EUR/USD vẫn chịu áp lực bởi Dxy mạnh trước sự kiện của ECBXu hướng chung của đồng Dollar Mỹ vẫn mạnh và tâm lý chung cho thấy đồng euro có thể tiếp tục giảm, sự kiện của ECB ngày hôm nay sẽ thu hút ánh nhìn của những giao dịch EUR/USD.
Quyết định rất được mong đợi của Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ được công bố vào tối nay, thứ Năm theo giờ Hà Nội. Nghị quyết này được cho là sẽ gây ra những biến động dữ dội và tạo ra một môi trường giao dịch khó khăn, khó lường, vì vậy việc đầu tiên cần chú ý là quản trị những giao dịch cá nhân chặt chẽ.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD vẫn được giao dịch rất khiêm tốn và các đợt điều chỉnh tăng đều bị hạn chế bởi chủ yếu vì đồng USD tăng trong thời gian gần đây.
Mọi trường hợp tăng giá nếu không thể đưa EUR/USD đi lên trên đường trung bình EMA21, phá vỡ kênh giá (a) thì nó không đủ điều kiện để tăng giá đáng kể về mặt kỹ thuật. Nói cách khác là nếu không thể thoát khỏi kênh giá (a) thì EUR/USD không có cơ hội để đảo chiều tăng giá mà các đợt tăng giá chỉ nên được coi là điều chỉnh ngắn hạn về mặt kỹ thuật.
Trong trường hợp tiêu cực hơn khi EUR/USD phá vỡ dưới mức 1.06946 thì chu kỳ giảm sẽ tiếp diễn với một đợt giảm mới và mục tiêu sau đó vào khoảng 1.06362.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng chưa đạt được mức quá bán trong khi nó cũng đang đi ngang cho thấy khả năng điều chỉnh tăng đang bị hạn chế khi không đạt được các yếu tố như đi qua khu vực quá bán và hướng lên.
Nhìn chung, xu hướng của EUR/USD có nhiều cơ hội giảm giá về mặt kỹ thuật cùng các vị trí đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 1.06946
Kháng cự: 1.07736 – 1.08066 – 1..8336
@BestSC
USD
Dữ liệu không đủ hỗ trợ GBP/USD, phụ thuộc vào xu hướng của USDDữ liệu do Văn phòng Thống kê Quốc gia công bố hôm thứ Ba cho thấy trong 3 tháng tính đến tháng 7, tiền lương của Anh không bao gồm tiền thưởng tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tương đương với tháng 6, đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử.
Dữ liệu không thể thúc đẩy tốt đồng bảng Anh, cho thấy trọng tâm của thị trường vẫn là dữ liệu lạm phát của Mỹ và xu hướng của đồng Dollar Mỹ vẫn là yếu tố ảnh hưởng chính đến đồng bảng Anh.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi OANDA:GBPUSD phục hồi và bị đánh bại bởi mức kháng cự chú ý với bạn đọc trong các xuất bản số ra trước tại 1.25479 thì hiện tại nó đang cố gắng bám quanh mức Fibonacci 0.786%.
Ở bức tranh tổng thể thì về mặt kỹ thuật GBP/USD đang có đầy đủ tất cả các yếu tố ủng hộ cho việc giảm giá với hoạt động trong kênh giá chính (a) làm xu hướng kỹ thuật chính và dưới EMA21 cùng RSI hướng xuống vẫn chưa đạt khu vực quá bán.
Các yếu tố giảm giá đang củng cố dày đặc với trường hợp tiêu cực hơn khi GBP/USD đưa hoạt động giá xuống dưới cạnh dưới kênh giá (a) thì nó có triển vọng kỹ thuật hướng đến mức thấp hơn tại 1.23941 đầu tiên và sau đó là mức 1.23048.
Triển vọng kỹ thuật của GBP/USD trong ngắn hạn là giảm giá với các mức giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.24840 – 1.23941
Kháng cự: 1.25479 – 1.26247
@BestSC
Trước cuộc họp ECB, EUR/USD phục hồi nhưng bị giới hạn kỹ thuậtĐối với cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu vào tháng 9 thị trường hiện kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ giữ nguyên lãi suất.
