Tiếp tục triển vọng tăng, USD/JPY có thể đạt mức của năm 1987Khi Ngân hàng Nhật Bản điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) vào thứ Ba (31 tháng 10) ít hơn kỳ vọng, đồng yên đã giảm mạnh xuống dưới mốc 151 so với đồng Dollar Mỹ.
Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ hay thực hiện các biện pháp khác hay không, Masato Kand, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề ngoại hối, nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Chúng tôi đã chuẩn bị”.
Kanda nói thêm: "Nhưng tôi không thể nói chúng tôi sẽ làm gì hoặc khi nào chúng tôi sẽ làm điều đó. Chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá và phán xét tổng thể trong tình trạng khẩn cấp."
Ngân hàng Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách YCC của mình vào thứ Ba để tiếp tục nới lỏng sự kiểm soát đối với lợi suất dài hạn, thực hiện một bước nhỏ khác nhằm loại bỏ chính sách kích thích tiền tệ gây tranh cãi trong thập kỷ qua.
Ngân hàng Nhật Bản cho biết họ sẽ giữ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 0% dưới sự kiểm soát của đường cong lợi suất, nhưng xác định lại 1,0% là "mức trần" lỏng lẻo thay vì giới hạn trên nghiêm ngặt.
Do Ngân hàng Nhật Bản không thể thắt chặt đáng kể chính sách tiền tệ như dự kiến, tỷ giá USD/JPY đã tăng lên mức cao 151,709 vào thứ Ba.
Đồng Yên đã giảm 1,7% so với đồng Dollar Mỹ vào thứ Ba xuống còn 151,68 yên mỗi Dollar Mỹ, mức thấp nhất trong một năm và là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ cuối tháng Tư.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, FX:USDJPY đã tiếp tục duy trì cấu trúc tăng giá như đã lưu ý với bạn đọc trong xuất bản số ra hồi đầu tuần và nếu tiếp tục giữ trên kênh giá (b) và phá vỡ mức 151.958 nó sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Một khi mức 151.958 bị phá vỡ trên, điều này sẽ mở ra triển vọng tăng giá với mục tiêu tiếp theo có thể đạt đến mức đỉnh của năm 1987, mức giá 153.644.
Về mặt kỹ thuật thì USD/JPY cũng đang có đầy đủ các yếu tố cần thiết ủng hộ tăng giá như hoạt động giá duy trì trên EMA21, ở trên cạnh trên của kênh giá (b) và RSI chưa đạt được quá mua.
Vì vậy, trong thời gian tới USD/JPY sẽ tiếp tục triển vọng là tăng giá với các vị trí kỹ thuật được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 150.767 – 150
Kháng cự: 151.958
@BestSC
Jpy
USD/JPY ổn định, thị trường tập trung vào FED và BOJUSD/JPY FX:USDJPY được giao dịch khá ổn định trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21) khi thị trường sẽ tập trung vào những sự kiện quan trọng của cặp tỷ giá này trong tuần này.
Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong tuần này và dữ liệu lạm phát của Nhật Bản cao hơn dự kiến, làm dấy lên kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ chuyển đổi chính sách vốn dĩ là cực kỳ lỏng lẻo.
Vào thứ Ba, Ngân hàng Nhật Bản sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ được nhiều người mong đợi, đồng thời Ngân hàng Nhật Bản cũng đưa ra dự báo lạm phát mới nhất.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ nâng dự báo, buộc hội đồng quản trị phải từ bỏ quan điểm chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.
Dữ liệu lạm phát gần đây ở Tokyo phù hợp với kỳ vọng về việc điều chỉnh tăng dự báo lạm phát và suy đoán trước quyết định lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản và cuộc họp báo có thể ảnh hưởng đến sự quan tâm của người mua đối với đồng yên.
Tuy nhiên, không có chỉ số kinh tế nào từ Nhật Bản ảnh hưởng đến đồng yên vào hôm nay (thứ hai, ngày 30 tháng 10). Việc thiếu các chỉ số kinh tế cũng sẽ khiến USD/JPY tiếp tục chịu ảnh hưởng với các cập nhật tin tức ở Trung Đông, với việc lực lượng dân quân Iran liên tục tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ vào cuối tuần và Israel bất ngờ mở rộng chiến tranh trên bộ.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang cố gắng duy trì trên mức EMA21, mức hỗ trợ quan trọng mà nếu USD/JPY không thể phá vỡ dưới mức này thì mọi kỳ vọng điều chỉnh giảm sẽ trở nên khó khăn, hạn chế về mặt kỹ thuật.
Mặt khác, nếu USD/JPY di chuyển được xuống dưới mức EMA21 nó sẽ mở ra triển vọng giảm điều chỉnh đáng kể với mức mục tiêu vào khoảng 148.415 trong ngắn hạn.
Tạm thời, USD/JPY chưa có điều kiện kỹ thuật nào đáng tin cậy cho triển vọng giảm giá mà thay vào đó có nhiều khả năng tăng giá hơn với hỗ trợ gần nhất từ EMA21 và một khi USD/JPY di chuyển trở lại lên trên mức 150 nó sẽ là tín hiệu tích cực cho triển vọng tăng trong thời gian tới.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 149.425 – 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Thử thách điểm tâm lý, USD/JPY dần di chuyển lên trên mức 150Thị trường vẫn cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của chính quyền Nhật Bản. Khi lãi suất toàn cầu tăng lên, áp lực ngày càng lớn lên Ngân hàng Nhật Bản trong việc thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu.
Có nhiều thông tin trên nhiều mặt báo lớn cho biết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang thảo luận về khả năng tăng trần lãi suất hiện tại được thiết lập cho 3 tháng, trước trước cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Nếu điều đó không xảy ra, USD/JPY có thể sẽ sớm hoàn toàn lên trên 150. Hướng đi của USD/JPY trong giai đoạn tiếp theo dường như đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản vào tuần tới.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đàng dần di chuyển lên trên mức 150 với xu hướng tăng ngắn (b) và duy trì trên mức trug bình động 21 ngày (EMA21), đây là các hỗ trợ gần nhất gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước đối với USD/JPY.
Hiện tại, có khá ít áp lực kỹ thuật phía trước đối với USD/JPY mà một khi hoàn toàn phá vỡ được điểm tâm lỹ 150 nó có triển vọng tiếp tục hướng đến mức 151.958 trong ngắn hạn.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên là một tín hiệu củng cố cho triển vọng tăng giá đối với cặp tỷ giá này.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động trên mức EMA21 thì triển vọng trong ngắn hạn vẫn là tăng giá và các đợt giảm chỉ là điều chỉnh mà không làm thay đổi xu hướng.
Các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 150 – 149.434 – 148.415
Kháng cự: 151.958
@BestSC
USD/JPY lại áp sát mức 150, triển vọng tăng vững chắcBộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết hôm thứ Sáu rằng điều quan trọng là thị trường ngoại hối phải duy trì ổn định để phản ánh các nguyên tắc cơ bản.
