Bật tăng mạnh trở lạiGiá dầu thô bật tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng sau động thái cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Kết thúc phiên 03/04, giá dầu thô WTI tăng 6,28% lên 80,42 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 6,31% lên 84,93 USD/thùng.
Sức mua mạnh mẽ ngay từ khi mở cửa tuần, OPEC, và các đồng minh bao gồm Nga công bố kế hoạch cắt giảm sản lượng thêm 1,16 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 5 cho tới hết năm nay. Saudi Arabia và Nga là hai nước tiên phong trong đợt cắt giảm này, với mỗi nước có kế hoạch hạ sản lượng khoảng 500.000 thùng/ngày, cùng với các thành viên khác như Các Tiểu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Iraq, Kuwait, Algeria, Oman, Kazakhstan và Gabon.
Các cam kết sẽ nâng tổng khối lượng cắt giảm của OPEC+ kể từ tháng 11 lên 3,66 triệu thùng/ngày, bao gồm cả việc cắt giảm 2 triệu thùng vào tháng 10 năm ngoái, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu.
Động thái này khiến cho những lo ngại về nguồn cung gia tăng, và ngay cả Mỹ cũng khó có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất để bù đắp khoảng trống mà OPEC+ để lại. Hiện sản lượng dầu của Mỹ là 12,2 triệu thùng/ngày, vẫn thấp hơn khoảng 500.000 thùng/ngày so với mức trước đại dịch.
Theo trang tin Bloomberg, đợt cắt giảm này sẽ xóa sạch thặng dư nguồn cung hiện tại và đẩy thị trường dầu mỏ vào tình trạng thâm hụt sâu hơn kể từ quý III của năm nay. Ước tính của Bloomberg cũng cho thấy, mức thâm hụt trong quý IV sẽ tăng lên 1,87 triệu thùng/ngày, cao hơn gần 60% so với mức 1,17 triệu thùng trong kịch bản OPEC+ không cắt giảm.
Nhiều tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Goldman Sachs dự báo giá dầu Brent sẽ cán mốc 95 USD/thùng vào tháng 12, và Ngân hàng UBS nâng ước tính giá dầu lên 100 USD/thùng vào tháng 6. Các nhà phân tích còn dự báo, giá dầu Brent tăng có thể thúc đẩy giá dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ khác của Nga lên mức cao hơn mức giới hạn do G7 đặt ra.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng trấn an người dân, tuy nhiên, đợt cắt giảm có phần bất ngờ này của OPEC+ có thể khiến cho giá xăng ở Mỹ tăng trở lại mức 4 USD/gallon (3,79 lít) từ mức 3,50 USD/gallon hiện nay. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng bày tỏ rằng đợt cắt giảm của OPEC+ sẽ gia tăng thêm gánh nặng lạm phát và trở thành một lực cản đối với tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cho biết việc cắt giảm có nguy cơ làm trầm trọng thêm một thị trường căng thẳng và đẩy giá dầu lên cao trong bối cảnh áp lực lạm phát vẫn chưa hạ nhiệt ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là châu Âu.
Giá năng lượng leo thang trở lại sẽ gây áp lực lên các Ngân hàng Trung ương trên thế giới trong việc điều hành các chính sách tiền tệ. Công cụ theo dõi của CME cho thấy kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 đang áp đảo so với kịch bản giữ nguyên. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản nếu tình trạng lạm phát không bớt nóng.
Nền kinh tế trên toàn cầu vốn đang tăng trưởng chậm lại, thì nay nguy cơ suy thoái lại tăng lên. Tại Mỹ, áp lực từ các đợt tăng lãi suất của Fed khiến hoạt động sản xuất trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm. Theo số liệu của Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM), chỉ số PMI sản xuất đã giảm về mức 46,3 điểm, thấp hơn cả tháng trước và ước tính. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Giá dầu có thể giảm trở lại trong trung và dài hạn, nếu nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại do áp lực từ chính sách tiền tệ khiến nhu cầu tiêu thụ suy yếu mạnh hơn nguồn cung.
Về đồ thị kỹ thuật, hiện tại giá dầu đang ở ngưỡng kháng cự quan trọng, tác giả cho rằng có khả năng giá dầu sẽ chỉnh trở lại để lấp vùng gap 76-80$ trong thời gian đến.
Hanghoaphaisinh
Dầu thô 03/04: Tuần tăng mạnh nhất trong nửa năm gần đâyKết thúc tuần giao dịch ngày 27/03 – 02/04, dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua trong bối cảnh những căng thẳng trên thị trường tài chính giảm bớt và một số lo ngại nguồn cung gián đoạn đã thúc đẩy lực mua. Giá dầu WTI trong tuần qua tăng 9,25% lên mức 75,67 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Dầu Brent tăng 7,11% lên sát mức 80 USD/thùng.
Giá dầu đã bật tăng hơn 5% ngay từ phiên đầu tuần trước, sau khi Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương có những động thái hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng đã gặp rủi ro trước đó, củng cố tâm lý chung của các nhà đầu tư và kéo dòng tiền quay trở lại thị trường dầu thô. Bên cạnh đó, điểm chính hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của giá dầu trong tuần qua là những rủi ro về phía nguồn cung. Hoạt động sản xuất dầu tại Pháp vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc biểu tình kéo dài. Ngoài ra, tranh chấp pháp lý giữa Iraq, khu vực bán tự trị Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến dòng chảy xuất khẩu dầu lên tới 450.000 thùng/ngày phải dừng lại, tương đương với khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu. Điều này là nguyên nhân chính cho đà tăng đáng kể của giá dầu trong tuần qua. Tuy nhiên, vào cuối tuần, Chính phủ liên bang Iraq và Chính quyền khu vực Kurdistan (KRG) cũng đã đạt được thỏa thuận ban đầu để khởi động lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ ở phía Bắc.
