Vàng chịu áp lực kép, xuống dưới mức 2.300USD, xuất bản tuầnVào thứ Sáu (7/6), giá vàng OANDA:XAUUSD đã phải chịu áp lực kép. Đầu tiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tạm dừng mua hàng, và sau đó là bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng mạnh. đã gây khó khăn cho việc ngăn chặn sự sụt giảm của giá vàng. Từ 2.387USD/oz, nó đã giảm mạnh và chạm mức thấp 2.286USD/oz và mức giảm trong một ngày lên tới 100Dollar.
Giá vàng OANDA:XAUUSD giao ngay giảm xuống mức thấp nhất trong gần một tháng vào thứ Sáu, do bị áp lực bởi dữ liệu việc làm hàng tháng của Mỹ tốt hơn dự kiến và báo cáo rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc vào tháng trước đã tạm dừng chiến dịch mua vàng kéo dài một năm rưỡi.
Quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tạm dừng đợt mua vàng kéo dài 18 tháng của họ đã “loại bỏ một trong những hỗ trợ chính của vàng”. Sau đó, "Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp gây sốc của Hoa Kỳ cũng khiến giá vàng chịu thêm áp lựkc, kéo giá giao ngay xuống dưới mốc 2.300USD.
Bộ Lao động Hoa Kỳ thông báo rằng việc làm phi nông nghiệp mới đã tăng 272.000 trong tháng 5, cao hơn nhiều so với mức 165.000 trong tháng 4 và 180.000 mà thị trường dự kiến, làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1% lên 4%, cao hơn dự kiến và duy trì ở mức 3,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ ở mức dưới 4% trong 27 tháng liên tiếp, kỷ lục dài nhất kể từ những năm 1960.
Bloomberg đưa tin hôm thứ Sáu trích dẫn dữ liệu rằng lượng vàng nắm giữ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vẫn ở mức 72,8 triệu ounce trong tháng 5 sau 18 tháng liên tiếp mua không ngừng.
Tập trung vào dữ liệu tài chính quan trọng của tuần tới
Tuần tới, thị trường sẽ chú ý theo dõi các dữ liệu và sự kiện tài chính quan trọng như CPI của Mỹ, quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, PPI của Mỹ, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần và quyết định chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Những sự kiện này sẽ có tác động sâu sắc đến thị trường vàng, đặc biệt là quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang, điều này có thể làm rõ hơn kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng hầu như đã mất toàn bộ các điểm kỹ thuật cho cấu trúc tăng giá, thay vào đó mức đóng cửa hàng tuần ở dưới điểm giá nguyên 2.300USD mở ra kỳ vọng giảm giá nhiều hơn nữa với mức mục tiêu trong ngắn hạn hướng đến mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống mà cũng chưa đạt được mức quá bán, điều này cho thấy dư địa để giảm giá là vẫn còn và mức Fibonacci 0.382% có thể phù hợp cho khả năng điều chỉnh tăng trong thời gian ngắn khi mà RSI đạt mức quá bán.
Trong thời gian tới, nếu vàng phục hồi được lên trên 2.300USD nó mới có các điều kiện cần để phục hồi nhiều hơn nữa với các mức mục tiêu khi di chuyển được lên trên 2.300USD là 2.324 – 2.345USD. Như vậy, mức giá nguyên 2.300USD cũng đang là kháng cự gần nhất hiện tại.
Xét về mặt kỹ thuật, vàng tiếp tục có xu hướng nghiêng về khả năng giảm giá với kỳ vọng phục hồi nói trên. Và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 2.272USD
Kháng cự: 2.300 – 2.305 – 2.324USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều hiệu quả thành công và hạnh phúc
Ý tưởng về cộng đồng
Mặc dù phục hồi nhưng xu hướng của dầu WTI nghiêng về giảm giáTrong phiên giao dịch sớm ở châu Á vào thứ Hai (10/6), dầu thô Mỹ WTI dao động trong biên độ hẹp và hiện đang giao dịch quanh mức 75,58USD /thùng.
Dầu thô của Mỹ đã phải chịu áp lực bởi sự đảm bảo của OPEC+ và dữ liệu việc làm mới nhất của Hoa Kỳ, điều này làm giảm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ vượt xa kỳ vọng trong tháng 5, điều này làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9. Bất chấp triển vọng lạm phát ngày càng không chắc chắn, Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm thứ Năm đã công bố cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019. Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động Hoa Kỳ cho biết việc làm phi nông nghiệp đã tăng 272.000 việc làm trong tháng 5.
Báo cáo mạnh mẽ bất ngờ cho thấy thị trường lao động vẫn hoạt động ổn định, ngay cả khi nó đã yếu đi trong những tháng gần đây, sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và khiến Cục Dự trữ Liên bang đứng ngoài cuộc khi cơ quan này từ từ quyết định khi nào bắt đầu giảm chi phí vay. Mức tăng lương cao hơn dự kiến cũng thúc đẩy triển vọng lạm phát cao hơn kỳ vọng, nhưng điều đó có thể được giảm bớt do tác động của tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn được hỗ trợ bởi Saudi Arabia và Nga bày tỏ sẵn sàng tạm dừng hoặc đảo ngược kế hoạch tăng sản lượng.
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô TVC:USOIL đang phục hồi kể từ khi tiếp cận mức Fibonacci tháoi lui 0.786% vào tuần trước. Tuy nhiên thì mức phục hồi vẫn đang bị hạn chế và hoạt động giá xung quanh mức Fibonacci thoái lui 0.618% cho thấy khả năng tăng giá không còn nhiều.
Xét về xu hướng kỹ thuật, dầu thô WTI có nhiều áp lực hơn là hỗ trợ với áp lực chính từ EMA21, mức kháng cự ngang gần nhất tại 76.74USD và một khi dầu thô lại giảm xuống dưới mức Fibonacci 0.618% để quay trở lại hoạt động trong kênh giá (a) thì nó sẽ có đủ điều kiện cho khả năng tiếp tục giảm giá.
Trong thời gian tới, xu hướng về mặt kỹ thuật của dầu thô WTI là giảm giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 72.43 – 72.03USD
Kháng cự: 76.74 – 77.70USD
@BestSC
USD/JPY hôm nay (07/06): Xác nhận kháng cự H1!?USD/JPY hôm nay (07/06) tiếp tục đà điều chỉnh sau khi không vượt được kháng cự quan trọng xung quanh vùng 156.50.
Biến động của cặp tiền tệ này sẽ định hướng cho các cặp XXX/JPY và có thể là cả các cặp chính của USD trong những ngày tới.
Phần còn lại trong tuần, chúng ta sẽ chờ dữ liệu từ Bản tin Nonfarm Payrolls Hoa Kỳ được công bố lúc 19:30 ngày hôm nay.
Nhưng trước tiên, cùng xem xét qua các tín hiệu kỹ thuật trên USD/JPY để cùng có sự chuẩn bị trước đã.
## Xác nhận kháng cự H1!?
Trên biểu đồ kỹ thuật USD/JPY khung 1 giờ, Tôi đang quan sát thấy dấu hiệu cặp tiền tệ này có thể còn tiếp tục giảm điều chỉnh (so với khung H4 và D1).
Trong phân tích tuần 23/2024, Tôi có kỳ vọng 1 pha chờ Short ở 156.85 nhưng giá không tới được điểm chờ bán này mà liên tục giảm sau khi tiếp cận kháng cự 156.50
Đây là tín hiệu tốt vì nó phần nào đó xác nhận cho nhận định tuần 23/2024.
Sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 156.50, tỷ giá USD/JPY đã có hai lần phục hồi về kiểm tra lại vùng giá này và chưa thể phá vỡ. Cấu trúc hai đỉnh được hình thành.
Hiện tại, Tôi quan sát thấy ba đỉnh nhỏ giảm dần:
- 157.69 chính là cái Entry chúng ta bán trong tuần 21/2025.
- 157.48 điểm hồi tiếp theo sau khi giá giảm từ 157.69
- 156.50 vùng hai đỉnh gần nhất trên khung H1.
Đồng thời, với việc tạo hai đỉnh xung quanh 156.5 là vùng của EMA200 H1 hiện tại, USD/JPY cũng hình thành một đường xu hướng giảm ngắn hạn qua hai đỉnh 157.48 và 156.50.
