Đánh giá dữ liệu lạm phát CPI, khu vực tâm lý lưỡng lự của vàngGiá vàng OANDA:XAUUSD gần như không có nhiều biến động khi thị trường tập trung vào báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sắp tới của Mỹ.
Mặc dù kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024 đã giảm đáng kể kể từ tháng 1 nhưng giá vàng vẫn cho thấy sự ổn định đáng kể.
Quan điểm cá nhân tôi vẫn cho rằng đồng Dollar có khả năng yếu hơn và việc đặt cược nhiều hơn vào việc Mỹ cắt giảm lãi suất trước dữ liệu xấu đi có thể thúc đẩy giá vàng.
Tuy nhiên, CPI cao hơn dự kiến có thể đẩy giá vàng kiểm tra lại mức tâm lý ít nhất là 2.000 USD/oz.
Dữ liệu CPI của Mỹ sẽ được công bố vào thứ hôm nay (thứ Ba), dự kiến tăng 0,2% trong tháng 1, phù hợp với mức tăng trong tháng 12, CPI cơ bản cũng dự kiến tăng 0,3%, CPI và CPI cơ bản dự kiến tăng 0,3% lần lượt là 2,9% và 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số này rất quan trọng vì chúng phản ánh kết quả của cuộc chiến chống lạm phát đang diễn ra của Fed. Mặc dù kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 là thấp nhưng xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 5 vẫn là trên 50%.
Các quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm bằng chứng về việc lạm phát giảm liên tục trước khi xem xét cắt giảm lãi suất.
Những bình luận gần đây của Powell nhấn mạnh cách tiếp cận đến chính sách tiền tệ, chủ yếu để phòng tránh rủi ro khi hành động quá sớm hoặc quá muộn.
Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ tạo ra một tấm đệm chống lại rủi ro suy thoái, cho phép áp dụng cách tiếp cận lãi suất thận trọng hơn có nghĩa ủng hộ khả năng Fed giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn và kéo dài thời gian cắt giảm lãi suất.
CPI cao hơn dự kiến sẽ củng cố lập trường thận trọng của Fed trong việc cắt giảm lãi suất, củng cố đồng Dollar và có khả năng gây áp lực lên giá vàng.
Ngược lại, dữ liệu CPI thấp hơn sẽ làm tăng kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm, làm suy yếu đồng Dollar và thúc đẩy vàng.
Với tâm lý và định vị thị trường hiện tại, dự báo giá vàng sẽ tăng nhẹ, đặc biệt nếu dữ liệu CPI cho thấy lạm phát giảm ổn định hoặc suy yếu, phù hợp với mục tiêu của Fed.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Về mặt kỹ thuật, giá vàng vẫn chưa có xu hướng rõ ràng với việc chủ yếu là di chuyển đi ngang trong suốt thời gian gần đây, tâm lý này cũng được mô tả trên Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang đi xung quanh RSI Middle Band.
Rất khó để đánh giá hiện tại về cả mặt cơ bản đến kỹ thuật rằng xu hướng đang nghiêng về bên giảm hay tăng giá, nhưng trong bối cảnh tâm lý thị trường đang lưỡng lự và biểu đồ kỹ thuật đang đi ngang như hiện tại thì giá vàng có thể được chú ý bởi các điểm mấu chốt như sau.
Hiện tại, các khu vực kháng cự quan trọng nằm trong khoảng từ 2.063 – 2.068USD; trong khi đó khu vực hỗ trợ quan trọng nằm trong khoảng 2.007 – 2.000USD. Nếu giá vàng phá vỡ được một trong hai khu vực này nó sẽ tạo ra triển vọng cho một chu kỳ giá mới và phá vỡ cấu trúc tích luỹ hiện tại.
Mặt khác, trong ngắn hạn, khu vực kháng cự chú ý tại 2.048 – 2.050USD và khu vực hỗ trợ chú ý tại 2.020 – 2.019USD.
Triển vọng kỹ thuật trong ngày vẫn tiếp tục là đi ngang và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 2.019 – 2.007 – 2.000USD
Kháng cự: 2.031 – 2.048 – 2.050USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Ý tưởng về cộng đồng
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY (13/02) - PHÁ VỠ ĐẸP XUẤT HIỆN @Trader-Viet chia sẻ Phân tích Bitcoin hôm nay dưới đây
=====
#Bitcoin vừa tạo một cú phá vỡ quan trọng trong hôm qua, có thể là yếu tố quyết định của thời gian tới. @Trader-Viet mời anh em Crypto Trader tham khảo phân tích Bitcoin hôm nay để trao đổi thêm về tình hình thị trường nhé.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG D1:
- #Bitcoin có chuỗi ngày tăng 8 ngày liên tục, là chuỗi ngày tăng rất lâu rồi mới lại xuất hiện. Chuỗi ngày tăng giá liên tục này cho thấy động lực tăng được duy trì.
- Thanh D1 tăng hôm qua có biên độ rộng hơn 02 thanh D1 trước, phản ánh áp lực mua gia tăng. Volume cao lên xác nhận lực mua.
- Về mặt cấu trúc, thanh D1 hôm qua góp phần quan trọng vì nó tạo phá vỡ tăng - breakout - vượt khỏi đỉnh giá trước. Như vậy nó đã giúp #Bitcoin D1 xác lập xu hướng giá tăng tại khung thời gian này.
- Tuy nhiên, cần lưu ý là thanh D1 hôm qua là thanh D1 thứ tư liên tiếp đóng cửa vượt khỏi biên trên Keltner Channel, gợi trạng thái bị mua quá mức - overbought - dẫn đến khả năng giá dễ có nhịp hồi xuống trước khi đi tiếp. Thanh D1 hôm nay đã mở cửa ở mức giá vượt khỏi biên trên, vì vậy chúng ta không nên mua đuổi nữa mà nên đợi hồi giá trước khi mua vào
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG H4:
- Xu hướng giá tăng cho #bitcoin H4 cũng đã tiếp diễn khi giá thiết lập đỉnh giá cao mới tại khung thời gian này.
- Trạng thái overbought cũng xuất hiện cho #Bitcoin H4 vì lúc này các thanh H4 gần nhất đang nằm ngoài biên trên Keltner Channel.
- Một yếu tố cấu trúc hành vi giá khác gợi khả năng có điều chỉnh giảm là cấu trúc 03 nhịp đẩy (đánh số 1,2,3). Với cấu trúc này, có thể có nhịp điều chỉnh giảm diễn ra.
- #Bitcoin H4 hôm nay tiếp tục ý tưởng chờ mua vào như thời gian vừa qua, nhưng thiên về khả năng đợi giá điều chỉnh rồi mới mua.
TỔNG QUAN PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY:
- Chuỗi 8 ngày tăng liên tục cùng với cú breakout đỉnh cũ quan trọng hôm qua đã giúp #Bitcoin D1 trở lại xu hướng giá tăng. Nhưng cũng đang có trạng thái overbought diễn ra.
- Tình trạng overbought và cấu trúc 03 nhịp đẩy gợi khả năng điều chỉnh giảm cho #Bitcoin H4 trong xu hướng tăng. Vì vậy có thể đợi giá hồi xuống rồi mới mua vào.
=====
@Trader-Viet cảm ơn anh em đã đọc bài Phân tích Bitcoin hôm nay
@Trader-Viet chúc anh em Crypto Trader có một ngày giao dịch hiệu quả
Happy & Safe Trading !!!
** Bài viết chia sẻ quan điểm chủ quan, không phải tư vấn đầu tư
** Bài viết chỉ có giá trị đến hết ngày giao dịch hôm nay.
===
** Bài phân tích bên trên nhằm đưa ra các vùng giá tiềm năng có thể vào lệnh. Anh em cần áp dụng thêm kiến thức kinh nghiệm cá nhân như phân tích khung thời gian thấp hơn, phân tích mô hình biểu đồ hoặc mô hình price action, indicator ... để vào lệnh trên thực tế. Luôn ghi nhớ phải có điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.
Áp lực dữ liệu ban đầu từ CPI, thị trường vàng sẽ chú ý đến PPIGiá vàng OANDA:XAUUSD đã giảm xuống dưới mốc 2.000USD xuống mức thấp nhất trong 2 tháng do báo cáo lạm phát của Mỹ mạnh hơn dự kiến làm suy yếu triển vọng cắt giảm lãi suất sớm của Cục Dự trữ Liên bang.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong tháng 1 do chi phí nhà ở và y tế tăng. Dữ liệu cho thấy CPI cơ bản tăng 0,4% so với tháng trước, mức tăng lớn nhất trong 8 tháng. CPI cơ bản tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu mới nhất từ "Fed Watch" của CME cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong khoảng 5,25%-5,50% trong tháng 3 là 91,5% và xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản là 8,5%. Xác suất giữ nguyên lãi suất đến tháng 5 là 77,5%, xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 25 điểm cơ bản là 21,2% và xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 50 điểm cơ bản là 1,3%.