Bài phát biểu của ông một lần nữa khơi dậy sự cảnh giác của thị trường về các trường hợp can thiệp. Bởi vì vào ngày 3 tháng 10, tỷ giá đồng yên từng giảm xuống 150,16 yên đổi 1 Dollar Mỹ, sau đó nhanh chóng tăng trở lại mức 147,43, làm dấy lên đồn đoán Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng yên.
Vào ngày 4 tháng 10, các quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên chiến lược khiến các nhà đầu tư phải suy đoán và từ chối làm rõ liệu họ có can thiệp hay không.
Báo cáo của Nikkei cho biết khi lãi suất dài hạn ở Nhật Bản tăng song song với lãi suất ở Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về khả năng điều chỉnh lại cài đặt kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Do đó, cuộc họp chính sách của Ngân hàng Nhật Bản sắp diễn ra vào ngày 30-31/10 sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Nếu bất kỳ tin tức nào về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ được tiết lộ tại cuộc họp, nó có thể kích thích tỷ giá USD/JPY biến động mạnh.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục mạnh hơn và hoạt động với đường xu hướng tăng tăng ngắn (b) gửi đến bạn đọc trước đó.
Thêm một lần nữa USD/JPY kiểm tra mức 150 và nếu USD/JPY phá vỡ và giữ được trên mức kỹ thuật này nó sẽ củng cố triển vọng tăng giá với mục tiêu sau đó là mức 151.958.
USD/JPY có nhiều yếu tố kỹ thuật ủng hộ triển vọng tăng với hoạt động giá phía trên mức EMA21, đường xu hướng (b), sẽ là chắc chắn hơn nữa nếu nó phá vỡ mức 150.
Trong khi đó, trường hợp giảm giá chỉ có thể xảy ra khi mức 148.415 bị phá vỡ dưới và sau đó mức mục tiêu được chú ý tại Fibonacci 0.786%, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp giảm giá này xảy ra thì nó vẫn chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY tiếp tục là tăng giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 149 – 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
CPI của Anh không thay đổi, GBP/USD có nhiều khả năng giảm hơnMặc dù một số dữ liệu về thị trường lao động, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp, bị hoãn lại cho đến tuần sau, nhưng mức tăng lương cố định của người lao động Anh đã chậm lại so với mức cao kỷ lục trước đó và số lượng việc làm còn trống giảm, khiến số lượng người lao động Anh giảm trong 3 tháng tính đến cuối tháng 8. Sự sụt giảm trong tăng trưởng tiền lương làm giảm bớt lo ngại về một đợt tăng lãi suất khác có thể xảy ra trong tương lai gần.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh cũng đã được công bố vào thứ Tư, Dữ liệu CPI cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Anh tháng 9 so với cùng kỳ hàng nâm ở mức 6.7% bằng với kỳ trước, điều này không làm tăng thêm khả năng dự kiến Ngân hàng Anh sẽ chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất. Như vậy, đồng bảng Anh vẫn có thể tiếp tục ổn định trong ngắn hạn.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang hình thành một kênh giá tăng (b) trong ngắn hạn, tuy nhiên thì nó vẫn đang ổn định phía dưới mức EMA21 và xu hướng giảm chính (a) vì vậy đà tăng của kênh giá mới hình thành sẽ bị hạn chế và các đợt giảm cũng có nhiều vị trí để xảy ra.
Trong ngắn hạn, với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hướng lên từ khu vực quá bán nhưng độ dốc vừa phải không cho thấy một động lực tăng đáng kể. Trong khi đó, trường hợp giảm giá sẽ tiếp tục tiếp dễn một khi mức Fibonacci thoái lui 0.786% bị phá vỡ với mục tiêu sau đó vào khoảng 1.20000 cũng là mục tiêu giảm giá kể từ tuần trước trong các xuất bản gửi đến bạn đọc trước đó.
Các mức hỗ trợ đối với GBP/USD trong thời điểm hiện tại khá mong manh với cạnh dưới của kênh giá (b) và mức Fibonacci thoái lui 0.786%; đồng thời các mức kháng cự lại nhiều hơn với EMA21, kháng cự ngang 1.22698, xu hướng giảm (a) và mức Fibonacci 0.618%.
Triển vọng của GBP/USD là giảm giá trong trung hạn mặc dù các đợt phục hồi ngắn vẫn có cơ hội xảy ra, và các vị trí kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.22056 – 1.20886
Kháng cự: 1.22065 – 1.22698 – 1.23139
@BestSC
Khả năng can thiệp của BOJ bị làm mờ, USD/JPY áp sát mức 150Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shuni Suzuki hôm thứ Sáu tuần trước cho biết ông đã nói với các đối tác G20 rằng Nhật Bản có thể cần phải thực hiện “hành động thích hợp” trên thị trường tiền tệ vì việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm biến động tỷ giá hối đoái.
Rủi ro can thiệp rõ ràng đang gia tăng, điều này hạn chế xu hướng tăng của USD/JPY. Nhưng trong phiên giao dịch sớm ở châu Á vào thứ Sáu, Thành viên hội đồng Asahi Noguchi đã hạ nhiệt các vụ cá cược trong sự kiện thiên nga đen rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ chuyển sang chính sách siêu lỏng lẻo, đồng thời đề nghị Nhật Bản phải duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo để mở đường cho lạm phát vĩnh viễn, đồng thời nhấn mạnh rằng nước này không thể lạc quan về việc thúc đẩy tăng trưởng tiền lương.
Hy vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ từ bỏ lãi suất âm đã suy yếu vào tuần trước. Điều này cũng giải thích tại sao giao dịch mua dài hạn USD/JPY không muốn giảm xuống.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục kiểm tra mức kháng cự 150, mức kỹ thuật đã tạo ra đợt giảm giá đáng kể trước đó, mặc dù có những phản ứng nhưng nó không đáng kể mà thay vào đó USD/JPY đang có triển vọng khá tốt cho một chu kỳ tăng giá mới.
Một khi mức kháng cự 150 bị phá vỡ, USD/JPY sẽ có cơ hội mở ra một chu kỳ tăng giá mới với mục tiêu có thể đạt đến 151.958 trong ngắn hạn.
USD/JPY cũng có những điều kiện kỹ thuật ủng hộ tăng giá để củng cố triển vọng tăng như duy trì hoạt động trên mức EMA21, một xu hướng tăng trong ngắn hạn (b) được hình thành hợp lưu với hỗ trợ ngang 148.415.
Triển vọng tăng của USD/JPY được chú ý với các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Hợp lưu hỗ trợ, USD/JPY có nhiều điều kiện tăng hơn là giảm giáCác quan chức chủ chốt của Cục Dự trữ Liên bang đã có những bài phát biểu ôn hòa, làm giảm lợi suất trái phiếu Mỹ và khiến đồng yên Nhật tăng giá trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nó đã không giữ được mức tăng và khiến USD/JPY tăng trở lại, thúc đẩy bởi hoạt động bán khống đồng Yên Nhật.
Cùng trong ngày thứ Ba, Kyodo News đưa tin rằng Ngân hàng Nhật Bản đang xem xét nâng dự báo lạm phát tiêu dùng cốt lõi trong năm nay. Điều này khiến các nhà đầu tư suy đoán rằng Ngân hàng Nhật Bản được cho là sẽ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm.