Trước cuộc họp ECB vào thứ Năm, các nhà đầu tư sẽ chờ đợi dữ liệu lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào thứ Tư. Mặc dù dữ liệu lạm phát khó có thể làm lung lay kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuyên bố chính sách vào tuần tới, nhưng nếu dữ liệu vẫn mạnh, nó có thể làm tăng kỳ vọng về việc tăng lãi suất thêm tại cuộc họp tiếp theo. Nếu dữ liệu đúng như dự kiến, đồng euro sẽ vẫn chịu áp lực giảm giá.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang bị giới hạn giảm giá mặc dù có những điều chỉnh tăng trước đó. Đà tăng điều chỉnh của EUR/USD bị hạn chế bởi mức Fibonacci 0.786%, mức kỹ thuật được lưu ý với bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó về cặp tỷ giá này.
Trong ngắn và trung hạn thì xu hướng kỹ thuật của EUR/USD là không đổi với triển vọng giảm giá chính.
Miễn là EUR/USD không đưa hoạt động giá lên trên được mức EMA21 và đi ra khỏi kênh giá (a) thì các đợt tăng giá chỉ nên được coi là các đợt điều chỉnh ngắn về mặt kỹ thuật mà không làm thay đổi xu hướng.
Trong trường hợp tiêu cực hơn, một khi mức kỹ thuật 1.06946 bị phá vỡ dưới thì EUR/USD có điều kiện giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu sau đó vào khoảng 1.06362.
Trong ngắ hạn, triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD là giảm giá với các điểm kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.06946
Kháng cự: 1.07736
@BestSC
Sau 8 tuần giảm, EUR/USD có thể phục hồi với xu hướng không đổiTỷ giá OANDA:EURUSD đã giảm 0,7% trong tuần trước, đánh dấu 8 tuần giảm liên tiếp. Dữ liệu được công bố vào tuần trước cho thấy tốc độ tăng trưởng trong ngành dịch vụ của Mỹ bất ngờ tăng tốc trong tháng 8, trong khi số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước đã chạm mức thấp mới kể từ tháng 2.
Ngược lại, sản xuất công nghiệp ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu lại giảm nhẹ hơn dự kiến trong tháng 7. Số liệu do Eurostat công bố tuần trước cho thấy GDP điều chỉnh theo mùa của khu vực Eurozone trong quý II tăng cả theo quý và theo năm, nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm so với dự báo trước đó, đặc biệt là tăng trưởng theo quý. Tỷ lệ giảm từ 0,3%, được điều chỉnh xuống 0,1% và tăng trưởng việc làm cũng được điều chỉnh giảm 0,2% trong cùng kỳ.
Dữ liệu cho thấy nền kinh tế khu vực đồng euro đang không có tăng trường.
Mặt khác tại Mỹ, do tăng trưởng kinh tế vẫn tốt hơn so với các nền kinh tế phát triển trên thế giới, mặc dù thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất vào cuối tháng này nên khả năng Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất là rất cao, tại cuộc họp tháng 11 vẫn cao hơn 40% (theo CME FedWatch).
Vì lý do này, lợi thế của đồng Dollar Mỹ về lợi suất so với các loại tiền tệ khác vẫn nổi bật hơn.
Sau 8 tuần giảm, OANDA:EURUSD hiện đang phục hồi từ mức hỗ trợ kỹ thuật 1.06946 đánh dấu trước đó với bạn đọc và chỉ số sức mạnh tương đối RSI cho thấy nó đang bị bán quá mức.
Mặc dù EUR/USD có thể tiếp tục phục hồi về mặt kỹ thuật nhưng nhìn chung triển vọng giảm giá là không thay đổi với trường hợp giảm nhiều hơn nữa sẽ xảy ra nếu mức hỗ trợ 1.06946 bị phá vỡ dưới và sau đó mức mục tiêu vào khoảng 1.06362.
