Đây là lý do mình không bao giờ giao dịch khi có tin!1, Giá quét hai đầu, có stoploss kiểu gì cũng biếu sàn hết mà thôi
2, Giá đi rất nhanh, nhanh đến mức không phản ứng kịp
3, Không theo một cấu trúc thị trường và hiển nhiên việc đọc nến cũng là vô nghĩa. Chả có cái cấu trúc nào như cái gậy như ý của Tôn Ngộ Không thế cả
-----------------------------------
Nói chung quan điểm cá nhân giao dịch theo tin siêu rủi ro. Mình cũng có biết một vài pro traders giao dịch theo tin tức rất đỉnh nhưng để làm được thì họ có kiến thức về kinh tế vĩ mô bên cạnh cảm quan thị trường tốt. Bình thường khi vào 1 lệnh bất kì theo Price Action thì mình sẽ có những yếu tố hợp lưu để vào theo bộ quy tắc riêng (tức là đáp ứng đủ các điều kiện mới vào lệnh). Cá nhân mình thường tắt tất cả lệnh khi có tin vì với mình đơn giản có tin mà vẫn chày cối vào lệnh hi vọng ăn dài là đánh bạc. :D
Kiếm tiền đã khó, giữ tiền còn khó hơn chứ tiêu tiền thì mấy đâu nhỉ!
Priceactiontrading
Những bài học để đời của “thánh” Price Action Al Brooks Al Brooks là 1 trong những trader đầu tiên đặt nền móng cho phương pháp giao dịch Price Action hiện đại. Với các tác phẩm kinh điển như Đọc hiểu biểu đồ giá theo từng thanh nến”, “Giao dịch Price Action theo xu hướng”, những quyển sách có thể coi là Thánh Kinh nếu bạn muốn bắt đầu trade theo phương pháp này. Dưới đây là các bài học để đời của ông
1- Tất cả những gì bạn đang thấy trên biểu đồ giá là 1 đám mây mờ. Không có gì là rõ ràng. Tuy nhiên bạn chỉ cần thấy vừa đủ là được. Nếu 1 mô hình trông đáng tin cậy, nó sẽ đáng tin cậy vừa đủ để bạn trade
2- Mỗi thanh nến là 1 tín hiệu cho cả 2 hướng và thị trường có thể bắt đầu 1 uptrend hay downtrend kể từ thanh nến tiếp theo. Hãy cởi mở với mọi khả năng và khi điều bất ngờ đến, đừng thắc mắc hay chối bỏ nó. Chỉ cần đọc nó rồi trade nó
3- Mọi thứ đều hợp lý. Nếu bạn biết cách đọc price action, không gì có thể khiến bạn ngạc nhiên bởi bạn luôn hiểu thị trường đang làm gì. Mục tiêu là học cách đọc đủ nhanh để hiểu chuyện gì đang xảy ra và tận dụng nó để kiếm lời
4- Chỉ hiểu price action là chưa đủ để giúp bạn kiếm lời. Bạn phải học cách vào những trade đẹp nhất và tuân theo bộ nguyên tắc của bạn
5- Trading là 1 công việc, nên nếu bạn muốn kiếm tiền thực sự, bạn cần 1 kế hoạch kinh doanh, và cũng như mọi ngành kinh doanh khác, bạn phải tuân theo kế hoạch của mình. Kế hoạch có thể cực kỳ đơn giản, ví dụ như chỉ trade 2-3 setup trên 1 biểu đồ 5 phút, lướt nửa vị thế và gồng đến hết con sóng cho nửa vị thế còn lại sau khi dời SL về hòa vốn. Tuy vậy, bạn phải luôn tuân theo kế hoạch. Biên lợi nhuận là rất bé trong ngành nghề này, nên chỉ cần bất tuân kỷ luật 1 chút cũng sẽ khiến bạn thua lỗ
6- Đừng biến thị trường trở thành 1 sòng bạc, vì nó sẽ hủy diệt bạn theo cách từ từ. Nhiều chiến lược có hiệu quả đủ số lần để khiến bạn tin rằng cuối cùng bạn sẽ thành công, nhưng lợi thế đang chống lại bạn. Ví dụ như quyền chọn nhị phân (BO). Bạn thắng đủ số lần để tin rằng cuối cùng bạn sẽ có lợi nhuận, nhưng đó là trò chơi càng chơi càng lỗ
7- Không có 1 mô hình đảo chiều nào đáng tin cậy, nên đừng bao giờ trade đảo chiều trước khi thị trường có 1 cú phá vỡ khỏi 1 đỉnh hoặc đáy quan trọng.
