi, tôi mới vỡ ra rằng, chị không biết nhìn biểu đồ, chị cũng không đọc được báo cáo tài chính, cái chị có duy nhất là niềm tin, người quen bảo mua gì là chị mua theo. Ban đầu có lãi, mà tổng kết lại: lãi ngắn hạn mà lỗ trường kỳ.

Có anh khách hàng T, ảnh bảo đang mua vào cổ phiếu thủy sản, chuẩn bị có sóng tăng mới. Tôi hỏi:

"Anh biết giá cá tra tại Đồng Tháp bao nhiêu không?", anh giật mình.

"Xuất khẩu thủy sản năm tháng đầu năm tăng hay giảm so với cùng kỳ". Anh lắc đầu bảo, "Biết mấy cái đó làm gì".

"Anh biết hiệp định EVFTA tác động thế nào đến ngành thủy sản không?". Anh im lặng. Nghĩ thầm trong bụng, hỏi gì khó thế nhỉ.

Anh nhận ra đã phạm sai lầm, thứ nhất là múa rìu qua mắt thợ giỏi, thứ hai là anh đã đánh tráo khái niệm "đầu tư" và "cờ bạc".

Anh em nào chăm đọc tin tức chắc chắn sẽ biết Vinasun taxi vấp ngã vì đầu tư ngoài ngành, Shark "Nước" phải đi bán xoong nồi để trả nợ vì "lỡ" đầu tư bất động sản, thép Hòa Phát chật vật vì ngành xây dựng hay tập đoàn bán lẻ - tiêu dùng Masan "ngậm ngùi" gồng lỗ những mỏ khoáng sản nghìn tỷ đồng. Như vậy mới thấy tập đoàn chục nghìn tỷ, những bộ não to lớn còn "toang", trong khi anh em cầm vài tỷ đầu tư chứng khoán đã tưởng mình là Lã Bố thống nhất ba quân làm chủ thiên hạ.

Nhiều anh em làm bất động sản, làm IT, xây dựng, bác sĩ, kĩ sư hay ca sĩ,.. vốn đã không có bất kỳ liên quan đến kinh-tài-chứng, nghĩa là xuất phát điểm từ con số 0. Làm việc gì cũng phải có kiến thức ngành, không bỏ tiền đi học, cũng phải bỏ tiền học từ việc "đổ máu" trên thị trường. Tất nhiên, học phí ngoài thương trường chắc chắn đắt hơn trên giảng đường, mất tiền xe nhà là ít nhất rồi.

Xã hội phân hóa, mỗi người giỏi mỗi lĩnh vực, anh em hiểu được điều này để định vị đúng bản thân. Cái cần nữa là trau dồi kiến thức đầu tiên, giống như xây nhà phải xây móng trước, móng sâu thì nhà mới cao được.

Thêm nữa, đừng bao giờ đi ăn một mình, cẩn thận lạc, mỗi lần lạc lối phải quay về vạch xuất phát, tốn thời gian. Thay vì một mình một ngựa, anh em hãy chọn một người Tư vấn TỐT.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
Fundamental AnalysisVNINDEX

Ngoài ra, trên:

Bài đăng liên quan

Thông báo miễn trừ trách nhiệm