Tôi kỳ vọng, sau khi dữ liệu NFP được phát hành đêm nay, USD/JPY sẽ có một pha phục hồi nữa từ vùng giá hiện tại để tạo cái kháng cự tiếp theo dựa trên đường xu hướng giảm được thiết lập trước đó.
Không loại trừ khả năng USD/JPY sẽ quay trở lại kiểm tra 156.5 một lần nữa nên đây cũng là điểm chờ bán thích hợp.
## Chiến lược giao dịch
Từ các nhận định phía trên, Tôi kỳ vọng chờ bán USD/JPY:
- Vùng chờ bán: 156.25 - 156.50
- Mục tiêu 154.00, 153.25 và 152.50 (vùng can thiệp năm 2023)
Chúc các bạn giao dịch thành công!
Kịch bản nào cho Vàng vào tối nay !Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Bất chấp rủi ro đến từ báo cáo việc làm tổng thể của nước Mỹ - NFP tháng 5, giá vàng thế giới tiếp tục ghi nhận phiên “xanh” thứ hai liên tiếp và đã vượt thành công cột mốc 2.380 USD/oz ngay trong phiên Á sáng nay. Trong bối cảnh hai Ngân hàng trung ương lớn ở châu Âu là Đan Mạch và đặt biệt là NHTW Châu Âu - ECB đã công bố quyết định cắt giảm lãi suất, từ đó gây áp lực lên Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed.
Không nằm ngoài dự báo, ECB đêm qua đã cắt giảm 0,25% để đưa lãi suất cơ bản về mức 3,75% từ kỷ lục 4%, Trước đó, NHTW Canada (BOC) cũng trở thành NHTW đầu tiên trong nhóm G7 đi đầu trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ với mức hạ lãi suất tương tự. Các động thái này được đánh giá hoàn toàn có lợi cho giá kim loại quý vì vàng là loại tài sản không mang lại lãi suất khi nắm giữ. Thêm vào đó càng gây áp lực lên NHTW Hoa Kỳ trong việc cân nhắc đảo chiều chính sách sớm hơn.
Hàng loạt các thành viên của Fed trong đó có Chủ tịch J. Powell từng nói rằng họ chỉ có thể đồng ý hạ nhiệt lãi suất nếu như các dữ liệu cho thấy điều này là cần thiết, nhất là các báo cáo liên quan đến lạm phát và việc làm. Chính vì vậy, báo cáo việc làm NFP tháng 5 công bố vào lúc 19h30 tối nay theo giờ VN được giới đầu tư tài chính toàn cầu hết sức tập trung theo dõi. Những người này muốn thấy thị trường lao động hạ nhiệt nhưng không quá yếu đến mức một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra.
Tình hình giá vàng trong đối nghịch với quốc tế. Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh sáng nay được niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh giảm 1,8 triệu đồng chiều mua và 1 triệu đồng chiều bán. Tiếp tục gia tăng chuỗi ngày lao dốc mạnh mẽ.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian M30
Giá vàng đã bứt phá thành công ra khỏi khu vực tích lũy 2.320 - 2.360 USD/oz - nơi đ kìm hãm thị trường trong suốt gần 2 tuần vừa qua. Sau đó đã chạm tới mức giá 2.387 USD/oz - mức cao nhất 15 ngày qua.
Tuy nhiên, nhận định đầu tuần vẫn còn nguyên ở đó với mức kháng cự khung ngày và tuần “đáng trông chờ nhất” ở quanh khu vực 2.380 USD. Phải chinh phục mốc quan trọng này thành công, những nhà đầu cơ giá lên mới thực sự nắm trong tay khả năng đưa giá vàng lên mức cao kỷ lục mới.
Từ đây cũng cho thấy một cơ hội đáng kể trong ngắn hạn dành cho những người bán khống giá kim loại quý này ở mức kháng cự của tuần. Sức ép của một bản tin NFP nhiều điều khó đoán diễn ra trong thời điểm sắp khép lại tuần giao dịch cũng sẽ là thử thách không hề nhỏ đối với phe mua. Nếu các con số NFP đem tới không quá bất ngờ, chúng ta hoàn toàn có thể thấy một mức điều chỉnh về mức hỗ trợ 2.355 - 2.360 USD và sau đó là 2.340 USD.
GOLD THOÁT KHỎI MÔ HÌNH SÓNG CHÉO, XU HƯỚNG TĂNG QUAY TRỞ LẠI???Kết thúc phiên đêm qua, sau khi tích lũy đi ngang bên dưới khu vực 2319 - 2327 thì GOLD đã có những dấu hiệu tăng trở lại sau khi thoát khỏi mô hình sóng chéo ABCDE mà chúng ta đã giả định trước đó,vì vậy khả năng xu hướng tăng quay lại là rất cao.
Mặc dù tin quan trọng thứ 6 tuần này mới ra nhưng GOLD đang phản ứng trước cho tin, vì vậy chúng ta sẽ bám theo xu hướng mới này. Nếu lấy nhãn sóng từ vùng 2319 đến mốc hiện tại thì có thể giả định tạm thời 5 sóng con đã kết thúc, chúng ta có thể chờ giá hiệu chỉnh về 50% con sóng này ở khu vực 2345 - 2350 và chờ tín hiệu Buy tại đây.
Mục tiêu dự kiến cho giao dịch này sẽ quanh 2368 2373.
Kịch bản Fed sớm hạ lãi suất đẩy giá vàng bay vọtPhân tích dữ liệu và thông tin hot:
Tính đến sáng nay, giá vàng thế giới leo dốc mạnh mẽ lên các mức cao nhất trong 2 tuần qua để ghi nhận mức giá xấp xỉ 2.375 USD/oz khi khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 bổng trở lại một cách nhanh chóng. Nguyên nhân đến từ dữ liệu việc làm khu vực tư nhân của nước Mỹ do ADP báo cáo bất ngờ suy yếu khiến đồng USD và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cùng “cắm đầu”.
Dữ liệu do ADP cung cấp công bố đêm qua cho thấy khu vực tư nhân của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thêm 152.000 công việc mới trong tháng 5, thấp hơn đáng kể so với dự báo đưa ra trước đó tới 175.000. Sự suy yếu đến từ thị trường lao động giúp giới đầu tư nâng cao kỳ vọng Fed sẽ sớm hạ lãi suất vào tháng 9 thay vì tới tận tháng 11 như trước đây. Tỷ lệ thị trường cho rằng Fed hạ lãi suất vào tháng 9 đã tăng lên đến 70% trong tuần này, trong khi mới một tuần trước chỉ có 40%.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm về mức 4,289%, thấp nhất kể từ ngày 5/4. Tạo động lực giúp cho giá kim loại quý tăng trưởng vượt trội. Giới phân tích dự đoán rằng giá vàng sẽ còn biến động dữ dội hơn nữa khi báo cáo việc làm tổng thể - NFP công bố vào tối thứ Sáu tuần này, trước đó sẽ là dữ liệu thất nghiệp hằng tuần ra mắt tối nay lúc 19h30 giờ Việt Nam. Ngoài ra, còn có Quyết định lãi suất mới nhất của NHTW Châu Âu - ECB vào 19h15 cũng trong hôm nay.
Trong khi đó, thị trường trong nước tiếp tục ghi nhận chuỗi ngày đi xuống với giá vàng miếng SJC 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra là 76,98 triệu đồng/lượng - tức giảm gần 2 triệu đồng/lượng so với hôm qua. Chênh lệch mua bán ở mức 2 triệu đồng/lượng. Như vậy, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế chỉ còn ở mức dưới 4 triệu đồng/lượng, so với thời điểm vàng lập kỷ lục hôm 10/5, mức chênh lệch này đã hạ tới 4-5 lần (từ 18-20 triệu đồng một lượng).
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H1
Như chúng tôi đã lưu ý từ trước, các dữ liệu “bom tấn” kết hợp cùng một biểu đồ sideway trong 3 phiên đầu tuần đã hình thành nên một xu hướng khó lường. Giá cả có thể biến động mạnh với các chất xúc tác đã được dự báo sẵn trong lịch kinh tế tuần này, đặt biệt là trước và trong phiên giao dịch Hoa Kỳ. Ví dụ cụ thể là bản tin ADP đã đẩy giá vàng leo thẳng lên đỉnh 2 tuần ở mốc 2.374,9 USD/oz.
