XAUUSD 27/01 - Vàng đã đảo chiều giảm trở lạiGiá vàng thế giới rạng sáng hôm nay đảo chiều giảm mạnh với vàng giao ngay giảm 15,9 USD xuống còn 1.930,1 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.930 USD/ ounce, giảm 12,6 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Thị trường kim loại quý rạng sáng chịu áp lực bán khi các nhà giao dịch và các nhà đầu tư chốt lời sau các mức tăng có được gần đây. Ngoài ra, sự vươn lên của đồng bạc xanh cũng gây áp lực lớn lên vàng. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng lên gần ngưỡng 102.
Đồ thị tương quan lợi suất trái phiếu đang có dấu hiệu phục hồi tăng, USD mặc dù chưa có tín hiệu đảo chiều rõ ràng nhưng giá đi ngang cũng tạo những kỳ vọng về khả năng điều chỉnh của giá Vàng
Hiện tại tín hiệu giảm hôm qua đã làm thay đổi các đánh giá và nhận định của giá Vàng ở thời điểm hiện tại và có thể giai đoạn này giá sẽ vẫn được giao dịch ở mức dưới 1950. Nhiều khả năng sẽ quay lại điều chỉnh giảm về ngưỡng 1900 khi sự phục hồi của USD và lợi suất trái phiếu là rõ ràng
phân tích kỹ thuật mức hỗ trợ hiện tại 1920 sẽ là mốc có thể có nhịp điều chỉnh tăng, nhưng động lực tăng hiện cũng đã giảm đi nhiều do vậy có thể chúng ta tạm thời theo dõi và sell nhẹ ở vùng giá hiện tại
Bao gồm hình ảnh
XAUUSD 26/01 - Tiếp tục chiến lược mua VàngNHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Các yếu tố hiện đang hỗ trợ vàng:
Cung tiền của Hoa Kỳ bị thu hẹp và tốc độ tăng trưởng M2 hàng năm lần đầu tiên trở nên âm vào tháng 12 năm ngoái, điều này tạo ra nhiều dư địa để Fed ngừng thắt chặt tiền tệ;
Số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục kém. Điều này đã gây áp lực không nhỏ lên Fed, và nếu không giảm tốc độ tăng lãi suất thì sẽ bỏ lỡ cơ hội “hạ cánh mềm”.
Ngân hàng Canada có khả năng tạm thời tăng lãi suất.
Nhìn chung, vàng hiện có rất nhiều hỗ trợ. Nếu gdp ngày mai tiếp tục thấp hơn kỳ vọng, điều này sẽ khiến các nhà giao dịch trên thị trường đặt cược thêm rằng Fed sẽ trải qua một đợt giảm tốc nghiêm trọng trong chu kỳ tăng lãi suất. Giá vàng có nhiều biên độ tăng hơn.
Phân tích trên đồ thị lợi suất trái phiếu và đồng USD đang trong xu hướng giảm. Và khi các lo ngại suy thoái kinh tế trở nên rõ ràng hơn thì dòng tiền tìm đến kênh đầu tư an toàn như Vàng là điều có thể hiểu được.
Dự báo hiện tại xu hướng Vàng vẫn được hỗ trợ tăng. Có thể giá sẽ vượt mốc 1950 hướng đến mức 1960 trong hôm nay
XAUUSD 25/01 - Vàng vẫn trong xu hướng tăngNHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà tăng với vàng giao ngay tăng 6,8 USD lên mức 1.937,4 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.935,4 USD/ounce, tăng 6,8 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Thị trường kim loại quý được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,21% xuống dưới ngưỡng 102. Ngoài ra, những lo ngại về suy thoái kinh tế cũng phần nào thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn của kim loại quý này.
Hướng đi của giá vàng thường được định hình bởi các lực cung và cầu. Một số nhà đầu tư sử dụng vàng như một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ suy thoái hoặc thời kỳ biến động, hoặc như một hàng rào chống lại lạm phát.
Trong lịch sử, các giai đoạn lạm phát cao có tác động tích cực đến vàng, vì các nhà đầu tư có xu hướng chạy trốn khỏi các loại tiền pháp định để chuyển sang kim loại màu vàng. Do đó, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lạm phát là chìa khóa thúc đẩy vàng.
Là một loại hàng hóa có thể giao dịch, vàng được định giá bằng đồng USD, điều này tạo ra mối quan hệ nghịch đảo với đồng bạc xanh. Khi đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, vàng trở nên đắt hơn, điều này làm giảm nhu cầu. Mặt khác, USD giảm sẽ thúc đẩy vàng vì kim loại này trở nên rẻ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Vàng cũng được sử dụng để sản xuất đồ trang sức, đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ - các quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới - cho các lễ hội và đám cưới. Theo Statista, các nhà nhập khẩu vàng lớn nhất vào năm 2021 là Thụy Sĩ, Ấn Độ, Anh và Trung Quốc.
Phân tích góc nhìn liên thị trường hiện tại giá Vàng đang có dấu hiệu điều chỉnh hạ nhiệt khi không vượt qua được mức đỉnh hôm qua. Nhìn chung phân tích xu hướng USD và lợi suất trái phiếu vẫn chưa có dấu hiệu đảo chiều tăng do đó thông tin hỗ trợ giá Vàng hiện tại sẽ có phần chưa chắc chắn.
Hay nói cách khác là mức điều chỉnh giảm của Vàng đã gặp nhiều bear trap do đó tương đối khó để dự báo liệu đây có phải là tín hiệu đảo chiều giảm thật sự rõ ràng hay không
Phân tích đồ thị nến H4 hiện tại đang trong xu hướng tăng dài hạn và vẫn nằm trên vùng hỗ trợ 1920 do đó chúng ta chưa vội kết luận chiến lược sell vàng hiện tại
XAUUSD 24/01 - Vàng sẽ tăng lên 1950TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong phiên đầu tuần 23/1 khi nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm dừng tăng lãi suất. Nhiều doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tuần này.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite diễn biến khả quan nhất khi tăng 2,01% lên 11.364 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 254 điểm, tương đương 0,76%, và đóng cửa ở gần 33.630 điểm. S&P 500 tăng 1,19% lên 4.020 điểm.
Theo CNBC, các nhà đầu tư đã bắt đầu xem xét khả năng Fed chuẩn bị giảm nhịp độ nâng lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát sau nhiều tháng thắt chặt quyết liệt.
Các số liệu mới được công bố trong tuần trước cho thấy chỉ số giá sản xuất và doanh số bán lẻ đều đi xuống. Thêm vào đó, phát biểu của các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ cũng gợi ý về việc chính sách tiền tệ sẽ dễ thở hơn trước.
Một bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 22/1 cho rằng Fed có khả năng sẽ giảm nhịp độ nâng lãi suất trong cuộc họp tới, đồng thời xem xét việc dừng tăng lãi suất hoàn toàn trong mùa xuân này.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm thứ 2 rằng nhìn chung, bà có “cảm giác tốt rằng lạm phát đang giảm xuống”. “Thị trường lao động Mỹ vẫn rất thắt chặt,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói thêm.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình WNL của Hà Lan vào ngày 22/1, ông Klaas Knot, một thành viên Hội đồng thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết ECB sẵn sàng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong hai tháng 2 và 3/2023, và sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong hai tháng sau đó.
Trong một cuộc phỏng vấn khác với tờ La Stampa của Italy cùng ngày, ông Knot cho rằng còn quá sớm để nói đến việc ECB có giảm tốc độ tăng lãi suất vào mùa Hè hay không.
Theo ông Knot, những rủi ro đối với triển vọng lạm phát sẽ trở nên cân bằng hơn và đó là khi ECB có thể giảm tốc độ tăng lãi suất từ 50 điểm cơ bản xuống 25 điểm cơ bản. Tuy nhiên, thời điểm đó vẫn chưa tới.
Trước đó, nhà kinh tế trưởng của ECB Philip Lane trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times vào ngày 17/1 cho rằng ECB phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này.
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát leo thang ở mức kỷ lục. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đã nhấn mạnh họ sẽ cần tăng lãi suất cao hơn nữa để lạm phát - hiện quanh mức 10% - trở lại ngưỡng mục tiêu 2% vào khoảng năm 2025.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
có 3 yếu tố ảnh hưởng đến vàng trong năm nay. Đó là lạm phát, sức mạnh của đồng USD và lãi suất Quỹ liên bang. Các yếu tố này đều đang chững lại hoặc đảo chiều đã hỗ trợ đà tăng của vàng thời gian gần đây.
Tất cả ba yếu tố chính này đã bắt đầu một động thái đảo ngược. Vàng phục hồi khi lạm phát giảm, đồng USD suy yếu và lãi suất giảm, tất cả đã tạo ra mối quan tâm mới đối với kim loại quý màu vàng
Giá vàng còn chịu ảnh hưởng của lãi suất thực. Lãi suất thực là chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát.
Lãi suất tăng khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư so với các tài sản có lãi suất như trái phiếu. Ông cũng ám chỉ rằng lạm phát làm suy yếu đồng USD, vốn thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Nếu các nhà đầu tư tránh sử dụng đồng USD như một hàng rào, họ sẽ chuyển sang vàng.
Đồ thị hiện tại giá Vàng vẫn trong một xu hướng tăng mà chưa có điểm đảo chiều giảm, hoặc có thể thấy hiện tại USD giảm và lãi suất cũng đang được kỳ vọng sẽ không còn tăng nhiều nữa thì kỳ vọng giảm của Vàng đã thay đổi, có thể lúc này các mối lo suy thoái kinh tế hiện hữu sẽ đẩy giá Vàng tăng cao hơn nữa, thậm chí có thể tăng trở lại ngưỡng trên 1950
Vùng đỉnh hiện tại đang có nhiều dấu hiệu không phải là mức kháng cự mạnh, giá đang được cho là sẽ vẫn còn có thể tăng do đó các chiến lược sell sẽ không hợp lý vào lúc này.
XAUUSD 23/01 - Vàng chưa có điểm sell?TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 20/1 trong sắc xanh sau khi ghi nhận nhiều phiên giảm liên tục. Tính chung cả tuần qua, Nasdaq tăng điểm trong khi S&P 500 và Dow Jones đi xuống.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 331 điểm, tương đương 1%, và đóng cửa ở 33.375 điểm. S&P 500 tăng 1,89% lên 3.973 điểm. Cả hai chỉ số đều chấm dứt chuỗi giảm ba ngày liên tiếp.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đi lên vượt trội với mức tăng 2,66% và kết phiên ở 11.140 điểm.
Ngày 20/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo nước này có thể rơi vào suy thoái kinh tế, dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nếu không trả được nợ.
Bình luận trên của bà Yellen được đưa ra khi Bộ Tài chính Mỹ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" trong tuần này để đảm bảo chính phủ nước này không bị vỡ nợ. Các biện pháp này bao gồm việc tạm thời mua lại các khoản đầu tư hiện có và đình chỉ các khoản đầu tư mới của các Quỹ Hưu trí và Người khuyết tật, Quỹ Phúc lợi y tế hưu trí. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng những công cụ như vậy chỉ có thể giúp ích trong một thời gian ngắn, dự kiến không quá 6 tháng.