Trong ngắn hạn, mục tiêu điều chỉnh về mặt kỹ thuật bị giới hạn bởi mức Fibonacci thoái lui 0.786% và miễn là EUR/USD không thể phá vỡ ra khỏi kênh giá (a) thì nó vẫn không đủ khả năng để thay đổi xu hướng chính.
Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD là điều chỉnh phục hồi nhưng không thay đổi xu hướng, cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.06946
Kháng cự: 1.07736
@BestSC
USD/JPY có RSI hướng xuống, chịu áp lực khi đồng Yên được hỗ trợ OANDA:USDJPY giảm đáng kể trong đầu phiên thị trường châu Á ngày 11 tháng 9 sau khi có những tác động cơ bản hỗ trợ đồng Yên trong khi đó USD kém hấp dẫn, dẫn tới sự suy giảm ngay khi chỉ mới mửa cửa giao dịch ngoại hối của tuần này.
Vào đầu phiên giao dịch thị trường châu Á vào thứ Hai, khi Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda đưa ra tín hiệu quan trọng rằng lãi suất âm có thể chấm dứt, đồng yên mạnh lên trên toàn diện so với các đồng tiền chính và USD/JPY thấp hơn giá mở cửa khoảng 80 điểm.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản gợi ý về khả năng chấm dứt lãi suất âm
Một bài báo đăng trên tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm thứ Bảy đưa tin Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda cho biết khi mục tiêu lạm phát 2% sắp đạt được, ngân hàng trung ương có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm, ám chỉ khả năng tăng lãi suất.
Kazuo Ueda nói với Yomiuri Shimbun trong một cuộc phỏng vấn rằng Ngân hàng Nhật Bản có thể có đủ dữ liệu trước cuối năm để quyết định liệu lãi suất âm có thể được chấm dứt hay không.
Ueda cho biết: “Một khi chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ chứng kiến lạm phát gia tăng bền vững ở Nhật Bản, cùng với tăng trưởng tiền lương, chúng tôi có sẵn một số lựa chọn”.
Ông nói thêm: “Nếu chúng tôi đánh giá rằng Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu lạm phát ngay cả khi lãi suất âm chấm dứt, chúng tôi sẽ làm như vậy”.
Theo chính sách lãi suất âm, Ngân hàng Nhật Bản hiện kiểm soát lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%. Ngân hàng trung ương cũng giới hạn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% như một phần trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế và đạt được các mục tiêu một cách bền vững.
Tuy nhiên, Ueda Kazuo cũng đã nhiều lần dội một gáo nước lạnh vào ý tưởng này, nhấn mạnh chính sách cực kỳ lỏng lẻo sẽ được duy trì cho đến khi tin chắc rằng lạm phát có thể được duy trì ở mức khoảng 2% dựa trên nhu cầu ổn định và tăng trưởng tiền lương.
Nói tóm lại, những bình luận của Ueda Kazuo thúc đẩy lập trường “Diều hâu” trong quan điểm chính sách tiền tệ của Nhật Bản, điều này có lợi cho JPY và khiến USD chịu một số áp lực bán, việc USD thiếu nhu cầu cũng sẽ thúc đẩy vàng có một số hỗ trợ nhất định về mặt tương quan.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY đang điều chỉnh giảm đáng kể sau khi không thể tiếp cận vượt qua mức kháng cự 148.415 đánh dấu trước đó.
Có nhiều lần suy giảm trước đó nhưng mức điều chỉnh luôn bị đánh bại. Tuy nhiên, lần này có nhiều triển vọng giảm kỹ thuật hơn với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống rõ ràng từ mức 70%.
Một khi USD/JPY giảm xuống dưới đường trung bình động EMA21, được xác nhận khi nó đưa hoạt động giá xuống dưới mức kỹ thuật 145.866 thì nó sẽ có triển vọng giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu sau đó là 140.050 và nhiều hơn tại mức 143.551.