Tuy nhiên, trong môi trường hiện tại, biến động của đồng yên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi những biến động tiếp theo của lợi suất trái phiếu Mỹ. Nếu việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ dừng đợt tăng lãi suất này dần dần trở nên rõ ràng và lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu tiếp tục giảm, thì áp lực chính đối với đồng yên được sẽ được dỡ bỏ và đồng yên có thể được kỳ vọng sẽ đảo ngược xu hướng giảm gần đây, cùng với đó USD/JPY sẽ có khả năng giảm giá dài hạn hơn.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang dần tăng trở lại sau khi kiểm tra mức EMA21 mà mức này đã được chú ý với bạn đọc trong xuất bản số trước về USD/JPY rằng nó kết hợp với mức hỗ trợ ngang 148.415 sẽ tạo thành hợp lưu hỗ trợ mà nếu không thể phá vỡ dưới mức này USD/JPY sẽ không đủ điều kiện để giảm giá thêm nữa.
Để giảm giá nhiều hơn với mục tiêu là mức Fibonacci thoái lui 0.786% thì ít nhất USD/JPY cần phải phá vỡ dưới mức hợp lưu hỗ trợ nói trên.
USD/JPY đang hoạt động giá đường xu hướng giảm trong ngắn hạn (b), và một khi đường xu hướng ngắn hạn này bị phá vỡ trên USD/JPY sẽ tiếp tục có triển vọng tăng với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 150.
Triển vọng kỹ thuật của USD/JPY đang ủng hộ cho việc tăng giá nhiều hơn trong khi điều kiện giảm giá là không rõ ràng, và các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 149 – 150
@BestSC
Trước dữ liệu NFP, USD/JPY giữ hoạt động trên EMA21Dữ liệu vĩ mô của Nhật Bản đang tạo ra những điều chỉnh giảm đối với tỷ giá USD/JPY, nhưng sự khách biệt về chính sách tiền tệ vẫn sẽ là tâm điểm chú ý và yếu tố định hình xu hướng chính đối với cặp tỷ giá này. Trong ngày thị trường USD/JPY cũng sẽ tập trung vào dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP).
Tiền lương của người Nhật đã giảm 17 tháng liên tiếp tính đến trong tháng 8, chi tiêu hộ gia đình giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước và ở mức âm trong 6 tháng liên tiếp, điều này càng làm tăng khả năng Ngân hàng Nhật Bản sẽ chuyển từ siêu nới lỏng sang thắt chặt, có nghĩa là sự kiện “thiên nga đen” vẫn sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Mặc dù sự khác biệt về chính sách tiền tệ vẫn có lợi cho đồng Dollar Mỹ, nhưng dữ liệu của Nhật Bản trước khi công bố báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) sẽ hỗ trợ đồng yên trong ngắn hạn.
Theo cuộc khảo sát hộ gia đình tháng 8 do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố vào ngày 6, chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình có trên hai người là 293.161 yên mỗi hộ, giảm thực tế 2,5% so với cùng kỳ tháng năm ngoái và đã giảm âm tính 6 tháng liên tiếp.
Tiền lương thực tế ở Nhật Bản đã giảm tháng thứ 17 liên tiếp tính đến tháng 8 do giá cả tăng tiếp tục vượt xa tốc độ tăng lương. Ngân hàng Nhật Bản nhấn mạnh rằng việc tăng lương bền vững là điều kiện tiên quyết để quyết định liệu có nên rút lại chính sách kích thích tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo hay không và bằng cách nào.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda và các thành viên hội đồng quản trị gần đây đã thảo luận về sự cần thiết phải tránh xa lãi suất âm, lưu ý rằng BOJ sẽ cần thấy mức tăng lương nhanh hơn để thúc đẩy lạm phát do nhu cầu nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi khỏi lãi suất âm.
Dữ liệu tốt hơn mong đợi có thể thúc đẩy đặt cược vào sự thay đổi trong ngắn hạn trong hướng dẫn dự kiến, điều này sẽ có lợi cho đồng yên. Với tiền lương và chi tiêu hộ gia đình đang là tâm điểm, các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi phản ứng của Ngân hàng Nhật Bản đối với báo cáo này.
Cuối ngày hôm nay, báo cáo việc làm của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed, với báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi của Hoa Kỳ có thể sẽ thúc đẩy đặt cược vào lộ trình lãi suất diều hâu hơn của Fed.
Các nhà kinh tế kỳ vọng thu nhập trung bình mỗi giờ sẽ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 3,8% xuống 3,7%.
Phân tích triển vọng kỹ thuật FX:USDJPY
Mặc dù USD/JPY đã giảm điều chỉnh trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung mức giảm từ điểm kháng cự quan trọng chú ý với bạn đọc trong các xuất bản số ra trước mức 150 vẫn không tạo ra điều chỉnh giảm đáng kể. USD/JPY vẫn giữ trên mức EMA21 và mức hỗ trợ ngang 148.415, về góc nhìn giảm giá thì miễn là USD/JPY không thể di chuyển xuống dưới các mức kỹ thuật được coi là hỗ trợ gần nhất này thì nó không đủ điều kiện để điều chỉnh giảm nhiều hơn nữa.
Nếu USD/JPY giảm xuống được dưới mức EMA21 nó mới có triển vọng điều chỉnh giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu ban đầu là kiểm tra lại mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Mặt khác, việc duy trì trên EMA21 mở ra triển vọng tăng đối với USD/JPY với mục tiêu ban đầu là kiểm tra lại mức 150.
Ở bức tranh kỹ thuật tổng thể thì USD/JPY đang có triển vọng tích cực khi ở trên EMA21 và các mức kỹ thuật đáng chú ý được tổng kết như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Triển vọng USD/JPY vẫn tích cực khi có ít động thái từ BOJTỷ giá FX:USDJPY tăng lên 149,77, thiết lập mức cao mới kể từ cuối tháng 10/2022 và tiến gần mốc 150, được coi là điểm quan trọng để Nhật Bản can thiệp.
Tóm tắt ý kiến của Ngân hàng Nhật Bản cho thấy việc chấm dứt lãi suất âm cực kỳ lỏng lẻo và sự kiện "thiên nga đen" chuyển sang thắt chặt phải gắn liền với việc đạt được thành công mục tiêu lạm phát 2%.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết ông không lo lắng về chi phí của việc loại bỏ dần các biện pháp kích thích trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng ông sẽ loại bỏ kế hoạch kích thích mạnh mẽ của người tiền nhiệm Haruhiko Kuroda.
Ueda cho biết Ngân hàng Nhật Bản phải duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo cho đến khi lạm phát do chi phí gần đây chuyển thành tăng giá do nhu cầu trong nước mạnh mẽ và tiền lương tăng.
Nhưng ông cũng nói rằng khi Ngân hàng Nhật Bản đạt được mục tiêu giá một cách nhất quán và ổn định, họ sẽ xem xét rút lui.
Trong ngắn hạn, sự phân kỳ chính sách tiền tệ vẫn có lợi cho đồng Dollar Mỹ. Dữ liệu niềm tin người tiêu dùng yếu ở Nhật Bản ủng hộ lập trường chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của Ngân hàng Nhật Bản.