Bà Yellen lưu ý rằng thời điểm Bộ Tài chính không còn khả năng sử dụng các biện pháp như trên là "rất không chắc chắn". Việc không thể thực hiện các khoản thanh toán đến hạn, cho dù là cho trái chủ, người hưởng an sinh xã hội, hay quân đội, chắc chắn sẽ gây ra suy thoái trong nền kinh tế Mỹ và có thể gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các số liệu tài chính liên bang cho thấy khoản nợ của Chính phủ Mỹ đã tăng lên hơn 31.400 tỷ USD trong tuần này, vượt mức trần do Quốc hội nước này đặt ra trong lần tăng trần nợ công hơn một năm trước.
Quốc hội Mỹ đang bị chia rẽ về cách xử lý vấn đề trần nợ công của chính phủ. Trong khi đó, các chuyên gia lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nếu chính phủ vỡ nợ lần đầu vào cuối năm nay.
Tuần này Fed sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng trước cuộc họp về lãi suất vào tháng 1. Như thường lệ, các quan chức Fed không thể thông báo với công chúng về chính sách tiền tệ.
Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy thị trường tin rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 1 và về cơ bản là gần 100%.
Chỉ số giá PCE tháng 12 của Hoa Kỳ và dữ liệu gdp sẽ là những đánh giá xu hướng quan trọng nhất trong tuần này.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng tăng với vàng giao ngay tăng 3,2 USD lên mức 1.929,5 USD/ ounce.
Đà tăng giá đáng kể của vàng, với việc kiểm tra ngưỡng kháng cự ở mức cao nhất trong 9 tháng, đang khiến tâm lý lạc quan trên thị trường tăng mạnh. Mặc dù vậy, các nhà phân tích cũng tiếp tục cảnh báo các nhà đầu tư không nên chạy theo thị trường.
Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các nhà phân tích giá lên có một chút lợi thế; tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích đã đứng ngoài cuộc vì họ tin rằng kim loại quý đang có vẻ tăng quá mức. Đồng thời, cuộc khảo sát cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ đang lạc quan đáng kể về giá vàng vào tuần này.
Tuần này, 18 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia Khảo sát triển vọng giá vàng của Kitco News. Trong số những người tham gia, 8 nhà phân tích, tương đương 44%, lạc quan về triển vọng giá vàng trong thời gian tới; 4 nhà phân tích, tương đương 22%, cho rằng giá sẽ giảm trong tuần tới; và 6 người, tương đương 33%, cho rằng giá sẽ đi ngang.
Trong khi đó, có 783 người tham gia khảo sát trực tuyến. Trong đó, có 500 người, tương đương 64%, dự báo giá vàng tăng trong tuần tới; 169 người khác, tương đương 22%, cho rằng giá sẽ giảm; trong khi 114 người, tương đương 15%, có ý kiến trung lập.
phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện tại vẫn trong trend tăng và có thể sẽ còn duy trì đà tăng trong tuần này khi USD vẫn tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi.
Vàng nhiều khả năng quay lại mức 1950 và có thể nếu USD vẫn đảo chiều giảm sau báo cáo của FED thì có thể Vàng sẽ quay lại mức 2000 trong tháng sau.
Hôm nay giá đang ở mức đỉnh tương đối nhạy cảm do đó để đưa ra được các nhận định chiến lược sell sẽ chưa phù hợp
XAUUSD 20/01 - Vàng vẫn tiếp tục tăngTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/1 đồng loạt đi xuống khi nhà đầu tư ngày càng lo sợ Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất mặc dù lạm phát đã có nhiều dấu hiệu lắng dịu.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 252,4 điểm, tương đương 0,76%, và đóng cửa ở gần 33.045 điểm. Đây là phiên giảm thứ ba liên tiếp của Dow Jones, đưa chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này quay về dưới mức cuối năm 2022.
Trong khi đó, S&P 500 giảm 0,76% còn 3.899 điểm và Nasdaq Composite mất 0,96%, đóng cửa ở 10.852 điểm. Cả hai chỉ số này hiện vẫn cao hơn so với đầu năm 2023.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên 19/1 sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 14/1 là 190.000, giảm 15.000 người so với tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 215.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones khảo sát.
Số liệu trên cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất tăng cao liên tục và nền kinh tế giảm tốc, đồng thời làm dấy lên lo ngại Fed sẽ tiếp tục quá trình thắt chặt tiền tệ để đưa lạm phát về mức mục tiêu dài hạn 2%.
Fed đã nâng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022, đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái nhưng lạm phát vẫn cao dai dẳng. Sang năm 2023, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải cân bằng hai mục tiêu xung đột với nhau: Vừa kiềm chế đà tăng của giá cả, vừa tránh suy thoái và thất nghiệp tràn lan.
Nếu trong năm 2023, lạm phát vẫn dai dẳng ở khoảng 4%, tức là không quá cao như năm 2022 nhưng vẫn chưa xuống mức mục tiêu 2%, thì Fed sẽ làm gì?
Liệu ngân hàng trung ương Mỹ có kiên quyết nâng lãi suất cho đến khi lạm phát xuống như ý muốn, bất chấp kinh tế suy thoái và hàng triệu người lao động mất việc làm? Hay Fed sẽ chấp nhận để lạm phát ở trên mức mục tiêu để tránh đau thương trong ngắn hạn với nền kinh tế?
Fed có thể không muốn đẩy nền kinh tế vào suy thoái, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi việc sẽ diễn ra theo ý Fed. Các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ rất muốn khống chế lạm phát, coi kiểm soát giá cả là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm, nhưng lạm phát CPI vẫn lập đỉnh 4 thập kỷ ở mức 9,1% vào tháng 6.
Hôm 18/1, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu họ sẽ tiếp tục tung ra các đợt tăng lãi suất mới. Một số nhà hoạch định chính sách ủng hộ kéo mức lãi suất cuối chu kỳ thắt chặt lên ít nhất là 5%, bất chấp các dấu hiệu cho thấy lạm phát đã đạt đỉnh và hoạt động kinh tế đang giảm tốc.
Đoạn đường cong lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ từ 2 năm đến 10 năm đã đảo ngược liên tục từ tháng 7 đến nay và mức độ đảo ngược ngày càng lớn. Việc lợi suất kỳ hạn ngắn lớn hơn kỳ hạn dài được Phố Wall coi là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong vòng 12 – 24 tháng.
Trong thời kỳ đại dịch 2020 - 2021, Fed áp dụng chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative Easing, viết tắt là QE) bằng cách in tiền để mua trái phiếu Kho bạc, giúp chính phủ Mỹ có nguồn tiền kích thích kinh tế.
Khi giá cả tăng phi mã trong năm 2022, Fed chuyển sang chính sách thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening, QT) để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, việc Fed liên tục nâng lãi suất và giảm cung tiền cũng có thể vô tình khiến cho tình hình lạm phát thêm căng thẳng thông qua một cơ chế ít được chú ý tới, cụ thể như sau:
Fed nâng lãi suất dự trữ bắt buộc để thu hút các ngân hàng thương mại để tiền ở ngân hàng trung ương thay vì cho vay ra nền kinh tế, qua đó hạn chế nhu cầu và kìm hãm giá cả.
Nhưng lãi suất cao hơn cũng đồng nghĩa với việc Fed phải trả lãi cho các ngân hàng thương mại nhiều hơn, có thể lên tới 200 – 300 tỷ USD mỗi năm.
Nói cách khác, Fed in ra 200 – 300 tỷ USD mỗi năm để đưa cho các ngân hàng thương mại. Khi kinh tế suy thoái như nhiều chuyên gia đang dự báo, 200 – 300 tỷ USD này sẽ được dùng để rót vào các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu Kho bạc.
Sau đó, chỉnh phủ Mỹ sẽ dùng tiền mà các ngân hàng vừa cho vay để chi tiêu công, tương tự như trong thời kỳ đại dịch. Vì thế, số tiền mà Fed trả cho các ngân hàng sẽ được Washington đưa vào lưu thông, góp phần gây lạm phát.
Dù vậy, số tiền lãi 200 – 300 tỷ USD mà Fed trả cho các ngân hàng mỗi năm là không đủ để bù đắp tác động giảm phát của chính sách tăng lãi suất và thắt chặt cung tiền.
Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư và ít vay nợ. Các hộ gia đình cũng phải dành nhiều thu nhập hơn cho việc trả lãi vay và giảm mua sắm. Nhu cầu chung của nền kinh tế yếu đi, lạm phát cũng hạ nhiệt.
Biểu đồ trên đây thể hiện một cách trực quan biến động của cung tiền M2 tại Mỹ. Tính đến đầu tháng 12/2022, M2 giảm còn 21.370 tỷ USD. So với đỉnh lịch sử thiết lập hôm 18/4/2022, cung tiền của Mỹ đã giảm 682 tỷ USD, tương đương mất 3,1%. - Tham khảo Vietnambiz
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 28 USD lên mức 1.932,2 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.923,9 USD/ ounce, tăng 16,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Kim loại màu vàng thế giới tăng mạnh và giao dịch gần mức cao nhất trong 9 tháng khi các nhà giao dịch kỹ thuật đổ vào thị trường do biểu đồ cho thấy xu hướng tăng. Ngoài ra, nhu cầu trú ẩn an toàn trước lo ngại Mỹ vỡ nợ cũng đã thúc đẩy đà tăng của kim loại quý trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Phân tích đồ thị Vàng và sự tương quan với USD và lợi suất trái phiếu hiện tại cho thấy khả năng Vàng sẽ chững lại và giảm khi USD và lợi suất trái phiếu đảo chiều tăng.
Tuy nhiên đồng USD hiện vẫn đang chịu nhiều sức ép giảm do vậy sẽ khó để dự báo được liệu Vàng có thể đảo chiều giảm khi rất nhiều lần tạo trap giá.
Khả năng hôm nay chúng ta sẽ chưa có được điểm phân tích cho chiến lược bán vàng mà có thể sẽ đứng ngoài thị trường
XAUUSD 19/01 - Vàng có thể còn tăng khi USD giảmTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm sút trong phiên 18/1 một số khi nhà đầu tư chốt lời sau hai tuần giá cổ phiếu đi lên. Số liệu bán lẻ tháng 12 gây thất vọng cũng làm thị trường lo ngại về nguy cơ suy thoái.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt gần 614 điểm, tương đương 1,81%, và kết phiên ở 33.297 điểm. S&P 500 giảm 1,56% xuống còn 3.929 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 15/12 năm ngoái.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 1,24% và đóng cửa ở 10.957 điểm, chấm dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tục.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022, kéo theo cổ phiếu của hàng loạt ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Bank of America và Wells Fargo tụt dốc với tỷ lệ lần lượt 3%, 2,3% và 1,7%. Cổ phiếu các ngân hàng nhỏ như Zions và Fifth Third mất tương ứng 5,1% và 4,1%. Biểu đồ dưới đây cho thấy cổ phiếu tài chính giảm mạnh hơn chỉ số chung.