Về mặt xu hướng, do giá đã phá vỡ thành công khu vực kháng cự 2.355-60 USD nên chúng ta có thể coi như phe mua đang mạnh hơn trong các khung thời gian H1/H4 trở lại. Nhịp kiểm tra về các mốc hỗ trợ 2.360 hoặc sâu hơn là 2.350 có thể tạo nên những vị thế mua hợp lý hướng về mốc đỉnh cũ như 2.374 hoặc kháng cự 2.382 USD.
Tuy nhiên, rủi ro của những nhà đầu cơ giá lên nằm trong các khung thời gian lớn hơn. Nơi mà mức kháng cự lớn ở khu vực 2.375-80 USD đang tập hợp lực lượng bán đợi sẵn và có thể khiến giá kim loại quý phải “quay xe” ngay khi chạm đến. Đương nhiên, loạt dữ liệu “bom tấn” tuần này hoàn toàn có thể là động lực lớn đẩy giá vượt “chướng ngại vật” một cách dễ dàng và đưa giá vàng trở lại với một mức đỉnh cao mới.
USD/JPY phục hồi sau 2 phiên điều chỉnh giả, kênh giá (a)Đồng yên đã tăng mạnh vào thứ Ba, phần lớn là do các quan chức của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo rằng họ đang rất chú ý đến đồng yên. Ngân hàng Nhật Bản sẽ thảo luận về việc giảm tốc độ mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào tuần tới.
Việc Ngân hàng Nhật Bản chuẩn bị giảm nợ sẽ có nghĩa là lãi suất trái phiếu chuẩn của Nhật Bản có thể được đẩy lên trong những tuần tới và có thể xảy ra trước đợt tăng lãi suất vào tháng 7, điều này cuối cùng sẽ đưa lãi suất đồng yên trở lại mức bình thường. Được kích thích bởi tin tức trên, đồng Yên Nhật đã phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên thì USD/JPY vẫn gặp nhiều hạn chế của việc điều chỉnh giảm.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang phục hồi sau khi chịu áp lực giảm trong 2 ngày với xu hướng chính từ kênh giá (a) được giữ vững nên xu hướng kỹ thuật đối với USD/JPY hiện tại vẫn là tăng giá.
Mặc dù USD/JPY đã giảm xuống dưới EMA21 nhưng nếu cặp tỷ giá này quay trở lại được lên trên EMA21 thì triển vọng tăng sẽ quay trở lại rõ ràng hơn về mặt kỹ thuật với mức mục tiêu sau đó được chú ý tại 158.011.
Miễn là USD/JPY vẫn ở trong kênh giá xu hướng (a) thì triển vọng về mặt kỹ thuật đói với USD/JPY vẫn là tăng giá. Trường hợp tiêu cực đối với USD/JPY xảy ra khi kênh giá (a) bị phá vỡ dưới và mức giảm giá có thể được chú ý bởi mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với USD/JPY sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 155.496 – 153.595
Kháng cự: 156.093 – 158.011
@BestSC
Phân tích Bob Volman | Thực giả không quan trọng | 4/6#BNBUSDT D1
Hôm qua mình có đặt vấn đề phá vỡ lên biên của BNB là giả hay thực. Trên thực tế, giả hay thực là quyết định của thị trường, nên chúng ta không cần phải can thiệp. Việc chúng ta cần làm là trả lời câu hỏi “có nên mua tại đó không?”. Cần góc nhìn rủi ro/phần thưởng (risk/reward) để trả lời câu này.
Đối với mọi phương pháp break-out, trader luôn cố gắng tham gia thị trường tại mức giá có lợi nhất, vào thời điểm mà cú break đang mạnh nhất — tức tại mức “điểm mua tối ưu”. Khi giá càng chạy xa, rủi ro càng tăng lên khi so với cùng 1 điểm SL.
Jesse Livermore là người đầu tiên phát hiện ra điểm mua tối ưu này, và đặt tên cho nó là “điểm pivot”. Đó là vị trí mà giá vừa thoát ra khỏi 1 nền tích lũy, dẫn đến biến động mạnh trong thời gian ngắn.
Quay lại biểu đồ BNB, dù cho cú break là thực đi chăng nữa thì rủi ro khi mua tại biên là quá cao, nên chúng ta chỉ đơn giản là không mua.
Với mọi bối cảnh biểu đồ, không có đúng sai. Chỉ có góc nhìn rủi ro/phần thưởng (risk/reward).
#BTCUSDT D1
Thay vào đó mình chọn BTC – đồng coin dẫn đầu. Với 1 điểm mua tốt hơn, vùng range gọn gàng hơn, và dĩ nhiên là độ tin cậy cao hơn. Setup ở đây là IRB.
#NZDJPY H4
Chờ đoạn block tích lũy dày hơn rồi buy khi có phá vỡ.
GOLD XUẤT HIỆN MÔ HÌNH SÓNG CHÉO ABCDESau khi tạo đỉnh tại vùng 2444 và giảm mạnh về quanh mốc hiện tại, xu hướng của GOLD đang tích lũy đi ngang theo dạng sóng chéo kết thúc ABCDE. Thông thường, dạng sóng chéo này sẽ xuất hiện tại khu vực sóng 5, vì vậy nếu đánh nhãn sóng từ vùng 2444 thì khu vực này cũng có thể giả định là đoạn cuối sóng.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành sóng (d) thì cũng đang có dạng falsebreak khi phá vỡ không thành công khi cố gắng phá thủng kênh giá nối sóng b và điểm cuối sóng 3.
Chúng ta có thể giả định vùng Buy entry sẽ quanh khu vực 2334 - 2338, hoặc anh em có thể chờ giá phá khỏi kênh nối sóng a và c và có thể chờ Buy tại đây với mục tiêu tại 2369 - 2382.
Giá vàng hồi phục để “lấy đà” giảm tiếp ?Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Phiên khởi đầu tháng 6 chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ của giá vàng thế giới khi ghi nhận mức đỉnh trong phiên ở cột mốc 2.354 USD/oz. Sau một loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô đến từ Hoa Kỳ công bố đêm qua cho thấy sự giảm tốc đáng kể đến từ hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước đã công bố giá bán vàng miếng SJC cho 4 ngân hàng thương mại và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC với mức giá 77,98 triệu đồng/lượng. Tức giảm thêm 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua, nối dài đà suy yếu sau khi các ngân hàng thương mại nhà nước mở bán vàng trực tiếp cho người dân. Thu hẹp chênh lệch so với giá vàng quốc tế còn quanh mức 8 triệu đồng/lượng dù có lúc khoảng cách này được nới lên tới 18 triệu đồng.
Giá vàng trên thị trường quốc tế đang chịu sự chi phối chủ yếu đến từ các số liệu kinh tế Hoa Kỳ. Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) vừa qua công bố báo cáo cho thấy sự giảm tốc của lĩnh vực sản xuất ở nước này. Hơn nữa, số đơn đặt hàng mới mà các nhà máy ở Mỹ nhận được trong tháng 5 giảm mạnh nhất trong gần 2 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế Mỹ đã mang lại hy vọng cho giới đầu tư trong việc kỳ vọng rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed sẽ sớm hạ nhiệt lãi suất. Sau tin tức trên, thị trường tăng khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 9 lên mức 59%, từ chỉ 40% vào tuần trước.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H1
Một cú lội ngược dòng đã diễn ra thành công trên thị trường kim loại quý trong phiên giao dịch đầu tiên của cả tuần và tháng mới. Mức giá chạm đáy 2.314 USD/oz sau đó tăng một mạch để “cán đích” ở mức đỉnh 2.354 USD/oz trong phiên giao dịch Mỹ - tức tăng gần 400 pips.
Đà tăng này chủ yếu là do áp lực “bắt đáy” trong ngắn hạn, được thúc đẩy bởi các dữ liệu tốt cho giá vàng. Thế nhưng áp lực thực sự sẽ đến từ mức kháng cự 2.355 - 2.360 USD - nơi cấu trúc giảm vẫn đang duy trì và buộc phe mua phải vượt qua thành công trước khi nghĩ đến các mức cao hơn.
Khả năng cao hôm nay thị trường sẽ đón nhận các đợt suy giảm tiếp theo về các khu vực hỗ trợ tiềm năng như 2.336 và 2.330 USD trước khi người mua kịp tích lũy thêm sức mạnh để có thể thiết lập các mức đỉnh mới trong tuần giao dịch “khởi động” này.