Dữ liệu lạm phát cứng đầu thường có xu hướng tiêu cực đối với vàng vì nó khiến nhiều khả năng lãi suất sẽ vẫn bị giới hạn ở mức cao, do đó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng, vốn không mang lại lợi suất.
Các nhà đầu tư hiện sẽ tập trung vào dữ liệu doanh số bán lẻ vào thứ Năm và dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) vào thứ Sáu. Thị trường cũng sẽ có thêm thông tin từ một số quan chức Fed trong tuần này.
Một số quan chức Fed, trong đó có Chủ tịch Jerome Powell, tuần trước cho biết họ muốn thấy thêm bằng chứng cho thấy lạm phát sẽ tiếp tục giảm trước khi cắt giảm lãi suất. Và dữ liệu lạm phát vừa qua đã trở thành áp lực rõ ràng bởi nó kéo nghiêng tâm lý thị trường về triển vọng chính sách của Fed sang một bên với khả năng Fed sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ đã trở thành tâm điểm của thị trường vàng. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 1 khó có thể đủ để vực dậy kỳ vọng cắt giảm lãi suất đã biến mất khỏi thị trường. Do đó, giá vàng có thể giảm sâu hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên về tầm nhìn dài “cá nhân tôi” vẫn kỳ vọng Fed sẽ có đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 5 và đợt cắt giảm lãi suất đáng kể vào cuối năm nay. Do đó, sự suy yếu hiện tại của giá vàng chỉ là tạm thời.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, Vàng đã phá vỡ cấu trúc tích luỹ với việc giảm xuống dưới mức giá nguyên 2.000USD trong ngày hôm qua và hiện tại nó đang đủ điều kiện để tiếp tục hướng đến mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Các điều kiện kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho triển vọng giảm giá với hoạt động giá giảm xuống dưới mức EMA21 và dưới mức giá nguyên 2.000USD, các điểm kỹ thuật này sẽ trở thành kháng cự trong thời gian tới.
Xu hướng trong ngắn hạn của giá vàng sẽ được chú ý bởi kênh giá (a) mới được hình thành, và nếu vàng tiếp tục bị bán tháo xuống dưới mức Fibonacci 0.50% thì một chu kỳ giảm mới hơn cũng sẽ được mở ra với mức mục tiêu có thể đến mức Fibonacci 0.618%.
Trong khi đó, các đợt điều chỉnh phục hồi vẫn có khả năng xảy ra nhưng sẽ được giới hạn bởi các mức kỹ thuật như mức giá nguyên 2.000USD, mức kháng cự 2.007USD và mức Fibonacci 0.382%.
Miễn là vàng vẫn duy trì hoạt động giá bên trong kênh giá (a) và dưới EMA21 thì triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn sẽ nghiêng về giảm giá; và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 1.987 – 1.979USD
Kháng cự: 2.000 – 2.007– 2.019USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Trade Gì Hôm Nay 7/2: Tiếp tục canh sell VàngPhân tích xu hướng & chiến lược giao dịch Vàng 07/02
Khung H4 : Vàng vẫn trong 1 xu hướng giảm H4 vì đỉnh 2062 chưa bị phá
Khung H1 : Xu hướng tăng H1 đã kết thúc vì giá đã phá qua đáy H1 tại 2030
Vàng hiện tại đang ở vùng kháng cự H1 vùng 2036-2040, đây là vùng Fibo 50 của sóng hồi H1. Tuy nhiên chưa có tín hiệu nến H1 đẹp cho thấy Vàng sẽ đảo chiều giảm tại vùng kháng cự này. Có thể Vàng sẽ tiếp tục hồi lên các vùng Fibo cao hơn 61.8 - 78.6.
Khung M15 : Xu hướng M15 đang tăng , giá đang đi ngang tích lũy sau nhịp tăng 2023-2039 và đáy gần nhất trong xu hướng tăng M15 là đáy 2023
Tóm lại : Nhìn tổng quan xu hướng chúng ta thấy: H4 giảm, H1 kết thúc tăng và M15 tăng => Nếu cấu trúc tăng M15 bị phá vỡ thì sẽ có sự đồng thuận giảm ở cả 3 khung H4-H1-M15 => canh sell.
Chiến lược Vàng hôm nay là canh sell khi đáy M15 gần nhất bị phá vỡ :
- Nếu giá ko tạo thêm đỉnh và đáy M15 mới mà phá đáy M15 2023 luôn => canh sell M15 thuận theo xu hướng H4 và H1
- Nếu giá tạo thêm đỉnh và đáy M15 mới => canh sell khi đáy M15 mới bị phá (ưu tiên trường hợp này vì RR sẽ tốt hơn)
- Nếu giá đi theo các trường hợp khác thì update sau nhé AE.
Vàng vẫn chưa rõ xu hướng, tích luỹ, chú ý đến quan chức FedĐồng Dollar Mỹ CAPITALCOM:DXY và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ đều giảm trở lại, trong khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho bài phát biểu của nhiều quan chức Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này để đánh giá tốc độ cắt giảm lãi suất có thể xảy ra trong năm nay. Trong bối cảnh kỳ vọng cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm sút, điều này khiến giá vàng tăng nhẹ.
Do dữ liệu kinh tế Mỹ yếu trong tuần này và thiếu yếu tố thúc đẩy dữ liệu, giá vàng đang gặp khó khăn trong việc tìm hướng đi ngay cả về mặt cơ bản. Đợt bán tháo tác động giá vàng có dấu hiệu chững lại sau khi phục hồi vào hôm qua do ít nhất 8 phát ngôn viên của Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này về triển vọng lãi suất của họ.
Hiện tại, có vẻ như các nhà giao dịch đã giảm đặt cược vào việc Mỹ cắt giảm lãi suất vào tháng 3 sau báo cáo việc làm mạnh mẽ vào tuần trước. Sự phục hồi của chỉ số đồng Dollar Mỹ đã tạm dừng, nhưng có thể còn nhiều dư địa để tăng lên nếu các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang liên tục phủ nhận sự cần thiết phải cắt giảm lãi suất sớm.
Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Cleveland Mester hôm qua hơi "diều hâu".
Mester cho biết ông kỳ vọng Fed sẽ có được niềm tin và bắt đầu cắt giảm lãi suất "vào cuối năm nay". Mester cho biết thêm Fed có thể hạ lãi suất vào cuối năm nay nếu nền kinh tế hoạt động như mong đợi. Lạm phát phải tiếp tục giảm trước khi có thể cắt giảm lãi suất.
Nếu lạm phát không giảm, Fed có thể duy trì chính sách hiện tại. Lạm phát dự kiến sẽ quay trở lại mức 2% theo thời gian. Không có gì chắc chắn rằng giai đoạn cuối cùng hướng tới lạm phát 2% sẽ nhanh chóng.
Cắt giảm lãi suất quá sớm sẽ là một sai lầm. Khi Fed cắt giảm lãi suất, điều này có thể sẽ được thực hiện dần dần.
Mester cũng cho biết, "ổng muốn có 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024; không muốn đưa ra thời gian biểu cho việc cắt giảm lãi suất, vì tin rằng không có gì cấp bách để cắt giảm lãi suất và cần thêm dữ liệu trước khi quyết định lãi suất."
Ngoài việc theo dõi các diễn biến từ tình hình địa chính trị tại Trung Đông, các điểm xung đột mới sẽ là động lực rất tiềm ẩn cho một đợt tăng giá đối với giá vàng. Mặt khác chúng ta (nhà giao dịch) cũng cần phải chú ý đến những bình luận từ quan chức Fed bởi nó ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung trong ngắn hạn.
Về mặt cơ bản, “Cá nhân tôi” không thay đổi lập trường rằng vàng vẫn có rất nhiều cơ hội để tích cực trong thời gian tới.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng phục hồi từ khu vực hợp lưu hỗ trợ của xu hướng © và mức Fibonacci 0.382% chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra ngày hôm qua, nhưng tạm thời đà tăng giá cũng đang bị hạn chế bởi hợp lưu kỹ thuật khác của mức 2.040USD và cạnh dưới kênh giá (a).
Trong bối cảnh giá vàng chưa rõ xu hướng ngay cả về mặt cơ bản các yếu tố ủng hộ hay áp lực cũng không rõ ràng, và trên biểu đồ kỹ thuật tình trạng tích luỹ có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài thêm một thời gian nữa.
Về mặt cơ hội trong giao dịch thì trong thời gian sideway tích luỹ thì các giao dịch ngắn hạn nên được ưu tiên bởi tính linh hoạt cho cả bên mua và bán.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của giá vàng sẽ được chú ý lại bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 2.031 – 2.019USD
Kháng cự: 2.040 – 2.048 – 2.050USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Phân tích xu hướng Bitcoin. Liệu "mùa đông" đã sắp đến?Phân tích xu hướng #Bitcoin. Liệu "mùa đông" đã sắp đến?
Trên khung D có thể thấy đáy 40k2 đã bị phá vỡ, ngoài ra còn có tín hiệu phân kỳ => BTC kết thúc xu hướng tăng trên khung D.