Tuần trước, xác suất Fed tăng lãi suất trong tháng 11 đã giảm từ 27,5% xuống 18,3%. Tuy nhiên, sự không chắc chắn vẫn còn trong tháng 12. Theo dữ liệu từ công cụ Fed Watch của CME, xác suất Fed tăng lãi suất trong tháng 12 là 31,4%, giảm so với mức 36,7% một tuần trước.
Tâm lý đối với chính sách tiền tệ của Fed có thể thay đổi đáng kể trong tuần này, với dữ liệu PMI phi sản xuất ISM hôm thứ Tư và báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu có tác động.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, FX:USDJPY đang hướng đến mức mục tiêu đánh dấu với bạn đọc trong xuất bản số ra trước tại điểm 150 sau khi nó điều chỉnh nhẹ kiểm tra cạnh dưới của kênh giá tăng (a).
Như đã lưu ý trước đó thì về mặt kỹ thuật USD/JPY đang đạt được đầy đủ các yếu tố hỗ trợ tăng giá như xu hướng chính với kênh giá (a), hoạt động giá giữ trên mức EMA21 và Chỉ số sức mạnh tương đối hướng lên áp sát mức quá mua.
Trong trường hợp mức tăng giá mục tiêu 150 bị phá vỡ USD/JPY có triển vọng tăng nhiều hơn nữa với mục tiêu sau đó vào khoảng 151.958.
Trong khi đó, khả năng điều chỉnh giảm là rất khó khăn khi ít nhất nó cần phá vỡ dưới kênh giá (a), ngay cả như vậy mức giảm giá có thể vẫn bị hạn chế bởi mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Nhìn chung triển vọng kỹ thuật của USD/JPY là tăng giá với các mức giá đáng chú ý sau đây.
Hỗ trợ: 148.415 – 146.667
Kháng cự: 150 – 151.958
@BestSC
Áp sát mức 150, USD/JPY điều chỉnh nhưng không đổi xu hướngBiên bản cuộc họp tháng 7 của Ngân hàng Nhật Bản công bố hôm thứ Tư cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã đồng ý về sự cần thiết phải duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo nhưng lại bị chia rẽ về việc ngân hàng trung ương có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm nhanh đến mức nào.
Biên bản cuộc họp không làm thay đổi xu hướng mất giá của đồng Yên và cặp tiền USD/JPY hiện tại thường cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi của lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn, đặc biệt là lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm. Đây cũng là yếu tố chính thúc đẩy xu hướng hiện tại của USD/JPY.
Chừng nào lợi suất trái phiếu của hai nước còn tiếp tục mở rộng, ngay cả khi chính phủ Nhật Bản can thiệp, miễn là thái độ và cường độ can thiệp không lớn, nó sẽ không thể kiềm chế được đà tăng giá hiện tại của đồng Dollar.
Hiện tại, tỷ giá FX:USDJPY đang có một số điều chỉnh nhỏ về mặt kỹ thuật sau khi áp sát mức 150, và đây cũng là mức mà Ngân hàng Nhật Bản đã cảnh báo trước đó vì vậy đối với những vị thế mở mua nên tránh xa mức này bởi các hành động can thiệp dù là nhỏ của Ngân hàng Nhật Bản cũng có thể tạo ra những điều chỉnh rất đáng kể trên USD/JPY.
Tuy vậy, về mặt kỹ thuật thì USD/JPY vẫn có triển vọng là tăng giá với kênh giá (a) làm xu hướng chính và một khu mức 150 bị phá vỡ trên USD/JPY có triển vọng tăng nhiều hơn với mục tiêu sau đó là mức 151.958.
Miễn là USD/JPY vẫn giữ trên mức trung bình động EMA21 thì các đợt giảm giá chỉ nên được coi là điều chỉnh kỹ thuật trong ngắn hạn, và mức EMA21 được coi là phá vỡ dưới khi USD/JPY đưa hoạt động giá xuống dưới Fibonacci thoái lui 0.786%.
Triển vọng tăng giá của USD/JPY được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
USDJPY Ngắn? Can thiệp BoJ Và Rủi Ro Đóng Cửa CHÍNH PHỦ HOA KỲUSDJPY Ngắn? Can thiệp BoJ Và Rủi Ro Đóng Cửa CHÍNH PHỦ HOA KỲ
Vào thứ hai, đồng đô la USDJPY đạt đỉnh 11 tháng, một động thái được kích hoạt bởi Tín hiệu Gần đây của Cục Dự trữ Liên bang về việc tăng lãi suất tiềm năng khác và ý định duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.
Sau đó, (trái với kỳ vọng) đồng yên phải đối mặt với áp lực Khi Ngân hàng Nhật bản, vào thứ sáu tuần trước, quyết định duy trì lãi suất cực thấp và cam kết hỗ trợ nền kinh tế cho đến khi lạm phát bền vững đạt mục tiêu 2%. Quyết định này chỉ ra rằng ngân hàng trung ương không vội vàng loại bỏ chương trình kích thích mở rộng của mình. Các nhà giao dịch đã tìm kiếm một số gợi ý về thời Điểm BoJ sẽ bắt đầu quay trở lại hỗ trợ của mình. Suy nghĩ mơ mộng, tôi đoán vậy.
Đồng yên Nhật hiện đang dao động gần mốc 150, một mức độ mà một số nhà giao dịch cho là rất quan trọng để thúc đẩy sự can thiệp của chính quyền Nhật bản, tương tự như các hành động được thực hiện vào năm ngoái.
NHƯNG LIỆU USDJPY thậm chí có thể đạt 150 với khả năng MỸ ngừng hoạt động?
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, hàng trăm nghìn công nhân CHÍNH phủ hoa kỳ phải đối mặt với việc nghỉ việc nếu Quốc hội không thông qua dự luật tài trợ. Ngôi nhà được thiết lập để triệu tập lại sau giờ giải lao tuần trước, nhằm tiếp tục đàm phán ngân sách.
Nếu chính phủ liên bang đóng cửa, việc công bố dữ liệu kinh tế QUAN trọng của HOA kỳ, chẳng hạn như việc làm và báo cáo lạm phát quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và thương nhân, cũng sẽ bị đình chỉ vô thời hạn.
Vì vậy, có lẽ rủi ro nhược điểm luôn hiện diện ngay cả khi không có mối đe dọa can thiệp Của BoJ? 145.164 là sự hỗ trợ ngay lập tức có thể rơi xuống gấu. 138.312 là mục tiêu tiếp theo, nhưng việc chính phủ mỹ đóng cửa có thể buộc giá xuống mức này trong một ngày như một sự can thiệp có thể? Có lẽ mức độ này là một rủi ro trung hạn chứ không phải là ngắn hạn?
USD/JPY đạt mức cao nhất trong 10 tháng, triển vọng tích cực OANDA:USDJPY đạt mức cao mới trong hơn 10 tháng ở phiên giao dịch châu Á vào thứ Hai lên 148,47. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ công bố những điểm chính của kế hoạch kích thích kinh tế trong tuần này, điều này có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát, qua đó củng cố Ngân hàng Nhật Bản trong việc chấm dứt lãi suất âm, điều này sẽ mang lại lợi ích cho đồng Yên.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ công bố những điểm chính của kế hoạch kích thích kinh tế trong tuần này, điều này có thể làm tăng thêm áp lực lạm phát, qua đó củng cố việc Ngân hàng Nhật Bản chấm dứt lãi suất âm và sự kiện thiên nga đen chuyển hướng. Thắt chặt chính sách, điều này sẽ mang lại lợi ích cho đồng yên.