Xuất bản hàng tuần, PCE hạ nhiệt nhưng chưa hỗ trợ vàngMặc dù dữ liệu PCE cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt nhưng giá vàng OANDA:XAUUSD vẫn bị đảo ngược mức tăng trong ngày thứ Sáu và giảm xuống đóng cửa còn 2.327USD/ ounce.
Dữ liệu PCE phù hợp với kỳ vọng của thị trường, nhưng dữ liệu PCE cốt lõi thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích, cho thấy lạm phát ở Mỹ đang hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến của thị trường. Vì vậy, về mặt cơ bản khả năng Fed cắt giảm lãi suất sớm hơn là muộn hơn sẽ tăng lên.
Lãi suất thấp hơn có xu hướng tích cực đối với vàng vì chúng làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời và giá kim loại quý tăng sau khi dữ liệu được công bố. Tuy nhiên, giá vàng đã đánh dấu mức giảm hàng tuần khi phiên giao dịch cuối tuần kết thúc.
Dữ liệu mà các quan chức Fed nhận được trong tuần này xác nhận rằng lạm phát vẫn đang trên con đường gập ghềnh nhưng đang đi xuống, nhưng các nhà hoạch định chính sách khó có thể thay đổi quan điểm của mình và dự kiến sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng họ cần xem thêm bằng chứng về điều này.
Dữ liệu của chính phủ công bố hôm thứ Sáu cho thấy thước đo lạm phát cơ bản được Cục Dự trữ Liên bang ưa chuộng đã hạ nhiệt trong tháng 4 và tăng với tốc độ chậm nhất trong năm nay. Tăng trưởng GDP quý đầu tiên đã được điều chỉnh giảm, với dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng giảm bất ngờ trong tháng Tư. Các báo cáo đã vẽ ra một bức tranh về nền kinh tế đang chậm lại, phù hợp với những gì các nhà hoạch định chính sách muốn thấy, xóa tan lo ngại rằng giá cả đang tăng nhanh, nhưng các quan chức có thể muốn có thêm bằng chứng như vậy trong những tuần tới . Chỉ khi đó, quyết định cắt giảm lãi suất mới có nhiều triển vọng hiện thực hoá về mặt cơ bản.
PCE tổng thể hàng tháng của Hoa Kỳ trong tháng 4 phù hợp với kỳ vọng ở mức 0,3%, trong khi PCE tổng thể hàng năm cũng ổn định ở mức 2,7%.
PCE cốt lõi hàng tháng giảm xuống 0,2% trong tháng 4 từ mức 0,3% trong tháng 3 và PCE cốt lõi hàng năm không đổi ở mức 2,8%.
Thu nhập cá nhân giảm xuống 0,3%, giảm từ mức 0,5% của tháng trước.
Chi tiêu cá nhân giảm từ 0,7% xuống 0,2%.
Chỉ số PMI của Chicago trong tháng 5 là 35,4, thấp hơn giá trị trước đó là 37,9, thấp hơn đáng kể so với dự báo 41.
Theo công cụ Fed Watch của Chicago Mercantile Exchange (CME), dữ liệu định giá hợp đồng tương lai của quỹ liên bang cho thấy xác suất giữ lãi suất không đổi trong tháng 9 là 45,2% và xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) là 47%.
Dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) cho thấy trong tuần ngày 28 tháng 5, vị thế mua ròng vàng COMEX do các nhà đầu cơ nắm giữ đã giảm 14.751 hợp đồng xuống còn 179.221 hợp đồng.
Về mặt cơ bản, rõ ràng là vàng đang có những điều kiện nhất định ủng hộ cho khả năng tăng giá khi mà dữ liệu vĩ mô vẫn đang ủng hộ Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian sớm hơn. Lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn đối với kim loại quý, đặc biệt là vàng.
Dữ liệu và sự kiện đáng chú ý vào tuần tới
Thứ Hai: PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ, PMI Sản xuất toàn cầu của S&P
Thứ Tư: Thay đổi việc làm ADP của Hoa Kỳ, quyết định lãi suất của Ngân hàng Canada, PMI dịch vụ ISM
Thứ Năm: Quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ
Thứ Sáu: Dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP)
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù vàng đã có nhiều phiên phục hồi từ mức kỹ thuật đóng vai trò là hỗ trợ chú ý với bạn đọc trong xuyên suốt các xuất bản số ra trước tại điểm giá 2.324USD; nhưng các đợt phục hồi đều bị giới hạn bởi đường trung bình động 21 ngày (EMA21), và EMA21 cũng là kháng cự gần nhất hiện tại về mặt kỹ thuật.
Mức đóng cửa hàng tuần cũng ở ngay mức hỗ trợ gần nhất tại 2.324USD, mức hỗ trợ này đã tạo ra các đợt phục hồi trước đó nhưng nó cũng đã bị kiểm tra khá nhiều lần và một khi nó bị phá vỡ dưới, vàng có điều kiện để tiếp tục giảm nhiều hơn với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 2.305 – 2.300USD.
Chỉ số sức mạnh RSI hướng xuống mà chưa đạt được khu vực quá bán, điều này cho thấy dư địa giảm giá về mặt kỹ thuật vẫn còn vì vậy khu vực có thể bắt đầu mua hàng tốt nhất nên nằm trong khoảng 30% của chỉ báo này.
Trường hợp giá vàng có đủ điều kiện để phục hồi nhiều hơn nữa là khi nó có thể vượt được lên trên EMA21, còn lại trong thời gian tới xét về các yếu tố kỹ thuật thì vàng nghiêng nhiều hơn về triển vọng giảm giá. Và các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 2.324 – 2.305 – 2.300USD
Kháng cự: 2.340 – 2.353USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.
Cấu trúc kỹ thuật vẫn nghiêng về tăng giá đối với USD/JPYVào thứ Sáu tuầ trước, Hoa Kỳ thông báo rằng chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,3% so với tháng trước (tháng 4). Chỉ số giá PCE tăng 2,7% so với cùng kỳ trong tháng 4, mức tăng tương tự như tháng 3.
Lạm phát của Mỹ có xu hướng đi ngang trong tháng 4 và chi tiêu tiêu dùng yếu, gửi tín hiệu lẫn lộn tới Cục Dự trữ Liên bang và không làm rõ liệu Fed có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9 hay không.
Dữ liệu cho thấy mức tăng giá có thể duy trì ở mức cao lâu hơn dự kiến, nhưng cũng cho thấy triển vọng chi tiêu tiêu dùng giảm có thể kiểm soát mức tăng giá trong những tháng tới.
Sau khi số liệu được công bố, Dữ liệu FEDWATCH đưa ra khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất từ tháng 6 đến tháng 8 là vẫn rất thấp.
Do đó, đồng Dollar Mỹ vẫn duy trì mức tăng so với đồng yên Nhật dưới sự hỗ trợ của lợi thế lãi suất. Sau khi Ngân hàng Nhật Bản đầu tư mạnh vào can thiệp vào cuối tháng 4, USD/JPY đã nhanh chóng điều chỉnh từ mức 160 xuống 151,85, nhưng kể từ đó nó tiếp tục tăng trở lại và trên mức 157.
Có thể nói, sự can thiệp của Ngân hàng Nhật Bản của Nhật Bản gần như đã thất bại trong việc đảo ngược sự yếu kém của đồng yên.
Ngân hàng Nhật Bản một mặt cần phải tăng lãi suất để ổn định tỷ giá, mặt khác nền kinh tế Nhật Bản không thể hỗ trợ lãi suất tăng nhanh do nhu cầu yêu. Hơn nữa, Hoa Kỳ dự kiến sẽ duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và tỷ giá đồng yên Nhật vẫn gần bằng 0, cho phép đồng yên tiếp tục là đồng tiền bị bán ra phổ biến nhất trên toàn cầu.
Có thể dự đoán rằng cho đến khi ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển lớn như châu Âu và Mỹ không có động thái cắt giảm lãi suất, xu hướng yếu kém của đồng Yên sẽ khó có thể thay đổi đáng kể.
Cấu trúc kỹ thuật của FX:USDJPY nhìn chung không có thay đổi nào đáng kể khi xu hướng kỹ thuật vẫn nghiêng về các trường hợp tăng giá, với xu hướng tăng chính được chú ý bởi kênh giá (a) và xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi xu hướng (b).
