Hiểu đúng về Entry, Target và Stoploss | Tư duy giao dịch- Việc hiểu đúng về các khái niệm khi giao dịch là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch.
- Nói cho cùng mọi phương pháp phân tích đều dẫn đến hành động giao dịch là SELL hoặc BUY.
- Một giao dịch hoàn thành (Một Deal) khi có mở lệnh (In) và đóng lệnh, thoát khỏi thị trường (Out). Mở lệnh đương nhiên là vào lệnh, Entry. Và thoát lệnh thì có thể là Stoploss hoặc TakeProfit.
- Vì vậy hiểu đúng về Entry, TakeProfit và Stoploss là rất quan trọng. Với một số nguyên tắc như sau sẽ giúp trader tránh khỏi các sai lầm khi thực hiện 1 giao dịch:
+ Ít quan trọng nhất chính là TakeProfit. Một số trader thành công thậm chí không bao giờ đặt TakeProfit, vì họ quan niệm không bao giờ tự giới hạn mức lợi nhuận một khi giá đã đi đúng hướng. Chỉ lưu ý một điều rằng nếu muốn đặt TP thì chúng ta phải "TÌM RA NƠI ĐẶT TP HỢP LÝ". Thường thì đó là một vùng cản, nếu như vùng cản đó quá gần thì bỏ qua cơ hội giao dịch. Nhớ rằng TP là nơi mà ta phải tìm ra chứ không phải là một mức giá ta tự đặt dựa trên sức mạnh ý chí. Ví dụ ta đặt TP để đảm bảo giao dịch có tỉ lệ Risk-Reward = 2. Trong khi đó ở mức RR=1 có một vùng cản rất mạnh mà ta biết rằng giá rất khó vượt qua vùng cản này. Vậy nhưng ta vẫn cố tình đặt TP ở mức RR=2, đó là điều mà chúng ta mong muốn, chứ không phải điều mà thị trường chỉ cho chúng ta thấy.
+ TP luôn phải được xác định trước khi thực sự vào lệnh, có nghĩa là nếu mà vào lệnh BUY thì ta đã phải biết được TP sẽ đặt ở đâu từ trước đó rồi. Trong trường hợp không thể xác định được nơi đặt TP thì không nên vào lệnh.
+ Trong trường hợp xác định được TP ở một vùng hợp lý, bước tiếp theo là chờ đợi thời cơ để xác định điểm vào lệnh (Entry). Điểm Entry và điểm đặt dừng lỗ SL luôn phải đi cùng nhau như hình với bóng.
+ Trong nhiều trường hợp ta chờ đợi, nhưng sau đó lại không thể tìm được điểm Entry hợp lý, thì cũng không vào được lệnh. Ví dụ giá đang bị nén trong 1 hình chữ nhật, sau đó breakout tăng giá, nhưng với 1 cây nến quá dài, thì ta cũng không thể Entry được.
+ Trong trường hợp sau khi có TP rồi, nếu tìm được điểm Entry hợp lý, thì câu hỏi quan trọng tiếp theo là "NẾU VÀO LỆNH THÌ ĐẶT SL Ở ĐÂU". SL quan trọng hơn TP rất nhiều, SL cũng không phải là một mức giá mà ta thích đặt ở đâu thì đặt, không đơn thuần là kỹ thuật để giới hạn thua lỗ. Mà SL là một mức giá tồn tại trong biểu đồ giá, và nhiệm vụ của trader là phải TÌM RA NÓ. Nếu nó không tồn tại, hoặc trường hợp SL có tồn tại mà không tìm được thì không thể vào lệnh.
+ SL và bản chất, ví dụ nếu BUY, thì SL hợp lý là "THÀNH TRÌ GẦN NHẤT" nơi mà phe MUA giành chiến thắng, đẩy lùi phe bán, thì nếu mà phe bán lần nữa tấn công ép giá xuống gần khu vực thành trì này thì khả năng là phe Mua lại ra sức bảo vệ và khả năng sẽ thành công.
+ Tức là trước khi quyết định Entry ta phải phát hiện và tìm ra nơi mà trước đó có sự chiến thắng của 1 phe. Thông thường đó là mức Low/Swing Low nếu ta BUY hoặc mức High/Swing High nếu ta bán.