Bên cạnh đó, tập đoàn công nghệ Microsoft thông báo sa thải 10.000 nhân viên, gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý nhà đầu tư. Cổ phiếu Microsoft giảm 1,9%, kéo Dow Jones đi xuống.
Về phía số liệu kinh tế, Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết doanh số bán lẻ tháng 12 giảm 1,1% so với tháng trước, tiêu cực hơn so với mức sụt 1% mà các chuyên gia dự báo. Số liệu bán lẻ chưa được điều chỉnh theo lạm phát nên con số trên vừa phản ánh lạm phát hạ nhiệt, vừa cho thấy xu hướng chi tiêu dè dặt của người tiêu dùng trong mùa lễ hội cuối năm.
Nếu không kể xe ô tô, doanh số bán lẻ cũng giảm 1,1%, trong khi các nhà kinh tế dự báo mức giảm 0,5%. Doanh số tại các cửa hàng bách hóa sụt 6,6%, doanh số bán hàng online giảm 1,1%.
Dữ liệu do Hoa Kỳ công bố vào thứ Tư cho thấy PPI đã giảm 0,5% trong tháng 12 năm ngoái, mức giảm lớn nhất trong gần hai năm; doanh số bán lẻ giảm 1,1% trong tháng 12 năm ngoái, ký hợp đồng tháng thứ hai liên tiếp.
Đồng thời, các quan chức Fed Bullard và Mester đã đưa ra những nhận xét diều hâu. Bị ảnh hưởng bởi điều này, tại thị trường Hoa Kỳ, chỉ số đô la Mỹ lúc đầu giảm sau đó tăng lên, vàng lao dốc từ mức cao, ba chỉ số chứng khoán lớn của Hoa Kỳ đều giảm mạnh và chỉ số Dow Jones hiện đang giảm hơn 1,8%.
Các quan chức Fed nhắc lại quyết tâm giảm lạm phát bằng cách tăng lãi suất hơn nữa, Chủ tịch Fed St. Louis Bullard cho biết hôm thứ Tư rằng Fed không nên "trì hoãn" việc tăng lãi suất cơ bản cho đến khi vượt quá 5%.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay gần như đứng yên với vàng giao ngay giảm 2,5 USD xuống còn 1.904,2 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.907 USD/ ounce, giảm 2,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Kim loại quý thế giới tiếp tục chịu áp lực bởi hoạt động chốt lời của các nhà giao dịch sau các mức tăng gần đây và sự phục hồi của đồng USD. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng lên mức 102,4.
Sau một năm ảm đạm, vàng cuối cùng cũng đã đảo ngược xu hướng năm ngoái. Nhiều nhà phân tích đã đưa ra dự báo kim loại quý này sẽ đạt mức cao kỷ lục mới trong năm nay với kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt và sự xoay trục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Phân tích đồ thị giá Vàng hiện tại lợi suất trái phiếu và USD vẫn bước vào giai đoạn giảm đang hỗ trợ Vàng tăng trở lại. Có thể Vàng vẫn sẽ được hỗ trợ tăng trên mức 1900
Nến hôm qua điều chỉnh giảm cũng là một tín hiệu cho thấy giá sẽ có nhịp hồi về vùng 1880 nhưng hiện tại vùng giá này chưa xuất hiện tín hiệu đỉnh ngắn hạn do đó chiến lược bán sẽ chờ thêm thông tin
XAUUSD 18/01 - Vàng đang xuất hiện tín hiệu bánTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/1 diễn biến phân hóa khi thêm nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh. Dow Jones và S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ, còn Nasdaq tăng phiên thứ 7 liên tiếp.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 392 điểm, tương đương 1,14%, và đóng cửa ở gần 33.911 điểm. S&P 500 cũng giảm 0,2% và dừng ở 3.991 điểm. Ngược lại, Nasdaq Composite tăng 0,14% lên 11.095 điểm.
Đây là phiên tăng thứ 7 liên tiếp của Nasdaq, như biểu đồ bên dưới cho thấy. Nhà đầu tư đang dồn tiền vào bắt đáy cổ phiếu công nghệ sau đà lao dốc trong năm 2022.
Hôm 13/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo Quốc hội rằng Mỹ sẽ chạm trần nợ sau 6 ngày, sớm hơn hẳn dự kiến của nhiều người. Điều này không có nghĩa là chính phủ sẽ không thể trả nợ ngay vào ngày 19/1. Bà Yellen tin rằng Bộ Tài chính Mỹ có đủ tiền mặt và phương thức huy động tiền để trụ đến đầu tháng 6.
Nếu chỉ nhìn vào phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ, bạn sẽ không nhận thấy có điều gì bất thường. Khi bà Yellen đưa ra thông báo, chỉ số S&P 500 đang giảm 0,2% so với tham chiếu nhưng lại đóng cửa tăng 0,4%.
Có lẽ đây là điều hợp lý. Thị trường có rất nhiều điều phải lo nghĩ, từ dữ liệu kinh tế cho đến lợi nhuận doanh nghiệp và lập trường của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Tất cả những vấn đề này đều có vẻ cấp bách hơn nhiều trần nợ của chính phủ.
Cuộc chiến với lạm phát có lẽ là vấn đề quan trọng nhất – và là lý do chỉ số S&P 500 kết tuần trước với mức tăng 2,7%. Lạm phát giá tiêu dùng tháng 12 của Mỹ đạt 6,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Lạm phát lõi đạt 5,7%, thấp hơn mức 6% trong tháng 11.
Nỗi sợ suy thoái cũng dịu xuống, được thể hiện qua khảo sát về tâm lý người tiêu dùng mà Đại học Michigan công bố vào ngày 13/1.
Những thông tin trên và các vị thế vô cùng tiêu cực trước khi thị trường bước vào năm 2023 đã khiến chứng khoán Mỹ ngó lơ thông báo của bà Yellen. Nhưng theo tờ Barron’s, rất có thể trần nợ công của Mỹ - hiện ở mức 31.400 tỷ USD – sẽ trở thành mối lo lớn hơn nhiều.
Quốc hội Mỹ có thể phê duyệt tất cả các khoản chi tiêu mà họ muốn, nhưng cũng cần phê duyệt tổng số nợ mà Mỹ có thể nắm giữ. Trong quá khứ, đây không phải là vấn đề. Mỹ sẽ chạm trần nợ, Quốc hội sẽ nâng nó lên và mọi người nhanh chóng chuyển sang công chuyện khác.
Nhưng tình thế đã thay đổi vào năm 2011, khi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đe dọa sẽ không làm theo lệ thường. Hậu quả là công ty Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ vào ngày 8/8, khiến chỉ số S&P 500 cắm đầu giảm 6,6%.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này.
ECB cân nhắc tốc độ tăng lãi suất chậm lại sau đợt tăng tháng 2
Các nhà hoạch định chính sách của ECB đang bắt đầu xem xét tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn so với tốc độ mà Chủ tịch Lagarde đã chỉ ra vào tháng 12, theo các quan chức quen thuộc với các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách của ECB. Các quan chức cho biết triển vọng tăng lãi suất khiêm tốn 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 đang nhận được sự ủng hộ, mặc dù bà Lagarde báo hiệu rằng khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 2 vẫn có thể xảy ra. Các quan chức cho biết sự chậm lại trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ của ECB không nên được coi là sự giảm bớt nhiệm vụ của nó. Họ nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được đưa ra và các nhà hoạch định chính sách vẫn có thể công bố mức tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 của họ.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà giảm với vàng giao ngay giảm 7 USD xuống còn 1.906,7 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.909,9 USD/ ounce, giảm 11,8 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Vàng yếu hơn khi các nhà giao dịch tiến hành chốt lời sau khi kim loại quý này đạt mức cao nhất trong 9 tháng.
Kết quả khảo sát 100 nhà quản lý quỹ tài sản châu Âu và Anh mới đây của quỹ này cho thấy 89% số người được hỏi cho biết họ có ý định tăng mức độ tiếp xúc với vàng vào năm 2023. Theo khảo sát, các nhà quản lý quỹ đầu tư coi nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương là một yếu tố tăng giá chính cho kim loại quý. Theo dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới, năm ngoái, tính đến cuối quý 3, các ngân hàng trung ương đã mua 673 tấn vàng, mức tích lũy nhiều nhất trong một năm kể từ năm 1967.
Cuộc khảo sát cho thấy 83% các nhà quản lý kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng trong năm mới.
Cùng với nhu cầu của ngân hàng trung ương, các nhà quản lý quỹ tài sản cho biết vàng vẫn là một công cụ phòng ngừa lạm phát hấp dẫn và bảo vệ khỏi những biến động và rủi ro tiếp theo của thị trường chứng khoán.
Vào thời điểm khảo sát, giá vàng đang giao dịch gần mức thấp nhất trong hai năm và theo cuộc khảo sát, các nhà quản lý quỹ cho biết những mức giá đó thể hiện một điểm mua dài hạn hấp dẫn.
Phân tích trên đồ thị giá Vàng hiện tại đang phá vỡ trendline hỗ trợ ngắn hạn, có thể là dấu hiệu giảm khi đồng USD phục hồi trước cuộc họp của FED mà thị trường gần như đã biết chắc chắn FED sẽ tăng 25 điểm cơ bản.
Đồ thị phân tích kỹ thuật hiện đang khá nhạy cảm, có thể Vàng sẽ giảm về lại 1880 nhưng điểm này hiện chưa phải là mức giá hợp lý cho một chiến lược bán
XAUUSD 16/01 - Vàng tiếp tục tăng lên trên 1930?TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 13/11 đa phần đóng cửa trong sắc xanh sau khi các ngân hàng lớn công bố kết quả kinh doanh quý IV. S&P 500 và Nasdaq ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 11.
Giá cả hàng hóa đang đi xuống nhưng giá cả dịch vụ lại đi lên nhanh chóng. Trong khi đó, giá năng lượng nhảy múa liên tục.
Bởi vậy, để hiểu được lạm phát cốt lõi (core inflation), các nhà hoạch định chính sách đã loại bỏ những thành phần biến động mạnh của chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người còn đang săn lùng mộy thước đo lạm phát hẹp hơn nữa – “lạm phát siêu cốt lõi” (supercore inflation).
Khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo lạm phát mới vào ngày 12/1, hầu hết các nhà đầu tư sẽ nhìn ngay vào mức thay đổi hàng tháng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cốt lõi. Chỉ số này loại trừ giá năng lượng và thực phẩm, mang đến cho người đọc cảm nhận đúng hơn về quỹ đạo dài hạn của lạm phát.
Nhưng một số người sẽ nhanh chóng lướt qua con số đó để tìm đến các thước đo như chi phí dịch vụ cốt lõi không bao gồm chi phí nhà ở - hay thậm chí là dịch vụ cốt lõi trừ nhà ở và y tế. Thậm chí những thước đo hẹp đến vậy vẫn chưa đủ để làm họ hài lòng.
