Dữ liệu ủng hộ Úc tăng lãi suất, AUD/USD tiếp tục phục hồiChỉ số giá tiêu dùng (CPI) yếu của Hoa Kỳ đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên thị trường vào thứ Ba và lãi suất trái phiếu của Hoa Kỳ giảm, kéo đồng Dollar Mỹ giảm mạnh.
Tiếp theo, trọng tâm chuyển sang bối cảnh tại nước Úc, với việc Úc công bố chỉ số giá tiền lương vào thứ Tư và dữ liệu việc làm vào thứ Năm.
Hôm nay (thứ Tư), Chỉ số giá tiền lương quý III của Úc cho thấy cao hơn dự kiến so với cùng kỳ hàng năm, tăng lên 4.0%, cao hơn kỳ trước là 3.6% và dự kiến là 3.9%, làm tăng kỳ vọng rằng Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tăng lãi suất một lần nữa.
Do đó, so sánh giữa triển vọng lãi suất của đồng Dollar Úc và đồng Dollar Mỹ có thể sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho đồng Dollar Úc và dẫn đến xu hướng tăng tiếp tục. Hãy chú ý đến công bố Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ vào buổi tối hôm nay.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD tiếp tục phục hồi mặc dù bị hạn chế bởi kháng cự ngang chú ý trước đó tại 0.65236. Tuy nhiên thì AUD/USD đã quay trở lại để hoạt động chủ yếu bên trong kênh giá (a), và xu hướng trong ngắn hạn hiện tại của AUD/USD là tăng về mặt kỹ thuật.
Chu kỳ tăng sẽ tiếp tục được mở ra nếu AUD/USD phá vỡ được mức 0.65236 là kháng cự ngang gần nhất hiện tại, trong trường hợp mức này bị phá vỡ AUD/USD có triển vọng tiến thêm đến mức Fibonacci 0.618% trong ngắn hạn, sau đó là mức 0.65973 làm mục tiêu cho chu kỳ tăng mới.
Trong ngày, triển vọng của AUD/USD là tăng giá và các mức kỹ thuật sẽ được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 0.64456
Kháng cự: 0.65236 – 0.65487
@BestSC
USD (Đô la Mỹ)
JPY phục hồi bởi dữ liệu CPI, USD/JPY vẫn đang trong trend tăngCục Thống kê Lao động hôm thứ Ba cho biết giá tiêu dùng của Mỹ không thay đổi trong tháng 10 sau khi tăng 0,4% trong tháng 9 do giá xăng giảm.
Cục Thống kê Lao động cũng cho biết, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng dự kiến là 3,3% và mức tăng trong tháng 9 là 3,7%.
Đồng Dollar Mỹ giảm mạnh trên thị trường tiền tệ vào thứ Ba sau khi dữ liệu giá tiêu dùng của Mỹ cho thấy tốc độ lạm phát chậm lại trong tháng 10, làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang đã hoàn tất việc tăng lãi suất.
Dữ liệu lạm phát của Mỹ tiếp tục giảm đã làm giảm đáng kể áp lực lên đồng yên. Được thúc đẩy bởi sự phục hồi chung của các loại tiền tệ chính không phải của Mỹ, đồng yên cũng đã phục hồi so với đồng Dollar Mỹ và tạm thời thoát khỏi mức thấp trong năm.
Nếu Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ được công bố vào tối thứ Tư cũng cho thấy sự sụt giảm, điều đó sẽ làm tăng thêm kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ chấm dứt việc tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu của Hoa Kỳ có thể giảm hơn nữa, trong khi sự sụt giảm nghiêm trọng gần đây của đồng Yên đương nhiên sẽ gián tiếp được giảm bớt rất nhiều.
Trên biểu đồ hàng ngày, vào phiên giao dịch ngày hôm qua FX:USDJPY tiếp tục điều chỉnh giảm từ mức kỹ thuật đánh dấu với bạn đọc trong xuất bản về USD/JPY trước đó. Tuy nhiên thì trong thời điểm hiện tại thì USD/JPY vẫn chưa có được các yếu tố về mặt kỹ thuật cho thấy có chỗ cho một chu kỳ giảm giá đáng kể.
Thay vào đó, USD/JPY vẫn đang hoạt động giá ổn định với kênh giá tăng (b) trong trung hạn và việc giữ hoạt động giá trong kênh (b) và trên mức EMA21 là một yếu tố ủng hộ cho khả năng tăng giá của USD/JPY về mặt kỹ thuật.
Trong ngắn hạn, mức kháng cự gần 150.767 sẽ giới hạn đà tăng của USD/JPY và một khi mức này bị phá vỡ trên thì USD/JPY có triển vọng tăng lên kiểm tra mức 151.958 thêm một lần nữa, bởi nhìn chung USD/JPY vẫn đang trong xu hướng tăng kỹ thuật.
Khả năng USD/JPY có một đợt điều chỉnh giảm về mặt kỹ thuật có thể xảy ra là khi nó phá vỡ dưới kênh giá (b), điều này cũng xác nhận rằng nó đã di chuyển xuống dưới EMA21 và mức mục tiêu sau đó vào khoảng 148.415.
Các mức kỹ thuật đối với USD/JPY sẽ được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 150
Kháng cự: 150.767 – 151.958
@BestSC
Cảnh báo suy thoái quá mức, GBP/USD tiếp tục sụt giảm bám EMA21Dữ liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố vào hôm nay, thứ Sáu (10/11) cho thấy nền kinh tế trì trệ của Anh đã không thể đạt được mức tăng trưởng trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, nhưng ít nhất đã tránh được thời điểm bắt đầu suy thoái.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng Huw Pill của Ngân hàng Anh cảnh báo về những tác động bất lợi tiềm ẩn của việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và cảnh báo về sự suy thoái quá mức của nền kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh thay đổi 0% trong quý III, tốt hơn mức giảm 0,1% được dự đoán trong cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế trước đó. Tuy nhiên thì đây có thể nên được coi là tín hiệu cho một cuộc suy thoái.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Huw Pill, đã cảnh báo về những tác động bất lợi tiềm tàng của việc giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài và cảnh báo về sự suy thoái quá mức của nền kinh tế.
Điều này thúc đẩy tâm lý thị trường cho rằng Ngân hàng Anh sẽ phải sớm bước vào giai đoạn cắt giảm lãi suất sớm hơn các ngân hàng Trung ương khác bởi nguy cơ cho một chu kỳ suy thoái quá mức đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang cố gắng giữ trên mức EMA21 sau quãng thời gian dài giảm giá và nó cũng đang được giao dịch trong một khu vực kỹ thuật quan trọng mà một khi di chuyển xuống dưới mức trung bình động nói trên triển vọng giảm giá sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Tam thời, GBP/USD cũng đang hoạt động với các mức hỗ trợ gần nhất từ EMA21, mức kỹ thuật 1.21904 và kênh giá (b). Tuy nhiên thì chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hướng xuống và cũng chưa đạt được mức quá bán, điều này phát đi tín hiệu về dư địa giảm giá vẫn còn.
Mặc dù GBP/USD chưa có xu hướng giảm giá với các điều kiện kỹ thuật đầy đủ, nhưng kết hợp với các yếu tố vĩ mô cơ bản nói trên thì giảm giá đang được ưu tiên hơn.
Trong đó, triển vọng giảm giá sẽ ổn định một khi cạnh dưới kênh giá (b) bị phá vỡ cùng mục tiêu sau đó sẽ được chú ý tại mức Fibonacci 0.786%.