=> TÓM LẠI: Điều kiện đủ để vào 1 lệnh là:
+ Tìm đường vùng đặt TP hợp lý.
+ Tìm được điểm Entry hợp lý.
Và phải tìm được vùng SL hợp lý so với Entry đó.
Vùng TP có thể sẽ tồn tại lâu hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trong khi đó Entry+SL là bộ đôi sẽ thay đổi không ngừng. Entry nào thì sẽ tương ứng với SL đó.
Eurusd-4
Thứ tự phân tích các cặp tiền | Tương quan P2Với trường hợp giao dịch Swing, thường sẽ phân tích và giao dịch trên rất nhiều cặp tiền một lúc, vậy thì thứ tự tốt nhất sẽ là như sau:
1 - Phân tích chỉ số DXY, EXY, BXY, JXY
+ Lý do vì mặc là được tạo thành bởi các cặp tỉ giá nhưng phân tích các chỉ số sức mạnh tiền tệ có thể cung cấp thông tin về xu hướng sắp tới của các đồng tiền.
2 - Phân tích 5 cặp chính quan trọng nhất là GBPUSD, EURUSD, USDCHF, USDCAD, USDJPY
+ Lý do vì 5 cặp này là yếu tố chủ yếu tạo nên DXY và ảnh hưởng đến tất cả các đồng tiền khác.
3 - Phân tích những cặp chính còn lại là AUDUSD, NZDUSD
+ Lý do là vì AUD và NZD là 2 nền kinh tế hàng hoá tương quan thuận, và cặp AUDUSD thường tương quan nghịch với USDCAD
4 - Phân tích những cặp chéo chính chứa EUR gồm có EURNZD, EURAUD, EURCAD, EURCHF, EURGBP
+ Lý do là vì những cặp chéo chính này có xu hướng rất rõ ràng, thậm chí xu hướng mạnh, kể cả khi mà các cặp chính đang sideway trong range hẹp. Cho nên có nhiều cơ hội vào lệnh.
5 - Phân tích những cặp chéo chính chứa JPY gồm GBPJPY, EURJPY, CADJPY, CHFJPY, AUDJPY, NZDJPY
+ Lý do vì JPY là đồng tiền ít chịu sự tác động của các tin tức bên ngoài, trừ tin lãi suất của BoJ hoặc DXY, nên các cặp này thường tương quan thuận với nhau. Dùng làm hợp lưu xác nhận lẫn nhau rất tốt.
6 - Nếu ai giao dịch hàng hoá và kim loại thì phân tích XAUUSD, Dầu.
+ Lý do vì XAUUSD hầu hết chỉ phụ thuộc vào đồng Đô la Mỹ
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả | EURUSD, GBPUSD, USDJPYXAUUSDPHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH HIỆU QUẢ
- Như tiêu đề đây không phải là bài phân tích Setup giao dịch của một cặp CFDs cụ thể nào, bắt đầu từ bài này sẽ là một loại các bài chia sẻ về kiến thức và kinh nghiệm giao dịch trên thị trường.
- Giao dịch Forex/CFDs là một nghề, gọi là một nghề mà thực sự không dễ, dễ hay khó ở đây là xét đến tỉ lệ những người tham gia, trở nên có kỹ năng tốt và kiếm được lợi nhuận đều đặn lâu dài từ thị trường. So với các lĩnh vực khác thì rõ ràng là tỉ lệ này thấp, trong thị trường này không phải cứ chăm chỉ cày cuốc là có thể trở thành một Trader giỏi.
- Tuy khó nhưng lại rất tiềm năng và mang lại những cảm xúc khó tả cho những người tham gia. Và là nơi để mỗi Trader rèn luyện Cảm Xúc - Tâm Tính của chính họ.
- Một chủ đề như trên là quá bao quát và quá rộng, không thể nói trong 1 bài viết. Sau này sẽ là một loạt bài viết cụ thể về Kiến thức chung và những Kinh nghiệm riêng khi giao dịch trong thị trường này.
TVC:DXY
Phí Spread là gì? Giãn spread là gì?Trong Forex, Spread là một thuật ngữ cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ. Bởi vì, đây là một yếu tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn sàn giao dịch và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận giao dịch của các nhà đầu tư.