Cái khó của nhà đầu tư là lạm phát đã trở nên phức tạp hơn. Lạm phát cốt lõi của hàng hóa đã chuyển thành âm trong những tháng gần đây, nhờ sự gia tăng của nguồn cung và sự sụt giảm của nhu cầu. Nhưng lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao. Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), nhiều người cho rằng nguyên nhân là do sức nóng của thị trường lao động và chi phí nhân công đắt đỏ.
Trong những tháng gần đây, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của số liệu dịch vụ cốt lõi trừ đi nhà ở. Tuy nhiên, ông tập trung vào khoản mục đó trong chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI), thước đo ưa thích của Fed.
Ông Powell còn khiến việc đánh giá lạm phát càng thêm phức tạp khi thuyết phục nhiều người rằng thị trường lao động mới là chìa khóa để hiểu được hướng đi của lạm phát. Nếu đúng như vậy thì dữ liệu lạm phát còn không quan trọng bằng các cáo cáo về việc làm và tiền lương.
Các ngân hàng lớn nhất của Phố Wall đã quyết định tăng trích lập quỹ dự phòng để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái có thể xảy ra, đồng thời tỏ ra thận trọng về dự báo tăng trưởng thu nhập trong một nền kinh tế không chắc chắn và lãi suất cao hơn làm gia tăng cạnh tranh về thu hút tiền gửi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 13/1 thông báo với Quốc hội rằng nước này sẽ chạm mức trần nợ vào ngày 19/1 và sau đó, Bộ Tài chính sẽ bắt đầu triển khai "các biện pháp đặc biệt nhất định để ngăn Mỹ vỡ nợ.”
Trong bức thư gửi tân Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, bà Yellen thừa nhận hiện Bộ Tài chính không thể ước tính những biện pháp khẩn cấp đó sẽ giúp chính phủ Mỹ trả nợ công được bao lâu, đồng thời cảnh báo rằng Quốc hội cần phải ra tay kịp thời để "tăng hoặc tạm ngưng trần nợ.”
Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (ONS) vừa công bố số liệu cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (gdp) của nước này đã tăng 0,1% trong tháng 11/2022.
Kết quả này, trái ngược với những dự đoán không mấy tích cực của các chuyên gia kinh tế, đã làm giảm nguy cơ nền kinh tế “xứ sở sương mù” rơi vào suy thoái kỹ thuật trong quý IV/2022.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế của Reuters dự báo kinh tế anh sẽ sụt giảm 0,2% trong bối cảnh bức tranh ảm đạm chung của các nền kinh tế.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng giảm với vàng giao ngay giảm 2,6 USD xuống còn 1.918 USD/ ounce.
Tuần trước, giá vàng thế giới đã tăng vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce nhờ đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lao dốc khi dữ liệu công bố cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 12 giảm so với tháng trước và lạm phát cơ bản tăng chậm lại.
Kết quả khảo sát về vàng hàng tuần đầu tiên trong năm 2023 của Kitco News cho thấy tâm lý của cả các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street đang tăng mạnh mẽ, với nhiều nhà phân tích cho rằng việc đạt được mức 2.000 USD/ounce chỉ là vấn đề thời gian.
Trong số các chuyên gia tham gia khảo sát hướng đi của vàng trong tuần này, có 61% lạc quan về kim loại quý này. 64% các nhà đầu tư bán lẻ tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến cũng có cùng quan điểm.
Một số nhà phân tích cho rằng việc thay đổi kỳ vọng liên quan đến lập trường chính sách tiền tệ tích cực của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn là yếu tố tăng giá lớn nhất đối với vàng. Các nhà phân tích này đã nói rằng áp lực lạm phát hạ nhiệt đã củng cố khả năng Fed tiếp tục làm chậm tốc độ tăng lãi suất vào tháng tới, điều đã khiến lợi suất trái phiếu và đồng USD đảo ngược xu hướng của năm ngoái.
USD và lợi suất trái phiếu đảo chiều giảm mạnh đang hỗ trợ cho Vàng tăng vượt qua mốc 1900. Hiện tại giá Vàng sẽ còn có thể tăng tiếp khi lạm phát đã hạ nhiệt nhưng các mối lo suy thoái kinh tế và các bất ổn trên thị trường gia tăng.
Đồ thị phân tích kỹ thuật hôm nay cho thấy khả năng giá Vàng sẽ còn tăng vượt qua 1930.
XAUUSD 13/01 - Vàng tiếp tục tăng, có thể vượt 1900?TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 12/1 đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 cho thấy lạm phát giảm sút, làm dấy lên hy vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ giảm nhịp độ nâng lãi suất.
Cục Thống kê Lao động Mỹ vừa cho biết CPI tháng 12 giảm gần 0,1% so với tháng liền trước, khớp với dự báo của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát.
Đây là mức giảm sâu nhất của CPI kể từ tháng 3-4/2020 khi COVID-19 mới bùng phát tại Mỹ và cả nền kinh tế bị phong tỏa để chống dịch. Vào tháng 7/2022, CPI của Mỹ cũng giảm so với tháng liền trước nhưng tỷ lệ chỉ là 0,02%.
So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tại Mỹ tăng 6,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Áp lực tăng chi phí sinh hoạt đối với người dân Mỹ đã dịu bớt phần nào.
Nếu không kể giá năng lượng và thực phẩm, chỉ số CPI lõi tăng 0,3%, tương đương với dự báo của các nhà kinh tế. So với cùng kỳ 2021, CPI lõi tăng 5,7%, cũng đúng như dự báo.
Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên trong những phiên gần đây khi nhà đầu tư đặt cược rằng báo cáo CPI tháng 12 sẽ cho thấy lạm phát suy yếu và Fed có lý do để giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ, sớm ngừng tăng lãi suất.
Theo CNBC, giá xăng giảm sâu là nhân tố chính giúp CPI tháng 12 đi xuống. Cụ thể, giá bán tại các cây xăng trong tháng 12 thấp hơn 9,4% so với tháng 11 và kém 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022, giá xăng tại Mỹ từng có lúc vượt mốc 5 USD/gallon, hiện chỉ còn khoảng 3,3 USD/gallon.
Sự sụt giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 đã giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiến một bước gần hơn đến chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát.
Câu hỏi quan trọng bây giờ là các nhà hoạch định chính sách sẽ cần thấy thêm bao nhiêu bằng chứng nữa trước khi họ ngừng thắt chặt tiền tệ, tờ CNBC cho hay.
Theo CME Group, thị trường đang gần như chắc nịch rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất xuống 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 1.
Sau đó, thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản khác vào tháng 3, tạm dừng và cuối cùng hạ lãi suất tới 50 điểm cơ bản vào cuối năm.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 20,2 USD xuống còn 1.896,7 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 2 giao dịch lần cuối ở mức 1.898,8 USD/ounce, tăng 19,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Theo các nhà phân tích, thị trường vàng đang chứng kiến động lực mới khi các nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Mỹ. Theo họ, các nhà đầu tư coi lạm phát hạ nhiệt là dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng lãi suất vào tháng tới.
Lạm phát hạ nhiệt có thể cho phép Fed tiếp tục thu hẹp tốc độ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào ngày 31-1 và 1-2. Một số quan chức cho rằng, mức tăng 25 điểm cơ bản là phù hợp.
Phân tích trên đồ thị sự tương quan giữa Vàng và USD hiện đang nghịch đảo rất rõ rệt. xu hướng giảm của USD đang hỗ trợ vàng tăng vượt qua các mức đỉnh hiện tại. Hiện vùng 1900 đang có thể sẽ phá vỡ và nếu xu hướng được xác nhận rất có thể Vàng sẽ tăng trở lại các ngưỡng cao hơn trong tương lai.
Sự suy giảm của lợi suất trái phiếu và USD sẽ là tín hiệu cho thấy Vàng sẽ vẫn được hỗ trợ và chưa có dấu hiệu đảo chiều giảm
Ba cổ phiếu cần theo dõi trong 'Hiệu ứng tháng Giêng'
Trong lịch sử, tháng 1 là một tháng tốt đối với cổ phiếu khi một số nhà đầu tư quay trở lại thị trường sau khi bán một số cổ phiếu họ nắm giữ vào cuối năm. Sự tăng giá vào đầu mỗi năm được gọi là 'Hiệu ứng tháng Giêng'.
Vào ngày 6 tháng 1, chứng khoán Mỹ đã có đợt phục hồi lớn đầu tiên trong năm, với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 2,13%, S&P 500 tăng 2,28% và Nasdaq Composite tăng 2,6%.
Nó đánh dấu ngày tốt nhất đối với chỉ số Dow và S&P 500 kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2022 và đối với Nasdaq kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2022.
Cuộc biểu tình cũng có thể được kích hoạt bởi các nhà đầu tư sử dụng tiền thưởng cuối năm của họ để vung tiền vào các khoản đầu tư rủi ro vào tháng Giêng. Với suy nghĩ này, chúng tôi đã tổng hợp ba cổ phiếu Mỹ để theo dõi trong tháng 1:
amazon.com
JP Morgan gần đây đã tuyên bố rằng Amazon vẫn là lựa chọn internet hàng đầu của họ, dự báo rằng gã khổng lồ thương mại điện tử sẽ vượt qua những khó khăn về kinh tế vĩ mô vào năm 2023. Tuy nhiên, Amazon cũng không phải là ngoại lệ trước làn sóng sa thải nhân công trong lĩnh vực công nghệ trong năm qua. Gã khổng lồ công nghệ đã tiết lộ vào tuần trước rằng họ đang sa thải 18.000 việc làm, nhiều hơn so với kế hoạch trước đó.
“Một số đội bị ảnh hưởng; tuy nhiên, phần lớn việc loại bỏ vai trò là trong các Cửa hàng và tổ chức Amazon của chúng tôi,” Giám đốc điều hành Amazon Andy Jassy cho biết trong một bài đăng trên blog vào ngày 5 tháng 1.
Nhưng điều đáng chú ý là Amazon vẫn là nhà tuyển dụng tư nhân lớn thứ hai của Hoa Kỳ bên cạnh Walmart. Cổ phiếu của Amazon đã tăng 2,9% vào thứ Ba và 5,8% vào thứ Tư.
Tesla
Tesla gần đây đã đăng ký mở rộng Gigafactory ở Texas với khoản đầu tư 775,7 triệu đô la, Reuters đưa tin, trích dẫn hồ sơ với bộ phận cấp phép của bang Texas.
Kế hoạch đầu tư được đưa ra mặc dù Tesla thiếu ước tính giao hàng trong quý 4 năm 2022. Công ty đã giao 405.278 xe điện trong ba tháng kết thúc vào ngày 31 tháng 12, tăng 40% so với một năm trước đó, nhưng không đạt mục tiêu tăng trưởng 50% của Elon Musk.
Cổ phiếu của Tesla cũng dễ bị ảnh hưởng bởi CEO hay thay đổi của nó. Tỷ phú - người gần đây đã lọt vào Kỷ lục Guinness Thế giới vì chịu tổn thất tài sản cá nhân lớn nhất trong lịch sử sau khi mất khoảng 182 tỷ USD kể từ tháng 11 năm 2021 - lại thu hút sự chú ý của chính phủ liên bang sau khi đăng dòng tweet về việc vô hiệu hóa tính năng giám sát tài xế. Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia cho biết vấn đề này hiện là một phần của cuộc điều tra rộng hơn về các vụ tai nạn liên quan đến ít nhất 14 xe Tesla khi sử dụng hệ thống hỗ trợ lái xe Autopilot.