Báo cáo của Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần qua mặc dù cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm mạnh 7,5 triệu thùng, nhưng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu ghi nhận mức giảm về lần lượt 4,58 triệu thùng và 6,04 triệu thùng đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tiêu thụ tại các đối tác của Mỹ. Điều này đã hạn chế một phần đà tăng của giá dầu vào giữa tuần.
Về nguồn cung tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 3 giàn xuống còn 755 giàn trong tuần tính đến ngày 31/3 theo báo cáo từ hãng khai thác Baker Hughes. Như vậy, số lượng đã ghi nhận quý giảm đầu tiên kể từ năm 2020, là yếu tố có thể sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong dài hạn khi tốc độ khai thác chững lại.
Một lo ngại khác về yếu tố nguồn cung là sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo dự báo từ hãng tin Reuters, OPEC đã sản xuất khoảng 28,90 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm 70.000 thùng/ngày từ mức sản lượng trong tháng 2 và thấp hơn 700.000 thùng/ngày so với trong tháng 9/2022 với sự sụt giảm ở Angola và Iraq.
Trong bối cảnh nguồn cung vẫn đang có xu hướng hỗ trợ giá dầu, vào Chủ nhật ngày 02/04, Saudi Arabia và nhóm OPEC+ đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm khoảng 1,15 triệu thùng/ngày. Đây là một động thái hoàn toàn bất ngờ do trước đó, các lãnh đạo nhóm cũng như nhiều chuyên gia nhận định OPEC+ sẽ chỉ tiếp tục duy trì mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm nay. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết hôm Chủ nhật rằng Moscow sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023 thay vì chỉ 3 tháng như thông báo trước đó. Ngay lập tức, giá dầu đã mở cửa tăng vọt ngay phiên sáng đầu tuần, với dầu WTI đã tăng gần 8% so với mốc tham chiếu, tương đương với hơn 5 USD/thùng và chạm mức 81,6 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua.
Quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ của nhóm OPEC+ đang được một số chuyên gia nhận định có thể đẩy giá dầu tăng 10 USD/thùng. Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và lên 100 USD vào năm 2024. Tuy nhiên, quyết định này đang đặt ra mối lo ngại lớn cho lạm phát toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi dữ liệu giá của Mỹ chậm lại thúc đẩy sự lạc quan của thị trường. Hợp đồng tương lai của quỹ Fed đang giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Công cụ theo dõi lãi suất Fed watch của CME Group cũng cho thấy ý kiến cho rằng Fed tăng 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng Năm đã tăng lên 57% so với con số 48% vào thứ Sáu. Với động thái này, nguy cơ thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát tại nhiều nền kinh tế có thể được tiếp tục thúc đẩy, và sẽ gây áp lực tới nền kinh tế và nhu cầu dầu thô trong dài hạn.
Hôm nay, cuộc họp của nhóm OPEC+ sẽ diễn ra và những phát biểu của lãnh đạo các nhóm nước sẽ được quan tâm sau quyết định trên. Bên cạnh đó, động thái sắp tới từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ khi vẫn đang vật lộn với bài toán lạm phát, có thể sẽ khiến thị trường dầu gặp rung lắc mạnh.
Dầu thô ngày 23/03: Giằng coGiá dầu có thể diễn biến giằng co khi Fed phát tín hiệu sớm ngừng tăng lãi suất, nhưng rủi ro tăng trưởng tiềm ẩn
Giá dầu mở cửa ở mức thấp hơn mốc tham chiếu so với phiên giao dịch hôm qua, khi những phát biểu của chủ tịch Fed mặc dù cho thấy đà tăng lãi suất có thể sớm dừng lại, song việc Fed có thể chưa cắt giảm lãi suất trong năm nay như đồn đoán của thị trường, cùng những dự báo về nền kinh tế kém khả quan hơn trong năm nay có thể là yếu tố gây sức ép tới giá dầu. Trong khi lạm phát Mỹ vẫn còn đang nóng, rủi ro trong hệ thống tài chính lại xuất hiện và gây ra lo ngại ảnh hưởng dây chuyền. Fed đang đứng trước một bài toán khó, và nguy cơ đình lạm (nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi tăng trưởng yếu kém) đang rình rập thị trường.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn này, dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ vào thị trường trái phiếu có độ rủi ro thấp, hoặc kim loại quý mang tính trú ẩn cao như vàng. Đây thường là các tài sản được ưa thích trong thời kỳ thị trường biến động như hiện nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đánh mất khoảng hơn 15% kể từ đầu tháng 3 đến nay. Trong khi đó, giá vàng tăng lên gần 9%. Thị trường dầu thô sẽ gặp bất lợi đối với xu hướng này, trừ khi có các tác động tích cực mạnh mẽ từ phía cung cầu, đặc biệt là triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc.
Về đồ thị kĩ thuật, hiện tại giá dầu đang được kéo ngược về vùng 75$ tuy nhiên vẫn thấy được đây là cú điều chỉnh kĩ thuật đối với dầu khi mà bối cảnh kinh tế vẫn chưa có gì thực sự sáng sủa hơn nhất là khi suy thoái kinh tế ngày càng đến gần.