Thời gian tới, triển vọng kỹ thuật của GBP/USD sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 1.21904 – 1.20886
Kháng cự: 1.22698 – 1.23139
@BestSC
Xu hướng giao dịch GBPUSD thời gian tới GBPUSD sẽ bị ảnh hưởng bởi FED . Những tin tức mới nhất của FED sẽ ảnh hưởng tới USD và các cặp tiền có đồng USD đi kèm trong thời gian tới như thế nào .
Fed tiếp tục không tăng lãi suất
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lần thứ hai liên tiếp giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức cao nhất 22 năm.
Hôm 1/11, đúng như dự báo của thị trường, Fed quyết định không nâng lãi suất sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện vào khoảng 5,25-5,5% - cao nhất 22 năm. Hồi tháng 9, cơ quan này cũng không tăng lãi.
Trong thông báo sau phiên họp hôm qua, Fed nhận định "hoạt động kinh tế đã tăng trưởng với tốc độ vững chắc trong quý III". Bất chấp việc Fed nâng lãi 11 lần kể từ tháng 3/2022 để ghìm lạm phát, kinh tế Mỹ đến nay không suy thoái, GDP tăng 4,9% trong quý III, chủ yếu nhờ tiêu dùng sôi động.
Đây là một trong những lý do khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng thời gian qua, tiến sát mốc 5%. Trong cuộc họp báo sau phiên họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết họ sẽ theo sát diễn biến này, vì nó "có thể tác động đến quyết định lãi suất trong tương lai".
Dù lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể từ mức đỉnh 40 năm hè năm ngoái, số liệu hiện vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Nền kinh tế sôi động sẽ khiến cuộc chiến chống lạm phát của Fed khó khăn hơn.
Tuy nhiên, một số quan chức Fed dự báo Mỹ tăng trưởng chậm lại khi ảnh hưởng của quá trình nâng lãi dần rõ nét. Đà tăng mạnh như trong quý III khó có thể duy trì. Trong 5 năm trước khi đại dịch xuất hiện, Mỹ chỉ tăng trưởng trung bình 2,6%, theo Bộ Thương mại nước này.
Powell cho biết họ chỉ có thể "khôi phục hoàn toàn sự ổn định của giá cả" nếu tăng trưởng chậm lại và thị trường việc làm yếu đi. Hiện chưa rõ liệu lạm phát có thể chậm lại khi hai số liệu trên chưa hạ nhiệt hay không. Quan chức Fed vẫn kỳ vọng Mỹ sẽ hạ cánh mềm - ghìm được lạm phát mà không khiến số người thất nghiệp tăng mạnh.
Các nhà kinh tế học cũng dự báo tăng trưởng của Mỹ sẽ mất đà do sức ép từ lợi suất tăng, trả nợ học phí, tiền tiết kiệm từ trong đại dịch dần cạn kiệt và các rào cản khác mà người Mỹ phải đối mặt. Lydia Boussour - nhà kinh tế học tại EY-Parthenon cho biết: "Chúng tôi dự báo thị trường việc làm yếu đi, khi các công ty đóng băng tuyển dụng, thậm chí giảm nhân sự trong bối cảnh tăng trưởng lương chậm lại".
Các chỉ số chủ chốt của chứng khoán Mỹ đã bật tăng sau quyết định không tăng lãi của Fed. Chốt phiên 1/11, S&P 500 tăng 1%, DJIA lên 0,67% và Nasdaq Composite tăng 1,6%.
Thị trường hiện dự báo Fed đã hoàn thành quá trình nâng lãi và sẽ bắt đầu giảm lãi từ giữa năm sau. Năm nay, cơ quan này còn một phiên họp chính sách nữa vào tháng 12.
Với những thông tin mới nhát từ FED thì còn ít nhất phải một tháng nữa sự biến động về đồng USD mới có những động thaias biến động mạnh . Với những tin tức nư hiện tại chúng ta có thể kỳ vọng vào GBPUSD sẽ tăng trong thời gian tới
Hiện tại GBPUSD đang có giá là 1.22500 hiện tại đang có một vùng hỗ trợ quanh mốc này chúng ta có thể canh mua ở ngay vùng giá hiện tại lên lại vùng kháng cự 1.24100 trong thời gian tới . Nếu trong trường hợp phá vỡ hỗ trợ chúng ta có thể canh mua lại ở vùng hỗ trợ phía dưới ở giá 1.20900 stoploss sẽ để khoảng 50pip và nuôi lên vùng kháng cự gần nhất
Khuyến nghị giao dịch : canh buy GBPUSD giá 1.22500 lên mốc 1.24100 mốc cắt lỗ cho phép ở 1.22100
Lưu ý : Khi giao dịch luôn cần phải có TP và sl để có thể dảm bảo tài khoản một cách tốt nhất .Không nên bở sl và đi lệnh khối lượng quá lớn . Chúc mọi người giao dịch tuận lợi và thành công
AUD/USD có triển vọng tăng ngắn, hưởng lợi bởi USD kém hấp dẫnDữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến đã khiến các loại tiền tệ không phải của Hoa Kỳ tăng giá.
AUD/USD OANDA:AUDUSD cũng nằm trong số đó và được hưởng lợi nhất định. Dữ liệu thất nghiệp và phi nông nghiệp kém ở Hoa Kỳ càng làm tăng thêm kỳ vọng của thị trường rằng lãi suất đồng Dollar Mỹ sẽ đạt đỉnh.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn của Hoa Kỳ đã giảm xuống 4,48% và lợi suất trái phiếu Úc dự kiến sẽ bằng hoặc thậm chí vượt quá mức đó.
Về diễn biến của RBA, khảo sát của Bloomberg cho thấy gần 90% nhà phân tích kỳ vọng RBA sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4,35% tại cuộc họp chính sách vào ngày 7/11. Hiện tại, đồng Dollar Úc đang có đà tăng dựa trên kỳ vọng này. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác, nếu Ngân hàng Dự trữ Úc giữ nguyên lãi suất chuẩn liên bang hiện tại vào thứ Ba giống như các ngân hàng trung ương châu Âu và Mỹ khác, đồng thời đưa ra những tuyên bố sau cuộc họp không đủ diều hâu thì AUD/USD có thể sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD đang ở trong khu vực có khá nhiều kháng cự ngang với cạnh trên của kênh giá (a), mức kháng cự ngang 0.65236 và Fibonacci thoái lui 0.618%. Điều này cung cấp một số cơ hội giảm điều chỉnh sau khi AUD/USD đã có 3 ngày tăng liên tiếp trước đó.
Một chu kỳ tăng mới sẽ được hình thành trên biểu đồ kỹ thuật của AUD/USD nếu nó phá vỡ được mức Fibonacci thoái lui 0.618% với mức mục tiêu là mức Fibonacci tiếp theo tại 0.50%.
Mặt khác, triển vọng điều chỉnh giảm sẽ được chú ý tại mức Fibonacci 0.786% và xu hướng hiện tại của AUD/USD là xu hướng tăng với kênh giá (a) là xu hướng trong ngắn hạn.
Việc Chỉ số sức mạnh tương đối RSI chưa đạt được mức quá mua cho thấy vẫn còn dư địa cho AUD/USD tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Triển vọng tăng ngắn hạn của AUD/USD sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 0.64456 – 0.63827
Kháng cự: 0.65236 – 0.65484
@BestSC
Sẽ là sớm nếu nói rằng USD/JPY có triển vọng giảm giáUSD/JPY FX:USDJPY biến động mạnh trước đó đang có biên độ khá hẹp vào đầu phiên giao dịch châu Á ngày hôm nay (6 tháng 11) bám xung quanh mức EMA21 khi dữ liệu đang phần nào khiến đồng USD kém hấp dẫn.
Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp (NFP) của Hoa Kỳ trong tháng 10 bất ngờ thấp hơn dự kiến, cùng với những bình luận ôn hòa từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell, vốn đang ngăn cản sức hấp dẫn đối với đồng USD.
Cùng với đó, biên bản họp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đưa ra tín hiệu rằng hiện tại chưa cần thực hiện thêm biện pháp nào đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), đồng nghĩa với việc “thiên nga đen” đã xuất hiện. Sự kiện chuyển sang thắt chặt sẽ không xảy ra trong thời gian ngắn.
Biên bản cuộc họp tháng 9 do Ngân hàng Nhật Bản công bố vào đầu tuần trước cho thấy các thành viên nhất trí rằng mục tiêu đạt được mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng tiền lương một cách bền vững và ổn định vẫn chưa đạt được.
Một thành viên cho rằng không thể đưa ra phán quyết như vậy trong hoàn cảnh hiện tại vì việc thực hiện mục tiêu 2% hiện vẫn khó có thể lường trước.
Hầu hết các thành viên đều đề cập rằng do lãi suất dài hạn tương đối ổn định nên không cần thực hiện thêm biện pháp điều hành chính sách YCC. Ngược lại, điều này báo hiệu rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách cực kỳ phù hợp, cùng với tâm lý thị trường lạc quan, đã làm suy yếu đồng yên Nhật và đóng vai trò là động lực cho cặp USD/JPY.
Ngoài diễn biến kinh tế, những diễn biến mới nhất trong cuộc xung đột ở Trung Đông cũng đáng được xem xét và sự leo thang sẽ kích thích nhu cầu về sự an toàn của đồng yên.
Theo dữ liệu từ công cụ Fed Watch của CME, xác suất Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất trong tháng 12 là 4,8% vào ngày 3/11. Một tuần trước, xác suất Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản là 19,2%.
Điều đáng chú ý là xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 3 năm 2024 đã tăng từ 13,7% lên 25,5%. Việc đặt cược ngày càng tăng vào việc Fed cắt giảm lãi suất cũng như áp lực buộc Ngân hàng Nhật Bản thoát khỏi lãi suất âm sẽ ảnh hưởng đến xu hướng USD/JPY.
Về triển vọng ngắn hạn, sự chuyển hướng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và áp lực của Ngân hàng Nhật Bản trong việc chuyển từ quan điểm chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo đã khiến tỷ giá USD/JPY giảm xuống.
Nhưng vẫn sẽ là quá sớm nếu nói rằng USD/JPY có triển vọng giảm bền vững khi mà các yếu tố cơ bản thật sự là không vững chắc.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, FX:USDJPY đang bám xung quanh mức EMA21 nhưng triển vọng tăng giá vẫn được chú ý hơn với kênh giá (b) làm xu hướng trong ngắn hạn, ngay cả trong trường hợp cạnh dưới kênh (b) bị phá vỡ thì mức giảm giá cũng bị hạn chế với hỗ trợ tại 148.415.
Mặt khác, nếu USD/JPY di chuyển được lên trên mức 150 sẽ là một tín hiệu tích cực đối với cặp tỷ giá này, cùng với đó thì mục tiêu tiếp theo là mức 150.767 và nhiều hơn tại 151.958.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 149.262 – 148.415
Kháng cự: 150 – 150.767 – 151.958
@BestSC
Điều chỉnh giảm, nhưng USD/JPY chưa đủ điều kiện kỹ thuậtCục Dự trữ Liên bang giữ lãi suất ổn định vào thứ Tư, trong khi các nhà hoạch định chính sách vẫn không chắc chắn liệu các điều kiện tài chính đã thắt chặt đủ để kiểm soát lạm phát hay liệu có cần thêm những hạn chế nếu nền kinh tế tiếp tục vượt trội so với kỳ vọng hay không.
Tuy nhiên, các thị trường ngày càng tin rằng lãi suất của Mỹ đã đạt đến đỉnh điểm, lãi suất quỹ liên bang khả năng tăng lãi suất vào tháng 12 là dưới 20%. Quan điểm này đã thúc đẩy khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư vào thứ Năm, với đồng Dollar chịu áp lực và giảm giá trên diện rộng, đồng yên cũng được hưởng lợi gián tiếp.
Tuy nhiên, tiến độ chậm chạp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trong việc chấm dứt chính sách tiền tệ lỏng lẻo khiến thị trường ít chú ý đến đồng Yên.
Thay vào đó, các nhà giao dịch đang đẩy đồng yên xuống thấp hơn để kiểm tra ranh giới đỏ mà chính phủ Nhật Bản sẽ chấp nhận. Do đó, từ góc độ vĩ mô, chỉ cần Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giảm tốc độ chấm dứt chính sách tiền tệ lỏng lẻo thì đồng yên sẽ khó mạnh lên. Trong ngắn hạn, yếu tố có thể giúp ổn định đồng Yên còn phụ thuộc vào việc Ngân hàng Nhật Bản có can thiệp hay không.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY hiện đã điều chỉnh đáng kể sau khi áp sát mức kháng cự 161.958 lưu ý trước đó, tuy nhiên thì mức điều chỉnh giảm chưa phá vỡ cấu trúc tăng giá và USD/JPY cũng chưa đủ các điều kiện để giảm giá một cách rõ ràng.
Kênh giá (b) vẫn được duy trì cùng hoạt động giá trên mức EMA21 cho thấy khả năng tăng giá của cặp tỷ giá này vẫn chưa bị đe doạ.
Mặt khác, việc giữ hoạt động trên mức EMA21 vẫn cung cấp triển vọng tăng trong ngắn hạn với mức 150.767 trong ngắn hạn và nhiều hơn là mức 151.958 trong trung hạn.
Trường hợp giảm giá chỉ xảy ra khi USD/JPY phá vỡ dưới mức EMA21 và sau đó mức mục tiêu vào khoảng 148.415, mức EMA21 cũng hợp lưu với hỗ trợ ngang 150.
Trong bức tranh tổng thể về mặt kỹ thuật thì USD/JPY vẫn có triển vọng tăng và các mức kỹ thuật được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 150 – 148.415
Kháng cự: 150.767 – 151.934
@BestSC
BOE thúc đẩy GBP/USD trong ngắn hạn, nhưng là chưa đủNgân hàng Anh giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 15 năm, tiếp tục chống lạm phát cao nhất trong số các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới và nhấn mạnh rằng họ không mong đợi sẽ sớm cắt giảm lãi suất. GBP/USD được hưởng lợi bởi quyết định này.
Ngân hàng Anh giữ lãi suất ngân hàng ở mức 5,25% trong cuộc họp thứ 2 liên tiếp, sau 14 lần tăng liên tiếp, bất chấp những dự báo được công bố cho thấy nền kinh tế Anh đang tiến gần đến suy thoái và đi ngang trong vài năm tới.
Nó cũng củng cố thông điệp rằng chi phí đi vay sẽ vẫn ở mức cao, mặc dù việc tăng lãi suất dài hạn cho đến nay chỉ tác động khoảng một nửa đến nền kinh tế.
Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) đã bỏ phiếu với tỷ lệ 6-3 để giữ nguyên lãi suất ngân hàng, phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế.
Ngân hàng Anh cho biết: "Các dự báo mới nhất từ Ủy ban Chính sách tiền tệ cho thấy chính sách tiền tệ có thể cần phải được duy trì ở mức hạn chế trong một thời gian dài".
Thống đốc Andrew Bailey cũng tìm cách đưa ra thông điệp rằng lạm phát đã giảm bớt trong năm qua từ mức cao nhất kể từ những năm 1980 và triển vọng kinh tế yếu hơn không nên được coi là khả năng cắt giảm lãi suất sớm.