Trong khi việc Fed tạm dừng tăng lãi suất vào tuần trước phù hợp với dự kiến của thị trườg, thì triển vọng diều hâu từ các nhà hoạch định chính sách của Fed lại mang lại nhiều hỗ trợ cho đồng Dollar Mỹ.
Dự báo trung bình về lãi suất quỹ liên bang vào cuối năm 2024 là 5,1%, tăng 0,5% so với dự báo trước đó. Điều này giúp những người tham gia thị trường hiểu được lập trường "tăng lãi suất dài hạn" của Fed và họ đã kỳ vọng sẽ chuyển sang cắt giảm lãi suất sớm vào năm tới. (Dotplot)
Vì vậy, ngay cả khi BOJ chấm dứt lãi suất âm, họ sẽ có rất ít quyền tự do tăng lãi suất do tiềm năng tăng trưởng kinh tế thấp của Nhật Bản. Đồng Yên đã chịu áp lực giảm giá khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố rõ ràng rằng họ sẵn sàng giữ lãi suất ở mức cao.
Tuy nhiên, việc Chính phủ Nhật Bản can thiệp ngoại hối có thể là tác động tiêu cực đối với USD/JPY trong ngắn hạn và tạo ra các đợt bán tháo nhanh/ ngắn, vì vậy các giao dịch mua trong thời điểm hiện tại cũng nên là các giao dịch ngắn hạn.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY từng vượt qua mức 148,4 mức cao nhất trong 10 tháng qua và đây cũng là mức kháng cự kỹ thuật mục tiêu quan trọng được đánh dấu với bạn đọc trong xuất bản về USD/JPY trước đó.
Một khi mức kháng cự này bị phá vỡ USD/JPY sẽ tiếp tục triển vọng tăng với mục tiêu tiếp theo vào khoảng 150.
Các điều kiện kỹ thuật đối với USD/JPY đều đang ủng hộ việc tăng giá với kênh giá (a) làm xu hướng chính và mức EMA21 làm hỗ trợ gần nhất.
Miễn là USD/JPY vẫn đang duy trì hoạt động giá trên kênh giá (a) trong ngắn hạn và ở trên mức trung bình động EMA21 thì nó vẫn có triển vọng tăng trong ngắn hạn và ngay cả khi giá giảm xuống dưới mức EMA21 thì các đợt giảm cũng bị giới hạn bởi các hỗ trợ ngang tại 145.866 và 145.050 đánh dấu với bạn đọc trước đó.
Triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn là tăng giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 147 – 145.866 – 145.050
Kháng cự: 148.4 – 150
@BestSC
USD/JPY có RSI hướng xuống, chịu áp lực khi đồng Yên được hỗ trợ OANDA:USDJPY giảm đáng kể trong đầu phiên thị trường châu Á ngày 11 tháng 9 sau khi có những tác động cơ bản hỗ trợ đồng Yên trong khi đó USD kém hấp dẫn, dẫn tới sự suy giảm ngay khi chỉ mới mửa cửa giao dịch ngoại hối của tuần này.
Vào đầu phiên giao dịch thị trường châu Á vào thứ Hai, khi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda đưa ra tín hiệu quan trọng rằng lãi suất âm có thể chấm dứt, đồng yên mạnh lên trên toàn diện so với các đồng tiền chính và USD/JPY thấp hơn giá mở cửa khoảng 80 điểm.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản gợi ý về khả năng chấm dứt lãi suất âm
Một bài báo đăng trên tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm thứ Bảy đưa tin Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết khi mục tiêu lạm phát 2% sắp đạt được, ngân hàng trung ương có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm, ám chỉ khả năng tăng lãi suất.
Kazuo Ueda nói với Yomiuri Shimbun trong một cuộc phỏng vấn rằng Ngân hàng Nhật Bản có thể có đủ dữ liệu trước cuối năm để quyết định liệu lãi suất âm có thể được chấm dứt hay không.
Ueda cho biết: “Một khi chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ chứng kiến lạm phát gia tăng bền vững ở Nhật Bản, cùng với tăng trưởng tiền lương, chúng tôi có sẵn một số lựa chọn”.
Ông nói thêm: “Nếu chúng tôi đánh giá rằng Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu lạm phát ngay cả khi lãi suất âm chấm dứt, chúng tôi sẽ làm như vậy”.
Theo chính sách lãi suất âm, Ngân hàng Nhật Bản hiện kiểm soát lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%. Ngân hàng trung ương cũng giới hạn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% như một phần trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế và đạt được các mục tiêu một cách bền vững.
Tuy nhiên, Ueda Kazuo cũng đã nhiều lần dội một gáo nước lạnh vào ý tưởng này, nhấn mạnh chính sách cực kỳ lỏng lẻo sẽ được duy trì cho đến khi tin chắc rằng lạm phát có thể được duy trì ở mức khoảng 2% dựa trên nhu cầu ổn định và tăng trưởng tiền lương.
Nói tóm lại, những bình luận của Ueda Kazuo thúc đẩy lập trường “Diều hâu” trong quan điểm chính sách tiền tệ của Nhật Bản, điều này có lợi cho JPY và khiến USD chịu một số áp lực bán, việc USD thiếu nhu cầu cũng sẽ thúc đẩy vàng có một số hỗ trợ nhất định về mặt tương quan.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY đang điều chỉnh giảm đáng kể sau khi không thể tiếp cận vượt qua mức kháng cự 148.415 đánh dấu trước đó.
Có nhiều lần suy giảm trước đó nhưng mức điều chỉnh luôn bị đánh bại. Tuy nhiên, lần này có nhiều triển vọng giảm kỹ thuật hơn với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống rõ ràng từ mức 70%.
Một khi USD/JPY giảm xuống dưới đường trung bình động EMA21, được xác nhận khi nó đưa hoạt động giá xuống dưới mức kỹ thuật 145.866 thì nó sẽ có triển vọng giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu sau đó là 140.050 và nhiều hơn tại mức 143.551.
Hiện tại, USD/JPY chưa đủ điều kiện để giảm, chỉ cần nó hoạt động giá dưới EMA21 chúng ta sẽ có triển vọng điều chỉnh mạnh mẽ với cặp tỷ giá này cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050 – 143.551
Kháng cự: 148.415
@BestSC
Tác động bởi BOJ không rõ ràng, USD/JPY điều chỉnh giữ xu hướng OANDA:USDJPY giảm nhẹ trong ngắn hạn trên thị trường châu Á vào thứ Sáu, có lúc giảm xuống dưới mốc 147 và chạm mức thấp nhất trong ba ngày là 146,58. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Naota là người mới nhất thảo luận về nhu cầu tăng lương và nhu cầu tiêu dùng thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Sự đặt cược trên thị trường ngày càng rõ ràng, với việc các nhà giao dịch lo ngại về mối đe dọa can thiệp của chính phủ Nhật Bản nhằm tăng giá đồng yên.
Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 1,2% trong quý II, theo dữ liệu cuối cùng, giảm so với ước tính sơ bộ là 1,5%, sau khi tăng 0,7% trong quý I. Đáng chú ý, tiêu dùng tư nhân giảm 0,6%, so với mức tăng 0,5% của quý trước. Số liệu tăng trưởng tiền lương trong tháng 7 cũng được quan tâm trước số liệu GDP. Tổng thu nhập tiền lương của tất cả người lao động đã tăng 1,3% trong tháng 7, so với 2,3% trong tháng 6.
Tăng trưởng tiền lương chậm hơn và tiêu dùng tư nhân giảm sẽ khiến các thành viên hội đồng BOJ quan tâm. Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản gần đây đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng lương và nhu cầu tiêu dùng để thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 7 và báo cáo hôm nay ủng hộ hiện trạng, với chi tiêu hộ gia đình giảm 2,7% trong tháng 7.
Sự đặt cược vào việc Fed sẽ tăng lãi suất sắp tới đang tăng lên, với chỉ số PMI dịch vụ của Hoa Kỳ và số liệu thống kê về thị trường lao động hỗ trợ. Chi tiêu tiêu dùng cao hơn có thể dẫn đến lạm phát do nhu cầu, với mức lương tăng bù đắp cho lãi suất cao hơn.
Sự thay đổi mới nhất trong chu kỳ chính sách tiền tệ của Fed đang là có lợi cho đồng Dollar Mỹ, tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi các bài phát biểu từ các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) để xác nhận sự thay đổi quỹ đạo lãi suất. Thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) Michael Barr sẽ phát biểu sau đó vào thứ Sáu.
Vì vậy, giống với những lần trước khi không có sự rõ ràng trong các tác động của Ngân hàng Nhật Bản thì các phát ngôn mang tính xoa dịu chỉ đủ để tạo cho USD/JPY những điều chỉnh giảm trong ngắn hạn mà không phải tác động mang tính dài lâu.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, mặc dù OANDA:USDJPY đã điều chỉnh nhẹ khi tiếp cận gần mức kháng cự quan trọng 148.415 nhưng nhìn chung xu hướng về mặt không thay đổi với kỳ vọng tăng giá được duy trì khi USD/JPY vẫn giữ trên mức trung bình động EMA21 cùng hỗ trợ ngang được xác định trước đó gửi đến bạn đọc khoảng 145.866.
Miễn là USD/JPY vẫn còn duy trì hoạt động trên các mức hỗ trợ nói trên thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn là tăng giá, và một khi mức kháng cự 148.415 bị phá vỡ trên USD/JPY sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa với mức Fibonacci 1% làm mục tiêu, mức giá 151.958.
Trong trường hợp tiêu cực đối với cặp tỷ giá này, khi nó giảm xuống dưới mức 145.866 thì mức mục tiêu sau đó vào khoảng 145.050, và triển vọng giảm bị hạn chế khi có nhiều hỗ trợ kỹ thuật phía dưới.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng không cung cấp tín hiệu giảm giá khi vẫn cố gắng đi ngang duy trì gần mức 70, thông thường việc yếu đi tại mức 70 đi ngang và không tạo ra đợt giảm giá mạnh mẽ về giá mô tả trạng thái điều chỉnh tích luỹ và không làm thay đổi xu hướng.
Tóm lại, USD/JPY có nhiều triển vọng tăng hơn là giảm giá cùng các vị trí kỹ thuật đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050
Kháng cự: 148.415.
@BestSC
Tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất, USD/JPY mạnh hơnTại Hội nghị chuyên đề của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Thế giới hôm thứ Sáu, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết mặc dù ông "thận trọng" về việc tiếp tục tăng lãi suất nhưng ông cũng nói rõ rằng Fed có thể cần phải tăng lãi suất hơn nữa để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
Sau bài phát biểu của ông, thị trường tương lai lãi suất càng làm tăng thêm khả năng tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 11 và tháng 12 năm nay. Đồng Yên, vốn bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất, tiếp tục bị bán tháo trên thị trường tiền tệ. Dự kiến tỷ giá USD/JPY sẽ tiếp tục tăng do yếu tố ảnh hưởng chính là chênh lệch lãi suất.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY tiếp tục mở rộng tăng giá hơn nữa với việc duy trì trong kenh giá (a) và vượt lên trên mức kháng cự 145.866 làm căn cứ chính cho các điều kiện cần để củng cố xu hướng tăng kỹ thuật.
Có rất ít khả năng giảm điều chỉnh trong ngắn hạn, bởi các mức kháng cự còn ở rất xa trong khi các mức hỗ trợ đang trở nên gần nhau.
Miễn là USD/JPY vẫn đang duy trì trên mức trung bình động 21 ngày thì nó vẫn có triển vọng là tăng giá và việc giữ trên mức 145.866 mở ra kỳ vọng cho đà tăng đến mục tiêu gần nhất vào khoảng 148.415.
Trong trường hợp USD/JPY di chuyển xuống dưới mức trung bình động 21 ngày thì nó cung cấp triển vọng giảm trong ngắn hạn với mục tiêu sau đó là 143.551 và nhiều hơn tại Fibonacci 0.618%, nhưng như vậy là không đủ để tạo ra xu hướng giảm trong dài hạn.
Hiện tại, xu hướng kỹ thuật của USD/JPY là tăng giá với các mức đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050
Kháng cự: 148.415
@BestSC
Chênh lệch lãi suất vẫn là trọng điểm đối với USD/JPY Thị trường trong vài ngày tới có thể sẽ tương đối yên tĩnh khi thị trường chờ đợi nội dung mà Jerome Powell phát biểu tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào thứ Sáu. Hầu hết thị trường hiện đang có chung một câu hỏi là liệu Fed có giữ vững lập trường chính sách diều hâu của mình hay không, như họ đã đưa ra tín hiệu trong thời gian gần đây.
Với chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, tại thời điểm này xét về mặt tương quan lãi suất thì USD/JPY vẫn đang được hỗ trợ cơ bản một cách kiên cố.
Tuy nhiên, bài phát biểu hôm thứ Sáu của Chủ tịch Fed ông Jerome Powell có thể là chất xúc tác tiếp theo, vì vậy chúng ta cần hiện tại là những giao dịch cẩn trọng bởi đối với những sự kiện lớn kiểu như Hội nghị chuyên đề Jackson Hole có nhiều khả năng sẽ tạo ra những rung lắc lớn trên toàn thị trường và đặc biệt là các cặp tỷ giá tương quan với đồng Dollar.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY vẫn đang tiếp tục mạnh lên từ xu hướng (b) và như đã gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước đó thì các đợt giảm giá nếu không thể đưa hoạt động giá của cặp tỷ giá này xuống dưới đường trung bình động EMA21 thì nó chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật đơn thuần, sau đó xu hướng chính vẫn không đổi với lợi thế nghiêng về đồng USD và tỷ giá USD/JPY tăng giá.