8- Tất cả mô hình đều thất bại 1 cách thường xuyên, nhưng nếu giá cố gắng thử lại 1 lần nữa sau lần thất bại trước đó thì khả năng thành công rất cao. Đó là cơ hội vào lệnh lại (re-entry) nếu bạn lỡ bị dính SL trước đó. Nhưng vấn đề là bạn có đủ “chì” để tiếp tục re-entry sau 1 lần thất bại hay không (Bài học này giống với nguyên tắc phá vỡ mồi-phá vỡ thực của Bob Volman)
9- Khi bạn thấy 1 phe bị mắc bẫy, 1 trade theo hướng ngược lại sẽ có lợi thế cao. Các trader bị mắc bẫy sẽ bị buộc phải thoát khỏi thị trường (với SL hoặc bị thanh lý), thì đó cũng là lúc bạn vào 1 lệnh ngược lại để kiếm lời từ các trader đó
10- Nhiều trader mới bắt đầu sẽ cảm thấy phấn khích và có thiên hướng trade quá nhiều. Phần lớn các trader giỏi nhất thì thấy trading rất cô đơn và buồn chán, nhưng lợi nhuận lại rất cao
(CÒN TIẾP)
5 nguyên tắc Price Action trader nào cũng PHẢI BIẾT1- nguyên tắc phát hiện xu hướng (trend):
uptrend thể hiện bởi các đỉnh-đáy cao hơn
downtrend thể hiện bởi các đỉnh-đáy thấp hơn
trong Bob Volman Price Action:
uptrend khi giá đóng cửa nhất quán trên ema 21 và ema dốc lên
downtrend khi giá đóng cửa nhất quán dưới ema 21 và ema dốc xuống
sideways khi ema bị giá cắt lên xuống liên tục và nằm ngang
2- nguyên tắc vùng đi ngang (trading range):
nhanh chóng phát hiện trading range để tránh giao dịch / buy low sell high / chờ cơ hội giao dịch khi giá thoát khỏi range
3- nguyên tắc tín hiệu vào lệnh (entry signal): bao gồm 1 bộ điều kiện mà khi tất cả các điều kiện được thỏa mãn thì 1 tín hiệu buy hoặc sell sẽ được hoàn thành
phải dựa trên 1 lợi thế nào đó (ví dụ phá đỉnh thì buy, phá đáy thì sell / hồi về hỗ trợ tạo pin bar thì buy...)
backtest trong ít nhất 3 tháng xem bộ điều kiện có lợi thế hay không, hoặc cứ học theo 1 hệ thống price action có sẵn
4- nguyên tắc con đường ít kháng trở nhất (đi theo xu hướng)
khi market đã có trend thì khả năng nó sẽ đi tiếp theo trend là cao hơn
bắt đỉnh đáy là chiến lược rất tệ hại và lợi nhuận kém
mua khi giá trong uptrend; bán khi giá trong downtrend
5- nguyên tắc nến tín hiệu (signal bar): dùng để xác nhận tín hiệu buy/sell và điểm buy/sell cũng như điểm SL
tất cả hệ thống Price Action đều phải có nến tín hiệu thì mới được vào lệnh
nến tín hiệu càng mạnh thì kèo càng dễ thắng
đặt lệnh stop phía trên nến tín hiệu buy / phía dưới nến tín hiệu sell
Phá vỡ giả - False Break trong Bob Volman Price Action Phá vỡ giả là thứ mà không 1 nhà giao dịch phá vỡ nào muốn gặp phải trong các thiết lập của mình. Tuy nhiên bằng cách nhận diện các đặc điểm thường gặp cũng như hiểu các bối cảnh thị trường, ta có thể dễ dàng loại bỏ các cú phá vỡ chất lượng kém và tăng xác suất bắt được những cú phá vỡ tốt.
Phá vỡ chỉ có 3 dạng: phá vỡ giả (false break); phá vỡ mồi (tease break) và phá vỡ thực (proper break). Trong đó phá vỡ giả có chất lượng kém nhất, và phá vỡ thực có chất lượng cao nhất. Mục tiêu của ta là loại bỏ những cú phá vỡ giả và phá vỡ mồi, chỉ giao dịch những cú phá vỡ có khả năng là thực nhất.