Bailey cho biết trong một tuyên bố: "Chúng ta cần thấy lạm phát tiếp tục giảm cho đến khi đạt mục tiêu 2%. Chúng tôi đang giữ nguyên lãi suất trong tháng này, nhưng chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ xem có cần tăng thêm nữa hay không.”
Nhưng ở trong bức tranh toàn cảnh thì triển vọng Fed cũng sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài đang trở nên gần hơn, vì vậy đồng Dollar vẫn được hỗ trợ và tạo ra áp lực cơ bản hạn chế khả năng tăng bền vững của GBP/USD.
Trên biểu đồ kỹ thuật, OANDA:GBPUSD tiếp tục bật tăng sau khi tiếp cận mức hỗ trợ tại Fibonacci thoái lui 0.786% và như đã lưu ý với bạn đọc trong các xuất bản trước thì GBP/USD cần phải phá vỡ dưới mức Fibonacci này để có thể đủ điều kiện hướng đến mức 1.20000.
Hiện tại, GBP/USD bật tăng và đang cố gắng giữ trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21) cùng vượt qua thoát khỏi xu hướng giảm (a). Điều kiện để xác nhận GBP/USD có đủ khả năng tăng trong thời gian tới về mặt kỹ thuật là ít nhất nó cần quay trở lại hoạt động trong kênh giá (b), duy trì trên mức kháng cự 1.22698. Còn lại, các đợt tăng chưa cung cấp đủ điều kiện kỹ thuật để tăng, các đánh giá tăng giá hiện tại là còn quá sớm.
Mặt khác, nếu GBP/USD quay trở lại dưới EMA21 và duy trì dưới xu hướng (a) thì chu kỳ giảm vẫn sẽ tiếp tục với mục tiêu ngắn hạn là mức Fibonacci 0.786%. Tính đến thời điểm hiện tại thì chưa đủ để nói rằng GBP/USD có triển vọng tăng về mặt kỹ thuật, mà vẫn ở xu hướng giảm.
Trong thời gian tới, triển vọng kỹ thuật của GBP/USD được chú ý bởi các vị trí giá như sau.
Hỗ trợ: 1.20886 – 1.20000
Kháng cự: 1.22698 – 1.23139
@BestSC
AUD/USD với các điều kiện ủng hộ triển vọng tiếp tục giảm giáNgân hàng Dự trữ Úc vẫn chịu áp lực phải thắt chặt hơn nữa do lạm phát vẫn ở mức cao và người tiêu dùng ổn định hơn những gì các nhà hoạch định chính sách mong đợi.
Thị trường hiện đang dự kiến rằng có khoảng 60% khả năng Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tăng lãi suất chuẩn 4,1% lên 25 điểm cơ bản vào ngày 7 tháng 11.
Với kỳ vọng lãi suất đồng Dollar Úc có thể được tăng trở lại, dự kiến đồng Dollar Úc sẽ không rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh ở thời điểm hiện tại. Cũng cần hết sức chú ý đến những thông tin nào sẽ được công bố tại cuộc họp lãi suất tháng 10 của Cục Dự trữ Liên bang trong ngày giao dịch hôm nay.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:AUDUSD tiếp tục xu hướng giảm với kênh giá (a) hiện tại làm xu hướng chính trong ngắn hạn được củng cố với việc hoạt động giá phía dưới mức EMA21.
AUD/USD có triển vọng là giảm giá miễn là mọi hoạt động giá ổn định phía dưới mức Fibonacci thoái lui 0.786%, điều này cũng có nghĩa ngoài mức EMA21 thì mức Fibonacci 0.786% cũng là kháng cự đáng chú ý nhất trong thời gian tới.
Ngoài ra, một chu kỳ giảm mới đối với AUD/USD sẽ xảy ra nếu nó giảm xuống dưới mức hỗ trợ gần nhất tại 0.62714 và mục tiêu giảm giá sau khi mức hỗ trợ này bị phá vỡ dưới vào khoảng 0.61717.
Triển vọng giảm của AUD/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 0.61714
Kháng cự: 0.63557 – 0.63827
@BestSC
Tiếp tục triển vọng tăng, USD/JPY có thể đạt mức của năm 1987Khi Ngân hàng Nhật Bản điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) vào thứ Ba (31 tháng 10) ít hơn kỳ vọng, đồng yên đã giảm mạnh xuống dưới mốc 151 so với đồng Dollar Mỹ.
Khi được hỏi liệu ông có sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ hay thực hiện các biện pháp khác hay không, Masato Kand, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản phụ trách các vấn đề ngoại hối, nói với các phóng viên hôm thứ Tư: “Chúng tôi đã chuẩn bị”.
Kanda nói thêm: "Nhưng tôi không thể nói chúng tôi sẽ làm gì hoặc khi nào chúng tôi sẽ làm điều đó. Chúng tôi sẽ đưa ra đánh giá và phán xét tổng thể trong tình trạng khẩn cấp."
Ngân hàng Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách YCC của mình vào thứ Ba để tiếp tục nới lỏng sự kiểm soát đối với lợi suất dài hạn, thực hiện một bước nhỏ khác nhằm loại bỏ chính sách kích thích tiền tệ gây tranh cãi trong thập kỷ qua.
Ngân hàng Nhật Bản cho biết họ sẽ giữ lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 0% dưới sự kiểm soát của đường cong lợi suất, nhưng xác định lại 1,0% là "mức trần" lỏng lẻo thay vì giới hạn trên nghiêm ngặt.
Do Ngân hàng Nhật Bản không thể thắt chặt đáng kể chính sách tiền tệ như dự kiến, tỷ giá USD/JPY đã tăng lên mức cao 151,709 vào thứ Ba.
Đồng Yên đã giảm 1,7% so với đồng Dollar Mỹ vào thứ Ba xuống còn 151,68 yên mỗi Dollar Mỹ, mức thấp nhất trong một năm và là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ cuối tháng Tư.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, FX:USDJPY đã tiếp tục duy trì cấu trúc tăng giá như đã lưu ý với bạn đọc trong xuất bản số ra hồi đầu tuần và nếu tiếp tục giữ trên kênh giá (b) và phá vỡ mức 151.958 nó sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Một khi mức 151.958 bị phá vỡ trên, điều này sẽ mở ra triển vọng tăng giá với mục tiêu tiếp theo có thể đạt đến mức đỉnh của năm 1987, mức giá 153.644.
Về mặt kỹ thuật thì USD/JPY cũng đang có đầy đủ các yếu tố cần thiết ủng hộ tăng giá như hoạt động giá duy trì trên EMA21, ở trên cạnh trên của kênh giá (b) và RSI chưa đạt được quá mua.
Vì vậy, trong thời gian tới USD/JPY sẽ tiếp tục triển vọng là tăng giá với các vị trí kỹ thuật được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 150.767 – 150
Kháng cự: 151.958
@BestSC
USD/JPY ổn định, thị trường tập trung vào FED và BOJUSD/JPY FX:USDJPY được giao dịch khá ổn định trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21) khi thị trường sẽ tập trung vào những sự kiện quan trọng của cặp tỷ giá này trong tuần này.
Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong tuần này và dữ liệu lạm phát của Nhật Bản cao hơn dự kiến, làm dấy lên kỳ vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ chuyển đổi chính sách vốn dĩ là cực kỳ lỏng lẻo.
Vào thứ Ba, Ngân hàng Nhật Bản sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ được nhiều người mong đợi, đồng thời Ngân hàng Nhật Bản cũng đưa ra dự báo lạm phát mới nhất.
Các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản sẽ nâng dự báo, buộc hội đồng quản trị phải từ bỏ quan điểm chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.