Dầu thô 17/03: Bấp bênh liên tụcSau 3 phiên đánh mất tổng cộng gần 10 USD/thùng, giá dầu đã phục hồi trở lại từ mức đáy 15 tháng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/03, giá dầu WTI tăng 1,09% lên 68,35 USD/thùng, và dầu Brent tăng 1,37% lên 74,7 USD/thùng sau khi nhóm nước OPEC+ có các tín hiệu trấn an sau tâm điểm về những rủi ro trong ngành tài chính ngân hàng làm chao đảo thị trường trước đó.
Tâm lý thị trường dần ổn định trở lại khi những rủi ro xung quanh Ngân hàng Credit Suisse được xoa dịu một phần, do Cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ FINMA và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cam kết cung cấp thanh khoản cho ngân hàng này. Credit Suisse sẽ vay tối đa 50 tỷ franc Thụy Sĩ từ Ngân hàng Trung ương và họ đề nghị mua lại các chứng khoán nợ cao cấp trị giá lên tới 3 tỷ franc. Điều đó đã khiến giá dầu mở cửa phiên với mức tăng so với mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, đà giảm tiếp nối trong phiên chiều tối khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin về cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Bất chấp những rủi ro tài chính gần đây, ECB vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên, qua đó đưa mức lãi suất cơ bản lên 3,5%, cao nhất kể từ năm 2009. Điều này tiếp tục gây áp lực tới giá dầu bởi lo ngại chi phí vay tăng cao có thể đè năng tới tăng trưởng và tình hình tiêu thụ dầu. Nguồn tin từ Reuters cũng có biết, các nhà sản xuất dầu mỏ, ngân hàng và quỹ phòng hộ đã tăng cường mua quyền chọn bán để tự bảo vệ khỏi những tổn thất tiếp theo.
Mặc dù vậy, sự trấn an từ nhóm nước OPEC+ đã giúp giá dầu phục hồi trở lại vào cuối phiên. Truyền thông nhà nước Saudi Arabia đưa tin Bộ trưởng Năng lượng của nước này và Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã gặp nhau tại thủ đô của Saudi Arabia nhằm thảo luận về những nỗ lực của nhóm OPEC+ trong việc duy trì sự cân bằng thị trường. Cả hai quốc gia vẫn cam kết với quyết định vào tháng 10 năm ngoái về việc cắt giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023. Theo các đại biểu của nhóm cho biết, OPEC+ coi việc giá dầu trượt dốc trong tuần này là do lo ngại tài chính, chứ không phải bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa cung và cầu, đồng thời kỳ vọng thị trường sẽ ổn định. Các thông tin này đã giúp trấn an một phần những sự hoảng loạn trước đó và thúc đẩy lực mua trong phiên.
Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) cũng cho biết xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đã tăng lên mức 7,66 triệu thùng/ngày trong tháng đầu năm 2023. Mức tăng khoảng 3% so với 7,44 triệu thùng/ngày được xuất khẩu trong tháng 12 năm ngoái, chủ yếu do sự phục hồi phía châu Á, cũng góp phần hỗ trợ tâm lý trên thị trường dầu.
Nhìn chung, giá dầu vẫn đang phục hồi tương đối thận trọng và lo ngại sức ép vẫn còn, Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 20.000 xuống mức 192.000 trong tuần kết thúc vào ngày 11/3, mức giảm là lớn nhất kể từ tháng 07. Thị trường lao động vẫn đang mạnh mẽ, đặt ra nhiều lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, nhất là khi cuộc họp ngày 21-22/03 đang đến gần, tạo lực cản đối với đà phục hồi của giá dầu.
Dầu thô 13/03: Thị trường rung lắc trước thông tin tiêu cựcBiến động trên thị trường tài chính Mỹ sẽ khiến giá dầu rung lắc, USD hạ nhiệt có thể hỗ trợ giá
Thị trường hàng hoá cũng đang chịu các tác động đáng kể từ tình hình tài chính Mỹ, kể từ sau khi Ngân hàng SVB phải đóng cửa trước những khó khăn về vấn đề thanh khoản.
Có thể thấy rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất trong thời gian qua đã gây ra những sức ép nhất định tới nền kinh tế. Sáng nay, Fed đã công bố một kế hoạch tài trợ có kỳ hạn ngân hàng khẩn cấp mới, nói rằng Bộ Tài chính sẽ cung cấp 25 tỷ USD hỗ trợ khoản vay khẩn cấp. Các tín hiệu trấn an thị trường từ Fed đang khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ chậm lại, nhằm tránh đưa nền kinh tế rơi vào kịch bản suy thoái. Công cụ theo dõi Fed Watch của CME Group cho thấy thị trường thay vì đặt cược cho kịch bản tăng 25 hay 50 điểm cơ bản trong cuộc họp 21-22/3 sắp tới, đã chuyển sang kịch bản giữ nguyên hay hay tăng 25 điểm cơ bản. Ý kiến cho rằng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản chiếm tới 95%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trên dưới 30% vào tuần trước. Đồng USD đang trên đà suy yếu, có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm nay. Mặc dù vậy, việc chủ tịch Fed cho biết vào tuần trước rằng kiểm soát lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu, làm gia tăng sự không chắc chắn đối với thị trường tài chính. Vào tối mai, Mỹ sẽ công bố báo cáo lạm phát tháng 2, và trong trường hợp lạm phát vẫn cao hơn kỳ vọng, sẽ chưa thể chắc chắn rằng Fed sẽ nhẹ tay thắt chặt.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất dầu vẫn đang đặt kỳ vọng tích cực về việc nhu cầu tiêu thụ dầu của châu Á sẽ giúp phục hồi giá dầu, đặc biệt là trong nửa cuối năm nay. Mới đây, nhà sản xuất dầu hàng đầu của Saudi Arabia cho biết nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt kỷ lục 102 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay, trong khi có quá ít sự đầu tư vào sản xuất dầu, có thế sẽ dẫn tới một thị trường thắt chặt và thúc đẩy giá.