Kết thúc xu hướng tăng thì đương nhiên thị trường sẽ chuyển qua xu hướng giảm... hoặc đi ngang (cái này nhiều AE nhầm lẫn rằng phá cấu trúc tăng thì sẽ chuyển sang giảm => SAI, còn đi ngang nữa mà).
Thị trường có thể đảo chiều sang xu hướng giảm hoặc đi ngang tích lũy, chúng ta không thể biết trường hợp nào sẽ xảy ra. Có 1 điều chúng ta biết đó là xác suất cao sẽ có 1 nhịp giảm trên D nữa
- Nếu thị trường đi ngang tích lũy, mục tiêu nhịp giảm này là vùng 38k7
- Nếu thị trường đảo chiều giảm, mục tiêu nhịp giảm có thể về đến tận vùng 30k (hỗ trợ mạnh khung W)
Đấy là đích đến nhịp giảm, còn khi nào bắt đầu nhịp giảm này thì khung D không cho chúng ta câu trả lời. Có thể quay lại đỉnh 49k rồi mới giảm (đi ngang hoặc đảo chiều), cũng có thể giảm ngay ở vùng giá này?
=> Vào khung thời gian H4 để tìm tín hiệu sớm nếu nhịp giảm D xảy ra. Về xu hướng H4, BTC đang tăng và sau đó đi ngang tích lũy .
Mình cho rằng BTC sẽ bắt đầu nhịp giảm trên khung D nếu đáy H4 tại 41k9 không giữ được . Nếu trước khi phá đáy 41k9 mà có 1 cú false breakout quét lên vùng đi ngang H4 sau đó mới phá đáy 41k9 thì tín hiệu còn tốt hơn nếu giảm thẳng từ bây giờ (cái này chắc AE Crypto hiểu rõ hơn ai hết)
==========
Lưu ý : AE quan tâm thị trường Crypto cũng biết PTCB là yếu tố không thể thiếu với thị trường này. Nên đây là bài phân tích xu hướng BTC hoàn toàn dựa trên góc nhìn PTKT.
Biết đâu góc nhìn PTKT có thể giúp AE biết sớm các dấu hiệu " mùa đông sắp đến " để có chiến lược phù hợp. Chứ mà chờ mùa đông đến rõ ràng thì còn cái nịt nữa mà chiến với chả lược đúng ko AE?
Chú ý đến dữ liệu của EIA, API, vị trí quan trọng cho trend tăngLo ngại căng thẳng ở Trung Đông và cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine có thể là dấu ấn hỗ trợ bởi hạn chế nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, ngày giao dịch hôm nay sẽ tập trung vào báo cáo hàng tháng về thị trường dầu thô EIA và dữ liệu chuỗi tồn kho dầu thô API.
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ mạnh hơn mong đợi được công bố vào thứ Sáu tuần trước và PMI dịch vụ Markit cuối cùng của Hoa Kỳ cho tháng 1 được công bố vào thứ Hai cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ đã vượt trội hơn so với hiệu suất chậm chạp hơn nữa của ngành sản xuất và đẩy sản lượng tổng thể phù hợp với mức tăng trưởng GDP. Vì vậy, thị trường đang xem xét xem nền kinh tế có thể quá nóng để Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất hay không. Điều này tiếp tục là động lực thúc đẩy đồng Dollar và là yếu tố chính làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa định giá bằng đồng Dollar Mỹ, bao gồm cả giá dầu thô.
Đồng thời, bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell hôm thứ Hai chỉ ra rằng khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 3 là thấp, điều này cũng tác động đáng kể đến thị trường mặc dù nó không phải một sự kiện lớn.
Theo dữ liệu "Fed Watch" của CME, xác suất Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất trong khoảng 5,25%-5,50% trong tháng 3 là 83,5% và xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản là 16,5%.
Xác suất giữ nguyên lãi suất đến tháng 5 là 36,8%, xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 25 điểm cơ bản là 54% và xác suất cắt giảm lãi suất tích lũy 50 điểm cơ bản là 9,2%.
Trong khi đó, xu hướng tăng cũng không có dấu hiệu tích cực nào trước hy vọng đang mờ nhạt về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas cũng như nguy cơ leo thang hơn nữa hành động quân sự ở Trung Đông.
Thách thức đối với giá dầu hiện tại chủ yếu bắt nguồn từ nỗ lực của OPEC+ nhằm làm suy yếu nguồn cung toàn cầu bằng cách áp đặt hạn ngạch sản xuất nghiêm ngặt đối với các thành viên. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu ngoài OPEC, bao gồm cả Mỹ, có thể phải vượt quá mức cắt giảm sản lượng của OPEC+, bởi tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi dầu thô WTI suy giảm đáng kể từ lúc đạt được hợp lưu kháng cự tại cạnh trên kênh giá (a) và Fibonacci thoái lui 0.50%, nó đang có những phục hồi không đáng kể từ cạnh dưới kênh giá (a) hợp lưu với mức kỹ thuật 72.30USD.
Tạm thời, kênh giá xu hướng (a) vẫn chưa bị phá vỡ và vẫn có cơ hội cho các đợt tăng giá phục hồi nhưng đà tăng có thể bị hạn chế bởi mức EMA21 và mục tiêu gần nhất có thể đạt được cũng bị giới hạn bởi mức Fibonacci 0.618%.
Trong khi đó, một khi mức hợp lưu hỗ trợ tại điểm kỹ thuật 72.30USD bị phá vỡ dưới, triển vọng cho một đợt giảm mới sẽ được mở ra với mức mục tiêu ban đầu có thể chú ý đến mức Fibonacci thoái lui 0.786%, nhiều hơn là mức kỹ thuật 67USD.
Tạm thời, trong ngày triển vọng kỹ thuật vẫn có những ủng hộ cho xu hướng tăng giá và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 72.3USD
Kháng cự: 74.11 – 75.59USD
@BestSC
Tuần dữ liệu ảm đạm, vàng vẫn có những điều kiện tích cựcDữ liệu thị trường việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ khiến vàng OANDA:XAUUSD chịu áp lực bán vào cuối tuần vừa qua, nhưng những rủi ro từ tình hình địa chính trị vẫn sẽ mang nhiều động lực hỗ trợ tiềm ẩn bởi vàng là tài sản ưa thích rủi ro.
Giá vàng giảm mạnh vào thứ Sáu sau khi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho biết 353.000 việc làm mới đã được tạo ra trong tháng 1, cao hơn nhiều so với kỳ vọng; đồng thời, tiền lương tăng 0,6%, làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát dai dẳng trong nền kinh tế.
Giá vàng giảm do thị trường hiện nhận thấy ít hơn 20% khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới. Kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 5 cũng đã giảm. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Tư rằng mặc dù Fed đã sẵn sàng bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay nhưng thời điểm vẫn chưa chắc chắn.
Fed cho biết tại cuộc họp chính sách tiền tệ hôm thứ Tư: “Ủy ban tin rằng những rủi ro trong việc đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đang trở nên cân bằng hơn. Triển vọng kinh tế không chắc chắn và Ủy ban vẫn hết sức lo ngại về rủi ro lạm phát”.
Bất chấp đợt bán tháo do những trở ngại đối với vàng, thị trường vẫn có những rủi ro tiềm ẩn để thúc đẩy khiến giá vàng hàng tuần kết thúc trong vùng tích cực.
Ngoài việc chú ý đến dữ liệu vĩ mô để đánh giá hướng đi trong chính sách tiền tệ của Fed, chúng ta cũng cần phải chú ý hết sức đặc biệt đến tình hình địa chính trị tại Trung Đông và các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ đang có dấu hiệu leo thang tại Iran. Vàng là tài sản thường xuyên hưởng lợi từ các diễn biến địa chính trị căng thẳng, và là tài sản trú ẩn ưa thích rủi ro.
Dữ liệu quan trọng duy nhất sẽ được công bố vào tuần tới là PMI Dịch vụ ISM.
Thứ Hai: PMI Dịch vụ ISM
Thứ Năm: Yêu cầu thất nghiệp hàng tuần
Lịch kinh tế tuần tới khá ảm đạm, vì vậy có thể về mặt dữ liệu vĩ mô vàng sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang tích luỹ.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, mặc dù vàng đã giảm đáng kể hôm thứ Sáu nhưng việc đóng cửa hàng tuần gần mức 2.040USD là một tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật trong thời gian tới.
Tạm thời, vàng vẫn có các điều kiện kỹ thuật cần thiết cho kỳ vọng tăng với hoạt động giá ở trong kênh giá (a) và EMA21 cùng với đó là mức hỗ trợ kỹ thuật 2.031USD chú ý với bạn đọc trước đó. Tuy nhiên, triển vọng tăng giá sẽ trở nên vững chắc hơn nếu thêm một lần nữa vàng đưa được hoạt động giá lên trên mức 2.050USD, mức này cũng là mức kháng cự gần nhất hiện tại.