Tesla đã tăng 3,7% vào thứ Tư sau khi giảm 1,6% vào thứ Ba.
McDonald's
McDonald's Corp. (NYSE: MCD ) là một cổ phiếu khác đáng chú ý trong tháng 1 sau khi công ty thức ăn nhanh lớn nhất thế giới thông báo rằng họ đang lên kế hoạch tái cấu trúc dẫn đến cắt giảm việc làm trong công ty. Công ty đã nói với các nhân viên trong một bản ghi nhớ rằng họ sẽ “đánh giá vai trò và cấp độ nhân sự… và sẽ có những cuộc thảo luận và quyết định khó khăn phía trước.”
Trong quý kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2022, thu nhập ròng của McDonald’s đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,98 tỷ USD, tương đương 2,68 USD trên mỗi cổ phiếu, trong khi doanh thu giảm 5% xuống còn 5,87 tỷ USD.
MCD đóng cửa tăng 0,6% vào thứ Ba nhưng đóng cửa không đổi vào thứ Tư.
XAUUSD 12/01 - Chờ đợi số liệu lạm phát CPITIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 11/1 đóng cửa trong sắc xanh khi nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng báo cáo chỉ số giá tiêu dùng công bố ngày 12/1 sẽ cho thấy lạm phát đi xuống, các đợt tăng lãi suất vừa qua của Fed đã có tác dụng như mong muốn.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng xấp xỉ 269 điểm, tương đương 0,8%, và dừng ở 33.973 điểm. S&P 500 tăng 1,28% lên gần 3.970 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tiếp tục dẫn dắt thị trường khi tăng 1,76% lên 10.932 điểm.
Sáng 12/1 theo giờ Mỹ, Cục Thống kê Lao động sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022. Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo CPI sẽ chỉ tăng 0,1% so với tháng liền trước và 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không kể giá năng lượng và thực phẩm, CPI lõi tháng 12 được dự báo tăng 0,3% so với tháng trước và 5,7% so với cùng kỳ 2021.
Theo thống kê của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), quy mô cung tiền M2 của Mỹ tại ngày 5/12/2022 là 21.370 tỷ USD. So với đỉnh lịch sử thiết lập hôm 18/4/2022, cung tiền của Mỹ đã giảm 682 tỷ USD, tương đương mất 3,1%.
Nếu so với cùng kỳ năm trước, số liệu M2 đã giảm 0,74%. Đây là tuần thứ ba liên tiếp cung tiền M2 của Mỹ thấp hơn một năm trước.
Mới nhìn, con số 0,74% này không có gì to tát, nhưng kể từ khi có số liệu so sánh vào năm 1981 đến nay, cung tiền M2 của Mỹ chưa bao giờ giảm đến 0,7% so với cùng kỳ năm trước, cũng chưa bao giờ giảm ba tuần liên tiếp.
Trong hơn 4 thập kỷ từ 1981 đến trước tháng 11/2022, cung tiền M2 chỉ có một lần giảm duy nhất là vào tháng 4/1995 với tỷ lệ 0,09%.
Đầu năm 2021, cung tiền của Mỹ từng tăng trưởng tới 25 – 27%. Sang đầu năm 2022, tỷ lệ tăng vẫn duy trì trên 10%. Trong chưa đầy một năm, tăng trưởng cung tiền đã chuyển từ dương sang âm.
Những biến động này là minh chứng cho thấy chính sách tiền tệ của Fed đã thay đổi nhanh tới mức nào. Từ chỗ duy trì lãi suất gần 0 và liên tục bơm tiền để kích thích kinh tế vượt qua cú sốc đại dịch, ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất 7 lần liên tiếp và hút tiền về để kiềm chế lạm phát.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay gần như đứng yên với vàng giao ngay giảm 0,4 USD xuống còn 1.876,5 USD/ ounce. Vàng tương lai tháng 2 giao dịch lần cuối ở mức 1.878,9 USD/ ounce, tăng 2,4 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Sau khởi đầu mạnh mẽ, đà tăng của vàng đang bắt đầu mờ dần khi mức 1.880 USD/ ounce trở thành ngưỡng kháng cự "cứng đầu". Mặc dù vậy, tâm lý thị trường vẫn lạc quan khi một số nhà phân tích kỳ vọng dữ liệu lạm phát yếu sẽ đẩy giá lên trên 1.900 USD/ounce vào cuối tuần.
Các nhà phân tích cho rằng, một khi Fed làm chậm lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ và rủi ro suy thoái và lạm phát gia tăng sẽ khiến cả đồng USD và lợi suất thực đạt đỉnh. Lạm phát tuy giảm, nhưng sẽ không đạt được mức mục tiêu. Tăng trưởng toàn cầu chậm hơn, cộng với áp lực lạm phát và phi toàn cầu hóa sẽ đưa vàng trở lại như một công cụ đa dạng hóa an toàn trong thời điểm bất ổn leo thang.
Giá Vàng hiện đang quay lại vùng đỉnh cũ, trong hôm qua khi giá điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1870 xu hướng tăng đã trở lại theo mô hình tiếp diễn.
phân tích kỹ thuật hiện khả năng giá sẽ tăng lên 1900 trong ngày hôm nay trước khi báo cáo lạm phát được công bố là có thể xảy ra.
Do vậy các chiến lược bán sẽ cần thận trọng và có điểm stop loss đảm bảo.
XAUUSD 11/01 - Vàng vẫn đi ngangTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 10/1 tăng trên diện rộng, nhà đầu tư đang chờ công bố số liệu kinh tế quan trọng và kết quả kinh doanh của các tên tuổi lớn trong những ngày còn lại của tuần này.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 186 điểm, tương đương 0,56%, và đóng cửa ở 33.704 điểm. S&P 500 tăng 0,7% lên 3.919 điểm.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng phiên thứ ba liên tiếp khi thêm 1,01% và dừng ở gần 10.743 điểm. Nhà đầu tư lạc quan rằng lạm phát hạ nhiệt sẽ thúc đẩy dòng tiền trở lại với các cổ phiếu công nghệ bị bán tháo mạnh trong năm qua. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 Nasdaq tăng ba phiên liền.
Theo CNBC, nhà đầu tư tỷ phú Paul Tudor Jones cũng tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán sáng 10/1, cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ dừng tăng lãi suất trước khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Bước sang đầu năm 2023, nhà đầu tư lo ngại các đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed sẽ đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người tin rằng lạm phát đang hạ nhiệt nhanh chóng và Fed sẽ không cần thắt chặt tiền tệ quá mạnh tay như lo ngại trước đó.
Nhà đầu tư sẽ chú ý theo dõi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 được công bố vào thứ Năm (12/1) và kết quả kinh doanh quý IV do các ngân hàng lớn công bố vào thứ Sáu (13/1) để đánh giá tình hình kinh tế và dự báo hướng đi của Fed.
Tại sự kiện mới đây, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng Fed cần sự độc lập. Mặt khác, ông cũng nêu rõ quyết tâm ổn định giá cả của các nhà hoạch định chính sách.
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhấn mạnh rằng giới chính trị gia không nên gây áp lực lên ngân hàng trung ương trong cuộc chiến chống lạm phát dai dẳng.
Trong bài phát biểu cùng ngân hàng trung ương Thụy Điển hôm 10/1, ông Powell lưu ý rằng nhiệm vụ ổn định giá cả đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải đưa ra những quyết định khó khăn và không được ưa chuộng về mặt chính trị.
Ông phát biểu: “Ổn định giá cả là nền tảng của một nền kinh tế lành mạnh và nó đem lại cho công chúng những lợi ích lớn theo thời gian.
Nhưng trong ngắn hạn, quá trình phục hồi sự ổn định giá cả khi lạm phát lên cao có thể cần đến những biện pháp gây khó chịu, như khi chúng tôi tăng lãi suất để giảm tốc nền kinh tế.
Khi quyết định của chúng tôi không bị tác động trực tiếp bởi các yếu tố chính trị, Fed có thể thực hiện các biện pháp cần thiết mà không cần phải cân nhắc đến các yếu tố chính trị ngắn hạn”.
Trong phần khác của bài phát biểu, ông Powell đề cập đến lời kêu gọi từ một số nhà lập pháp rằng Fed nên sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ông lưu ý rằng Fed nên “gắn bó với nhiệm vụ chính của mình và không đi chệch hướng để theo đuổi các lợi ích xã hội không không liên kết chặt chẽ với các mục tiêu và thẩm quyền theo pháp lý”.
Fed đã yêu cầu các ngân hàng thương mại lớn kiểm tra sức mạnh tài chính của họ trong trường hợp các thiên tai như bão táp và lũ lụt xảy ra. Nhưng ông Powell lưu ý rằng Fed sẽ không đi xa hơn thế.
Trong tuần này, các ngân hàng khổng lồ của Mỹ dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận quý IV/2022 thấp hơn khi họ đang chuẩn bị quỹ dự phòng để ứng phó với nguy cơ suy thoái kinh tế.
Bốn "gã khổng lồ" trong ngành ngân hàng Mỹ gồm JPMorgan Chase & Co, Bank of America Corp, Citigroup Inc và Wells Fargo & Co sẽ báo cáo doanh thu vào ngày 13/1.
Cùng với Morgan Stanley và Goldman Sachs, sáu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này dự kiến xây dựng quỹ dự phòng trị giá 5,7 tỷ USD để chuẩn bị cho các khoản vay khó đòi, cao hơn gấp đôi so với 2,37 tỷ USD được dành ra một năm trước.
Theo Refinitiv, sáu ngân hàng trên dự kiến sẽ báo cáo lợi nhuận ròng trong quý IV giảm trung bình 17% so với một năm trước.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tăng lãi suất mạnh mẽ trong nỗ lực chế ngự lạm phát gần mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Giá cả và chi phí vay cao hơn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế chi tiêu. Với vai trò trung gian kinh tế, các ngân hàng chứng kiến lợi nhuận sụt giảm khi hoạt động kinh tế chậm lại.
Trong những tuần gần đây, một loạt lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng đã cảnh báo về môi trường kinh doanh khó khăn hơn và buộc họ phải cắt giảm lương thưởng hoặc việc làm. Hai nguồn tin thân cận cho biết Goldman Sachs sẽ bắt đầu sa thải hàng ngàn nhân viên từ ngày 11/1. Morgan Stanley và Citigroup cũng cắt giảm việc làm sau khi mảng ngân hàng đầu tư lao dốc.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Theo Reuters, giá vàng trụ vững ở mức gần cao nhất trong 8 tháng vào phiên giao dịch vừa qua, được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng đô la và kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất chậm hơn sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell.