Dầu thô ngày 07/03: Dầu thô tiếp tục biến động mạnhGiá dầu tiếp tục tăng trong sáng nay trong bối cảnh thị trường vẫn tiếp tục hấp thụ các tin tức tích cực từ tối qua. Đà tăng đang có dấu hiệu chậm lại khi giá hướng về khu vực hỗ trợ cũ 81 – 82 USD/thùng.
Tại hội nghị năng lượng CERAWeek, các quan chức của OPEC bày tỏ sự lo ngại về công suất dự phòng của nhóm và khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng hiện nay. Một số nhà phân tích đã dự báo rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt trong nửa cuối năm do sự phục hồi của Trung Quốc, điều này sẽ đẩy nhu cầu toàn cầu cao hơn trong khi nguồn cung bị tụt lại phía sau.
Tâm lý thận trọng cũng gia tăng, khi mà các nhà đầu tư đều chờ đợi thông tin từ cuộc điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trước Quốc hội, trong hôm nay và ngày mai. Hiện giá dầu WTI đang ở mức cao nhất trong gần một tháng, tuy nhiên, kể từ tháng 11 năm ngoái, giá dầu đều không thể duy trì trên 82 USD trong thời gian dài, và đều chịu sức ép bán ở khu vực này.
Vì vậy, để giá có thể bứt phá, thị trường cần những thông tin mang tính bất ngờ hơn. Trong hôm nay, thị trường sẽ đón nhận báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của EIA. Nguồn cung dầu từ Mỹ hiện cũng được thị trường theo dõi sát sao, bởi đây là nhà sản xuất lớn cũng như đối tác quan trọng của châu Âu trong quá trình thay thế nguồn cung từ Nga.
Về mặt kỹ thuật, sức ép bán tại khu vực kháng cự vùng kháng cự MA50 ngày tương đương vùng giá 80$ khiến giá dầu giảm so với sáng nay tuy nhiên khối lượng giao dịch giảm cảnh báo mức độ rủi ro cao nếu các nhà đầu tư muốn mở vị thế mua mới.
Dầu thô 28/02: Lấy lại đà phục hồiGiá dầu có thể dần lấy lại đà phục hồi trước kỳ vọng tích cực hơn khi cuộc họp Quốc hội Trung Quốc đến gần
Dầu thô tiếp tục chịu những áp lực từ các sức ép vĩ mô trong giai đoạn gần đây, khi tình hình lạm phát bất ngờ không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng của thị trường trước đó, làm dấy lên lo ngại lãi suất còn gia tăng gây áp lực tới nền kinh tế và hạn chế nhu cầu dầu. Tuy nhiên, những kỳ vọng tích cực hơn về các biện pháp kích thích tăng trưởng tại Trung Quốc, trong khi xuất hiện một số rủi ro về nguồn cung sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong giai đoạn tới.
Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7 đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga cuối tuần qua. Mặc dù gói trừng phạt không tác động trực tiếp tới dầu thô, nhưng rủi ro địa chính trị và lo ngại Nga có các hành động đáp trả trong tương lai gây gián đoạn dòng chảy có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Trong tháng 3 tới, Quốc hội Trung Quốc — Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) sẽ họp lần đầu tiên sau khi mở cửa thời kỳ hậu Covid-19. Thị trường sẽ tập trung lắng nghe kế hoạch khởi động lại “cỗ máy” tăng trưởng của quốc gia này thông qua các đường hướng, chính sách của các quan chức như thế nào. NPC sẽ xem xét hoạt động của chính phủ và lắng nghe các mục tiêu kinh tế và chính sách được đặt ra trong năm để hỗ trợ phục hồi. Đây là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong năm nay, nên các thông tin liên quan tới kích thích kinh tế trong cuộc họp sẽ là động lực thúc đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào quan trọng, trong đó có dầu thô.
Trước mắt, ngay trong tuần này, giá dầu sẽ phản ứng mạnh với dữ liệu quan trọng của Trung Quốc, chỉ số quản trị mua hàng PMI tháng 2 công bố vào sáng thứ 4. Sau khi trở lại ngưỡng 50 vào tháng 1, nhiều khả năng con số vẫn sẽ tích cực trong tháng 2 và có thể hỗ trợ cho giá dầu.
Giá lúa mì giảm mạnh do nguồn cung nới lỏngKết thúc phiên giao dịch trong tuần kết thúc vào ngày 26/02, giá ngô đã sụt giảm mạnh hơn 4%, ghi nhận tuần thứ 2 liên tiếp đóng cửa trong sắc đỏ. Sau phiên đầu tuần tăng nhẹ, lực bán đã được đẩy mạnh và khiến giá suy yếu. Triển vọng nguồn cung nới lỏng hơn là nguyên nhân lý giải cho diễn biến giá trong tuần trước.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA dự báo diện tích gieo trồng ngô niên vụ 2022/23 của Mỹ sẽ đạt mức 91,0 triệu mẫu, cao hơn mức 90,9 triệu mẫu dự đoán của thị trường và mức 88.6 triệu mẫu trong cùng kỳ năm ngoái. Tồn kho ngô niên vụ 2023/24 cũng được dự báo sẽ đạt mức 1,8 tỷ giạ, cao hơn mức dự đoán và cao hơn gần 50% so với niên vụ 2022/23. Việc tồn kho tăng mạnh cho thấy USDA cũng đánh giá xuất khẩu ngô Mỹ sẽ thấp hơn trong niên vụ mới. Bên cạnh đó, số liệu trong báo cáo Giao hàng xuất khẩu cho thấy, tổng khối lượng bán ngô niên vụ 22/23 của Mỹ đã giảm mạnh gần 20% so với tuần trước. Cùng với đó, bán hàng ngô niên vụ 23/24 cũng giảm tới hơn 74%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nhập khẩu ngô của Mỹ đang chững lại và là yếu tố cũng góp phần gây sức ép lên giá. Trong tuần này, ngô có thể tiếp tục suy yếu và tiến về vùng hỗ trợ 638 cents.