Phá vỡ giả là những lần giá phá vỡ 1 vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc 1 đỉnh/đáy quan trọng mà KHÔNG CÓ 1 cú nén tích lũy động lượng nào. Ví dụ:
Giá xuyên thủng đáy trước nhưng không có cú nén nào, chỉ rơi 1 lèo từ trên xuống và ngay lập tức đảo chiều tăng. Cú phá vỡ này rất tệ bởi: 1) không có cú nén tích lũy động lượng nên lực phá vỡ yếu và không tạo ra được áp lực kép; 2) nếu bán khống khi giá phá vỡ thì stop loss phải đặt phía trên swing high gần nhất, khoảng SL như vậy là quá rộng; và 3) các trader giao dịch ngược hướng phá vỡ có nhiều lý do để vào lệnh, khi đó các breakout trader phải đóng lệnh để bảo toàn vốn khiến giá đảo chiều
Phá vỡ mồi là cú phá vỡ có 1 đoạn tích lũy động lượng nhưng cách khá xa so với vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Cú break tại mũi tên đỏ được tạo ra bởi 1 đoạn buildup ngắn, nhưng buildup này không nằm sát ngay vùng kháng cự nên cú phá vỡ vẫn được coi là yếu, mặc dù chất lượng đã tốt hơn so với ví dụ 1. Phá vỡ mồi có thể dẫn đến phá vỡ thực sau đó, nhưng vẫn không đủ tốt để vào lệnh. Ngoài ra khoảng stop loss phù hợp của cú phá này vẫn còn khá rộng
Phá vỡ thực: cú phá vỡ có đoạn buildup chặt chẽ nằm sát tại vùng bị phá vỡ. Ví dụ:
Phá vỡ thực có xác suất cao vì có động lượng tích lũy đủ chín muồi, và lợi thế lớn nằm ở chỗ khoảng stop loss cần thiết là rất chặt, có thể tạo ra các giao dịch có tỷ suất RR cao. Đây chính là những cú phá vỡ mà Bob Volman nhắm đến khi giao dịch.
Nguyên tắc phá vỡ giả:
Ví dụ: các nguyên tắc được thể hiện tại điểm được đánh số
1- PVG tại điểm cuối của 1 sóng thuận xu hướng là dấu hiệu điều chỉnh tạm thời (1)
2- PVG tại điểm cuối của 1 sóng điều chỉnh là dấu hiệu xu hướng hồi phục (2)
3- PVG sau 1 cú nén tích lũy động lượng là dấu hiệu đảo chiều xu hướng (3)
Tại (1), giá phá vỡ đỉnh nhưng đảo chiều tạo thành phá vỡ giả. Như vậy khả năng xu hướng tăng sắp bước qua giai đoạn điều chỉnh. Tại (2), phá vỡ giả cho thấy xu hướng có thể hồi phục trở lại. Tại (3), mặc dù phe bò đã cố gắng tạo ra 1 cú nén rất tốt (giữa đường ema với đường kháng cự) nhưng kết cục vẫn là 1 phá vỡ giả, điều này khiến phe bò mất động lực và xu hướng đảo chiều. Có thể bán khống với cú nén tại (4)
Đường EMA - Linh hồn của phương pháp Bob Volman Price Action Phương pháp Bob Volman Price Action sử dụng 1 indicator duy nhất - đường EMA (trung bình động hàm mũ). Có thể nói đường EMA là linh hồn của PP này vậy.
Trong cuốn sách gốc, Bob Volman ghi rằng ông dùng đường EMA 25 chu kỳ trên khung thời gian 5 phút. Khi giao dịch trên các khung lớn hơn H1 như H4, D1, anh em nên đổi sang EMA 21 vì các khung này ít nhiễu hơn, ta chỉ cần dữ liệu giá của 21 thanh nến gần nhất là đủ rồi. Kinh nghiệm của Hoài cho thấy EMA 21 hoạt động cực tốt với khung H4 và D1; khi đã vào form xu hướng thì EMA 21 được tôn trọng rất tốt.