Thị trường hiện đang tiếp tục chuyển hướng sang Dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động Mỹ sẽ được công bố vào ngày 12-1. Các nhà đầu tư đang đặt cược khả năng cao Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách sắp tới diễn ra vào tháng 2.
phân tích kỹ thuật Vàng đang chững lại, tích lũy đi ngang trong khi đó xu hướng của đồng USD cũng đang chững lại cho thấy sự tương quan rất rõ ràng của Vàng và USD ở thời điểm này. Giá hiện đang có mức kháng cự quan trọng ở đỉnh cũ 1880 và mức hỗ trợ nhạy cảm 1865
Trong khi thị trường đang chờ đợi số liệu CPI vào tuần sau thì có thể giá Vàng sẽ giữ biên độ đi ngang và chưa thể đảo chiều giảm.
Dự báo hôm nay biên độ giá vẫn sẽ duy trì đi ngang
Tất cả các nhà giao dịch bạc cần xem 06 dữ liệu này
Điều quan trọng là luôn cập nhật thông tin về thị trường và các báo cáo dữ liệu khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá bạc. Dưới đây là một số báo cáo dữ liệu chính mà thương nhân nên xem khi giao dịch bạc:
1-Tỷ lệ vàng-bạc: Tỷ lệ vàng-bạc là số ounce bạc cần để mua một ounce vàng. Tỷ lệ cao cho thấy bạc tương đối rẻ hơn so với vàng, trong khi tỷ lệ thấp có nghĩa là bạc tương đối đắt hơn. Thương nhân có thể sử dụng tỷ lệ này để đánh giá giá trị tương đối của bạc và đưa ra quyết định mua và bán sáng suốt.
2-Nhu cầu công nghiệp: Một phần đáng kể bạc được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như dây dẫn điện, pin và thiết bị y tế. Do đó, những thay đổi trong nhu cầu công nghiệp có thể có tác động đáng kể đến giá bạc. Các thương nhân nên theo dõi dữ liệu về hoạt động sản xuất và sản xuất công nghiệp, cũng như bất kỳ tin tức nào có thể ảnh hưởng đến nhu cầu bạc trong các ngành này.
3-Nhu cầu đầu tư: Bạc cũng được sử dụng như một tài sản trú ẩn an toàn và có thể được mua và bán như một hình thức đầu tư. Những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư và nhu cầu đối với bạc như một khoản đầu tư có thể có tác động đáng kể đến giá cả. Các nhà giao dịch nên theo dõi dữ liệu về nhu cầu đầu tư, chẳng hạn như mức nắm giữ bạc trong các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) và mức bạc thỏi do các ngân hàng trung ương nắm giữ.
4-Sức mạnh của đồng đô la Mỹ: Giá bạc thường tương quan nghịch với sức mạnh của đồng đô la Mỹ. Khi đồng đô la mạnh, giá bạc có xu hướng yếu hơn và ngược lại. Điều này là do đồng đô la mạnh hơn làm cho bạc đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác, điều này có thể làm giảm nhu cầu và giảm giá. Ngược lại, đồng đô la yếu hơn có thể làm tăng nhu cầu về bạc và đẩy giá lên cao hơn. Các nhà giao dịch nên theo dõi dữ liệu về giá trị của đồng đô la, chẳng hạn như Chỉ số Đô la Mỹ, để đánh giá sức mạnh của đồng tiền và tác động tiềm ẩn của nó đối với giá bạc.
5-Kỳ vọng lạm phát: Bạc thường được coi là hàng rào chống lại lạm phát, vì giá trị của nó có thể tăng lên khi sức mua của đồng tiền giảm đi. Do đó, những thay đổi trong kỳ vọng lạm phát có thể ảnh hưởng đến giá bạc. Các nhà giao dịch nên theo dõi dữ liệu về lạm phát, chẳng hạn như Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), để đánh giá khả năng tăng giá trong tương lai và tác động tiềm ẩn của chúng đối với bạc.
6-Lãi suất: Những thay đổi về lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến giá bạc, vì lãi suất cao hơn có thể khiến việc nắm giữ bạc và các hàng hóa khác trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà giao dịch. Điều này có thể làm giảm nhu cầu về bạc và gây áp lực giảm giá. Ngược lại, lãi suất thấp hơn có thể làm cho việc nắm giữ bạc rẻ hơn và tăng nhu cầu, có khả năng đẩy giá cao hơn. Các nhà giao dịch nên theo dõi dữ liệu về lãi suất, chẳng hạn như lãi suất chuẩn của Cục Dự trữ Liên bang, để đánh giá tác động đối với giá bạc.
XAUUSD 10/01 - Vàng có thể giảm nhẹ xuống 1855TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 9/1 phân hóa rõ rệt khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm sút trong khi chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đóng cửa trong sắc xanh.
Nasdaq là chỉ số chính duy nhất tăng điểm trong phiên 9/1 nhờ sự hỗ trợ tích cực của cổ phiếu xe điện Tesla. Chỉ số thiên về công nghệ này đi lên 66 điểm, tương đương 0,63%, và dừng ở gần 10.636 điểm. Tesla thêm 5,9%.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 113 điểm, tương đương 0,34%, và đóng cửa ở gần 33.518 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm gần 0,1% và kết phiên ở 3.892 điểm.
Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ chỉ giao dịch 4 phiên do có một ngày nghỉ dịp năm mới. Cả ba chỉ số chính đều đi lên trong tuần qua, Dow Jones và S&P 500 cùng tăng 1,5%, Nasdaq thêm hơn 1%. Mức tăng chủ yếu đến trong phiên cuối tuần 6/1 khi số liệu từ thị trường lao động và lĩnh vực dịch vụ khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế đã thu hẹp theo đúng ý Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
9/1 là phiên giao dịch thứ 5 của năm 2023, nhắc nhở nhà đầu tư về quy luật lâu đời trên Phố Wall: Thị trường cả năm thường sẽ tăng nếu 5 phiên giao dịch đầu tiên khởi sắc, và ngược lại.
Số liệu lịch sử của Stock trader’s Almanac cho thấy, khi thị trường đi lên trong 5 phiên giao dịch đầu tiên, chỉ số S&P 500 của cả năm đó có xác suất tăng là 83%. Với năm 2023, chỉ số S&P 500 tăng 1,1% trong 5 phiên vừa qua.
Trong tuần này, nhà đầu tư sẽ đón báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 (CPI) công bố vào hôm 12/1 và kết quả kinh doanh quý IV của các ngân hàng lớn vào hôm 13/1. Các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) sẽ căn cứ vào số liệu lạm phát CPI để ra quyết định về chính sách tiền tệ trong cuộc họp ngày 31/1 - 1/2.
Số liệu do Fed công bố chiều 9/1 cho thấy người tiêu dùng đã vay tổng cộng 27,9 tỷ USD trong tháng 11, cao hơn mức 25 tỷ USD mà các nhà kinh tế trong khảo sát của FactSet dự báo. Tuy nhiên, con số trên thấp hơn mức 29,2 tỷ USD trong tháng 10.
Số liệu trên bao gồm các khoản vay ngắn và trung hạn cấp cho các cá nhân, không kể khoản vay trong lĩnh vực bất động sản.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed cho biết dữ liệu lạm phát đến hạn vào cuối tuần này sẽ giúp họ quyết định có nên tham gia cuộc họp chính sách vào ngày 1 hay không, tốc độ tăng lãi suất đã chậm lại, từ mức tăng lớn trong hầu hết năm 2022 xuống chỉ còn 25 điểm cơ bản.
Kỳ vọng lạm phát của Mỹ theo tỷ lệ lạm phát ngang giá 10 năm và 5 năm dựa trên dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang St. Louis (FRED) dường như thách thức hy vọng nới lỏng các đợt tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), từ đó xác nhận sự phục hồi mới nhất của đồng Đô la Mỹ.
Điều đó nói rằng, Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) phục hồi khỏi mức thấp nhất trong bảy tháng lên 103,30 khi dừng xu hướng giảm hai ngày trong bối cảnh các cuộc thảo luận gần đây cho rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ.
Điều đáng chú ý là các dữ liệu mới nhất về kỳ vọng lạm phát 5 năm và 10 năm thể hiện mức ổn định là 2,18% và mức phục hồi tương ứng là 2,22%.
Vào thứ 5, Khảo sát kỳ vọng người tiêu dùng hàng tháng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho thấy kỳ vọng lạm phát một năm của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống 5% trong tháng 12 từ mức 5,2% trong tháng 10.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Kim loại quý trong phiên giao dịch đầu tuần được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Rạng sáng hôm nay, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm mạnh 0,65% xuống gần mốc 103.
Ngoài ra, nhu cầu gia tăng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đối với vàng cũng phần nào thúc đẩy đà tăng của kim loại quý. Trong báo cáo mới đây, ngân hàng này thông báo đã tăng dự trữ vàng thêm 30 tấn trong tháng 12 sau khi mua 32 tấn vào tháng 11, lần mua chính thức đầu tiên được ghi nhận kể từ tháng 9-2019. Dự trữ vàng hiện tại của Trung Quốc là 2.010 tấn.
Phân tích đồ thị giá Vàng hiện tại đang chững lại trong một xu hướng tăng. Có thể xu hướng tăng vẫn còn nhưng động lực sẽ giảm đôi chút. Trong thời điểm USD giảm mạnh phá vỡ đáy cũ thì vàng cũng bật tăng do đó khi thời điểm hiện tại USD có thể đi ngang hoặc điều chỉnh tăng nhẹ thì Vàng vẫn sẽ có nhiểu lý do để có nhịp điều chỉnh giảm trở lại.
Tất nhiên trong bài viết này tôi không khuyến nghị mua hay bán, xu hướng hiện tại sẽ có thể vẫn đi ngang biên độ 1860-1885.
Dự báo hôm nay sẽ có nhịp giảm xuống vùng hỗ trợ của trendline trên hình vẽ.
Đường xu hướng tam giác EthereumCác mẫu đường xu hướng của Ethereum và Bitcoin giống nhau, chỉ có giá là khác nhau. Đường xu hướng tam giác của Ethereum, xu hướng tam giác thu hẹp, đường dưới cùng hỗ trợ màu xanh lá cây ở dưới cùng, đường đột phá kháng cự màu đỏ ở trên cùng và thanh dài màu xanh lục-đỏ bên dưới là phạm vi đáy quan trọng nhất.
Market 9/01 - Vàng có thể tăng lại 1900TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ phiên 6/1 đi lên mạnh mẽ sau khi các báo cáo kinh tế tháng 12 cho thấy dấu hiệu lạm phát đang giảm, đồng nghĩa với việc các đợt nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có tác dụng như mong muốn.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bật tăng 700 điểm, tương đương 2,13%, và kết phiên ở gần 33.631 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng xấp xỉ 87 điểm, tức 2,28%, và dừng ở 3.895 điểm.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 264 điểm, ứng với 2,6%, và đóng cửa ở 10.569 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất của Nasdaq kể từ hôm 29/12 và của Dow Jones và S&P 500 kể từ ngày 30/11. Tất cả 30 cổ phiếu thành viên của Dow Jones đều đi lên.
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 12 cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo ra thêm 223.000 việc làm, cao hơn mức 200.000 mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo nhưng là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2020 đến nay.