Lúa mì cũng đã sụt giảm mạnh 7% trong tuần trước. Với 3 trên 4 phiên đóng cửa trong sắc đỏ, phe bán đã hoàn toàn áp đảo thị trường. Kỳ vọng nguồn cung nới lỏng hơn cũng là nguyên nhân đã khiến giá chịu áp lực bán.
USDA cũng đã dự đoán diện tích gieo trồng lúa mì niên vụ 2023/24 của Mỹ sẽ đạt mức 49,5 triệu mẫu, cao hơn nhiều so với mức 48,7 triệu mẫu dự đoán của thị trường và mức 45,7 triệu mẫu trong niên vụ trước. Đối với tồn kho lúa mì, USDA dự báo con số này sẽ đạt mức 608 triệu giạ, tăng 7% so với năm ngoái. Bên cạnh đó, tỉ lệ lúa mì đạt chất lượng tốt – tuyệt vời của Pháp trong tuần kết thúc ngày 20/02 đạt 95%, cao hơn so với mức 93% của tuần trước cũng như cùng kỳ năm ngoái. Với việc chất lượng lúa mì mềm tiếp tục được cải thiện trong tuần thứ hai liên tiếp, đợt khô hạn kỷ lục được đánh giá vẫn chưa gây ra áp lực cho cây trồng. Đây là những thông chính tác động gây sức ép lên giá.
Nỗ lực hồi phục sau thông tin được công bốKết thúc phiên giao dịch ngày 07/02, dầu thô đã ghi nhận một phiên tăng mạnh, với dầu WTI tăng 4,09% lên 77,14 USD/thùng và dầu Brent tăng 3,83% lên 84,09 USD/thùng. Các nhà cung cấp dầu lớn và báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 2 từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều cho thấy góc nhìn tích cực hơn đối với nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc, đã hỗ trợ cho giá. Bên cạnh đó, các phát biểu mới nhất của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã xoa dịu một phần lo ngại về việc dữ liệu lao động mạnh mẽ có thể thúc đẩy lãi suất tăng mạnh hơn. Đồng Dollar Mỹ hạ nhiệt sau 3 phiên tăng liên tiếp cũng đã góp phần thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu.
Lực mua xuất hiện ngay từ phiên mở cửa trước một vài lo ngại kéo dài về nguồn cung cấp dầu tại trạm Ceyhan, xuất khẩu khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đã bị tạm dừng sau khi một trận động đất lớn xảy ra trong khu vực. Ngoài ra, công ty Equinor cũng cho biết họ đã tạm dừng sản xuất dầu tại Johan Sverdrup Stage 1, mỏ sản xuất lớn nhất Biển Bắc, với công suất khoảng 535.000 thùng dầu/ngày do hệ thống kỹ thuật gặp sự cố.
Về nhu cầu, việc Saudi Arabia đã chính thức tăng giá bán dầu thô của họ đối với thị trường châu Á lần đầu tiên sau ba tháng, thêm 0,2 USD/thùng, do nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực hơn cũng đã giúp dầu thô duy trì sắc xanh.
Báo cáo STEO cũng cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc sẽ tăng 700.000 thùng/ngày trong năm nay và 400.000 thùng/ngày vào năm 2024. Cơ quan này cũng dự báo sản lượng xăng dầu và các chất lỏng khác của Nga sẽ giảm khoảng 1 triệu xuống còn 9,9 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Tuy nhiên, con số đó cao hơn 400.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 1 do xuất khẩu của Nga vẫn cao hơn dự kiến trước đó bất chấp lệnh trừng phạt vào đầu tháng 12.
Theo EIA, dự báo nhu cầu dầu cho năm 2023 không đổi so với báo cáo trước, đạt mức 100,47 triệu thùng/ngày. Báo cáo cho thấy cơ quan này điều chỉnh giảm nhu cầu trong 2 quý đầu năm 2023, trong khi tăng dự báo nhu cầu cho 2 quý cuối năm, với nhu cầu tại Trung Quốc và các nước không thuộc OECD bù đắp cho sự suy yếu từ các quốc gia khu vực OECD. Trong khi đó, về nguồn cung, tăng trưởng trong sản lượng của các nước ngoài OPEC trong cả năm 2023 và 2024 được dự đoán sẽ bù đắp cho sự sụt giảm khoảng 1,1 triệu thùng/ngày trong sản xuất của Nga. Cán cân cung cầu dưới góc nhìn của EIA vẫn thiên về dư cung trong hầu hết giai đoạn dự báo.
Yếu tố vĩ mô cũng góp phần thúc đẩy lực mua mạnh mẽ trong phiên tối, kéo giá dầu lên vùng cao nhất kể từ đầu tháng 2 sau những nhận định của chủ tịch Fed cho biết dữ liệu lao động bất ngờ mạnh mẽ của Mỹ cho thấy tiến trình thắt chặt tiền tệ cần thời gian để phát huy hoàn toàn hiệu quả. Việc nhấn mạnh tới yếu tố “thời gian” cũng giúp xoa dịu một phần lo ngại trước đó của thị trường, kéo đồng USD hạ nhiệt, và hỗ trợ cho giá dầu.