Mặt khác, USD/JPY cũng được hỗ trợ bởi đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và mức Fibonacci thoái lui 0.236%. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên và cũng chưa đạt được mứ quá mua vì vậy dư địa tăng giá là vẫn còn, mức mục tiêu trong ngày vẫn sẽ được chú ý bởi mức 158.011 gửi đến các bạn trong xuất bản từ tuần trước.
Trong ngày, miễn là USD/JPY vẫn hoạt động trên EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì triển vọng về mặt kỹ thuật đối với cặp tỷ giá này vẫn là tăng giá và các điểm kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 155.729 – 155.496
Kháng cự: 158.011
@BestSC
Vàng đi ngang trước công bố dữ liệu lạm phát ưa thích của FedTrong phiên giao dịch trên thị trường châu Á vào thứ Sáu (31/5), vàng giao ngay giảm nhẹ, hiện ở mức 2.339USD/ounce. Vào ngày giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ nhận được dữ liệu kinh tế quan trọng nhất trong tuần, dữ liệu lạm phát PCE của Mỹ, dự kiến sẽ kích thích xu hướng thị trường.
Giá vàng đã phục hồi một số khoản lỗ hôm thứ Tư vào thứ Năm sau khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ cho thấy nền kinh tế đang chậm lại. Dữ liệu GDP của Mỹ đã khơi dậy hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.
Dữ liệu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm cho thấy tỷ lệ GDP thực tế hàng quý được sửa đổi hàng quý của Hoa Kỳ trong quý đầu tiên là 1,3%, thấp hơn giá trị ban đầu trước đó là 1,6%, phản ánh chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến.
Chi tiêu cá nhân, động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Mỹ, tăng 2,0%, so với giá trị ban đầu trước đó là 2,5%.
Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo hôm thứ Năm rằng 219.000 người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 5, so với kỳ vọng là 218.000 và con số trước đó là 215.000.
Tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ chậm hơn so với quý 4 năm ngoái, cho thấy chi phí vay cao hơn do Cục Dự trữ Liên bang đặt ra đang có tác động đến nền kinh tế. Trong khi đó, Bộ Lao động Mỹ tiết lộ số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng. 2 yếu tố này đã làm suy yếu đồng Dollar trong ngắn hạn.
Vào lúc 19:30 giờ Hà Nội vào hôm nay (thứ Sáu), dữ liệu giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Hoa Kỳ cho tháng 4 sẽ được công bố.
Các cuộc khảo sát cho thấy chỉ số giá PCE của Hoa Kỳ trong tháng 4 dự kiến sẽ tăng 0,3% hàng tháng và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
Về dữ liệu cốt lõi quan trọng hơn, các cuộc khảo sát cho thấy chỉ số giá PCE cốt lõi của Hoa Kỳ trong tháng 4 dự kiến sẽ tăng 0,3% so với tháng trước và 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, những thay đổi hàng năm trong chỉ số giá PCE cốt lõi có tác động lớn hơn đến các nhà hoạch định chính sách từ đó tác động đến xu hướng cơ bản của giá vàng.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Về mặt kỹ thuật thì vàng vẫn đang chủ yếu đi ngang bởi thiếu tác động cơ bản tạo ra sự đột biến, nhưng xét về mặt tổng thể thì nó có các điều kiện để giảm giá bởi hoạt động giá xuống dưới EMA21 và xu hướng tăng trong trung hạn đã bị phá vỡ trước đó (xu hướng a).
Mặc dù phục hồi từ mức kỹ thuật 2.324USD chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra ngày hôm qua nhưng nó cũng bị giới hạn bởi EMA21, và để vàng có đủ điều kiện tiếp tục phục hồi thì ít nhất nó cần đưa được hoạt động giá lên trên đường trung bình động 21 ngày (EMA21).
Mặt khác, vàng có khả năng giảm nhiều hơn hướng đến mức 2.305 – 2.300USD một khi mức 2.324USD bị phá vỡ dưới.
Trong ngày, xu hướng kỹ thuật của giá vàng nghiêng nhiều về khả năng gỉam giá hơn với các mức đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 2.324 – 2.305 – 2.300USD
Kháng cự: 2.345 – 2.353USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Phân tích Bob Volman khung H4 | Hái quả | 30/5 #EURJPY
Kèo buy EJ kết thúc tại trail stop với 1R lợi nhuận. Con sóng khá giùng giằng và không kéo dài được lâu. Nhưng đó là tất cả những gì thị trường cho, chúng ta không còn cách nào khác ngoài mỉm cười chấp nhận.
#GBPCHF
Kèo buy bằng setup DD (phá vỡ doji đôi) kết thúc với 0.8R. Trong giai đoạn khó khăn thì những khoản lợi nhuận nhỏ cũng vô cùng quý giá.
Hồi phục mạnh mẽ, vàng lại chuẩn bị bay cao ?Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Duy trì đà phục hồi ổn định kể từ đầu tuần này sau một tuần tồi tệ nhất nhiều tháng qua, giá vàng thế giới thành công thiết lập mốc đỉnh mới trong tuần ở mức giá 2.364 USD/oz bất chấp đồng USD “xanh” trở lại.
Riêng giá vàng trong nước tăng gần gấp đôi so với giá vàng thế giới với mức tăng tới 1 triệu đồng/lượng trong vòng hai ngày, trong khi giá vàng thế giới chỉ tăng khoảng 500.000 đồng/lượng trong cùng thời gian. Tại thị trường Tp.HCM, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 88,9 triệu đồng/lượng mua vào và 90,9 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng nhẫn không có nhiều thay đổi so với sáng qua.
Phiên giao dịch hôm qua chứng kiến sự ảm đạm đến từ buổi đấu giá trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Nhu cầu yếu ớt khiến lợi suất kỳ hạn 10 năm vượt mốc 4,5% cho thấy sức hút từ các tài sản an toàn nhưng mang lại lợi suất thấp đang suy giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, kỳ vọng lãi suất đang thay đổi chóng mặt từng ngày cũng khiến giới đầu tư “hoang mang”.
Thêm nữa, theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới - WGC, các quỹ ETF đã bán ròng 11,3 tấn vàng vào tuần trước. Liệu rằng áp lực từ các “cá mập” có trở lại vào tuần này hay không vẫn là câu hỏi lớn chờ được trả lời.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian M30
Một quá trình tích lũy liên tục đã diễn ra từ trước phiên Mỹ đêm qua mở cửa và sau khi mức giá đỉnh của tuần được thiết lập ở mốc 2.364 USD. Dấu hiệu của một làn sóng mạnh mẽ chuẩn bị ập vào thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.
Các nhà đầu cơ giá lên hiện đang là phải chịu nhiều áp lực hơn bởi khối lượng giao dịch gia tăng tại khu vực kháng cự tiềm năng 2.360 USD, cho thấy phe bán đã sẵn sàng để bảo vệ các mức cản này. Trường hợp khả quan nhất, phe mua có thể đẩy được giá vượt đỉnh 2.364 để chạm mức kháng cự quan trọng quanh 2.370 USD nhưng rất khó để tiếp tục tiến xa hơn trong ít nhất là phiên hôm nay. Đáng chú ý nhất là trendline tăng (nét đứt) đã bị kiểm tra nhiều lần và khả năng cao không còn nhiều tác dụng giữ giá nữa.
Như đã đề cập ở các bài viết trước, với áp lực bán mạnh mẽ từ tuần trước thì các nhà giao dịch bán khống ở thị trường vàng mới là những người đang kiểm soát thị trường. Họ chỉ đang tìm những vị thế tốt nhất để tham gia nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và cũng như kiểm tra nguồn lực của phe đối lập, mà tiềm năng nhất là quanh mốc 2.370 USD.
Dầu thô WTI điều chỉnh, nhưng vẫn có các điều kiện tăng giáCả giá dầu Brent và WTI TVC:USOIL đều tăng đáng kể nhờ kỳ vọng về quyết định sắp tới của OPEC+ và nhu cầu theo mùa tăng lên. Tâm lý thị trường chuyển biến tích cực khi các thương nhân kỳ vọng việc cắt giảm sản lượng sẽ được kéo dài khi mùa nhu cầu mùa hè bắt đầu.