Dữ liệu lạm phát gần đây ở Tokyo phù hợp với kỳ vọng về việc điều chỉnh tăng dự báo lạm phát và suy đoán trước quyết định lãi suất của Ngân hàng Nhật Bản và cuộc họp báo có thể ảnh hưởng đến sự quan tâm của người mua đối với đồng yên.
Tuy nhiên, không có chỉ số kinh tế nào từ Nhật Bản ảnh hưởng đến đồng yên vào hôm nay (thứ hai, ngày 30 tháng 10). Việc thiếu các chỉ số kinh tế cũng sẽ khiến USD/JPY tiếp tục chịu ảnh hưởng với các cập nhật tin tức ở Trung Đông, với việc lực lượng dân quân Iran liên tục tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ vào cuối tuần và Israel bất ngờ mở rộng chiến tranh trên bộ.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang cố gắng duy trì trên mức EMA21, mức hỗ trợ quan trọng mà nếu USD/JPY không thể phá vỡ dưới mức này thì mọi kỳ vọng điều chỉnh giảm sẽ trở nên khó khăn, hạn chế về mặt kỹ thuật.
Mặt khác, nếu USD/JPY di chuyển được xuống dưới mức EMA21 nó sẽ mở ra triển vọng giảm điều chỉnh đáng kể với mức mục tiêu vào khoảng 148.415 trong ngắn hạn.
Tạm thời, USD/JPY chưa có điều kiện kỹ thuật nào đáng tin cậy cho triển vọng giảm giá mà thay vào đó có nhiều khả năng tăng giá hơn với hỗ trợ gần nhất từ EMA21 và một khi USD/JPY di chuyển trở lại lên trên mức 150 nó sẽ là tín hiệu tích cực cho triển vọng tăng trong thời gian tới.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 149.425 – 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Thử thách điểm tâm lý, USD/JPY dần di chuyển lên trên mức 150Thị trường vẫn cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu can thiệp nào của chính quyền Nhật Bản. Khi lãi suất toàn cầu tăng lên, áp lực ngày càng lớn lên Ngân hàng Nhật Bản trong việc thay đổi chính sách kiểm soát đường cong lợi suất trái phiếu.
Có nhiều thông tin trên nhiều mặt báo lớn cho biết Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang thảo luận về khả năng tăng trần lãi suất hiện tại được thiết lập cho 3 tháng, trước trước cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Nếu điều đó không xảy ra, USD/JPY có thể sẽ sớm hoàn toàn lên trên 150. Hướng đi của USD/JPY trong giai đoạn tiếp theo dường như đang chờ đợi kết quả cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản vào tuần tới.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đàng dần di chuyển lên trên mức 150 với xu hướng tăng ngắn (b) và duy trì trên mức trug bình động 21 ngày (EMA21), đây là các hỗ trợ gần nhất gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước đối với USD/JPY.
Hiện tại, có khá ít áp lực kỹ thuật phía trước đối với USD/JPY mà một khi hoàn toàn phá vỡ được điểm tâm lỹ 150 nó có triển vọng tiếp tục hướng đến mức 151.958 trong ngắn hạn.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên là một tín hiệu củng cố cho triển vọng tăng giá đối với cặp tỷ giá này.
Miễn là USD/JPY vẫn duy trì hoạt động trên mức EMA21 thì triển vọng trong ngắn hạn vẫn là tăng giá và các đợt giảm chỉ là điều chỉnh mà không làm thay đổi xu hướng.
Các mức kỹ thuật sẽ được chú ý lại như sau.
Hỗ trợ: 150 – 149.434 – 148.415
Kháng cự: 151.958
@BestSC
GBP/USD tiếp tục giảm từ trend (a) và hướng đến mục tiêu tuầnDữ liệu hôm thứ Ba tuần này cho thấy thị trường lao động đang nới lỏng, trong khi Chỉ số quản lý mua hàng dịch vụ toàn cầu (PMI) S&P sơ bộ của Vương quốc Anh giảm xuống 49,2 trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 1 và dưới mốc 50 ngăn cách giữa tăng trưởng và thu hẹp.
Dữ liệu kinh tế ảm đạm củng cố quan điểm rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ giữ lãi suất ổn định vào tuần tới. Đại đa số các nhà kinh tế được thăm dò tin rằng Ngân hàng Trung ương Anh có thể đã hoàn tất việc thắt chặt chính sách và sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% vào ngày 2/11.
Các nhà giao dịch trên thị trường tiền tệ cũng tin rằng lãi suất ở Anh đã đạt đỉnh, với 100% khả năng lãi suất sẽ giảm trước cuối năm sau. Bị ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế, lợi thế chênh lệch lãi suất của đồng bảng Anh đã biến mất, cùng với sự phổ biến gần đây của tài sản trú ẩn an toàn trong các cuộc xung đột địa chính trị, sức hấp dẫn của đồng bảng Anh rất yếu. Chính vì vậy, cặp tỷ giá GBP/USD cũng bị ảnh hưởng tiêu cực lây lan.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đã giảm đáng kể sau khi kiểm tra xu hướng giảm chính (a) vào giai đoạn đầu tuần và đang hướng đến mức mục tiêu hàng tuần vào khoảng 1.20000.
Mức mục tiêu 1.20000 tiếp tục được nhắn đến và một khi GBP/USD di chuyển xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.786% thì triển vọng giảm đến 1.20000 sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống khá dốc là tín hiệu củng cố cho triển vọng giảm giá của GBP/USD.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật là giảm giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.20886 – 1.20000
Kháng cự: 1.21904 – 1.22698
@BestSC
EUR/USD giảm từ kháng cự quan trọng, vẫn duy trì kênh giá (b)Sản lượng kinh doanh của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 10, trong đó lĩnh vực sản xuất đang nổi lên sau 5 tháng suy giảm do số lượng đơn đặt hàng mới tăng và hoạt động của ngành dịch vụ tăng nhẹ trong bối cảnh áp lực lạm phát giảm bớt.
Đó là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang vượt qua lãi suất tăng cao. Một cuộc khảo sát được công bố trước đó vào thứ Ba cho thấy hoạt động kinh doanh tại khu vực đồng euro bất ngờ xấu đi trong tháng 10 và nhu cầu trong khu vực nhìn chung chậm chạp, cho thấy khu vực đồng euro có thể rơi vào suy thoái.
Những con số ở Đức đặc biệt ảm đạm. Khảo sát của PMI cho thấy ngành dịch vụ cũng theo chân ngành sản xuất và bước vào khu vực bị thu hẹp.
Các ngân hàng trung ương châu Âu, Mỹ và Anh sẽ tổ chức các cuộc họp lãi suất vào tháng 10 trong tuần này và tuần sau. Hiện tại, thị trường kỳ vọng cả 3 ngân hàng trung ương này sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất.
Tuy nhiên, so sánh dữ liệu phát triển kinh tế tương ứng của họ, rõ ràng Hoa Kỳ có lợi thế hơn, nghĩa là ngay cả khi 3 ngân hàng trung ương không thay đổi về vấn đề lãi suất, khả năng cao là lãi suất của Fed vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn so với ở Châu Âu và Vương quốc Anh. Điều này sẽ duy trì vị thế mạnh mẽ của đồng Dollar Mỹ, với kỳ vọng này thì triển vọng tăng của đồng Euro vẫn còn rất mịt mờ và tỷ giá EUR/USD cũng không có nhiều tích cực bền lâu.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD suy yếu sau khi tăng lên và đạt mức kháng cự kỳ vọng gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó tại 1.06946.