Rạng sáng nay, báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại giảm 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 3/2, trái với mức dự đoán tăng của thị trường. Tuy nhiên, tồn kho xăng tăng mạnh 5,2 triệu thùng trong khi tồn kho nhiên liệu chưng cất tăng 1,1 triệu thùng, phản ánh nhu cầu vẫn còn yếu, có thể sẽ là yếu tố hạn chế đà tăng của giá dầu.
Chiến lược mua bông kỳ hạn 12/2022 ngày 30/6/2022Hợp đồng bông kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn ICEUS, hôm thứ tư 29/6 mở cửa giá đi ngang đến đầu giờ trưa thì tăng mạnh và đến tối thì tăng kịch trần biên độ 4 cents/ pound và duy trì đến lúc đóng cửa. Giá đóng cửa tại 97.48 cents/ pound, tăng 4.28%. Nến ngày có hình thái mazubozu tăng mạnh không không bóng nến trên cho thấy bên mua bắt đầu chi phối thị trường. Khả năng giá vẫn tiếp tục tăng lên lại vùng kháng cự 100 và cao hơn là 104.
Chờ giá giảm về lại vùng 95-96.3 vào vị thế mua
BUY CTEZ22 95-96.3
STP: 94
TP1: 99
TP2: 102
Xu hướng lúa mỳ 9/2022Lúa mỳ kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn CBOT, ngày thứ tư 29/6 buổi sáng và chiều giá tăng lên mức cao nhất 956, đến buổi tối thì giảm lại lấy đi tất cả nổ lực đẩy giá lên đầu ngày. Giá đóng cửa 930 cents/ giạ, giảm 6 cents (0.64%). Nến ngày có hình thái bearish inverted hammer, có phần bóng trên dài gần gấp đôi thân nến và gần như không có bóng dưới. Giá đã kiểm tra vùng 950 nhưng không vượt qua được, và giảm lại nhưng lực giảm yếu dần vào gần cuối phiên. Giá đóng cửa vẫn cao hơn giá mở cửa của ngày hôm qua. Khả năng giá sẽ tích lực tại vùng 920-930 để tiếp tục đẩy giá lên vùng 950 và cao hơn là 970.
Chờ giá giảm về vùng 920-930 xuất hiện tín hiệu tăng thì mở vị thế mua
BUY ZWAU22 920-930
STP: 910
TP1: 950
TP2: 970
Chiến lược sell lúc mỳ 9/2022*****Lúa mỳ kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn CBOT, ngày thứ năm 23/6 là một phiên giảm điểm. Giá đóng cửa 949’2 cents/ giạ, giảm 39’4 cents (3.99%). Nến ngày có hình thái marubozu giảm gần như không có bóng nến dưới, giá đã phá qua vùng hỗ trợ 958-970 cho thấy lực giảm vẫn đang được duy trì. Khả năng giá vẫn tiếp đà giảm về vùng hỗ trợ 895-905
*****Chờ giá tăng điều chỉnh về vùng 960-970 mở vị thế bán
SELL ZWAU22 960-970
STP: 981
TP1: 930
TP2: 900
Thị trường hàng hóa 18/1 1. Ngô
• Giá Ngô tăng trở lại phiên giao dịch thứ 6. Một phần do nhà đầu tư đóng lệnh chốt lời tránh ngày nghỉ lễ. Báo cáo COT cho thấy quỹ đầu tư giảm vị thế mua Ngô 21,000 hợp đồng.
• Tổ chức IGC tuần trước cũng hạ sản lượng Ngô toàn cầu năm nay hơn 5 triệu tấn xuống còn 1.207 triệu tấn.
Phân tích kỹ thuật:
• Biểu D: Giá chuyển sang xu thế giảm, hiện vẫn chưa có hỗ trợ.
• Dự báo xu hướng trong ngày: ĐI NGANG / GIẢM NHẸ
Kháng cự 1: 595 - 600 Kháng cự 2: 610
Hỗ Trợ 1: 575 - 580 Hỗ trợ 2:
Khuyến nghị:
ĐIỂM VÀO CHỐT LỜI CẮT LỖ
MUA 589.x – 591.x 596.x – 599.x 585
GHI CHÚ Trong ngày, giá lên vùng 595 - 596 có dấu hiệu suy yếu, nhà đầu tư có thể xem xét bán nhanh 2 - 4 giá.
2. Lúa mì
Tình hình thị trường:
• Báo cáo COT trong tuần tính đến ngày 11/01 cho thấy vị thấy bán ròng của khối Quỹ đầu cơ tăng mạnh 40% so với tuần 04/01 trước đó, lên -27,764 hợp đồng.
• IGC dự báo sản lượng Lúa mỳ toàn cầu đạt 781 triệu tấn trong năm tiếp thị 2021/22, tăng 4 triệu tấn so với ước tính trước đó. Dự trữ được ước tính cao hơn 2 triệu tấn, lên 276 triệu tấn.
Phân tích kỹ thuật:
• Biểu D: Giá Lúa mỳ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh, tuy nhiên nến đang liên tục có tín hiệu rút chân lên khi về sát vùng hỗ trợ 1 (cũng có MA200 biểu 1D).
• Dự báo xu hướng trong ngày: ĐIỀU CHỈNH
Kháng cự 1: 750.x – 755.x Kháng cự 2: 770.x – 775.x
Hỗ Trợ 1: 730.x – 735.x Hỗ trợ 2: 710.x – 715.x
Khuyến nghị:
ĐIỂM VÀO CHỐT LỜI CẮT LỖ
BÁN 752.x – 756.x 730.x – 738.x 764.6
MUA 732.x – 736.x 749.x – 754.x 724.4
GHI CHÚ Giá vượt 747 nhà đầu tư cân nhắc mua nhanh, TP1: 3 – 7 giá.