Nhóm OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, dự kiến sẽ duy trì việc cắt giảm sản lượng tự nguyện. Tổng số lần cắt giảm sản lượng này là khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày.
Quyết định này nhằm mục đích ổn định thị trường và tránh áp lực giảm giá hơn nữa, đã buộc một số nhà sản xuất phải tích lũy thêm nợ và trì hoãn các dự án quan trọng.
OPEC+ đã dời lại cuộc họp chính sách sản lượng quan trọng của mình sang ngày 2 tháng 6, chuyển từ cuộc họp ngoại tuyến ở Vienna sang hội nghị video. Việc điều chỉnh này tạo tiền đề cho các cuộc thảo luận chiến lược tiếp tục khi OPEC củng cố quan điểm của mình về việc mở rộng các biện pháp hạn chế sản lượng hiện tại.
Điều này bao gồm việc cắt giảm thêm 3,66 triệu thùng mỗi ngày, nâng tổng nhu cầu lên 5,86 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 5,7% nhu cầu hàng ngày trên toàn cầu.
Đánh giá cơ bản, thị trường dầu mỏ có triển vọng tăng giá do tác động tổng hợp của việc tiếp tục cắt giảm sản lượng và nhu cầu phục hồi, điều này có thể tiếp tục đẩy giá lên cao hơn. Cuộc họp OPEC+ sắp tới sẽ rất quan trọng trong việc định hình xu hướng giá ngắn hạn và có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu tăng lên mức giá cao hơn.
Các nhà đầu tư cũng nên chú ý đến dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này, điều này có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường về việc điều chỉnh lãi suất và sau đó là giá dầu.
Trên biểu đồ hàng ngày, kể từ khi dầu thô WTI TVC:USOIL phá vỡ kênh giá (b) nó đã đạt được một số điều kiện để tăng giá như hoạt động giá trên đường trung bình động 21 ngày (EMA21) và hỗ trợ gần nhất được chú ý tại mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Tạm thời, dầu thô WTI vẫn đang bị hạn chế về mặt kỹ thuật bởi điểm kháng cự chú ý với bạn đọc trước đó về giá dầu tại các điểm 80.84 – 81.55USD. Dầu thô WTI sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa với mức mục tiêu sau đó được chú tại mức Fibonacci thoái lui 0.382% nếu các điểm kháng cự nói trên bị phá vỡ.
Miễn là dầu thô WTI vẫn đang duy trì hoạt động trên EMA21 và Fibonacci 0.50% thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật là tăng giá.
Trong thời gian tới, dầu thô WTI có nhiều triển vọng nghiêng về khả năng tăng giá hơn với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 78.86 – 79.30USD
Kháng cự: 80.84 – 81.55USD
@BestSC
Vàng có điều kiện để phục hồi về mặt kỹ thuật, chú ý đến PCEPhiên giao dịch châu Á ngày 29 tháng 5, thị trường vàng OANDA:XAUUSD tiếp tục chứng kiến đà phục hồi kỹ thuật, mặc dù sự lạc quan ngày càng tăng của người tiêu dùng đã làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý như một nơi trú ẩn an toàn. Vàng giao ngay điều chỉnh giảm nhẹ xuống còn 2.356USD/oz tương đương mức giảm 0.19% trong ngày.
Hôm thứ Ba, Conference Board thông báo rằng chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng lên 102 trong tháng 5, tăng mạnh so với mức 97,5 đã sửa đổi trong tháng 4.
Sự lạc quan gia tăng đã chấm dứt thời kỳ suy thoái kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn lo ngại rằng nền kinh tế có thể chậm lại vào cuối năm nay. Các nhà đầu tư đang xem xét dữ liệu lạm phát của Mỹ vào cuối tuần này để biết rõ hơn về thời điểm cắt giảm lãi suất. Thị trường vàng vẫn ổn định mặc dù có sự lạc quan vững chắc.
Dữ liệu kinh tế mới nhất nhìn chung ít tác động đến vàng vì nó không làm thay đổi đáng kể kỳ vọng của thị trường đối với chính sách tiền tệ của Fed. Thị trường vẫn kỳ vọng xác suất Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 9 vào khoảng 50%. Điều này được ghi chú với bạn đọc trong các bình luận ngắn của ngày giao dịch hôm qua.
Trọng tâm trong tuần này sẽ là chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi của Hoa Kỳ, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, sẽ công bố vào thứ Sáu.
Biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang công bố tuần trước cho thấy phản ứng chính sách hiện tại sẽ liên quan đến việc giữ lãi suất chuẩn ở mức hiện tại.
Các nhà giao dịch nhận thấy 63% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 11. Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lãi.
Về phía Fed
Bị ảnh hưởng bởi những bình luận của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang, chỉ số Dollar Mỹ tiếp tục phục hồi. Đồng Dollar mạnh hơn là yếu tố tiêu cực đối với vàng.
- Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, một thành viên có quan điểm diều hâu trong ủy ban hoạch định chính sách của Fed, cho biết hôm thứ Ba rằng lập trường chính sách của Fed là hạn chế, nhưng các nhà hoạch định chính sách không loại trừ hoàn toàn khả năng tăng lãi suất thêm.
- Kashkari, người không có quyền bỏ phiếu về chính sách tiền tệ trong năm nay, cho biết tại một sự kiện ở London hôm thứ Ba rằng ông muốn thấy nhiều dữ liệu tháng hơn cho thấy lạm phát giảm trước khi Fed chuyển sang cắt giảm lãi suất. Ông không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm nếu áp lực giá tăng trở lại.
- Thống đốc Fed Bowman, cho biết hôm thứ Ba rằng bà ủng hộ việc chờ đợi một thời gian trước khi bắt đầu giảm tốc độ giảm bảng cân đối kế toán hoặc thực hiện giảm tốc độ vừa phải hơn so với công bố hồi đầu tháng.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng tiếp tục phục hồi nhưng đà phục hồi đang bị hạn chế bởi áp lực kỹ thuật từ xu hướng (a) trong ngắn hạn. Mặc dù nó đã di chuyển được lên trên EMA21 nhưng để giá vàng có đủ điều kiện tăng giá về mặt kỹ thuật nó cần di chuyển được lên trên xu hướng (a) và sau đó mức mục tiêu sẽ chú ý đến mức Fibonacci mở rộng 0.236%, nhiều hơn là mức giá nguyên 2.400USD trong ngắn hạn.
Hiện tại, xét về mặt kỹ thuật vàng nghiêng nhiều về khả năng tăng giá với với hỗ trợ gần nhất được chú ý tại mức 2.345USD cũng là điểm giá của EMA21.
Trong trường hợp vàng bị bán xuống dưới mức 2.345USD nó sẽ có nguy cơ giảm thêm với mức mục tiêu vào khoảng 2.324USD trong ngắn hạn.
Trong ngày giao dịch này, xu hướng kỹ thuật nghiêng nhiều về khả năng giá vàng sẽ tiếp tục phục hồi tăng với các điêm giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 2.345 – 2.324USD
Kháng cự: 2.384 – 2.400USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Nhận hỗ trợ từ Trung Đông, vàng phục hồi, giới bạn bởi EMA21Diễn biến địa chính trị phức tạp đang là đối trọng đối với lập trường của Fed trong thời gian gần đây để ủng hộ giá vàng, một mặt Fed củng cố đồng Dollar mạnh hơn so với các đồng tiền lớn khác một mặt vàng cũng được hỗ trợ khi rủi ro trên thị trường tiềm ẩn nhiều khả năng bùng bổ và làm tăng sức hấp dẫn của Kim loại quý không tạo ra lợi suất.
Tin tức đáng chú ý tại Trung Đông
Theo mạng tin tức "Mắt Trung Đông" của Anh dẫn tin của truyền thông Israel ngày 27/5, binh sĩ Ai Cập và Israel đã đọ súng tại cửa khẩu Rafah ở biên giới giữa Ai Cập và Dải Gaza ngày hôm đó. Một người lính Ai Cập chết trong trận hỏa hoạn.
Vụ việc được Kênh 13 và Kênh 14 của Israel đưa tin đầu tiên và họ gọi kênh này là "bất thường". Về chi tiết vụ việc, có thông tin cho rằng binh lính Ai Cập đã nổ súng vào một xe tải của Israel ở ngã tư Rafah và binh lính Israel đã bắn trả. Nhưng tuyên bố này chưa được xác nhận chính thức.