Trong khi đó, tiền lương tăng 0,3%, chậm hơn mức 0,4% dự báo. Việc tiền lương tăng chậm sẽ giúp giảm bớt áp lực lên mặt bằng giá cả nói chung, hạ nhiệt lạm phát.
Dữ liệu khảo sát ngày 6/1 cho thấy, lĩnh vực dịch vụ -vốn được coi là mảng “thống trị” nền kinh tế Mỹ- đã suy giảm trong tháng 12/2022, lần đầu tiên sau hơn hai năm, khi hoạt động kinh doanh sụt giảm.
Cụ thể, chỉ số dịch vụ của Viện Quản lý nguồn cung (ISM) đã giảm xuống 49,6%, dưới ngưỡng quan trọng 50% - mức phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, gây ngạc nhiên cho các nhà kinh tế. Đáng chú ý, chỉ số hoạt động kinh doanh và chỉ số đơn đặt hàng mới đều lao dốc.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm 2/3 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã đứng vững bất chấp chiến dịch tăng lãi suất quyết liệt của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhằm hạ nhiệt nhu cầu và kiềm chế lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, lãi suất quá cao hiện nay dường như đang bắt đầu gây “khó chịu” cho ngành dịch vụ tại Mỹ.
Theo Bloomberg, thị trường tin rằng việc các điều kiện tài chính nới lỏng là dấu hiệu cho thấy chiến dịch tăng lãi suất của Fed đã phát huy tác dụng và lạm phát đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, Fed lại không nghĩ như vậy.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết tỷ lệ lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp, xuống còn 9,2% trong tháng 12/2022.
Mức lạm phát trên thấp hơn con số 10,1% trong tháng 11. Trước đó, lạm phát ghi nhận trong tháng 10 là 10,6%, cao gấp 5 lần so với mục tiêu lạm phát mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra.
Trong tháng 12, chi phí năng lượng đã tăng 25,7%, so với mức tăng 34,9% trong tháng 11. Giá đồ uống và thực phẩm cũng tăng.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde hồi tháng trước cam kết sẽ kiềm chế lạm phát, đồng thời cảnh báo Eurozone sẽ phải đối mặt với khả năng tăng lãi suất trong năm 2023 dù hy vọng rằng giá tiêu dùng đã đạt đỉnh.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay có xu hướng tăng với vàng giao ngay tăng 2,6 USD lên mức 1.868,3 USD/ ounce.
Theo kết quả khảo sát mới đây của Kitco, với những giá mà kim loại quý thể hiện trong quý cuối cùng của năm 2022, các nhà đầu tư kỳ vọng vàng sẽ là tài sản hoạt động tốt nhất trong năm mới.
Nhìn sang năm mới, các nhà phân tích dự báo vàng sẽ hoạt động tốt khi thị trường bắt đầu định giá Fed sẽ xoay trục chính sách tiền tệ. Capital Economics dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2023. Kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ Paul Ashworth của Capital Economics nói rằng, mặc dù nền kinh tế dường như đã đứng vững trong quý 4, nhưng một cuộc suy thoái đang diễn ra, điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lạm phát hơn nữa. “Cuối cùng, mặc dù Fed tiếp tục quan điểm diều hâu, nhưng chúng tôi vẫn kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trở lại vào cuối năm 2023", ông cho biết.
Về phân tích kỹ thuật hiện giá Vàng đã đảo chiều tăng vượt qua đỉnh cũ 1860, có thể xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn đẩy vàng tăng lại vùng 1900$/oz trong thời gian sớm.
Tuy nhiên, khi chúng ta đã không có được vị thế tốt thì rất khó để giữ lệnh. Hiện tại giá Vàng ở mức này sẽ thiên về xu hướng tăng hơn. Khuyến nghị hiện tại các chiến lược sell đã dừng lỗ, các chiến lược tạm thời sẽ theo dõi giá điều chỉnh về mức hỗ trợ tốt hơn.
WTICOUSD - Vùng kháng cự tiếp cận với volume thấpCấu trúc giảm chính khung D cho thấy xu hướng chủ đạo là xu hướng giảm
Giá tiếp cận lại vùng kháng cự với volume thấp hơn so với lần đầu tiên tạo nên kháng cự này - kì vọng một nhịp giữ giá tại đây
Phía trên vùng kháng cự còn một vùng Flip SnR hợp lưu với vùng POC sau khi giá thoát ra khỏi range trước đó
Kì vọng: Một nhịp hồi trước khi giá giảm theo xu hướng chính
Market 006/01 - Vàng vẫn đang chờ phá vỡ trend để sellTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 5/1 đồng loạt đi xuống khi báo cáo việc làm do ADP công bố khả quan hơn nhiều so với kỳ vọng, bất chấp 7 đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed. Nhà đầu tư cho rằng Fed sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ cho tới khi lạm phát xuống mức mục tiêu và thất nghiệp tăng lên.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 340 điểm, tương đương 1,02%, và kết phiên ở 32.930 điểm. Công ty phân phối thiết bị y tế Walgreens rớt 6,1% và tác động tiêu cực tới Dow Jones sau khi công bố thua lỗ vì chi phí dàn xếp kiện tụng 5,2 tỷ USD liên quan tới thuốc giảm đau opioid.
S&P 500 giảm 1,16% xuống còn 3.808 điểm, Nasdaq Composite diễn biến tiêu cực nhất khi mất 1,47% và đóng cửa ở 10.305 điểm.
Thị trường mở cửa phiên 5/1 trong sắc đỏ khi công ty nghiên cứu ADP công bố báo cáo cho thấy số việc làm tư nhân tháng 12 của nền kinh tế Mỹ tăng thêm 235.000 so với tháng 11, cao hơn nhiều so với dự báo 153.000 của các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát. Tiền lương cũng tăng nhanh hơn dự kiến.
Sau báo cáo của ADP, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố số liệu người đăng ký trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự báo, càng củng cố nhận định rằng thị trường việc làm vẫn hoạt động tốt sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất 7 lần liên tục.
Các tín hiệu tích cực của thị trường lao động cho thấy nền kinh tế chưa rơi vào suy thoái, đồng thời cũng cho Fed thêm dư địa để tiếp tục nâng lãi suất trong cuộc chiến chống lạm phát.
Ngày 6/1, Cục Thống kê Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chính thức về thị trường việc làm tháng 12. Các nhà kinh tế ước tính Mỹ tạo ra thêm 200.000 việc làm, giảm tốc so với các tháng trước. Nhà đầu tư không muốn tiền lương tăng mạnh vì có thể kéo theo Fed nâng lãi suất.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng đã giảm trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Năm (5/1) dù đồng USD yếu, vì các thành phần tham gia thị trường không muốn đặt cược lớn trước khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố. Vàng đã lên cao nhất gần 7 tháng trong phiên ngày 4/1.
Nếu dữ liệu việc làm phản ánh rằng việc tăng lãi suất đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, thì đồng bạc xanh có thể suy yếu hơn nữa và có lợi cho vàng, ông nói thêm.
Báo cáo việc làm quốc gia của ADP sẽ được công bố vào 13h15 (giờ địa phương). Theo sau là dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP) được Bộ Lao động Mỹ theo dõi sat sẽ được phát hành vào thứ Sáu (6/1).
Biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của Fed được công bố hôm 4/1 cho thấy tất cả quan chức đều nhất trí rằng ngân hàng trung ương Mỹ nên giảm tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ, theo Reuters.
Vàng hiện đã giảm xuống vùng hỗ trợ 1830 và đang có những dấu hiệu phục hồi tăng trở lại nhẹ, nhưng hiện chưa có dấu hiệu có thể giảm trở lại phá vỡ mức hỗ trợ này trong phiên hôm nay hoặc có thể thị trường sẽ chờ báo cáo lao động được công bố trước khi đưa ra các đánh giá cho xu hướng dài hạn.
Nhìn chung với đà giảm hôm qua các dấu hiệu giảm đã bắt đầu hình thành, trong khi đó nếu đồng USD vẫn chưa thể vượt qua được mức kháng cự 105 thì nhiều khả năng giá Vàng vẫn sẽ chưa thể phá vỡ được mức hỗ trợ này.
Dự báo hôm nay chúng ta vẫn sẽ cần thận trọng theo dõi số liệu được công bố.
Market 05/01 - Vàng đã xác nhận tăngTIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 133 điểm, tương đương 0,4%, và đóng cửa ở sát 33.270 điểm. S&P 500 và Nasdaq Composite diễn biến khả quan hơn khi tăng lần lượt 0,75% và 0,69%.
Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ đi xuống, bất chấp việc biên bản cuộc họp Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tháng 12 cho thấy các quan chức muốn tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2023.
Sáng 4/1, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố Báo cáo Cơ hội việc làm (JOLT) tháng 11 khả quan hơn dự kiến, cho thấy thị trường lao động vẫn vững mạnh trong bối cảnh ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất 7 lần liên tiếp thêm 4,25 điểm % để chống lạm phát năm 2022.
Trái lại, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) công bố cho thấy hoạt động sản xuất tháng 12 suy giảm lần thứ hai sau 30 tháng mở rộng liên tiếp. Đây là tín hiệu về việc các đợt nâng lãi suất liên tục của Fed có thể đang khiến nền kinh tế giảm tốc.
Chứng khoán Mỹ ngày 4/1 tăng điểm sau khi các báo cáo JOLT và PMI được công bố, nhưng rồi sa sút sau khi biên bản cuộc họp Fed tháng 12 cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ có khuynh hướng thắt chặt tiền tệ trong thời gian tới. Biên bản này cũng cho thấy Fed dự định giữ lãi suất ở mức cao cho đến khi có đủ bằng chứng để tin rằng lạm phát đã hạ nhiệt.
Biên bản FOMC
Tốc độ tăng lãi suất chậm và quyết liệt sẽ cho phép họ tiếp tục tăng chi phí tín dụng để kiểm soát lạm phát, nhưng theo cách dần dần để hạn chế rủi ro đối với tăng trưởng.
Biên bản cuộc họp được công bố vào thứ Tư cho thấy các nhà hoạch định chính sách vẫn tập trung vào việc kiểm soát tốc độ tăng giá có thể nhanh hơn dự kiến và lo lắng về bất kỳ "sự hiểu lầm" nào trên thị trường tài chính rằng cam kết chống lạm phát của họ đang phai nhạt.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng thừa nhận rằng họ đã đạt được "tiến bộ đáng kể" trong việc tăng lãi suất để giảm lạm phát trong năm qua. Do đó, Fed hiện cần cân bằng giữa giảm lạm phát với các rủi ro liên quan, bao gồm cả sự suy giảm quá mức của nền kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức cần thiết “có thể gây gánh nặng lớn nhất cho những người dễ bị tổn thương nhất”.
Hồ sơ cho thấy "phần lớn các nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì tính linh hoạt và tùy chọn trong việc chuyển chính sách sang lập trường hạn chế hơn", cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách có thể chuẩn bị họp vào ngày 31/1 đến ngày 1/2 Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã mở rộng quy mô quay trở lại việc tăng lãi suất lên 25 bps tại cuộc họp vào thứ Hai, nhưng cũng sẵn sàng cho một tỷ lệ "cuối cùng" cao hơn dự kiến nếu lạm phát cao vẫn tiếp diễn.