Xét về góc nhìn kỹ thuật tổng thể thì vàng đang nghiêng nhiều về khả năng tăng giá hơn trong khi đó trường hợp giảm giá chỉ có thể xảy ra nếu mức 2.031USD bị phá vỡ dưới sau đó mức mục tiêu có thể hướng đến mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Trong tuần, triển vọng kỹ thuật nghiêng nhiều về khả năng tăng giá của giá vàng sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 2.031 – 2.019USD
Kháng cự: 2.040 – 2.048USD
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều hiệu quả thành công và hạnh phúc
VNINDEX CẦN LƯU Ý KÊNH GIÁ ABDiễn biến thị trường
Ở những ngày giao dịch cận Tết, thị trường có dấu hiệu yếu đi về thanh khoản và xu hướng của VNINDEX cũng xảy ra tình trạng khó xác định, về mặt Khối Ngoại thì họ vẫn duy trì những phiên Mua ròng mạnh, mặc dù có những phiên Bán ròng nhưng nhìn chung so với khối lượng Mua trong thời gian qua vẫn ít hơn hẳn, cho thấy xu hướng dòng tiền Nước Ngoài vẫn đang ủng hộ.
Dự đoán chung
Bởi vì cấu trúc thị trường hiện tại đang ở trạng thái chưa xác định, nhưng có xuất hiện những điểm Bật trở lại khi có lực Cầu tại đó, chúng ta sẽ đặt các điểm này là A và B và sẽ tạo ra 1 kênh giá trong xu hướng không rõ ràng này.
Hiện tại vùng Cản mạnh của VNINDEX nằm ở khu vực 1197 – 1211, nếu chúng ta quan sát thì khả năng chỉ số chung có thể sẽ kéo nhẹ tiếp lên quanh mốc này trong tuần sau.
Trade Gì Hôm Nay 5/2: USD tăng mạnh thoát khỏi vùng đi ngang!Sau tin Non-Farm tốt vượt kỳ vọng các chuyên gia thì USD đã tăng rất mạnh. DXY đã thoát khỏi vùng đi ngang H4 để tiếp tục xu hướng tăng H4, target gần nhất là kháng cự D tại 105.8.
Tuy việc xu hướng DXY ngắn hạn là mạnh và rõ ràng nhưng nhìn vào cấu trúc thị trường các cặp chính thì không hẳn cặp chính nào cũng đã "lựa chọn được xu hướng rõ ràng"
Dưới đây là một số cặp chính đã xác định được xu hướng và có tiềm năng giao dịch.
1 #USDCHF tạo mô hình 2 đáy, kết thúc xu hướng giảm H1 => canh buy khi có tín hiệu đảo chiều tại các vùng hỗ trợ tốt 0.864x và 0.860x.
#USDCAD tạo cấu trúc tăng H1 => canh buy khi có tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ quanh 1.3430
#NZDUSD tạo cấu trúc giảm H1 => canh sell khi có tín hiệu đảo chiều tại kháng cự 0.608x và 0.610x
#AUDUSD tạo cấu trúc giảm H1 => canh sell khi có tín hiệu đảo chiều tại vùng kháng cự 0.655x-0.657x
#Vàng cũng giảm mạnh đấy nhưng xét về cấu trúc H1 thì xu hướng tăng H1 chưa bị phá vỡ => cần chờ đáy H1 tại 2030 bị phá mới có thể tìm kiếm cơ hội sell
Chúc AE tuần mới giao dịch may mắn!
Vàng vẫn đi lên dù Fed nói “còn lâu mới hạ lãi”Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Rạng sáng hôm nay theo giờ VN, cuộc họp chính sách đầu tiên của FOMC kết thúc với kết quả không nằm ngoài dự đoán khi Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed công bố quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5%. Điều khiến các nhà đầu tư thất vọng diễn ra sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất ngay trong quý 1 năm nay - điều đã được kỳ vọng rất nhiều trong tháng 1 và được xem là “diều hâu” hơn so với mong đợi.
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 75,7 triệu đồng/lượng mua vào và 78 triệu đồng/lượng bán ra, tăng lần lượt 800.000 đồng/lượng và 600.000 đồng/lượng so với sáng qua.
Giá vàng thế giới phản ứng rất mạnh mẽ trước và sau tin tức trên được ra mắt. Đầu phiên, giá vượt mức đỉnh 2 tuần thiết lập phiên thứ Ba để chạm mốc 2055 USD/oz, sau đó rơi mạnh gần 250 pips khi cuộc họp báo kết thúc với sự cứng rắn của Fed. Chưa dừng lại ở đó, giá vàng tiếp tục hồi phục để trở lại mức đỉnh gần mốc 2050 USD (ghi nhận sáng nay).
Lý do cho đợt giật quét này có thể liên quan đến việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, hỗ trợ giá vàng tăng trưởng do lãi suất cao hơn là tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản không đem lại lợi suất như vàng. Mặc khác, chỉ số đồng đô la Mỹ (USDIDX) đo sức mạnh đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác lại lên mức cao nhất trong 6 tuần lại gây áp lực bán tháo lên giá kim loại quý, từ đó khiến thị trường giật quét hai đầu rất khó lường.
Tuy nhiên, nhìn vào trung và dài hạn, các ngân hàng trung ương lớn không ngoại trừ Fed điều có kế hoạch đảo chiều chính sách trong năm 2024 sẽ vẫn là một yếu tố thúc đẩy giá vàng trong tương lai.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H1
Phiên giao dịch vừa qua khép lại cũng đánh dấu thanh nến tháng đầu tiên của năm 2024 đóng lại trong sắc đỏ. Dù vậy, thị trường vàng ghi nhận tháng thứ 3 liên tiếp đầu tiên giá vàng duy trì trên mức đỉnh lịch sử 2000 USD/oz - bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư vẫn giữ dòng vốn ổn định trong “hầm trú ẩn” trước các rủi ro địa chính trị, lãi suất thay đổi và cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.
Xét trong ngắn hạn, đồ thị cho thấy các đợt sóng mạnh càng quét trên biểu đồ với biên độ khá lớn do được thúc đẩy bởi các tin tức lớn nhất tính từ đầu năm nay. Khối lượng giao dịch cũng được đẩy mạnh hơn cho thấy có sự tranh chấp ngày càng lớn giữa phe mua và bán bất chấp xu hướng vẫn duy trì theo hướng đi lên. Một động thái đặt ra dấu hỏi lớn về việc xu hướng tăng có bền vững hay không.
Rủi ro biến động mạnh đã được cảnh báo trước đó trong các phiên chuyển giao giữa các tháng cộng thêm tin tức “bom tấn” đã khiến kịch bản chính mà chúng tôi đưa ra trước đó khi mức giá đảo chiều tại kháng cự 2040 phá sản. Tuy nhiên, kịch bản phụ (ít khả năng hơn) hiện đang hoạt động tốt khi giá sập sâu về hỗ trợ 2030 sau khi lập đỉnh mới tại mốc 2055 và dù có khả năng xuất hiện một mức đỉnh mới nữa xung quanh kháng cự “cứng” 2060 nhưng phe bán rõ ràng đã cho thấy sức mạnh ngày càng lớn gần đây. Chúng ta cũng ghi nhận lần thứ 4 giá vàng kiểm tra trendline tăng (đường song song nét đứt) - tín hiệu thể hiện trendline không còn mạnh nữa, giúp phe bán dễ dàng đẩy giá xuống về các mốc hỗ trợ tiềm năng 2030 và 2025.
Vàng kết thúc pullback, xu hướng giảm giá đã trở lạiTiếp tục tăng giá mạnh trong tối qua lên tới 2048, ngay sau đó vàng đã giảm giá mạnh và nó đã phá thủng đáy 2032, là đáy cao dần tạo nên đỉnh 2048, đáy mới đã được hình thành tại 2030, điều này chứng minh rằng, nhịp pullback đã kết thúc và vàng sẽ bắt đầu các đợt giảm tiếp theo trước tin lãi suất từ Fed, chu kỳ giảm có thể kéo dài 20-30 ngày. Trung bình khoảng 109 giá, mục tiêu vùng 1930.
Do vậy, sẽ chờ sell vàng vùng 2040-42-45. sl 2048.
Trên biểu đồ 4h, mặc dù vẫn đang trong trend tăng giá, swing low 1930 và swing high tại 2150 thì cấu trúc bên trong vẫn đang giảm, do vậy vẫn follow theo cấu trúc sóng bên trong của nó.
Đỉnh mạnh gần nhất tại 2063 và đáy yếu là 2002, giá có xu hướng phá đáy yếu để hình thành đáy yếu hơn.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY (31/01) - SẼ CÓ SÓNG LỚN? @Trader-Viet chia sẻ Phân tích Bitcoin hôm nay dưới đây
*****
#Bitcoin chững lại trong hôm qua, sau khi chạm kháng cự phía trên. Về mặt tin tức, hôm nay có thể có sóng lớn cho thị trường. @Trader-Viet mời anh em Crypto Trader tham khảo phân tích Bitcoin hôm nay để trao đổi thêm về tình hình thị trường nhé.