Hiện tại, mức kháng cự 145.866 đang được kiểm tra thêm một lần nữa đây vừa là mức kháng cự ngang và cũng trùng với cạnh trên của kênh giá (a) với triển vọng tăng giá nhiều hơn nữa nếu kênh giá (a) bị phá vỡ trên sau đó mức mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 148.4.
Triển vọng kỹ thuật của USD/JPY vẫn sẽ là tăng giá và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.050 – 143.551
Kháng cự: 145.886 – 146.427 – 148.415
@BestSC
Tăng trở lại từ 145.050, USD/JPYvẫn mạnh bởi chênh lệch lãi suất OANDA:USDJPY đã từng có những mức điều chỉnh giảm vào giai đoạn cuối tuần trước, nhưng các yếu tố chính cho thấy khả năng tăng của USD/JPY. Sự gia tăng dường như phù hợp với các chính sách lãi suất tương quan nghịch Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chênh lệch lãi suất giữa hai ngân hàng trung ương là rất quan trọng trong việc định hình bối cảnh thị trường đang thay đổi.
Và trong bối cảnh hiện tại thì USD/JPY không có áp lực nào rõ ràng khi mà Cục Dự trữ Liên bang liên tục tung ra các bình luận “Diều hâu” và củng cố chính sách lãi suất cao, trong khi đó thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại không có động thái nào hỗ trợ đồng Yên vốn đang yếu.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày (D1 ), như đã gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra lần trước khi mà USD/JPY có khả năng điều chỉnh nhưng sẽ bị giới hạn bởi mức hỗ trợ 145.050 mà trước đó là mức kháng cự đã từng tạo ra một số phản ứng giá.
Hiện tại, từ mức 145.050 USD đã tăng lên kiểm tra lại đường xu hướng ngắn hạn (b) và mức kháng cự ngang 145.866 và nếu USD/JPY di chuyển được lên trên khu vực hợp lưu này nó sẽ tiếp tục có triển vọng tăng giá và mục tiêu sau đó vào khoảng 148.415 được đánh dấu trước đó.
Ngay cả khi USD/JPY giảm xuống dưới mức 145.050 thì mức giảm giá vẫn chỉ mang tính điều chỉnh về mặt khi kênh giá (a) được chú ý làm xu hướng chính.
Miễn là không di chuyển xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% thì USD/JPY vẫn có triển vọng tăng giá và các đợt giảm chỉ là điều chỉnh về mặt kỹ thuật và cung cấp thêm các cơ hội mua đồng Dollar.
Triển vọng ngắn hạn của USD/JPY là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.050 – 143.551
Kháng cự: 145.866
@BestSC
USD/JPY củng cố khả năng tăng giá, có ít điều kiện điều chỉnh gi OANDA:USDJPY giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày hôm nay nhưng xu hướng không thay đổi khi đã phá vỡ mức kháng cự quan trọng được chú ý trong xuất bản ngày hôm qua và củng cố cho triển vọng tăng giá của cặp tỷ giá này trong tương lai.
USD/JPY gia tăng trong thời gian gần đây do chênh lệch lãi suất giữa hai ngân hàng trung ương (Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ). Sự khác biệt này tiếp tục có tác động lớn đến động lực thị trường, đặc biệt là khi Ngân hàng Nhật Bản vẫn miễn cưỡng với chính sách tiền tệ hiện tại mà không có tác động nào cụ thể.
Trong bối cảnh USD/JPY có được một môi trường hỗ trợ vững chắc thì lựa chọn bán khống USD/JPY không phải là lựa chọn hợp lý về mặt cơ bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY duy trì xu hướng chính với xu hướng (b) và kênh giá (a) và việc phá vỡ trên mức kháng cự 145,866 củng cố cho kỳ vọng tăng giá của cặp tiền tỷ giá này.
Trong ngắn hạn, USD/JPY không có nhiều cơ hội để điều chỉnh nếu không thể đưa hoạt động giá quay trở lại dưới mức hỗ trợ 145 và kỳ vọng sau đó là hoạt động bên trong kênh giá (a).
Tuy nhiên, xu hướng chính hiện tại của USD/JPY là tăng giá với việc giữ trên xu hướng (b) sẽ đưa kỳ vọng tăng lên mức 148,4 – 150.
Các điều kiện kỹ thuật hiện tại đều ủng hộ tăng giá và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145,866 – 145
Kháng cự: 148,415 – 150
@BestSC
Dữ liệu không kích thích đồng Yên, USD/JPY có triển vọng bứt pháVào thứ Ba, mặc dù tăng trưởng GDP thực tế hàng quý của Nhật Bản trong quý II ghi nhận mức tăng trưởng 6%, vượt xa kỳ vọng của thị trường là 2,9% và giá trị trước đó là 3,7%, nhưng nó đã không thể kích thích đồng yên.
Thay vào đó, đồng yên tiếp tục suy yếu. Điều này chủ yếu là do dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 7 tiếp tục tăng so với tháng trước, điều này tiếp tục khiến các nhà đầu tư thấy rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang tràn đầy khả năng phục hồi, đồng thời cũng là bằng chứng thuyết phục thị trường rằng để kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong phạm vi mục tiêu cốt lõi, Fed sẽ duy trì lãi suất cao trong một thời gian khá dài.
Do đó, nó có thể tiếp tục kích thích đồng USD trong giao dịch ngoại hối và hiện tại, nếu Ngân hàng Nhật Bản không can thiệp nhiều khả năng sẽ kích thích tỷ giá USD/JPY tiếp tục lập đỉnh và mục tiêu tiếp tục vượt lên trên sẽ hướng đến vùng 148-150.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY đang thức sức với mức kháng cự quan trọng 145.8 gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước.
Đây là mức kháng cự mà trước đây khi USD/JPY đạt đến BOJ đã có một số bình luận làm USD/JPY giảm rất mạnh.
Hiện tại, điều kiện cần để USD/JPY tiếp tục bứt phá chỉ là đưa hoạt động giá lên trên mức 145,866 và sau đó mức mục tiêu sẽ ở khá xa với mức 148,415 làm kháng cự mục tiêu tiếp theo.
Trong ngắn hạn, xu hướng của USD/JPY được chú ý bởi xu hướng (b) và miễn là USD/JPY không thể đi xuống dưới xu hướng này xác nhận bởi việc phá vỡ dưới hỗ trợ ngang 145,050 thì nó không có cơ hội điều chỉnh giảm để quay lại kênh giá (a).
Trong trường hợp USD/JPY quay trở lại hoạt động trong kênh giá (a) thì mức mục tiêu đầu tiên của nó được chú ý tại mức kỹ thuật 143,551.
Triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn là tăng giá cho dù có thể có những trường hợp điều chỉnh nêu trên xảy ra và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145,050
Kháng cự: 145,866
@BestSC
Nếu Nhật Bản không can thiệp, USD/JPY sẽ tiếp tục tăng hơn nữaThứ Sáu tuần trước, chỉ số giá sản xuất tháng 7 của Hoa Kỳ PPI tăng mạnh hơn dự kiến, khiến lợi suất trái phiếu của Hoa Kỳ tăng lên và thêm bằng chứng cho thấy lãi suất của Hoa Kỳ sẽ vẫn ở mức cao và thậm chí không thể loại trừ khả năng tăng thêm.