Trên thực tế, biên bản nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư hoặc công chúng không nên hiểu quyết định giảm tốc độ tăng lãi suất là sự suy yếu trong cam kết của Fed trong việc đẩy lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà tăng mạnh với giá vàng giao ngay tăng 16,4 USD lên mức 1.854,9 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.859 USD/ ounce, tăng 12,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Giá kim loại màu vàng tiếp tục đẩy lên mức cao mới nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn khi lo lắng tăng cao trên thị trường vào tuần đầu tiên của năm mới. Khả năng tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các quốc gia công nghiệp lớn cùng với lạm phát giá có vấn đề vào năm 2023 đang khiến các nhà giao dịch đắn đo và thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với kim loại quý. Ngoài ra, những lo ngại về tình trạng lây nhiễm Covid gia tăng ở Trung Quốc sẽ tiếp tục làm suy yếu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng thúc đẩy đà tăng của kim loại quý trong tuần này.
Phần lớn triển vọng năm 2023 đối với thị trường toàn cầu phụ thuộc vào quỹ đạo chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, các ngân hàng trung ương lớn sẽ nới lỏng các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm qua trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và suy thoái kinh tế có thể xảy ra.
Tuy nhiên, một số nhà nhà kinh tế lại tỏ ra nghi ngờ việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm vì lạm phát dự kiến sẽ vẫn cao hơn nhiều so với phạm vi mục tiêu ở hầu hết các nền kinh tế lớn.
Theo các chiến lược gia, chính sách xoay trục ôn hòa hoàn toàn của các ngân hàng trung ương trong năm nay có thể sẽ có tác động lớn đối với vàng.
phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện tại đã tăng vượt qua trend kháng cự của mô hình tích lũy, hiện tại các áp lực từ tin tức và lo ngại suy thoái kinh tế đang là trọng tâm có thể khiến cho giá Vàng còn tiếp tục tăng mạnh.
Tuy vậy các phân tích chúng ta đã lỡ cơ hội từ những điểm vào hợp lý của sóng tăng lần này do vậy cá nhân tôi sẽ không khuyến nghị buy ở những thời điểm đạt đỉnh vậy mà sẽ đứng ngoài thị trường để đảm bảo an toàn vốn.
Về phân tích đồ thị hiện chưa có tín hiệu nến cho thấy giá có thể giảm điều chỉnh, vùng kháng cự 1865 sẽ vẫn chưa thể được xem là mức kháng cự mạnh
Market 04/01 - Vàng sẽ còn tăng vượt 1850?TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 3/1 đi lên đầu phiên nhưng sau đó đóng cửa trong sắc đỏ. Những lo ngại về lãi suất tăng và lạm phát cao từng ảnh hưởng tới thị trường trong năm vừa qua tiếp tục khiến nhà đầu tư lo lắng.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,4% còn 3.824 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 0,76% và kết phiên ở 10.387 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 11 điểm và đóng cửa ở 33.136 điểm.
Theo CNBC, tâm lý nhà đầu tư chuyển sang tiêu cực trong phiên đầu năm 2023 sau khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất do S&P Global công bố giảm từ 47,7 điểm trong tháng 11 xuống còn 46,2 điểm trong tháng 12/2022.
Đây là mức điểm thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy hoạt động kinh tế đang giảm sút.
Trong mùa mua sắm lễ hội cuối năm vừa qua, các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ có nhiều hàng tồn kho tới mức phải yêu cầu nhà cung cấp dừng đưa hàng tới, kể cả những mặt hàng đang bán chạy. Theo Bloomberg, động thái bất thường này cho thấy lượng hàng tồn kho dư thừa mà các tập đoàn bán lẻ đang cố gắng giải phóng nhiều tới mức nào.
Italy là quốc gia Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dễ bị khủng hoảng nợ nhất khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và mua ít trái phiếu hơn trong những tháng tới.
Đồng yen đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 tháng so với đồng USD trong phiên 3/1, do kỳ vọng ngày càng cao rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể từ bỏ chính sách tiền tệ siêu lỏng.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà tăng với giá vàng giao ngay tăng 10,2 USD lên mức 1.838,5 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.843,8 USD/ ounce, tăng 17,6 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Giá kim loại màu vàng đã đẩy lên mức cao nhất trong 6 tháng nhờ được thúc đẩy bởi nhu cầu trú ẩn an toàn. Mức ngại rủi ro đã tăng cao hơn vào đầu tuần này khi thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chao đảo trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu vào năm 2023 đối với các nước công nghiệp hóa lớn.
Những yếu tố đè nặng lên giới đầu cơ giá lên trên thị trường chứng khoán như chính sách tiền tệ diều hâu từ hầu hết các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, lo lắng về tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, Mỹ và Liên minh Châu Âu, và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn lại đang có lợi cho các nhà đầu cơ giá lên trên thị trường kim loại trú ẩn an toàn.
phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện tại đang trong một xu hướng tăng, mặc dù đã thu hẹp biên độ nhưng giá hiện tại vẫn đang chưa xuất hiện tín hiệu bán do đó chúng ta cũng không xác định được xu hướng điều chỉnh giảm hiện tại rõ ràng.
Vùng hỗ trợ ngắn hạn 1826, vùng kháng cự tạm thời là đỉnh hiện tại 1850
Tín hiệu giao dịch chưa xuất hiện lúc này
Market 03/01 - Vàng sẽ tiếp tục đà tăng?TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt thị trường tài chính toàn cầu năm 2022, khi các nhà hoạch định chính sách triển khai chiến dịch thắt chặt tiền tệ lớn nhất trong hàng thập kỷ để khống chế lạm phát.
Các nhà đầu tư cổ phiếu và thậm chí cả trái phiếu đều chịu thiệt hại nặng nề vì Fed đã mạnh tay rút thanh khoản ra khỏi thị trường qua từng đợt tăng lãi suất, tổng cộng 7 đợt trong năm qua.
Tại cuộc họp chính sách cuối cùng của năm 2022, ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất chuẩn lên phạm vi 4,25 - 4,5%, mức cao nhất trong 15 năm. Trước đó, Mỹ đã chứng kiến 4 đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản liên tiếp từ Fed.
Các quan chức Fed và giới chuyên gia kinh tế đều dự đoán lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2023 và khó có thể hạ xuống trước năm 2024.
Phát biểu trước báo chí Croatia mới đây, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nói rằng tiền lương trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tăng nhanh hơn so với dự đoán trước đây và ECB phải ngăn chặn điều này bới nó làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát leo thang.
ECB đã tăng lãi suất tổng cộng 2,5 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022, trong nỗ lực ngăn chặn lạm phát gia tăng kỷ lục và hứa hẹn sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn nữa trong một số cuộc họp tiếp theo khi dự báo đà tăng trưởng lạm phát dài hạn đã bắt đầu vượt trên mức mục tiêu 2%.
Trong tháng 12, BoJ bất ngờ tăng biên độ dao động đối với lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm từ +/-25 điểm cơ bản lên +/-50 điểm cơ bản xung quanh lợi suất mục tiêu 0%. Động thái đã thúc đẩy làn sóng bán ra trái phiếu và cổ phiếu trên khắp thế giới.
Trong một tuyên bố, BoJ cho biết, sự điều chỉnh trên nhằm “cải thiện hoạt động của thị trường và làm mượt toàn bộ đường cong lợi suất, trong khi vẫn duy trì các điều kiện tài chính phù hợp”. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng động thái của BoJ là một tín hiệu “thăm dò” cho khả năng rút lại gói kích thích đã được bơm vào nền kinh tế để cố gắng thúc đẩy nhu cầu và giá cả.
Việc BoJ xem xét nâng dự báo lạm phát sẽ tiếp tục thúc đẩy những đồn đoán như ngân hàng này có thể thảo luận về việc rút lại chương trình nới lỏng tiền tệ nếu đạt được mục tiêu lạm phát 2% song song với mức tăng lương phù hợp.
Dữ liệu và sự kiện hôm nay
① 08:45 PMI sản xuất Caixin tháng 12 của Trung Quốc
② 15:55 Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa tháng 12 của Đức
③ 15:55 Tỷ lệ thất nghiệp sau khi điều chỉnh theo mùa vào tháng 12 ở Đức
④ 16:30 PMI sản xuất tháng 12 ở Anh
⑤ 20:00 Tỷ lệ CPI hàng tháng ban đầu ở Đức vào tháng 12
⑥ 21:45 PMI sản xuất Markit trong Hoa Kỳ vào tháng 12
⑦ 22:00 Tỷ lệ chi tiêu xây dựng hàng tháng tại Hoa Kỳ vào tháng 11
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Kết thúc nghỉ lễ, giá vàng thế giới có xu hướng tăng với giá vàng giao ngay tăng 3,8 USD/ ounce lên mức 1.828,3 USD/ ounce.
Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc đầu tư của Swiss Asia Capital Juerg Kiener mới đây đưa ra dự báo, giá vàng có khả năng đạt 4.000 USD/ounce (khoảng 114 triệu đồng/lượng) trong năm 2023 khi lãi suất tăng và lo ngại suy thoái kinh tế gây ra nhiều biến động trên thị trường.
Giới phân tích tiếp tục giữ quan điểm tích cực khi kim loại quý trụ ngưỡng hỗ trợ 1.900 USD mỗi ounce, tuy nhiên tâm lý của nhà đầu tư cá nhân đã dần suy yếu.
Tuần này, 17 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia cuộc khảo sát giá vàng của Kitco News, trong đó, 9 nhà phân tích (tương ứng 53%) dự báo giá vàng tăng. Bốn chuyên gia (25%) cho rằng kim loại quý sẽ kết thúc tuần trong sắc đỏ, còn ba người giữ quan điểm trung lập.
Trong khi đó, 49% nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia khảo sát cho rằng vàng sẽ tăng giá, 34% dự báo giảm và 17% nhìn nhận thị trường sẽ đi ngang. Cuộc khảo sát tuần này cũng là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 9/2021, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư cá nhân giảm xuống dưới 50%.
phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện tại cũng đang bước vào giai đoạn tăng mạnh với các lo ngại suy thoái kinh tế hiện hữu
Đồ thị lợi suất trái phiếu tăng nhưng giá Vàng vẫn phục hồi tăng mạnh trong khi USD giảm giá đang làm mối tương quan nghịch đảo của Vàng và lợi suất trái phiếu có sự tương quan đồng thuận trái ngược với quy luật liên thị trường thông thường nhưng ở bối cảnh hiện tại thì lợi suất trái phiếu tăng cao quá đang khiến cho thị trường lo ngại suy thoái kinh tế.
Phân tích đồ thị Vàng hiện tại chúng ta thấy rằng giá vẫn đang có thể còn tăng trong phiên hôm nay nhưng vùng đỉnh này rủi ro sẽ cao hơn do vậy chúng ta có thể thận trọng chờ một điểm vào hợp lý và đánh giá xu hướng rõ ràng hơn.