** Kết quả ý tưởng giao dịch trước: Ý tưởng chờ mua trong hôm qua cho #Bitcoin đã không thể kích hoạt được do giá không chạm vùng mua.
LƯU Ý TIN TỨC SỰ KIỆN KINH TẾ MỸ TỐI NAY
- Tối nay lúc 20g30 Mỹ công bố dữ liệu kinh tế Bảng lương ADP, là một tin tức tương đối quan trọng. Nhưng tiêu điểm sẽ nằm ở thời điểm 2g00 và 2g30 rạng sáng mai với sự kiện Quyết định Lãi suất #FED + Họp #FOMC, và sau đó là họp báo. Các sự kiện liên quan đến #FED thường hay tạo chuyển động giá lớn, vì vậy anh em cần lưu ý #Bitcoin có thể biến động mạnh trong giai đoạn đó nhé.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG D1:
- #Bitcoin D1 chững lại trong hôm qua khi giá tạo mô hình bearish pinbar, có bóng trên dài và đóng cửa sát đáy, qua đó cho thấy lực bán. Thanh D1 này có volume cao hơn cả thanh D1 biên độ rộng trước nó, như vậy phản ánh lực bán chặn là mạnh. Việc giá chạm #PPZ kháng cự và tạo bearish pinbar này có thể xem là một cảnh báo cho khả năng chững lại.
- #Bitcoin D1 sau cú false break tạo bear trap ở phía dưới thì bây giờ được xem là đang di chuyển ngang trong vùng khung giá tích lũy. Cần một cú phá đỉnh hoặc đáy để xem xu hướng tăng hay giảm sẽ chủ đạo tiếp theo.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG H4:
- Việc duy trì cấu trúc đỉnh đáy dốc lên ở H4 cho thấy #Bitcoin tại khung thời gian này vẫn đang trong xu hướng tăng giá.
- Cấu trúc biểu đồ đáng chú ý ở đây là #Bitcoin H4 tạo mô hình Sóng Wolfe giảm - bearish wolfe wave - được đánh số 12345. Việc tạo điểm chạm thứ 5 là tín hiệu cảnh báo khả năng đảo giá có thể điều chỉnh giảm.
- Kịch bản cho #Bitcoin H4 hôm nay tiếp tục thuận theo hướng tăng giá, gồm (1) chờ sóng wolfe đẩy giá xuống dưới và mua ở #PPZ hỗ trợ mạnh bên dưới, (2) chờ một cú breakout tạo phá vỡ hẳn lên trên đỉnh gần nhất, tạo đỉnh giá cao mới để thiết lập sự tiếp diễn xu hướng tăng giá H4, lúc đó sẽ đợi retest để mua vào.
TỔNG QUAN PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY:
- Cuộc họp #FOMC rạng sáng mai có thể tạo biến động giá mạnh cho #Bitcoin
- #Bitcoin đang chững lại sau thanh bearish pinbar chạm kháng cự có volume cao trên D1.
- Mô hình Sóng Wolfe giảm ở H4 có thể khiến #Bitcoin điều chỉnh giảm. Nhưng do xu hướng tăng vẫn chủ đạo nên kịch bản hôm nay tiếp tục là mua vào.
*****
@Trader-Viet cảm ơn anh em đã đọc bài Phân tích Bitcoin hôm nay
@Trader-Viet chúc anh em Crypto Trader có một ngày giao dịch hiệu quả
Happy & Safe Trading !!!
** Bài viết chia sẻ quan điểm chủ quan, không phải tư vấn đầu tư
** Bài viết chỉ có giá trị đến hết ngày giao dịch hôm nay.
===
** Bài phân tích bên trên nhằm đưa ra các vùng giá tiềm năng có thể vào lệnh. Anh em cần áp dụng thêm kiến thức kinh nghiệm cá nhân như phân tích khung thời gian thấp hơn, phân tích mô hình biểu đồ hoặc mô hình price action, indicator ... để vào lệnh trên thực tế. Luôn ghi nhớ phải có điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.
Giống hầu hết thị trường, USD/JPY tích luỹ chờ sự kiện lớnSự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này. Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư, khi các nhà đầu tư chú ý hơn đến bất kỳ manh mối nào từ Chủ tịch Powell về khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã thúc đẩy các nhà giao dịch giảm đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trong tháng 3 xuống 40.9% từ mức khoảng 89% một tháng trước.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Fed sẽ cắt giảm lãi suất một cách chậm rãi. Trong khi đó dữ liệu do chính phủ Nhật Bản công bố hôm thứ Ba cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 2,4% trong tháng 12, giảm so với tháng trước, uớc tính trung bình của các nhà kinh tế là 2,5%. Dữ liệu có sự hỗ trợ vừa phải đối với đồng yên.
Chúng ta vẫn phải chờ quyết định lãi suất của Fed và tuyên bố sau cuộc họp ngày hôm nay. Nếu tuyên bố vẫn chỉ ra rằng cần phải cắt giảm lãi suất một cách thận trọng thì đồng Dollar sẽ tăng giá. Mặt khác, nếu ý định cắt giảm lãi suất càng sớm càng tốt được tiết lộ, tỷ giá USD/JPY có thể giảm trở lại đáng kể.
Xét về mặt kỹ thuật, FX:USDJPY cũng giống với hầu hết thị trường tương quan đối với đồng USD, đều đi ngang để chờ đợi các đột biến từ các sự kiện vĩ mô trong tuần này.
Việc duy trì trên mức Fibonacci 0.618% cung cấp khả năng tăng giá trong ngắn hạn với mức mục tiêu có thể hướng tới là 148.781, đây cũng là mức kỹ thuật hạn chế tăng giá đối với USD/JPY. Trong khi đó thì việc ổn định trên EMA21 cũng là một yếu tố hỗ trợ quan trọng cho kỳ vọng tăng giá về mặt kỹ thuật.
Trong ngắn và trung hạn, triển vọng kỹ thuật nghiêng nhiều về khả năng tăng giá hơn với các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 147.309 – 146.622
Kháng cự: 148.781
@BestSC
Nhận Định Dầu WTI 30/01 – Giá sẽ giảm trước cuộc họp OPEC+Tâm điểm thị trường trong tuần này là cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, dù hiện tại đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5% trong cuộc họp tháng 1 này nhưng điều thị trường quan tâm là các dự báo của Fed về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Trước đó các dự báo Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 3 đã giảm xuống, thay vào đó nhiều dự đoán hơn đang chuyển hướng sáng cuộc họp vào tháng 3 với kỳ vọng 44,7% sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản.
Trong khi đó tỷ lệ này trong cuộc họp vào tháng 5 cũng đã giảm xuống chỉ còn 52,4%. Cho thấy được tâm lý chung thị trường hiện tại vẫn đang tin tưởng vào việc Fed sẽ còn dư địa để giữ lãi suất cao hiện tại thêm một thời gian nữa.
Minh chứng là các dữ liệu quan trọng được Fed đánh giá để đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ hiện tại bao gồm lạm phát, thu nhập và chi tiêu tiêu dùng cá nhân và thị trường lao động cũng đang cho thấy được những dấu hiệu ổn định.
Cụ thể,
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/1, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của FED, đã tăng 0,2% trong tháng 12/2023, sau khi giảm 0,1% trong tháng 11. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 12/2023, chỉ số PCE đã tăng 2,6%, tương đương với mức tăng của tháng 11.
Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số PCE cơ bản đã tăng 0,2% trong tháng 12, sau khi tăng 0,1% trong tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE cơ bản của Mỹ đã tăng 2,9%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021, sau khi tăng 3,2% trong tháng 11.
Lạm phát chậm lại đang thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,7% trong tháng 12/2023, sau khi tăng 0,4% trong tháng 11. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tổng thể tăng 0,5% trong tháng 12, tương đương với mức tăng của tháng 11.
Trước đó, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/1 cũng cho thấy, PCE cơ bản đã tăng 2,0% trong quý 4/2023, tương đương với mức tăng của quý III.
Số liệu tăng trưởng GDP Quý 4
Bộ Thương mại Mỹ hôm 25/1 công bố GDP nước này tăng 3,3% trong quý IV/2023 (đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm). Tốc độ này cao hơn dự báo, nhờ tiêu dùng mạnh.
Động lực tăng trưởng chính của Mỹ – tiêu dùng cá nhân – tăng 2,8% trong quý IV/2023. Đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực bất động sản cũng góp phần giúp kinh tế tăng trưởng vượt dự báo. Chỉ số theo dõi lạm phát lõi cũng tăng 2% quý thứ hai liên tiếp, khớp với mục tiêu của Fed.
Tổng cộng cả năm 2023, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,5%. Tốc độ này cao hơn năm 2022, với 1,9%.
Tuy nhiên, nền kinh tế này năm qua vẫn rất sôi động. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, số việc làm đang bùng nổ và người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi tiêu.