Trong bối cảnh tình hình ngày càng xấu đi ở Rafah, tin tức này đã đẩy vàng tài sản trú ẩn an toàn lên cao nhanh chóng. Tuy nhiên vàng cũng cần thêm nhiều hơn nữa các tác động kiểu như vậy để có thể tiến đến mức giá nguyên 2.400USD
Tờ báo tiếng Anh độc lập của Ai Cập Daily News trích dẫn các nguồn tin cho biết binh lính Ai Cập bị ảnh hưởng bởi "vụ thảm sát Rafa" hôm Chủ nhật tuần trước, trong đó các vụ đánh bom của Israel đã phá hủy một trại tị nạn ở Rafah, khiến 45 người Palestine thiệt mạng.
Lực lượng Phòng vệ Israel cho biết một "vụ nổ súng đã xảy ra" ở biên giới Ai Cập vào sáng sớm thứ Hai và họ đang điều tra vụ việc cũng như "cuộc đối thoại với Ai Cập đang diễn ra".
Người phát ngôn Lực lượng vũ trang Ai Cập cũng xác nhận vụ đọ súng vào cuối ngày thứ Hai, nói rằng một binh sĩ Ai Cập đã thiệt mạng trong vụ việc.
Ngoài việc phải theo dõi sát tình hình diễn ra tại Trung Đông thì nhà giao dịch cũng cần quan tâm đến các diễn biến từ cuộc xung đột đang xảy ra tại Ukraine, … Về mặt cơ bản, nhà giao dịch cần phải chú ý đến tất cả những diễn biến địa chính trị lớn nào xảy ra trên toàn cầu, vàng là loại tài sản rất dễ phản ứng với các tin tức mang tính đột biến trên thị trường.
Trong lịch sử gần đây, cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, diễn biến Trung Đông năm cuối năm 2019, xung đột Ukraine, và bây giờ tiếp tục là cuộc chiến tại Trung Đông,… đều tạo ra những đột biến rất lớn trên thị trường vàng.
Trong năm giao dịch này, chúng ta “nhà giao dịch” cần phải làm quen với việc vàng di chuyển 2-3% hoặc nhiều hơn nữa trong một ngày, điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn nữa trong thời gian tới.
Mỗi khi một cuộc xung đột có dấu hiệu leo thang thì giá vàng lại tạo ra một đỉnh thời đại mới!
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Vàng đang cố gắng để hoạt động xung quanh mức EMA21 khi khi phục hồi từ mức kỹ thuật 2.324USD chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên thì đà phục hồi đang bị giới hạn với EMA21.
Để giá vàng có đủ điều kiện về mặt kỹ thuật cho kỳ vọng tăng giá, ít nhất nó cần vượt lên và quay trở lại hoạt động trên xu hướng (a) và mức mục tiêu trong ngắn hạn sau đó là mức Fibonacci mở rộng theo xu hướng 0.236%, nhiều hơn là mức giá nguyên 2.400USD.
Trong khi đó, vàng có nguy cơ giảm nhiều hơn nếu nó bị bán tháo xuống dưới mức hỗ trợ 2.324USD với mục tiêu sau đó vào khoảng 2.305 – 2.300USD. Vì vậy, các vị thế mở mua hàng nên được cân nhắc bảo vệ phía sau mức 2.324USD là một vị trí hợp lý.
Trong ngày, xu hướng của giá vàng đang trung lập với hoạt động giá chủ ý bám quanh đường EMA21, và các mức kỹ thuật đang chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 2.345 – 2.324USD
Kháng cự: 2.384 – 2.400USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Dầu thô chuẩn bị đón sóng mới ?Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Tính đến sáng nay, giá dầu WTI giao dịch tại Mỹ được niêm yết ở mức 78,88 USD/thùng dầu, còn giá dầu Brent tại Anh chạm mức 83,1 USD/thùng, đều tăng trên dưới 1 USD trên mỗi thùng dầu. Sau khoảng thời gian liên tục hạ nhiệt kể từ khi sức nóng ở Trung Đông đầy giá dầu thô tăng vọt lên các mức cao nhiều tháng. Giờ đây, có nhiều lý do khiến giới chuyên gia tin rằng giá dầu đang chuẩn bị quay trở lại các đợt sóng tăng trưởng mới.
Tâm điểm của các nhà đầu tư dầu sẽ là chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân của người dân Mỹ - PCE sẽ được công bố vào tối thứ Sáu tuần này và được xem là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trước đó, dữ liệu lạm phát của Đức sẽ được công bố vào thứ Tư (29/5) và số liệu khu vực đồng euro sẽ được công bố vào chiều thứ Sáu (31/5). Bất cứ dữ liệu lạm phát nào cũng trở nên rất đáng chú ý vì nó tác động kỳ vọng lãi suất. Từ đó, trở thành chất xúc tác với giá cả hàng hóa, đặt biệt là năng lượng.
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất phải kể đến cuộc họp trực tuyến sắp tới của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), dự kiến được diễn ra vào cuối tuần này. Giới đầu tư năng lượng sẽ muốn biết rằng các nhà sản xuất dầu mỏ liệu có muốn gia hạn thời gian hay thay đổi mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày đang áp dụng ở hiện tại hay không.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs đã nâng dự báo cho nhu cầu dầu toàn cầu vào năm 2030 và dự kiến mức tiêu thụ sẽ đạt đỉnh vào năm 2034 do khả năng sử dụng xe điện (EV) chậm lại, khiến các nhà máy lọc dầu phải tăng công suất lên mức cao hơn trung bình cho đến cuối thập kỷ này.
Phân tích biểu đồ giá Dầu WTI (OIL.WTI) khung thời gian H4
Giá dầu thô đang có những bước tiến triển rất đáng chú ý khi bước đầu của đà tăng trưởng đang quay trở lại với việc phá vỡ khỏi trendline giảm trên khung thời gian trung hạn H4/D1. Trước đó, biểu đồ giá dầu WTI đã thể hiện một giai đoạn tích lũy mạnh mẽ bằng việc di chuyển 25 ngày liên tục quanh mức giá 76 - 80 USD/thùng dầu.
Vì trendline giảm đã không còn nên các nhà đầu cơ giá lên có thể đang chờ ở các khu vực hỗ trợ quan trọng như 76,7 và 77,5 USD để tìm điểm vào lệnh hợp lý nhằm hướng đến các mục tiêu 79,8 và 81,2 USD - tương ứng với các mốc kháng cự tiềm năng sắp tới.
Những người không tin rằng giá dầu có thể quay lại đà tăng trưởng sẽ quan tâm mức kháng cự 79,8 USD - nơi xác định cấu trúc giảm có còn tồn tại và sau đó bị thay thế bởi xu thế đi lên hay không. Cuối cùng là khối lượng dưới đáy được quan sát thấy là rất lớn, điều này cũng dự báo cho một làn sóng mạnh mẽ trong vài tuần tới.
VNINDEX KHẢ NĂNG RƠI VỀ 1234 - 1240Trong tuần này, thị trường sau khi giằng co tại vùng cung lớn 1280 – 1290 thì đã bị Bán mạnh trong phiên ngày thứ 6, yếu tố này cho thấy khả năng vượt đỉnh của thị trường gần như đã thất bại.
Nếu chúng ta quan sát cấu trúc mô hình tại vùng 1280 – 1290 thì 1 mô hình 2 đỉnh đang xuất hiện với Neckline tại 1263.2 đã bị phá vỡ trong cây nến H1 ngày cuối tuần, mặc dù có lực cầu đẩy lên và tạo cây nến rút chân nhưng giá đóng cửa vẫn nằm dưới đường Neckline, vì vậy khả năng giảm của thị trường là vẫn còn cao trong những ngày đầu tuần.
Kịch bản có xác suất diễn ra cao nhất trong tuần sau là sẽ giảm tiếp về vùng cầu gần nhất tại 1234 – 1240, vùng này khả năng sẽ có lực Cầu tham gia nhưng cũng sẽ không quá mạnh.
Ở kịch bản tích cực, nếu như thị trường có lực Cầu mạnnh đẩy ngược lên trên đường Neckline thì sẽ tiệm cận trở lại 1280 – 1290 lần nữa, nhưng khả năng vượt đỉnh vẫn sẽ thấp vì các yếu tố vĩ mô đều đang không ủng hộ.