Phí spread là gì?
Spread là khoảng chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask. Trong đó, bạn có thể hiểu giá Bid là giá chào mua và giá Ask là giá chào bán.
Giãn spread là gì?
Giãn spread là tình trạng khoảng cách giữa giá Bid và giá Ask giãn rộng một cách bất thường, lớn hơn mức trung bình hằng ngày. Có nhiều nguyên nhân khiến spread giãn như:
Nhà đầu tư vào lệnh vào những khoảng thời gian ít người giao dịch, đặc biệt là vào buổi sáng. Lúc này tính thanh khoản của thị trường thấp sẽ dẫn đến hiện tượng giãn spread.
Trước giờ ra tin sẽ không ai lường trước được tình hình thị trường sau đó sẽ đi theo chiều hướng nào. Vì vậy, để phòng ngừa rủi ro các sàn giao dịch sẽ thực hiện giãn phí spread.
Bởi vì tính thanh khoản thấp sẽ ảnh hưởng đến phí spread, nên khi lựa chọn giao dịch các đồng tiền hiếm, ít người giao dịch nhà đầu tư cũng sẽ gặp phải tình trạng giãn spread.
EURUSD-Elliottwave ForecastTôi đã từng phân tích EURUSD lẽ tiếp tục tăng về ngưỡng Fibo 0.618 với mô hình a b c. Tuy nhiên, nó lại duy chuyển dưới dạng mô hình wxy. Không sao cả vì PLAN chúng ta về 0.618 đã chính xác , nhưng hiện tại chưa có tín hiệu đễ sell xuống.
Nhắn tin cho tôi đễ nếu có thắc mắc về sóng Elliottwave .
MẪU HÌNH VAI ĐẦU VAIMẫu hình vai đầu vai là mẫu hình cổ điển thường xuất hiện ở đỉnh và đáy của xu hướng
* Nếu xuất hiện ở đỉnh nó báo hiệu khả năng giảm giá của thị trường
* Nếu xuất hiện ở đáy xu hướng nó báo hiệu khả năng tăng giá
Mẫu hình này tuy đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận nhưng bạn phải dành ra nhiều thời gian để rèn luyện mới phát hiện được, bởi không phải lúc nào nó cũng rỏ ràng như trong sách hướng dẫn sử dụng đâu nhé.
* Nếu bạn tìm thấy mẫu hình VĐV giảm như trong hình thì nó đáng để bạn mạo hiểm xuống tiền đầu tư.
- Điểm sell 1 ngay trên đỉnh vai phải
- Điểm sell 2 khi giá phá vở chân mô hình
-SL cao nhất là trên đỉnh đầu mô hình
Đối với mô hình tăng giá xuất hiện ở đáy xu hướng thì làm ngược lại.
Chờ BUY khi EURUSD điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.11111. Phân tích xu hướng biểu đồ W1
Trên khung W1, EURUSD đang đi trong mô hình nêm giảm.
Giá chạm trendline dưới và ngay lập tức phản ứng tăng tạo thành 1 nến Doji, đóng nến Doji nằm trên hỗ trợ 1.1111.
Tuần vừa rồi là nến W1 tăng đẹp, tạo thành mô hình nến đảo chiều tăng Morning Star ngay tại vùng hỗ trợ 1.1111
Đây là tín hiệu BUY cực kỳ đẹp cho các tuần sau.
2. Phân tích xu hướng biểu đồ D1
Có thể thấy trên khung D1, EURUSD có nhịp tăng mạnh vượt hẳn qua vùng cản 1.1111.
Chúng ta sẽ chờ BUY khi giá test lại vùng hỗ trợ này.
Quan sát H4 để tìm điểm vào chính xác hơn.
3. Phân tích điểm vào biểu đồ H4
Trên H4 có thể quan sát rõ ràng EURUSD đang giảm điều chỉnh sau 1 nhịp tăng rất mạnh.
Chờ BUY tại vùng Fibonacci Retracement 50-61.8 của nhịp tăng, đây cũng chính là vùng hỗ trợ đánh dấu trên biểu đồ.
Nếu giá không về đến vùng này, thì cần xem xét BUY khi giá vượt qua trendline giảm (nét đứt màu đỏ).