Cuối cùng, do chênh lệch lãi suất, USD/JPY duy trì xu hướng tăng. Tính đến sáng thứ Hai trên thị trường châu Á, USD/JPY đã từng vượt qua ngưỡng 145 và đạt mức cao mới 145,22 trong năm nay. Nếu Ngân hàng Nhật Bản không can thiệp, USD/JPY dự kiến sẽ tiếp tục tăng.
Trên biểu đồ hàng ngày, (D1) OANDA:USDJPY giữ xu hướng tăng và đang cố gắng hoạt động xung quanh mức mục tiêu 145 gửi đến bạn đọc trong rất nhiều xuất bản số ra trước đó.
Mức kháng cự 145 là quan trọng khi mà cũng tại mức giá này trước đây thì Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã có những phát biểu khiến USD/JPY giảm xuống.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại về mặt kỹ thuật thì USD/JPY không có điều kiện nào cho thấy nó có thể giảm giá mặc dù kể cả là khi mức 145 có thể tạo ra những điều chỉnh giảm trong ngắn hạn.
Triển vọng kỹ thuật ngắn hạn đối với USD là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 143.551 – 142.513
Kháng cự: 145 – 145.866
@BestSC
Yên Thách Thức: ĐIỀU Gì tiếp theo CHO USD / JPY?Yên Thách Thức: ĐIỀU Gì tiếp theo CHO USD / JPY?
Cuộc đấu Tranh Của Đồng Yên chống Lại Đồng Đô la mỹ vẫn tiếp diễn trong tuần này, KHI USDJPY giải quyết trên 143.00 và đạt mức cao mới trong ngày thứ ba liên tiếp. Sau một số giao dịch đi ngang, các nhà giao dịch hiện đang tiếp tục đẩy mạnh tăng giá nhằm đạt mức cao gần đây là 143.9000, tiếp theo là các mục tiêu tiềm năng tại 144.00 và 145.050.
Tuần trước, Ngân hàng Nhật bản (BoJ) đã gây bất ngờ cho thị trường bằng cách điều chỉnh nhẹ chính sách Kiểm soát Đường Cong Lợi suất (ycc). Mặc dù sự điều chỉnh này có thể tương đối nhỏ, nhưng nó đã giữ cho những người tham gia thị trường cảnh báo về khả năng CAN thiệp NGOẠI HỐI nếu Đồng Yên tiếp tục suy yếu. Trong bối cảnh này, MA 50 ngày tại 141.430 có thể cung cấp hỗ trợ ngay lập tức.
Sự kiện quan trọng nhất cần xem trên lịch là bản phát hành chỉ số Giá Tiêu dùng hoa kỳ (cpi) vào Ngày mai. Con số CPI thấp hơn dự đoán có thể gây áp lực lên CẶP USD/JPY, trong khi chỉ số cao hơn có thể làm mới lãi suất ở mức trên 145.000. Tuy nhiên, tiềm năng Can thiệp Của BoJ vẫn là mối quan tâm đối với các nhà giao dịch hoạt động trên ngưỡng này.
Đồng Yên vẫn gặp khó bởi chênh lệch lãi suất, triển vọng USD/JPYChỉ số sức mạnh đồng Dollar TVC:DXY phục hồi trong đầu phiên giao dịch ngày 07 tháng 08 sau khi yếu đi bởi dữ liệu NFP của Hoa Kỳ vào tuần trước, mức tăng của Dxy vào khoảng 0.14% tính đến thời điểm xuất bản được viết. Điều này thúc đẩy USD/JPY cố gắng lấy lại những điều chỉnh giảm trước đó.
Thị trường cũng đang cố gắng đánh giá xem Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ cho phép lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản tăng nhanh như thế nào và cao như thế nào sau khi điều chỉnh chính sách tiền tệ bất ngờ vào tuần trước.
Do chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là yếu tố ảnh hưởng chi phối xu hướng của cặp USD/JPY nên đồng yên Nhật cũng khá nhạy cảm với điều này.
Một lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản và lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu có dấu hiệu thu hẹp lại, nó có thể sẽ thúc đẩy hành trình phục hồi liên tục của đồng Yên, nhưng cho đến khi những kỳ vọng này xảy ra thì đồng Yên vẫn phải chịu áp lực bởi chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), OANDA:USDJPY tăng nhẹ trong đầu ngày giao dịch hôm nay ngày 07/08, mức tăng cố gắng kiểm tra vị trí của Fibonacci 0.618% và nếu mức tăng đưa USD/JPY lên trên Fibonacci 0.618% thì USD/JPY sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn với mục tiêu ban đầu vào khoảng 143,551 là kháng cự ngang cũng là vị trí cạnh trên của kênh giá (a).
Xu hướng trong ngắn hạn của USD/JPY được xác định bởi kênh giá (a), miễn là USD/JPY duy trì trên hợp lưu của đường trung bình EMA21 cùng hỗ trợ ngang 140,922, bên trong kênh giá (a) thì USD/JPY có xu hướng tăng giá không đủ điều kiện để giảm. Các mức giảm không đưa USD/JPY phá vỡ kênh giá (a) thì chỉ nên được coi là điêu chỉnh về mặt kỹ thuật.
Kênh giá (a) được xác nhận phá vỡ khi mức Fibonacci 0.50% không giữ được USD/JPY ở trên.
Trong ngắn hạn, triển vọng đối với USD/JPY là tăng giá với các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 140,922
Kháng cự: 142,513 – 143,551
@BestSC
USD/JPY được ủng hộ khi BOJ tạo áp lực cho đồng YênThị trường hiện tại cần đánh giá lập trường chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và vẫn đang đánh giá tác động của động thái nới lỏng kiểm soát lãi suất của ngân hàng trung ương vào thứ Sáu tuần trước.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Shinichi Uchida cho biết hôm thứ Tư rằng quyết định của ngân hàng trung ương tại cuộc họp lãi suất vào thứ Sáu tuần trước là nhằm mục đích làm cho các biện pháp kích thích lớn của họ trở nên bền vững hơn, chứ không phải là khúc dạo đầu cho việc thoát khỏi lãi suất cực thấp.
Bài phát biểu này chắc chắn đã đánh bại kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ thay đổi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo, vốn tiếp tục tác động đến đồng yên.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY đã tăng giá vượt qua mức Fibonacci 0.618% và duy trì trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21) sau khi tạo mô hình 2 đáy khá hoàn hảo trước đó.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên củng cố cho kỳ vọng tăng giá của USD/JPY và với việc được giao dịch trên mức Fibonacci 0.618% thì triển vọng trong ngắn hạn đối với USD/JPY là kiểm tra lại mức kháng cự được chú ý tại 145,050.
Miễn là USD/JPY vẫn hoạt động trên mức Fibonacci 0.618% thì nó không có khả năng điều chỉnh giảm nào đáng kể, trường hợp giảm điều chỉnh có thể xảy ra khi mức Fibonacci 0.618% bị phá vỡ dưới và mức mục tiêu sau đó vào khoảng 140,922.
Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 142,510
Kháng cự: 145,050 – 145,866
@BestSC