Giới phân tích cho rằng thị trường việc làm vững mạnh một phần do các thay đổi từ trong đại dịch. Làn sóng nghỉ việc trong và sau đại dịch khiến các doanh nghiệp khát nhân lực. Họ phải nâng lương để thu hút người lao động mới.
Các cuộc sa thải quy mô lớn vài năm qua cũng rất hạn chế, trừ lĩnh vực công nghệ. Thị trường việc làm bùng nổ đã giúp Fed tiếp tục nâng lãi mà không nhấn chìm cả nền kinh tế.
Tâm điểm,
Hiện tuần này sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed sẽ là cuộc họp của OPEC+ và báo cáo việc làm của Mỹ, cùng với đó là số liệu báo cáo của EIA. Cuối tuần này thị trường sẽ theo dõi số liệu giàn khoan dầu hiện tại của Mỹ.
Trong các dữ liệu trên, tại cuộc họp của OPEC+ diễn ra trong thứ 5 tuần này được dự báo sẽ không có nhiều thay đổi so với cuộc họp trước đó.
OPEC + đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2024, trong đó Saudi Arabia đi đầu với mức giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.
Cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 1/2 tới và các nguồn tin cho biết nhóm này có thể sẽ quyết định mức sản lượng dầu của tháng 4/2024 (và cả sau đó) trong những tuần tới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định thị trường dường như vẫn được cung ứng khá tốt trong năm 2024 dù xung đột ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và tình trạng dư thừa có thể xuất hiện nếu OPEC+ dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng như dự kiến trong quý II/2024.
Bên cạnh đó, số liệu việc làm của Mỹ vẫn đang là một trong những dữ liệu quan trọng nhất sẽ có tác động lớn đến tâm lý thị trường và diễn biến chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai.
Nhận định giá Dầu
Đồ thị phân tích kỹ thuật, dưới góc nhìn tương quan giữa USD và giá Dầu hiện tại có sự tương quan không rõ ràng, trong khi USD đang đi ngang tương đối thận trọng do thị trường đang chờ đợi các tin tức quan trọng trong tuần này, còn với giá Dầu đang hình thành tín hiệu nến giảm lại do hiện tại thị trường đang có dấu hiệu đóng trạng thái trước cuộc họp của OPEC+.
Mặc dù hiện tại các lo ngại rủi ro địa chính trị khu vực Biển Đỏ đang gần như không còn là điểm nóng sau thời gian dài leo thang. Cho đến hiện tại chưa có lo ngại nào dẫn đến việc xung đột lan rộng hơn.
Do vậy về yếu tố cơ bản có thể giá dầu đã không còn nhiều thông tin tác động có thể hỗ trợ giá tăng.
Chiến lược giao dịch:
Hiện giá đã xác nhận đóng cửa dưới mức 77,5 $/thùng báo hiệu xu hướng giảm điều chỉnh. Do đó, có thể ở thời điểm này chiến lược bán sẽ trở lại.
Dự báo có thể sell vùng giá 77,0 – 77,3 $/thùng.
Mục tiêu điều chỉnh giảm về mức 75 $/thùng.
Khủng hoảng leo thang, dầu thô điều chỉnh ở trong xu hướng chínhCục Dự trữ Liên bang sắp công bố quyết định lãi suất vào thứ Tư tuần này, thị trường hiện dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất lần này, điều này sẽ khiến đồng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên và ảnh hưởng đến giá dầu thô.
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ leo thang
Đợt tăng giá dầu quốc tế này là do nhiều yếu tố, trong đó có lo ngại nguồn cung suy giảm và tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu tăng tốc. Trong ngắn hạn, vẫn còn sự không chắc chắn về động lực tăng giá dầu.
Khi căng thẳng ở Trung Đông gia tăng, dầu thô Brent đã tăng khoảng 8% trong tháng này, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức ngay sau khi Hamas tấn công Israel vào tháng 10. Nguồn cung mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ngoài OPEC và triển vọng tăng trưởng nhu cầu chậm hơn đang giúp kiểm soát giá dầu.
Mặc dù vụ tấn công ở Biển Đỏ khiến một số hàng hóa phải định tuyến lại và tăng chi phí vận chuyển nhưng nó vẫn chưa gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc ảnh hưởng đến sản xuất.
Một tàu chở dầu bị trúng tên lửa ở Biển Đỏ và quân đội Mỹ bị tấn công ở Jordan gần biên giới Syria, sự kiện này đánh dấu sự leo thang lớn trong căng thẳng đang nhấn chìm Trung Đông. Tuy nhiên, khi tin tức từ Trung Quốc công bố thị trường đang đặt câu hỏi về phần bù rủi ro sẽ là bao nhiêu vì nguồn cung dầu vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng ở Trung Đông.
Viện Dầu khí Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu tồn kho của Hoa Kỳ vào tuần này. Dữ liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ sẽ được công bố vào tối thứ Tư theo giờ Hà Nội.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) dự kiến tổ chức cuộc họp trực tuyến vào ngày 1/2 và có thể quyết định các chính sách sản lượng tiếp theo.
Các đại biểu cho biết họ sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với thỏa thuận hiện tại tại cuộc họp. Thỏa thuận hiện tại sẽ có hiệu lực đến cuối quý.
Hiện tại, OPEC+ đã cam kết chung tự nguyện giảm sản lượng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên, trong đó Ả Rập Saudi dẫn đầu trong việc duy trì mức giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, nhà sản xuất dầu chính của Nga Gazprom Neft tin rằng các thành viên OPEC+ không cần phải cắt giảm thêm nguồn cung dầu. Trong khi đó, dự báo xuất khẩu dầu tinh chế của Nga dự kiến sẽ giảm do một số nhà máy lọc dầu tiến hành bảo trì sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô WTI TVC:USOIL
Trên biểu đồ hàng ngày, dầu thô WTI đang điều chỉnh sau khi đạt được mức Fibonacci thoái lui 0.50% vào hôm qua, mức điều chỉnh là không đáng kể và cũng không làm thay đổi xu hướng tăng trong ngắn hạn được chú ý bởi kênh gía (a).
Tuy rằng xu hướng không bị ảnh hưởng nhưng khả năng điều chỉnh giảm nhiều hơn trong ngắn hạn vẫn có thể xảy ra với mức hỗ trợ ban đầu được chú ý tại Fibonacci 0.618% và sau đó là EMA21.
Tạm thời, xu hướng của dầu thô WTI là tăng giá nhưng một chu kỳ mới sẽ có đủ điều kiện được mở ra khi nó phá vỡ được mức Fibonacci 0.50%, mức mục tiêu có thể đạt 82.98USD sau khi điều kiện được đáp ứng.
Trong ngắn hạn, xu hướng kỹ thuật chính được xác định là tăng giá với kênh giá (a), nhưng các giao dịch cũng cần được chú ý trong tuần này bởi các sự kiện tài chính lớn sẽ được công bố dự kiến tác động mạnh mẽ đến giá dầu thô WTI. Các vị trí kỹ thuật đáng chú ý sẽ được liệt kê lại với bạn đọc như sau.
Hỗ trợ: 75.59 – 73.80 – 72.30USD
Kháng cự: 79.29USD
@BestSC
GOLD HOÀN THÀNH 5 SÓNG NHỎ TRONG CẤU TRÚC TÍCH LŨYTrong giai đoạn khi chuẩn bị đến ngày họp quan trọng FOMC vào thứ 5 tuần này (01.02.2024), GOLD có xu hướng di chuyển không rõ ràng, vì vậy chúng ta chủ yếu sẽ đứng ngoài và theo dõi, với, diễn biến này, có thể GOLD sẽ vẫn còn tích lũy đến hết phiên tối mai, chờ đợi dữ liệu lãi suất để định hình xu hướng.
Còn nếu quan sát trong 1 cấu trúc sóng nhỏ từ vùng 2019 đến hiện tại thì cấu trúc sóng nhỏ đã hoàn thành đủ 5 sóng và cũng đang gặp cản kháng cự 2035 - 2036.
Nếu anh em xem xét giao dịch, chúng ta có thể chờ giá, Breakout kênh 2030.27 và Sell ngắn hạn về 2019 - 2021, tuy nhiên chiến lược này sẽ có rủi ro cắt lỗ cao vì xu hướng không rõ ràng nhé.
Cấu trúc kỹ thuật không có nhiều đột biến, USD/JPY tích luỹDữ liệu hôm thứ Sáu cho thấy chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Hoa Kỳ đã tăng 0,2% so với tháng trước trong tháng 12 và được xác nhận đã giảm 0,1% trong tháng 11.
Chỉ số giá PCE tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng mức tăng được xác nhận vào tháng 11.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm vẫn ở mức dưới 3% trong tháng thứ 3 liên tiếp. Điều này loại trừ khả năng thắt chặt chính sách hơn nữa. Sau khi công bố số liệu lạm phát, thị trường gần như chắc chắn rằng nếu Fed không cắt giảm lãi suất trong tháng 3 thì lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra tại cuộc họp tháng 5, với xác suất khoảng 90%.