3. Dầu đậu tương
• Báo cáo COT trong tuần 11/01 cho thấy khối Quỹ đầu cơ đã gia tăng 5% vị thế mua ròng đối với Dầu đậu tương, đưa tổng vị thế ròng lên dương mua 55,907 hợp đồng.
• Trước báo cáo Nghiền NOPA, ước tính trung bình 185 triệu giạ Đậu tương được chế biến trong tháng 12. Dự trữ Dầu đậu tương ước tính đạt 1.892 tỷ Ibs.
Phân tích kỹ thuật:
• Biểu D: Giá Dầu đậu tương vẫn tiếp tục đi ngang giữa 2 biên 57.5x – 59.5x.
• Dự báo xu hướng trong ngày: ĐIỀU CHỈNH
Kháng cự 1: 59.2x – 59.5x Kháng cự 2: 61.2x – 61.5x
Hỗ Trợ 1: 57.0x – 57.3x Hỗ trợ 2: 55.0x – 55.3x
Khuyến nghị:
ĐIỂM VÀO CHỐT LỜI CẮT LỖ
BÁN 59.2x – 59.6x 57.5x – 58.1x 60.1
MUA 57.3x – 57.7x 58.8x – 59.4x 56.8
GHI CHÚ Nếu giá tăng mạnh vượt 58.8 nhà đầu tư cân nhắc kết hợp các tín hiệu nến để mua lướt lên, TP1: 15 – 40 pips.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2022 đóng cửa giảm 0,36 US cent xuống 19,29 US cent/lb sau khi giảm xuống mức thấp nhất một tuần tại 19,34 US cent/lb.
Các đại lý cho biết mưa tại khu vực trung nam Brazil làm tăng triển vọng vụ mía năm tới trong khi triển vọng tại một vài quốc gia khác như Ấn Độ và Thái Lan cũng đang cải thiện. Biến chủng Omicron có thể cũng hạn chế tăng trưởng nhu cầu trong những tháng tới. Đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 giảm 7,7 USD xuống 503,2 USD/tấn.
Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong ngày 14/12 đã ra phán quyết có lợi cho Brazil, Australia và Guatemala trong tranh chấp thương mại với Ấn Độ về trợ cấp đường và yêu cầu New Delhi tuân thủ các quy định toàn cầu. Ấn Độ có thể bán hơn 6 triệu tấn đường ra thế giới trong năm nay, WTO phán quyết rằng Ấn Độ đã vi phạm các quy định bằng cách cung cấp trợ cấp xuất khẩu có lẽ ảnh hưởng tới doanh số bán ra nước ngoài.
#Nguyên_liệu_công_nghiệp, #Đường, #QW, #SB
Đường mn canh bán xuống
Thị trường hàng hóa trước lễ Giáng sinh sẽ thế nào? 1. Một tuần bận rộn của thị trường vừa qua đi với nhiều chỉ số lạm phát quan trọng được công bố, các cuộc họp chính sách cũng đã diễn ra và những quyết sách đã phù hợp với kì vọng của thị trường. Mọi ánh mắt của giới đầu tư tuần qua đều đổ dồn về nước Mỹ, khi cuộc họp FOMC diễn ra cùng với đó là các thông tin về doanh số bán lẻ, chỉ số giá sản xuất được công bố. Tình hình lạm phát đã nóng, FED đã thừa nhận điều này đã vượt khỏi kế hoạch của họ và Cục dự trữ liên bang sẽ phải thắt chặt đồng bạc xanh. Tiếp theo FED thì ngân hàng trung ương Anh BOE cũng đã phải tăng lãi suất bất ngờ trong cuộc họp của mình, phản ánh 1 thị trường siêu lạm phát đang diễn ra. Giá vàng đã quay trở lại trên mốc 1800$ sau cuộc họp FOMC tuy nhiên đà tăng bị chững lại trong phiên cuối tuần. Kết thúc tuần vừa rồi ở mức 1798$/oz, vàng đã tăng khoảng 15$ so với đầu tuần. Mức tăng của vàng chưa được đánh giá cao khi nó chỉ mang tính là 1 nhịp hồi điều chỉnh khi cuộc họp của FED mang đến những tín hiệu phù hợp với kì vọng, không có những quyết sách thắt chặt mang tính đột phá, có lẽ là bởi bất ngờ mang tên Omicron của đại dịch Covid 19. Chủ tịch FED cũng đã nói rằng chưa thể đánh giá hết sức nguy hiểm của biến chủng này vì vậy đây vẫn còn là 1 ẩn số với nền kinh tế thế giới. Từ giờ tới hết năm 2021 sẽ không có nhiều tin tức quan trọng, và thế giới cũng sẽ đi vào những dịp nghỉ lễ lớn trong năm cũng như dòng tiền sẽ được chốt lời để tái cơ cấu, vì vậy khoảng thời gian còn lại của tháng 12 các nhà đầu tư nên bám theo sát diễn biến kỹ thuật.
2. Biểu đồ kỹ thuật của vàng
- Vàng quay trở lại mức cao nhất trong vòng 1 tháng sau khoảng thời gian đi ngang ở mức quanh 1815, tuy nhiên đà tăng bị mất đà ở khu vực này. Đóng cửa ngày thứ 6 cây nến pinbar đuôi trên dài cho thấy phe bán đang giữ vị thế của họ rất tốt ở đây, vì vậy có thể chờ 1 pha retest của vàng để tiếp tục canh bán xuống ở vùng này. Trường hợp vàng tăng, cần chờ qua 1820 mới nên mua vào. Với việc thiếu yếu tố về tin tức, nhiều khả năng kim loại quý vẫn sẽ tiếp tục đi ngang trong giai đoạn này.