Đường EMA được dùng để:
Xác định xu hướng: giá nằm trên EMA nhất quán là xu hướng tăng; ngược lại là xu hướng giảm; luôn giao dịch thuận xu hướng
EMA phẳng ra và bị giá cắt lên xuống liên tục tức thị trường đang đi ngang, lúc này ta nên tránh giao dịch và vẽ những chiếc hộp nếu có
Xác định thời điểm vào lệnh: tất cả những cú nén và setup của Bob Volman đều sử dụng đường EMA như 1 yếu tố không thể thiếu
Trailing stop: nếu có nến đóng cửa dưới EMA trong uptrend thì đóng vị thế buy ngay lập tức; tương tự với vị thế sell
Nhờ đường EMA, Hoài chỉ cần vài giây để thấy câu chuyện hiện tại của thị trường; có cơ hội giao dịch nào hay không; với các vị thế mở thì có nên dời SL lên hay chưa. Đường EMA trả lời rất nhiều câu hỏi hiện lên trong đầu của 1 trader khi thấy 1 biểu đồ. Và tuyệt vời ở chỗ nó trả lời các câu hỏi đó 1 cách Khách Quan và Nhất Quán. Đó cũng chính là 2 lợi thế lớn nhất của Bob Volman Price Action so với Price Action trần trụi (không sử dụng indicator nào).
#NhậtHoài
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 2: Hệ thống giao dịch Đây là bài 2 của chuỗi bài “Trở thành 1 trader giỏi” của Nhật Hoài.
Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé, Và tham gia 2 group Telegram tại phần chữ ký cuối bài viết để được Hoài cập nhật kèo live mỗi ngày.
Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 2 này sẽ chỉ chuyên bàn về hệ thống giao dịch. Nhật Hoài đã đọc và thực hành hàng trăm hệ thống và hiện tại đang theo đuổi phương pháp Price Action của Bob Volman. Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp phù hợp nhất với Hoài, nó có thể hợp hoặc không hợp với anh em. Quan trọng là anh em phải tự thử, tự nghiên cứu từng hệ thống xem cái nào hợp.
Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
5 nguyên tắc trên là kim chỉ nam của Hoài trong việc tìm kiếm 1 hệ thống giao dịch cho bản thân. Nếu hệ thống của anh em đang sử dụng thiếu 1 trong 5 cái trên, khả năng cao đó không phải là 1 hệ thống tốt.
Theo kinh nghiệm của Hoài, hệ thống giao dịch sẽ được chia ra làm 2 loại: Hệ thống tự động (hoàn toàn khách quan) và hệ thống chủ động (kết hợp khách quan với chủ quan).
1, Hệ thống tự động:
Hệ thống tự động bao gồm các nguyên tắc giao dịch chính xác, chặt chẽ và cho tín hiệu giao dịch mà không cần con người suy nghĩ. Tức cứ có tín hiệu là vào lệnh, con người không cần “dùng não” để suy nghĩ là có nên vào cái lệnh đó hay không.
Ví dụ: Hệ thống giao cắt đường ema; hệ thống Turtes trading của Richard Dennis (phá đỉnh 200 ngày là buy; phá đáy 200 ngày là sell). Các hệ thống sử dụng tín hiệu của indicator.
Lời khuyên của Hoài: Hãy bắt đầu với loại 1 này khi anh em mới làm quen trading và chưa có kinh nghiệm. Đừng thấy cái fancy mê hoặc của Price Action mà học theo nó khi chưa biết gì. Hệ thống tự động có 1 mức độ khách quan rất cao, kèm với sự nhất quán mà bộ não con người ít có thể so bì được. Hệ thống dạng này cũng có thể đem về lợi nhuận lớn (Richard Dennis biến 400 đô thành 200 triệu đô bằng hệ thống Turtles).
2, Hệ thống chủ động:
Đây là loại cần sự đánh giá chủ quan của con người trước khi vào lệnh. Dạng này gồm các phương pháp Price Action, mô hình giá, mô hình nến, mô hình Harmonic, VPA (Volume kết hợp Price), sóng Elliott, vv.
Price Action Bob Volman mà Hoài đang xài là thuộc loại này. Hoài sử dụng Price Action (chủ quan) kết hợp với đường EMA 21 (khách quan) để cho tín hiệu.