Mức suy giảm mặc dù không phá vỡ cấu trúc tăng trong ngắn hạn hiện tại của cặp tỷ giá này nhưng việc giảm xuống dưới mức Fibonacci 0.382% mở ra một số cơ hội cho EUR/USD điều chỉnh nhiều hơn một chút, mức mục tiêu trong ngắn hạn tại EMA21 và cạnh dưới kênh giá (b).
Về mặt kỹ thuật, trong ngắn hạn thì EUR/USD có thể tiếp tục tăng giá nếu di chuyển được lên trên mức Fibonacci 0.382% và mức mục tiêu sau đó cố định tại 1.06946; điều này đồng nghĩa mức Fibonacci 0.382% cũng là kháng cự gần nhất hiện tại.
Trong trường hợp mức suy giảm khiến EUR/USD phá vỡ dưới kênh giá (b) và xuống dưới mức hỗ trợ 1.05350, đây sẽ là một tín hiệu tốt cho chu kỳ giảm mới xảy ra với mục tiêu ngắn hạn vào khoảng 1.04821.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD là tăng giá với kênh giá (b) làm xu hướng chính và các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.05605 – 1.05350
Kháng cự: 1.06106 – 1.06169
@BestSC
USD/JPY lại áp sát mức 150, triển vọng tăng vững chắcBộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki cho biết hôm thứ Sáu rằng điều quan trọng là thị trường ngoại hối phải duy trì ổn định để phản ánh các nguyên tắc cơ bản.
Bài phát biểu của ông một lần nữa khơi dậy sự cảnh giác của thị trường về các trường hợp can thiệp. Bởi vì vào ngày 3 tháng 10, tỷ giá đồng yên từng giảm xuống 150,16 yên đổi 1 Dollar Mỹ, sau đó nhanh chóng tăng trở lại mức 147,43, làm dấy lên đồn đoán Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng yên.
Vào ngày 4 tháng 10, các quan chức cấp cao của chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên chiến lược khiến các nhà đầu tư phải suy đoán và từ chối làm rõ liệu họ có can thiệp hay không.
Báo cáo của Nikkei cho biết khi lãi suất dài hạn ở Nhật Bản tăng song song với lãi suất ở Hoa Kỳ, Ngân hàng Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về khả năng điều chỉnh lại cài đặt kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Do đó, cuộc họp chính sách của Ngân hàng Nhật Bản sắp diễn ra vào ngày 30-31/10 sẽ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Nếu bất kỳ tin tức nào về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ được tiết lộ tại cuộc họp, nó có thể kích thích tỷ giá USD/JPY biến động mạnh.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục mạnh hơn và hoạt động với đường xu hướng tăng tăng ngắn (b) gửi đến bạn đọc trước đó.
Thêm một lần nữa USD/JPY kiểm tra mức 150 và nếu USD/JPY phá vỡ và giữ được trên mức kỹ thuật này nó sẽ củng cố triển vọng tăng giá với mục tiêu sau đó là mức 151.958.
USD/JPY có nhiều yếu tố kỹ thuật ủng hộ triển vọng tăng với hoạt động giá phía trên mức EMA21, đường xu hướng (b), sẽ là chắc chắn hơn nữa nếu nó phá vỡ mức 150.
Trong khi đó, trường hợp giảm giá chỉ có thể xảy ra khi mức 148.415 bị phá vỡ dưới và sau đó mức mục tiêu được chú ý tại Fibonacci 0.786%, tuy nhiên ngay cả trong trường hợp giảm giá này xảy ra thì nó vẫn chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY tiếp tục là tăng giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 149 – 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Triển vọng phục hồi khó khăn, GBP/USD chịu nhiều áp lực cơ bảnMặc dù đồng bảng Anh OANDA:GBPUSD đã cho thấy khả năng phục hồi nhất định vào tuần trước, nhưng dữ liệu kinh tế quan trọng yếu kém đã khiến nó gặp bất lợi.
Doanh số bán lẻ của Anh yếu trong tháng 9 và niềm tin của người tiêu dùng giảm đáng kể, điều này bắt đầu làm giảm đáng kể khả năng Anh tiếp tục tăng lãi suất. Tiếp theo, Vương quốc Anh phải đối mặt với nợ công cao, khả năng xảy ra suy thoái kinh tế, giá năng lượng tăng cao và cuộc tổng tuyển cử sắp tới, tất cả những điều này có thể hạn chế tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đồng bảng Anh. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa thể có nhiều hy vọng vào sự phục hồi của đồng bảng Anh trong thời điểm hiện tại và GBP/USD cũng có khả năng phục hồi rất mịt mờ.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD phục hồi từ mức Fibonacci thoái lui 0.786% nhưng mức phục hồi đang bị hạn chế bởi cạnh dưới của kênh giá (b) và mức trung bình động 21 ngày.
Mặt khác, trên bức tranh tổng thể GBP/USD cũng chưa thể có được triển vọng tăng về mặt kỹ thuật một các rõ ràng khi vẫn hoạt động với xu hướng (a) làm xu hướng giảm chính.
Miễn là GBP/USD không thể đưa hoạt động giá lên trên mức trung bình động EMA21 cũng như phá vỡ xu hướng giảm (a) thì các đợt tăng giá sẽ bị hạn chế và xu hướng giảm chính không thay đổi, như đã gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước đó.
Trong trường hợp mức Fibonacci thoái lui 0.786% bị phá vỡ dưới, GBP/USD sẽ tiếp tục có triển vọng giảm nhiều hơn nữa với mức mục tiêu tại 1.20000 cùng một chu kỳ giảm mới được hình thành.
Triển vọng trong ngắn và trung hạn của GBP/USD về mặt kỹ thuật có nhiều điều kiện giảm giá hơn và các vị trí sẽ được lưu ý như sau.
Hỗ trợ: 1.20886
Kháng cự: 1.21611 – 1.22698
@BestSC
CPI của Anh không thay đổi, GBP/USD có nhiều khả năng giảm hơnMặc dù một số dữ liệu về thị trường lao động, bao gồm cả tỷ lệ thất nghiệp, bị hoãn lại cho đến tuần sau, nhưng mức tăng lương cố định của người lao động Anh đã chậm lại so với mức cao kỷ lục trước đó và số lượng việc làm còn trống giảm, khiến số lượng người lao động Anh giảm trong 3 tháng tính đến cuối tháng 8. Sự sụt giảm trong tăng trưởng tiền lương làm giảm bớt lo ngại về một đợt tăng lãi suất khác có thể xảy ra trong tương lai gần.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh cũng đã được công bố vào thứ Tư, Dữ liệu CPI cho thấy lạm phát giá tiêu dùng của Anh tháng 9 so với cùng kỳ hàng nâm ở mức 6.7% bằng với kỳ trước, điều này không làm tăng thêm khả năng dự kiến Ngân hàng Anh sẽ chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất. Như vậy, đồng bảng Anh vẫn có thể tiếp tục ổn định trong ngắn hạn.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang hình thành một kênh giá tăng (b) trong ngắn hạn, tuy nhiên thì nó vẫn đang ổn định phía dưới mức EMA21 và xu hướng giảm chính (a) vì vậy đà tăng của kênh giá mới hình thành sẽ bị hạn chế và các đợt giảm cũng có nhiều vị trí để xảy ra.
Trong ngắn hạn, với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hướng lên từ khu vực quá bán nhưng độ dốc vừa phải không cho thấy một động lực tăng đáng kể. Trong khi đó, trường hợp giảm giá sẽ tiếp tục tiếp dễn một khi mức Fibonacci thoái lui 0.786% bị phá vỡ với mục tiêu sau đó vào khoảng 1.20000 cũng là mục tiêu giảm giá kể từ tuần trước trong các xuất bản gửi đến bạn đọc trước đó.