=> Khuyến nghị: Canh bán 1807-1810 sl 1817 tp 1785
3. Dầu
- Dầu thô đã hồi phục từ vùng đáy 6 tháng và quay trở lại mức quanh 73$/thùng, tuy nhiên cũng giống như vàng thì mặt hàng này cũng không thể bứt lên. Những nỗ lực giảm phát của các nền kinh tế thế giới sẽ còn tạo áp lực lên giá dầu vì vậy giá sẽ quay trở lại mức quan 65$ trong thời gian tới.
LÚA MÌ-ZWAH22: 16-12-21. 16-12-21. LÚA MÌ-ZWAH22: lúa mì giảm mạnh về bán thương mại và kỹ thuật, cùng với việc đồng đô la tăng cao hơn trong phiên. Tuy nhiên, trong khi USDA đã nâng ước tính nguồn cung cuối kỳ trong nước và toàn cầu vào tuần trước, chúng được dự báo ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm chỉ trong nửa điểm của năm tiếp thị 2021/22 PTKT: Lúa mì đã gãy trend tăng và đâm lủng vùng hỗ trợ 770-777. Dự kiến lúa mì hình thành xu hướng giảm điều chỉnh trong thời gian tới. CHIẾN LƯỢC: Canh BÁN.
Thị trường tuần mới: Tâm điểm FOMC và doanh số bán lẻ của Mỹ 1. Tin tức cơ bản
- Sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua chính là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ, khi con số này tiếp tục ghi nhận mức tăng phù hợp với kì vọng của thị trường và nó không đem lại nhiều bất ngờ. Đô la Mỹ tiếp tục đi ngang và kim loại quý cũng vậy. Sau khi chủ tịch FED chuyển hướng cách nhìn với lạm phát giúp cho đồng bạc xanh tăng mạnh trong tháng trước thì giới đầu tư tiếp tục sẽ nhìn vào cuộc họp tháng 12 này.
- Những tin tức về lạm phát và cuộc họp FOMC sẽ là tâm điểm trong tuần tới. Một tuần đầy có thể nhiều sóng cho giới trader khi liên tục những chỉ số PPI, doanh số bản lẻ và tiếp sau đó là cuộc họp FOMC như thường lệ sẽ diễn ra trong rạng sáng thứ 5. Kì vọng lần này của thị trường sẽ là việc tốc độ cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng, khi nhiều chuyên gia cho rằng cần phải cắt giảm hơn nữa trong tháng 1. Sẽ còn nhiều khó lường bởi đây là thời điểm cuối năm, các tin tức và yếu tố chốt lời sẽ nhiều vì vậy thị trường biến động cực kì khó lường, các trader nên giảm bớt khối lượng và vị thế.
- Về thị trường năng lượng, sau cuộc họp OPEC và OPEC+ thì giá dầu đã hồi phục khi nhu cầu dự kiến sẽ được tăng mạnh trong năm mới. Các tin tức về biến chủng mới Omicron đã không còn đem lại nhiều tâm lí rủi ro, khi các nhà sản xuất vaccine cùng chuyên gia y tế đã nói về cách khắc phục. Nguồn cung dầu sẽ được gia tăng nếu như Mỹ cùng Iran thỏa thuận được những vấn đề liên quan đến hạt nhân và những lệnh trùng phạt lên quốc gia hồi giáo kia được cắt giảm. Khoảng 400.000 thùng dầu mỗi ngày sẽ được cung cấp cho thị trường và giúp cho nguồn cung ổn định hơn.
2. Thị trường Vàng
- Kim loại quý màu vàng gần đây không có nhiều điều đáng nói, khi giá biến động trong biên độ từ quanh 1765 tới quanh 1790. Thị trường đi ngang sau đợt giảm mạnh và tiếp tục chờ đợi những tin tức cực kì quan trọng trong tuần tới. Nếu như đồng đô tiếp tục được thắt chặt, vàng sẽ tiếp tục giảm khi mối lo của biến chủng covid đã không còn nhiều áp lực. Nếu phe bán phá vỡ mốc 1760, vàng sẽ giảm về 1730. Trong trường hợp FED gây thất vọng, vàng sẽ quay lại vùng giá trên 1800.
=> Chờ đợi Vàng phá vỡ vùng đi ngang
3. Dầu thô
- Dầu thô đã tăng đúng kịch bản trong tuần vừa rồi, các trader cũng đã có lợi nhuận rất tốt từ kèo này. Hiện tại dầu thô đang ở vùng tranh chấp khi có hợp lưu của trendline giảm và kháng cự 73$. Chưa có tín hiệu rõ ràng cho sự giảm giá tiếp tục của dầu vì vậy cần chờ đợi thêm những dấu hiệu cụ thể. Cây nến giảm marubozu đã xuất hiện tuy nhiên phe mua đã kịp lấy lại vị thế trong phiên cuối tuần. Nếu giá phá vỡ qua 70$ có thể bán theo thị trường, ngược lại vượt lên trên 73$ thì chờ điểm mua vào.
4. Nông sản: Ngô
- Ngô đang ở kháng cự trong nửa năm nay và có tín hiệu phân kì trên RSI, vì vậy khuyến nghị bán với loại nông sản này.
Chúc mọi người 1 tuần mới nhiều lợi nhuận!