Hệ thống chủ động phù hợp với các trader đã có kinh nghiệm với thị trường, muốn loại bỏ đi những tín hiệu sai và nhiễu của các hệ thống tự động bằng chính nhận định chủ quan của bản thân. Mức độ khách quan của loại này sẽ thấp hơn, nhưng đó lại là 1 lợi thế khi người sử dụng đã thân thuộc và hiểu biết rộng về hành vi thị trường, muốn tận dụng sự hiểu biết đó vào phân tích để cho ra các tín hiệu chất lượng hơn.
Loại 1 hay 2 tốt hơn? Chẳng có loại nào tốt hơn cả. Chỉ có loại phù hợp nhất với bạn. Bạn phải tự đi tìm cái phù hợp với mình. Nhớ 5 nguyên tắc lựa chọn hệ thống của Hoài ghi ở trên là đủ.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào bài cuối cùng trong chuỗi này nhé.
Trở thành 1 Trader giỏi - Bài 1: Những tư duy ban đầu(Xin lỗi anh em vì bài này của Hoài do vài trục trặc đã bị ẩn nên giờ Hoài post lại)
Nhật Hoài mất 5 năm để có thể trở thành 1 trader kiếm được lợi nhuận. Tuy hiện tại vẫn chưa dám nhận rằng bản thân là 1 trader giỏi, nhưng Hoài nghĩ 5 năm là 1 chặng đường đủ dài để Hoài viết ra các kinh nghiệm này. Đây là chuỗi bài làm sao để trở thành 1 trader giỏi, chỉ gồm 3 bài. Trong chuỗi bài này Hoài sẽ ghi lại từng bước Hoài cho là quan trọng nhất để trở thành 1 trader giỏi. Hy vọng rằng sẽ có ích cho anh em.
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé. Hoài sẽ viết tinh gọn hết mức có thể. Có thể coi 3 bài này là tinh tuý nhất trong chặng đường 5 năm qua của Nhật Hoài.
Bài 1 là những tư duy ban đầu anh em cần có và cần hiểu để có thể trở thành 1 trader giỏi. Những anh em không hiểu và không chấp nhận được các tư duy dưới đây thì khả năng trở thành trader giỏi sẽ thấp hơn (không có nghĩa là không thể, nhưng sẽ khó khăn hơn những người khác).
Tư duy 1: Trading là bài toán: “Làm sao để sau 1 chuỗi giao dịch, tổng số tiền kiếm được lớn hơn tổng số tiền mất đi”. Đây là 1 bài toán xác suất, cho nên phải giải nó theo 1 tư duy xác suất. Mục tiêu cuối cùng và tối thượng của trader là có lợi nhuận, việc anh ta thắng hay thua trong các giao dịch riêng lẻ gần như không có tác động gì đến kết quả cuối cùng của anh ta.
Tư duy 2: Để giải bài toán trading, ta cần 1 phương pháp - hoặc hệ thống giao dịch có LỢI THẾ. Theo Mark Douglas, “lợi thế không gì hơn là 1 gợi ý rằng 1 kịch bản sẽ có khả năng xảy ra cao hơn kịch bản còn lại.” Các hệ thống có lợi thế sẽ có đặc điểm sau:
1- Tôn trọng hành động giá và đi theo xu hướng thị trường
2- Xác định chính xác vị trí vào lệnh và cắt lỗ và thời điểm vào lệnh (timing)
3- Xác định được 1 cách tương đối điểm chốt lời phù hợp
4- Có 1 nguyên tắc để trailing stop chặt chẽ khi giao dịch đang có lợi nhuận
5- Phù hợp với phong cách sống và niềm tin của người sử dụng
Tư duy 3: Những tư duy về thị trường và hành động giá. Bao gồm các phần nhỏ sau:
1- Bạn không bao giờ có thể biết được giá sẽ tăng hay giảm
2- Không cần biết giá tăng hay giảm vẫn kiếm được tiền (nếu có lợi thế)
3- Có sự phân phối ngẫu nhiên giữa các lệnh thắng và thua đối với bất kỳ hệ thống giao dịch có lợi thế nào. Nói cách khác mỗi lệnh thắng thua là độc lập với nhau
4- Mỗi khoảnh khắc trên thị trường là độc nhất
5- Đúng sai không quan trọng, quan trọng bạn kiếm được nhiều tiền nhất có thể khi đúng, và mất ít nhất có thể khi sai.
(CÒN TIẾP)
Anh em ĐỂ LẠI COMMENT “TÔI QUAN TÂM” để được tag vào 2 bài còn lại nhé.
#NhậtHoài