Các mức hỗ trợ đối với GBP/USD trong thời điểm hiện tại khá mong manh với cạnh dưới của kênh giá (b) và mức Fibonacci thoái lui 0.786%; đồng thời các mức kháng cự lại nhiều hơn với EMA21, kháng cự ngang 1.22698, xu hướng giảm (a) và mức Fibonacci 0.618%.
Triển vọng của GBP/USD là giảm giá trong trung hạn mặc dù các đợt phục hồi ngắn vẫn có cơ hội xảy ra, và các vị trí kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.22056 – 1.20886
Kháng cự: 1.22065 – 1.22698 – 1.23139
@BestSC
Chú ý đến phát biểu của FED, EUR/USD phục hồi với nhiều khó khănCác nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang các bài phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này, bao gồm cả bài phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell vào thứ Năm, để có thêm manh mối về chính sách lãi suất.
Vì vậy, bài phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này có thể sẽ có tác động nhất định đến thị trường tiền tệ. Tại châu Âu, Viện nghiên cứu kinh tế ZEW của Đức công bố chỉ số tâm lý kinh tế trong tháng 10 là âm 1,1, giá trị trước đó là âm 9,3 và cùng kỳ năm ngoái là âm 11,4. Dữ liệu ZEW tháng 10 tốt hơn khiến đồng Euro ít bị bán tháo hơn và giảm bớt áp lực đối với EUR/USD.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD OANDA:EURUSD phục hồi sau khi kiểm tra cạnh trên của kênh giá (a), được đánh dấu là mức hỗ trợ ban đầu và cũng là mức giảm mục tiêu kể từ khi đạt Fibonacci thoái lui 0.382%.
Tạm thời, EUR/USD chưa có được các điều kiện tăng giá đáng tin cậy trong khi đó việc duy trì dưới mức Fibonacci 0.382% và đường trung bình động EMA21 lại là tín hiệu ủng hộ cho triển vọng giảm giá.
Để EUR/USD có thể có được triển vọng tăng trong ngắn hạn ít nhất nó cần đưa hoạt động giá lên trên mức EMA21 và quay trở lại với kênh giá tăng (b) trong ngắn hạn.
Điều này cũng có nghĩa Ema21 cùng Fibonacci 0.382% là các mức kháng cự gần nhất đáng chú ý trong thời gian hiện tại, cùng với đó thì mức mục tiêu cho kỳ vọng giảm sẽ vào khoảng 1.05350 và 1.04821, là các mức kỹ thuật được chú ý trong biểu đồ.
Một chu kỳ giảm mới có khả năng hình thành trong trường hợp mức hỗ trợ xa hơn tại 1.04821 bị phá vỡ dưới để xác nhận EUR/USD quay trở lại hoạt động trong kênh giá giảm (a).
Trong ngày, EUR/USD được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.05350 – 1.04821
Kháng cự: 1.06106 – 1.06169
@BestSC
Khả năng can thiệp của BOJ bị làm mờ, USD/JPY áp sát mức 150Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shuni Suzuki hôm thứ Sáu tuần trước cho biết ông đã nói với các đối tác G20 rằng Nhật Bản có thể cần phải thực hiện “hành động thích hợp” trên thị trường tiền tệ vì việc thắt chặt tiền tệ toàn cầu có thể làm trầm trọng thêm biến động tỷ giá hối đoái.
Rủi ro can thiệp rõ ràng đang gia tăng, điều này hạn chế xu hướng tăng của USD/JPY. Nhưng trong phiên giao dịch sớm ở châu Á vào thứ Sáu, Thành viên hội đồng Asahi Noguchi đã hạ nhiệt các vụ cá cược trong sự kiện thiên nga đen rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ chuyển sang chính sách siêu lỏng lẻo, đồng thời đề nghị Nhật Bản phải duy trì chính sách tiền tệ lỏng lẻo để mở đường cho lạm phát vĩnh viễn, đồng thời nhấn mạnh rằng nước này không thể lạc quan về việc thúc đẩy tăng trưởng tiền lương.
Hy vọng rằng Ngân hàng Nhật Bản sẽ từ bỏ lãi suất âm đã suy yếu vào tuần trước. Điều này cũng giải thích tại sao giao dịch mua dài hạn USD/JPY không muốn giảm xuống.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY tiếp tục kiểm tra mức kháng cự 150, mức kỹ thuật đã tạo ra đợt giảm giá đáng kể trước đó, mặc dù có những phản ứng nhưng nó không đáng kể mà thay vào đó USD/JPY đang có triển vọng khá tốt cho một chu kỳ tăng giá mới.
Một khi mức kháng cự 150 bị phá vỡ, USD/JPY sẽ có cơ hội mở ra một chu kỳ tăng giá mới với mục tiêu có thể đạt đến 151.958 trong ngắn hạn.
USD/JPY cũng có những điều kiện kỹ thuật ủng hộ tăng giá để củng cố triển vọng tăng như duy trì hoạt động trên mức EMA21, một xu hướng tăng trong ngắn hạn (b) được hình thành hợp lưu với hỗ trợ ngang 148.415.
Triển vọng tăng của USD/JPY được chú ý với các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 150
@BestSC
Đồng Bảng có nhiều áp lực cơ bản và GBP/USD nâng kỳ vọng giảmMức tăng lương kỷ lục do lạm phát cao kéo dài và thị trường lao động thắt chặt đã làm phức tạp thêm nỗ lực của Ngân hàng Anh trong việc kìm hãm giá tiêu dùng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước dự báo Anh vẫn là quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong nhóm G7 và dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong năm tới.
Vì vậy, Ngân hàng Anh đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan liệu có nên tiếp tục tăng cường nỗ lực kiềm chế lạm phát và đưa lạm phát về mục tiêu hay phải xem xét liệu nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái và ngừng tăng lãi suất hay không.
Hơn nữa, ngay cả khi Ngân hàng Anh vẫn có khả năng tăng lãi suất thì dư địa cải thiện dự kiến sẽ rất hạn chế, do đó, việc tăng lãi suất không còn tác dụng tốt như trước trong việc thúc đẩy đồng bảng, thậm chí có thể có thể nói là không có tác dụng.
Vì các nguyên nhân trên, về mặt cơ bản đồng Bảng vẫn sẽ yếu hơn so với đồng Dollar vốn đang mạnh hơn bởi kỳ vọng chính sách của FED và tỷ giá GBP/USD cũng sẽ có xu hướng giảm về mặt cơ bản trong thời điểm hiện tại.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD vẫn duy trì xu hướng giảm (a) trong tuần trước sau khi có những phục hồi và bị đánh bại bởi mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Trong ngắn hạn, xu hướng của GBP/USD vẫn là giảm giá mặc dù có những phục hồi nhưng hoạt động giá dưới đường trung bình EMA21 và Chỉ số sức mạnh tương đối RSI chưa đạt mức quá bán là các yếu tố cho thấy dư địa giảm giá vẫn còn.
Triển vọng giảm giá của GBP/USD sẽ được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau:
Hỗ trợ: 1.20886
Kháng cự: 1.21904 – 1.22698
Trong trường hợp GBP/USD phá vỡ dưới mức 1.20886 nó sẽ tiếp tục có triển vọng giảm nhiều hơn với mục tiêu sau đó vào khoảng 1.20000
@BestSC
Triển vọng EUR/USD, xu hướng chưa rõ ràng, có cơ hội giảmVào thứ Tư , Hoa Kỳ đã công bố Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 9. Sau khi loại trừ thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại, PPI cốt lõi trong tháng 9 đã tăng 0,2% so với tháng trước, bằng mức tăng của tháng 8; Tháng 9 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp hơn 2,9% của tháng 8.