Về mặt vĩ mô, yếu tố ủng hộ xu hướng của thị trường bao gồm lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm và US30 (DowJone).
+ Đối với lợi tức trái phiếu: Mặc dù đang giảm dần trở lại trong những ngày đầu tuần trước nhưng đến ngày thứ 4 thì đột nhiên giật ngược lên, điều này báo trước tín hiệu NHNN sẽ can thiệp chính sách mạnh tay để kiểm soát vấn đề tỷ giá hiện tại.
+ Đối với DowJone: Sau khi chạm đỉnh 2 tại vùng 40K thì cũng đã bị Bán mạnh sau khi những tuyên bố mới nhất rằng FED có khả năng sẽ không hạ lãi suất trong tháng 9, điều này đã làm cho thị trường Mỹ cũng mang tâm lý Bán tháo mạnh trong tuần.
Chú ý đến OPEC+, dầu thô WTI và các trường hợp cho khả năng tăngCuộc họp chính sách của OPEC + vào tháng tới sẽ được tổ chức trực tuyến, sự chú ý của thị trường hiện vẫn tập trung vào tổ chức có ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu này.
Vào ngày 2 tháng 6, Ả Rập Saudi và các đối tác sẽ xem xét các giới hạn sản xuất hiện tại, kể từ khi thực hiện chúng được coi là chìa khóa để tránh dư thừa và hỗ trợ giá dầu thô.
Chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC+ không chỉ ảnh hưởng đến giá dầu thế giới mà còn đang xem xét lại năng lực sản xuất của các nước thành viên, có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tương ứng của họ trong năm 2025.
Quá trình này bao gồm cả những cuộc đàm phán khó khăn với các cố vấn bên ngoài và mặc dù các chi tiết cụ thể chưa được công bố nhưng có thể thấy trước rằng nó sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với chính sách năng lượng của các quốc gia thành viên. – Theo Bloomberg –
Trong số các thành viên OPEC+, vị thế của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đặc biệt đáng chú ý.
Công ty dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi công bố công suất sản xuất hàng ngày là 4,85 triệu thùng, cao hơn nhiều so với ước tính cuối cùng của OPEC. Tuyên bố này không chỉ cho thấy tham vọng của UAE trong lĩnh vực năng lượng mà còn có thể tác động đến các quyết định trong tương lai của OPEC+. – Theo Bloomberg –
Chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có tính đến sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, cũng như sự tăng trưởng sản xuất của Mỹ và triển vọng kinh tế ở châu Á và các nơi khác, vẫn có những biến động trong xu hướng giá dầu trong tương lai.
Mặc dù giá dầu có thể duy trì ổn định trong ngắn hạn, nhưng xu hướng dài hạn vẫn đòi hỏi sự chú ý chặt chẽ đến những thay đổi trong động lực kinh tế toàn cầu và chính sách năng lượng.
Cuộc họp trực tuyến của OPEC+ và việc tiếp tục chính sách cắt giảm sản lượng chắc chắn đã mang đến những xu hướng mới cho thị trường dầu mỏ toàn cầu. Những người tham gia thị trường sẽ cần hết sức chú ý đến kết quả của cuộc họp chính sách vào ngày 2 tháng 6, cũng như sự tương tác giữa các thành viên OPEC+ và đánh giá năng lực sản xuất.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI vẫn đang hoạt động với xu hướng giảm từ kênh giá (b) và mặc dù nó đã có những điều chỉnh phục hồi nhưng mức tăng không đáng kể vẫn đang bị giới hạn bởi mức kỹ thuật ban đầu tại 77.90USD, mức này đóng vai trò là kháng cự gần nhất trong thời điểm hiện tại và cũng hợp lưu với cạnh trên kênh giá (b).
Để dầu thô WTI có đủ điều kiện tăng giá về mặt kỹ thuật, ít nhất nó cần vượt lên trên được mức 77.90USD sau đó mức mục tiêu sẽ vào khoảng 79.30USD điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.50% hợp lưu với EMA21.
Xu hướng tăng sẽ trở nên rõ ràng và vững chắc hơn nếu dầu thô WTI có thể tăng giá vượt lên trên EMA21, đầy cũng là điều kiện quan trọng cho khả năng tăng giá dài hơn trong tương lai đối với giá dầu thô WTI.
Tuy nhiên thì xu hướng hiện tại vẫn là xu hướng giảm từ kênh giá (b) và một khi dầu thô WTI bị bán xuống dưới mức hỗ trợ 77.30USD nó có khả năng tiếp tục giảm xuống để kiểm tra mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong thời gian tới, xu hướng của dầu thô nghiêng về khả năng giảm giá với các trường hợp phục hồi và kỳ vọng về khả năng giá nói trên. Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 77.30 – 75.760USD
Kháng cự: 77.90 – 79.30USD
@BestSC
GOLD KỲ VỌNG XUẤT HIỆN SÓNG 5 MỞ RỘNGSau khi dữ liệu CPI y/y tại Mỹ được công bố với số thực tế là 3.4%, thấp hơn kỳ trước đó và phù hợp với dự báo của giới phân tích, VÀNG đã quay trở lại xu hướng tăng kể từ khi tạo đáy tại vùng 228x.
Nếu chúng ta đánh nhãn sóng từ vùng đáy thì có thể giả định 4 sóng lớn (Nhãn đỏ) đã hoàn thành với sóng 5 đang là dạng sóng mở rộng với 5 sóng nhỏ (Nhãn tím) bên trong, vùng bắt đầu sóng 5 được giả định tại 2331 và hiện nay xu hướng đang tích lũy sóng (iv) trong sóng 5 với dạng ABC tại khu vực 2411 - 2416. Cá nhân tôi cho rằng xu hướng tăng vẫn sẽ còn tiếp tục trong phiên tối nay và mai và có khả năng 1 đợt tăng nữa sẽ xuất hiện trong đêm nay.
Nếu anh em giao dịch có thể xem xét vùng 2406 - 2416 hiện tại là vùng Buy tốt với mục tiêu ngắn hạn có thể đặt tại 2451 - 2457.
Tuy nhiên, giả thuyết sóng 5 mở rộng này vẫn có thể sai nếu hôm nay VÀNG tiếp tục giảm thủng khu vực 2374.
AUD/USD điều chỉnh nhưng vẫn ổn định xu hướng tăng chínhTại thị trường châu Á vào thứ Ba (21/5), sau khi Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Westpac được công bố, đồng AUD đã tăng nhẹ. Chỉ số này giảm 0,3% so với tháng trước trong tháng 5, so với mức giảm 2,4% trong tháng 4, đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp, nhưng là tốc độ khiêm tốn nhất trong chuỗi 3 tháng.
Tuy nhiên, khi chỉ số Dxy lại phục hồi, đồng AUD đã quay lại giảm giá, chạm mức thấp nhất trong 4 ngày là 0,66575.
Đồng USD giao dịch ổn định trong bối cảnh thiếu dữ liệu kinh tế đáng chú ý từ Hoa Kỳ; Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ tăng đã hỗ trợ đồng USD. Cục Dự trữ Liên bang vẫn thận trọng về lạm phát và khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay thông qua các bình luận của quan chức Fed, điều này cũng là một hỗ trợ đối với đồng Dollar.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD vẫn đang ổn định với kênh giá (a) làm xu hướng chính là xu hướng tăng với các điều kiện kỹ thuật tăng giá đáng chú ý như hoạt động giá trên Ema21, kênh giá xu hướng tăng (a) và khu vực hỗ trợ ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Trong thời gian tới, miễn là OANDA:AUDUSD vẫn ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.50%, Ema21 và trong kênh giá (a) thì triển vọng kỹ thuật vẫn nghiêng về kỳ vọng tăng giá.
Đáng chú ý là AUD/USD có thể mở ra một chu kỳ tăng mới nếu vượt lên trên được mức Fibonacci 0.618% và duy trì hoạt động giá trên mức này, điều này sẽ thúc đẩy củng cố thêm hỗ trợ giúp AUD/USD hướng đến mức kỹ thuật 0.66780 điểm giá của Fibonacci 0.786%.
Trong ngày, triển vọng tăng của AUD/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 0.66458 – 0.66184
Kháng cự: 0.66780 – 0.67141
@BestSC