Thị trường sẽ chờ đợi những dữ liệu quan trọng hơn trong tuần này để xác nhận quyết định cắt giảm lãi suất của Fed, bao gồm báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 1, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) và thông báo tái cấp vốn của Bộ Tài chính.
Cấu trúc kỹ thuật của FX:USDJPY vẫn không có nhiều đột biến nhưng với những yếu tố có được thì nó đang nghiêng về khả năng tăng giá nhiều hơn trong thời điểm hiện tại.
Các hỗ trợ đáng chú ý trong thời điểm hiện tại là mức Fibonacci 0.618%, mức hỗ trợ ngang 147.309 và 146.622 cùng EMA21.
Trong khi đí thì mức kháng cự gần nhất đáng chú ý hiện tại là mức kỹ thuật 148.781, nếu USD/JPY phá vỡ mức này nó sẽ có đủ điều kiện cho một chu kỳ tăng giá mới với mục tiêu ban đầu tại mức Fibonacci 0.786%.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động giá trên EMA21 thì triển vọng kỹ thuật vẫn sẽ là tăng giá, các mức giá đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 147.474 – 147.309 – 146.622
Kháng cự: 148.781
@BestSC
“Bão” tin tức sắp đổ bộ, kịch bản nào cho thị trường !?Phân tích dữ liệu và thông tin hot:
Khép lại phiên giao dịch tuần qua, giá vàng thế giới giảm nhẹ 0,5% và không thay đổi quá nhiều với tuần trước đó, ngay cả khi báo cáo lạm phát PCE - dữ liệu được Fed yêu thích công bố vào thứ Sáu cũng không đủ áp lực khiến thị trường tạo sóng lớn. Các nhà đầu tư cho thấy rõ sự thận trọng trước “bão” dữ liệu lớn của tuần này, đặt biệt là cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed).
Giá vàng giao ngay của thế giới cho chút khởi sắc ở buổi sáng đầu phiên giao dịch thứ Hai khi tiến đến mốc 2.027 USD/oz vào 12 giờ trưa nay theo giờ VN. Dù vậy, tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 74,2 triệu đồng/lượng mua vào và 76,7 triệu đồng/lượng chiều bán ra, không thay đổi so với cuối tuần.
Khu vực 2.000-2.030 USD/oz đã được duy trì gần như suốt tuần qua bởi sự đối lập giữa nhu cầu phòng ngừa rủi ro địa chính trị và áp lực bán từ xu hướng tăng của tỷ giá đồng USD cũng như lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ - chủ yếu là do kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed suy yếu.
Tuần này, toàn bộ thị trường sẽ hướng sự tập trung vào quyết định lãi suất đầu tiên trong năm 2024 của Fed với dự báo sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong lần họp này. Tuy nhiên, điều mà thị trường chờ đợi sẽ là những gợi ý về đường đi của chính sách trong tương lai. Tiếp đó, Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm tổng thể tháng 1 vào ngày thứ Sáu - góp phần ảnh hưởng lớn đến kỳ vọng lãi suất Fed.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H4
Ngay cả báo cáo lạm phát PCE vào thứ Sáu vừa qua cũng không khiến giá biến động đủ để thiết lập một xu hướng rõ ràng hơn. Sự thận trọng trước một tuần mà vừa có quyết định lãi suất của Fed và cả báo cáo việc làm NFP đang thể hiện khá rõ trên biểu đồ.
Trên biểu đồ H4, giá đang nén lại trước áp lực của trendline giảm phía trên và trendline tăng phía dưới khiến giá ngày càng giao dịch trong một biên độ nhỏ hơn trong tuần qua. Thế nhưng khả năng bứt phá của giá vàng gần như chắc chắn sẽ xảy ra khi tiếp nhận các dữ liệu “bom tấn” vào thứ Năm và thứ Sáu trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 2.
Dù tình hình không dễ đoán và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng chúng tôi đang nhìn thấy áp lực của xu thế tăng đang là lớn hơn so với xu thế giảm, vì vậy các giao dịch rủi ro có thể kích hoạt khi giá tìm về lại các hỗ trợ dưới mốc 2020 USD/oz. Với các nhà giao dịch an toàn, nên kiên nhẫn chờ giá phá vỡ khỏi trendline trước khi quyết định mở các vị thế giao dịch cho mình.
PCE phù hợp, lạm phát phức tạp, vàng không rõ xu hướngDữ liệu vĩ mô
Theo dữ liệu từ Cục Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại cho biết, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 0,2% trong tháng trước sau khi giảm 0,1% trong tháng 11. Giá thực phẩm tăng 0,1% và giá sản phẩm năng lượng tăng 0,3%. Trong 12 tháng tính đến tháng 12, chỉ số giá PCE đã tăng 2,6%, ngang bằng với mức tăng của tháng 11. Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số giá PCE tăng 0,2% sau khi tăng 0,1% trong tháng 11. Chỉ số giá PCE cốt lõi tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 3 năm 2021, sau khi tăng 3,2% trong tháng 11 cho thấy giá cả tại Mỹ tăng nhẹ trong tháng 12, giữ mức tăng lạm phát hàng năm ở mức dưới 3% trong tháng thứ ba liên tiếp, củng cố kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, thời điểm cắt giảm lãi suất dự kiến là không chắc chắn, với báo cáo từ Bộ Thương mại hôm thứ Sáu cũng cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh vào cuối năm 2023 khi người Mỹ vung tiền mua hàng hóa và dịch vụ trong kỳ nghỉ lễ.
Thị trường tài chính đã đẩy khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 3 xuống dưới 50% nhằm thể hiện khả năng phục hồi liên tục của nền kinh tế. Tuy nhiên, quỹ đạo lạm phát đang được cải thiện theo hướng phức tạp, khiến Fed mất nhiều thời gian để cắt giảm lãi suất trong năm nay.
Với sự phát triển phức tạp của giá trị lạm phát trong thời điểm này đã và đang làm giá trị của vàng và dollar đi vào giai đoạn “khó” với việc không có xu hướng nào rõ ràng trong suốt 2 tuần vừa qua. Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi trong những ngày tới do một sự kiện có tác động lớn đến lịch kinh tế Mỹ: quyết định của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư. Về mặt kỳ vọng, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ được cho là sẽ giữ nguyên chi phí đi vay nhưng có thể loại bỏ xu hướng thắt chặt khỏi tuyên bố chính sách sau cuộc họp. Trong khi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, như được phản ánh trong báo cáo GDP mới nhất, lập luận ủng hộ việc các nhà hoạch định chính sách duy trì quan điểm diều hâu, thì tiến bộ trong việc giảm thiểu lạm phát khiến cho tình hình bắt đầu đặt nền móng cho việc chuyển sang quan điểm nới lỏng. Chính vì lý do này mà không nên loại trừ hoàn toàn một kết quả ôn hòa.
Trong trường hợp Chủ tịch J.Powell có quan điểm nhẹ nhàng hơn và báo hiệu rằng các cuộc thảo luận về các thông số chung để cắt giảm lãi suất đang tiến triển tốt và đã tiến triển hơn so với cuộc họp trước đó, các nhà giao dịch nên chuẩn bị cho khả năng lợi suất trái phiếu giảm mạnh. Điều này sẽ hỗ trợ giá vàng tăng trở lại.
Ngược lại, nếu chủ tịch J.Powell chọn cách chống lại việc định giá thị trường về việc giảm lãi suất sâu và thời điểm cắt giảm lần đầu tiên, lợi suất sẽ tiếp tục phục hồi, thúc đẩy đồng dollar và đè nặng lên kim loại quý. Tuy nhiên, dựa trên quan điểm xoay trục của Powell vào tháng trước, kịch bản này ít có khả năng thành hiện thực.
Tâm lý thị trường
Tại thời điểm viết xuất bản, dữ liệu tâm lý thị trường cho thấy sự xáo trộn của dữ liệu tâm lý thị trường giữa bên mua và bán theo cả ngày và tuần dẫn tới không có tín hiệu giao dịch nào được cung cấp bởi công cụ này ở thời điểm hiện tại.
Triển vọng kĩ thuật
Trên biểu đồ khung D, hình thái hiện tại và tương lai cho thấy nhiều khả năng vàng vẫn sẽ tiếp tục đi ngang trong khoảng thời gian từ hôm nay cho tới tối ngày mai trong biên khá rộng 2009-2045usd/oz
Mặc dù chưa phát đi tín hiệu tăng giá ở khung H4, nhưng vùng giá 2032usd/oz đang thu hút giá vàng. Mây tương lai đang báo hiệu 1 xu hướng mới có thể sẽ được hình thành và ít nhất có thể sẽ là 1 đợt phục hồi ngắn hạn.