Lạm phát tiếp tục chậm lại trong tháng 9, khiến thị trường tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang đã hoàn tất việc tăng lãi suất. Ngoài ra, biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang tháng 9 được công bố cùng ngày cho thấy sự không chắc chắn về hướng đi của nền kinh tế Mỹ đã khiến các quan chức Fed phải có lập trường thận trọng khi thảo luận về sự cần thiết phải tăng lãi suất thêm. Các quan chức ngày càng lo ngại hơn về những rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ.
Một cuộc khảo sát của ECB hôm thứ Tư cho thấy các hộ gia đình khu vực đồng Euro tin rằng lạm phát sẽ cao hơn mục tiêu 2% của ECB một chút trong 3 năm tới.
Knot, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Hà Lan và thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cho biết hôm thứ Tư rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã đạt được "tiến bộ quan trọng" trong việc đưa tỷ lệ lạm phát trở lại mục tiêu, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước và không thể loại trừ khả năng tăng lãi suất tiếp theo.
Sự hỗn loạn về tin tức đã cản trở sự tăng giá của đồng Dollar Mỹ trong thời gian gần đây, trong khi các loại tiền tệ chính không phải của Mỹ như đồng euro đã có được một số động lực để phục hồi từ mức thấp.
Sự tập trung bây giờ phụ thuộc vào dữ liệu lạm phát CPI của Hoa Kỳ hôm thứ Năm. Sức mạnh của dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đồng euro có thể tiếp tục phục hồi hay liệu nó sẽ phải chịu áp lực và giảm trở lại.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang cố gắng vượt qua khỏi mức EMA21 và mức kháng cự ngang 1.06169 sau khi có một số phản ứng nhỏ tại khu vực này.
Tuy nhiên, cho đến khi tác động lớn từ dữ liệu CPI của Hoa Kỳ đến thì EUR/USD dự kiến sẽ hoạt động giá khá ổn định xung quanh EMA21.
Để EUR/USD có đủ điều kiện tăng giá bền vững về mặt kỹ thuật thì nó cần phải đưa hoạt động giá ổn định trên mức EMA21, Fibonacci thoái lui 0.382% và mức kháng cự ngang 1.06169, sau đó mức mục tiêu tăng giá ban đầu vào khoảng 1.06946.
Ngược lại, nếu vẫn hoạt động dưới các mức kỹ thuật nói trên thì EUR/USD có nhiều cơ hội để giảm giá với mục tiêu ban đầu là cạnh trên kênh giá (a) và sau đó là mức hỗ trợ 1.05350.
Triển vọng kỹ thuật hiện tại của EUR/USD chưa rõ ràng về hướng đi, nó có nhiều cơ hội để giảm giá hơn trong khi cơ hội tăng giá chưa thực sự bền vững. Và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.06106 – 1.05350
Kháng cự: 1.06169
@BestSC
Hợp lưu hỗ trợ, USD/JPY có nhiều điều kiện tăng hơn là giảm giáCác quan chức chủ chốt của Cục Dự trữ Liên bang đã có những bài phát biểu ôn hòa, làm giảm lợi suất trái phiếu Mỹ và khiến đồng yên Nhật tăng giá trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nó đã không giữ được mức tăng và khiến USD/JPY tăng trở lại, thúc đẩy bởi hoạt động bán khống đồng Yên Nhật.
Cùng trong ngày thứ Ba, Kyodo News đưa tin rằng Ngân hàng Nhật Bản đang xem xét nâng dự báo lạm phát tiêu dùng cốt lõi trong năm nay. Điều này khiến các nhà đầu tư suy đoán rằng Ngân hàng Nhật Bản được cho là sẽ chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm.
Tuy nhiên, trong môi trường hiện tại, biến động của đồng yên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi những biến động tiếp theo của lợi suất trái phiếu Mỹ. Nếu việc Cục Dự trữ Liên bang sẽ dừng đợt tăng lãi suất này dần dần trở nên rõ ràng và lợi suất trái phiếu Mỹ bắt đầu tiếp tục giảm, thì áp lực chính đối với đồng yên được sẽ được dỡ bỏ và đồng yên có thể được kỳ vọng sẽ đảo ngược xu hướng giảm gần đây, cùng với đó USD/JPY sẽ có khả năng giảm giá dài hạn hơn.
Trên biểu đồ hàng ngày, FX:USDJPY đang dần tăng trở lại sau khi kiểm tra mức EMA21 mà mức này đã được chú ý với bạn đọc trong xuất bản số trước về USD/JPY rằng nó kết hợp với mức hỗ trợ ngang 148.415 sẽ tạo thành hợp lưu hỗ trợ mà nếu không thể phá vỡ dưới mức này USD/JPY sẽ không đủ điều kiện để giảm giá thêm nữa.
Để giảm giá nhiều hơn với mục tiêu là mức Fibonacci thoái lui 0.786% thì ít nhất USD/JPY cần phải phá vỡ dưới mức hợp lưu hỗ trợ nói trên.
USD/JPY đang hoạt động giá đường xu hướng giảm trong ngắn hạn (b), và một khi đường xu hướng ngắn hạn này bị phá vỡ trên USD/JPY sẽ tiếp tục có triển vọng tăng với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 150.
Triển vọng kỹ thuật của USD/JPY đang ủng hộ cho việc tăng giá nhiều hơn trong khi điều kiện giảm giá là không rõ ràng, và các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 148.415
Kháng cự: 149 – 150
@BestSC
GBP/USD phục hồi, bị hạn chế bởi các mức kỹ thuật quan trọngPhát biểu mới nhất của Chủ tịch Fed Atlanta Bostic cho biết Fed không cần phải tăng lãi suất thêm nữa. Bostic nói với Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ rằng chính sách của Fed đã đủ hạn chế và ông cũng tin rằng sẽ không có suy thoái kinh tế trong tương lai và việc Fed tăng lãi suất sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế và lạm phát thấp hơn.
Những bình luận này được đưa ra một phần nhằm phản ứng trước cuộc xung đột Israel-Gaza. Đổ máu tiếp tục ở Trung Đông và những bình luận ôn hòa từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã kéo lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ giảm mạnh. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã giảm xuống mức thấp trong ngày là 4,618% vào thứ Ba từ mức cao 4,887% vào thứ Hai. Thị trường dường như tràn ngập kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ dừng chu kỳ tăng lãi suất.
Tận dụng cơ hội này, GBP/USD cũng đang có những phục hồi đáng kể.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đang ở vị trí kỹ thuật quan trọng khi nó cố gắng di chuyển lên trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21) nhưng vẫn còn một số mức kỹ thuật quan trọng khác trước khi đánh giá tằng GBP/USD có triển vọng tăng bền vững về mặt kỹ thuật.
Để có thể nói rằng GBP/USD đủ điều kiện tăng bền vững về mặt kỹ thuật thì ít nhất nó cần đưa hoạt động giá lên trên mức Fibonacci 0.618% và phá vỡ đường xu hướng giảm (a) dài hạn. Sau đó mức mục tiêu sẽ là mức Fibonacci tiếp theo tại 0.50%.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng lên là một tín hiệu ủng hộ cho khả năng tăng giá của GBP/USD; Tuy nhiên với khu vực các mức kháng cự nói trên thì đây cũng là khu vực tiềm năng giảm giá đối với cặp tỷ giá này, và ở bức tranh tổng thể thì khả năng giảm giá về mặt kỹ thuật đang có nhiều điều kiện hơn.
Triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn tạm thời ủng hộ việc giảm giá hơn với các mức đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.22698 – 1.21904
Kháng cự: 1.23139
@BestSC