Chỉ số sức mạnh DXY của đồng dollar cũng cho thấy sự yếu ớt khi không thể tiếp cận lại khu vực 103.8 và ngay cả 103.6 cũng đang là rào cản đối với chỉ số này. Sự không chắc chắn của mây tương lai cho thấy nhiều khả năng DXY sẽ bị kéo xuống những vùng giá trị thấp hơn như 103.3 hoặc nhiều hơn có thể tới 103 hoặc 102.8 và điều này sẽ phù hợp với việc vàng di chuyển tới vùng hút giá xung quanh 2032usd/oz và sau đó khoảng 2045usd/oz
Dữ liệu hợp đồng vol2vol cho ngày hôm nay cho thấy vàng tương lai đang được định giá cao hơn giá hiện tại khoảng 20usd và đây cũng có thể sẽ là vị trí mà giá vàng chúng ta giao dịch hướng tới.
Tuần này ngoài FOMC, chúng ta sẽ có một loạt các dữ liệu mạnh sẽ bắt đầu được công bố như sau:
- Thứ 3: Chỉ số niềm tin người tiêu dung, cơ hội việc làm JOLTS
- Thứ 4: ADP-NFP, chỉ số chi phí nhân lực
- Thứ 5: FOMC, Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, PMI sản xuất
- Thứ 6: Bảng lương NFP
Kết hợp các dữ liệu lại với nhau, tôi cho rằng vàng đang có cơ hội hồi phục ngắn hạn trước khi một loạt các dữ liệu mạnh sẽ được công bố trong tuần này và tôi đánh dấu những điểm kháng cự, hỗ trợ kĩ thuật tiềm năng cho ngày hôm nay như sau:
- Kháng cự kĩ thuật: 2029, 2032, 2038, 2045usd/oz
- Hỗ trợ kĩ thuật: 2015, 2021usd/oz
Cuối cùng, chúc các bạn một tuần mới làm việc hiệu quả, hạnh phúc, nhiều niềm vui, có nhiều lợi nhuận cho một năm mới đang tới gần. Đừng quên rằng đây là nhận định giao dịch của cá nhân tôi, các bạn có thể tham khảo để xây dựng chiến lược giao dịch của các bạn và tôi không chịu trách nhiệm với những vị thế mở của các bạn.
Phân Tích Dầu WTI 26/01 – Rủi Ro Địa Chính Trị Tiếp Tục Đẩy Giá Ở thời điểm hiện tại động lực thúc đẩy giá dầu tăng đến từ các rủi ro địa chính trị làm gia tăng các lo ngại gián đoạn nguồn cung từ tuyến đường vận tải qua biển Đỏ. Thông tin cho thấy triển vọng để sớm nối lại các hoạt động giao thương đang trở nên khó khăn hơn, và nguy cơ về việc phải giải quyết bằng quân sự vẫn đang hiện hữu thì lo ngại gián đoạn nguồn cung có thể sẽ còn tiếp diễn.
Cùng ngày, Lãnh đạo Houthi của Yemen cho biết nhóm này sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel cho đến khi viện trợ đến tay người dân Palestine ở Gaza. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga trong đêm cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.
Về yếu tố vĩ mô:
Tâm điểm của thị trường hôm qua là số liệu GDP sơ bộ quý 4 của Mỹ, chúng ta biết đồng USD bị tác động nhiều bởi các dữ liệu kinh tế Mỹ, trong khi thị trường đang dành sự quan tâm nhiều đến các dữ liệu này để có đánh giá chi tiết hơn về khả năng Fed sớm cắt giảm lãi suất.
Cụ thể,
Theo báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ mới công bố, trong ba tháng cuối cùng của năm 2023, nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia và bất chấp những lời cảnh báo về suy thoái.
Cụ thể, báo cáo cho thấy GDP quý IV tăng 3,3% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm) – cao hơn dự báo đồng thuận của Phố Wall là 2%. Trong quý III, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,9%.
Tính chung cả năm ngoái, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 2,5%, vượt xa triển vọng mà Phố Wall đưa ra vào đầu năm.
Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ là trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong suốt cả năm. Báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng 2,8% trong quý IV, chỉ giảm tốc nhẹ so với quý trước.
Chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP khi tăng 3,7%. Chi tiêu của chính phủ liên bang đi lên 2,5% trong ba tháng cuối năm.
Cũng theo bản báo cáo, tổng đầu tư tư nhân trong nước tăng 2,1%, trở thành một động lực quan trọng khác của nền kinh tế.
Đánh giá chung số liệu GDP quý 4/2023 cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tích cực hơn làm giảm lo ngại suy thoái và cũng sẽ là một thông điệp cho thị trường thấy được Fed có thể có dư địa hơn trong việc giữ lãi suất hiện tại thêm một thời gian nữa để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Hiện tại lạm phát về cơ bản đã giảm nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu đặt ra.
Theo đó các tổ chức dự báo lạm phát Mỹ sẽ vẫn ở trên mức 2% trong năm 2024.
Có thể hình dung với mức lạm phát hiện tại, nếu vội vàng cắt giảm lãi suất sẽ khiến tâm lý thị trường thay đổi và nhiều khả năng sẽ khiến nỗ lực kiềm chế lạm phát không đạt được. Do đó, giữ lãi suất cao mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng cũng như thị trường lao động ổn định đang cho thấy được chính sách tiền tệ phát huy được hiệu quả. Do vậy theo đánh giá có thể Fed sẽ vẫn giữ nguyên quyết định trong tuần tới và duy trì mức lãi suất cao hiện tại cho đến cuộc họp tháng 3 và chưa phát đi thông điệp cắt giảm lãi suất.
Phản ứng của đồng USD vẫn duy trì được xu hướng tăng sau số liệu GDP quý 4, bên cạnh đó tâm điểm hiện tại trong hôm nay sẽ là số liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân PCE, đây là thước đo lạm phát ưa thích của Fed.
Về mặt lạm phát, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tháng 11/2023 tăng 2,7% so với một năm trước – thấp hơn đáng kể so với mức 5,9% vào tháng 11/2022.
Chỉ số PCEPI lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) đi lên 3,2% so với cùng kỳ. Hồi tháng 11/2022, PCEPI lõi tăng tới 5,1%. PCEPI lõi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Một số người khác băn khoăn rằng liệu người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong bao lâu khi mà tiền tiết kiệm thời đại dịch giảm dần và lãi suất tăng cao gây áp lực lên tài chính hộ gia đình.
Vấn đề này đánh giá cá nhân tôi cũng có cùng suy nghĩ, khi lãi suất quá cao trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý người dân quen với việc này, và vẫn sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu cá nhân mặc dù chi phí đắt đỏ hơn. Các khoản tiết kiệm dần cạn kiệt nhưng với lượng tiền khổng lồ đã bơm vào nền kinh tế hiện tại thì có thể không ảnh hướng tiêu cực đến việc chi tiêu tiêu dùng.
Do vậy, số liệu PCE tối nay sẽ là thước đo quan trọng nhất để thị trường đánh giá được liệu nhu cầu tiêu dùng của người dân có tăng lên thúc đẩy lạm phát tăng cao hay giá cả tăng do các yếu tố về nguồn cung hạn chế. Nếu chúng ta thấy tăng trưởng trong chi tiêu vẫn cao hơn dự báo thì thể hiện được rằng nhu cầu chi tiêu vẫn tốt do đó thể hiện được sức khỏe kinh tế đang tốt và sẽ là lý do để Fed trì hoãn thêm thời gian giảm lãi suất hiện tại.
Phân tích biểu đồ USD index đang cho thấy được chỉ số Dollar index đang trong một xu hướng tăng do thị trường đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới và sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất. Dự báo USD sẽ vẫn duy trì được sức mạnh hiện tại, xu hướng tăng của USD đang không thể kiềm hãm được xu hướng của hàng hóa nói chung và giá dầu nói riêng khi các yếu tố địa chính trị đang nóng mới là tâm điểm tác động đến xu hướng của giá dầu.
Nhận định giá Dầu
Giá dầu đã vượt qua được kháng cự quan trọng 75.2 $/thùng do đó xác nhận xu hướng điều chỉnh tăng sau thời gian tích lũy. Tuy nhiên ở vùng giá hiện tại tương đối rủi ro khi vẫn có kỳ vọng tình hình căng thẳng khu vực sẽ lắng xuống.
Về đồ thị hiện tại giá Dầu đang có tín hiệu có thể sẽ tạo đỉnh và điều chỉnh giảm xuống lại ngưỡng hỗ trợ 75 $/thùng nếu được xác nhận.
Chiến lược giao dịch có thể sẽ bớt rủi ro ở vùng giá này trong phiên cuối tuần khi thị trường có thể sẽ kỳ vọng USD tiếp tục đà tăng, trong khi đó các yếu tố vĩ mô và địa chính trị tác động đến giá dầu sẽ giảm bớt đi. Như vậy thị trường sẽ kỳ vọng giá dầu hạ nhiệt trở lại trong phiên cuối tuần vẫn sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Nhưng về xu hướng chính hiện sẽ chỉ xác nhận giảm khi các tin tức địa chính trị hạ nhiệt.