Hiện tại, USD/JPY chưa đủ điều kiện để giảm, chỉ cần nó hoạt động giá dưới EMA21 chúng ta sẽ có triển vọng điều chỉnh mạnh mẽ với cặp tỷ giá này cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050 – 143.551
Kháng cự: 148.415
@BestSC
Tác động bởi BOJ không rõ ràng, USD/JPY điều chỉnh giữ xu hướng OANDA:USDJPY giảm nhẹ trong ngắn hạn trên thị trường châu Á vào thứ Sáu, có lúc giảm xuống dưới mốc 147 và chạm mức thấp nhất trong ba ngày là 146,58. Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Naota là người mới nhất thảo luận về nhu cầu tăng lương và nhu cầu tiêu dùng thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Sự đặt cược trên thị trường ngày càng rõ ràng, với việc các nhà giao dịch lo ngại về mối đe dọa can thiệp của chính phủ Nhật Bản nhằm tăng giá đồng yên.
Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 1,2% trong quý II, theo dữ liệu cuối cùng, giảm so với ước tính sơ bộ là 1,5%, sau khi tăng 0,7% trong quý I. Đáng chú ý, tiêu dùng tư nhân giảm 0,6%, so với mức tăng 0,5% của quý trước. Số liệu tăng trưởng tiền lương trong tháng 7 cũng được quan tâm trước số liệu GDP. Tổng thu nhập tiền lương của tất cả người lao động đã tăng 1,3% trong tháng 7, so với 2,3% trong tháng 6.
Tăng trưởng tiền lương chậm hơn và tiêu dùng tư nhân giảm sẽ khiến các thành viên hội đồng BOJ quan tâm. Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản gần đây đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng lương và nhu cầu tiêu dùng để thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình trong tháng 7 và báo cáo hôm nay ủng hộ hiện trạng, với chi tiêu hộ gia đình giảm 2,7% trong tháng 7.
Sự đặt cược vào việc Fed sẽ tăng lãi suất sắp tới đang tăng lên, với chỉ số PMI dịch vụ của Hoa Kỳ và số liệu thống kê về thị trường lao động hỗ trợ. Chi tiêu tiêu dùng cao hơn có thể dẫn đến lạm phát do nhu cầu, với mức lương tăng bù đắp cho lãi suất cao hơn.
Sự thay đổi mới nhất trong chu kỳ chính sách tiền tệ của Fed đang là có lợi cho đồng Dollar Mỹ, tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải theo dõi các bài phát biểu từ các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) để xác nhận sự thay đổi quỹ đạo lãi suất. Thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) Michael Barr sẽ phát biểu sau đó vào thứ Sáu.
Vì vậy, giống với những lần trước khi không có sự rõ ràng trong các tác động của Ngân hàng Nhật Bản thì các phát ngôn mang tính xoa dịu chỉ đủ để tạo cho USD/JPY những điều chỉnh giảm trong ngắn hạn mà không phải tác động mang tính dài lâu.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, mặc dù OANDA:USDJPY đã điều chỉnh nhẹ khi tiếp cận gần mức kháng cự quan trọng 148.415 nhưng nhìn chung xu hướng về mặt không thay đổi với kỳ vọng tăng giá được duy trì khi USD/JPY vẫn giữ trên mức trung bình động EMA21 cùng hỗ trợ ngang được xác định trước đó gửi đến bạn đọc khoảng 145.866.
Miễn là USD/JPY vẫn còn duy trì hoạt động trên các mức hỗ trợ nói trên thì nó vẫn có triển vọng kỹ thuật trong ngắn hạn là tăng giá, và một khi mức kháng cự 148.415 bị phá vỡ trên USD/JPY sẽ có triển vọng tăng nhiều hơn nữa với mức Fibonacci 1% làm mục tiêu, mức giá 151.958.
Trong trường hợp tiêu cực đối với cặp tỷ giá này, khi nó giảm xuống dưới mức 145.866 thì mức mục tiêu sau đó vào khoảng 145.050, và triển vọng giảm bị hạn chế khi có nhiều hỗ trợ kỹ thuật phía dưới.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng không cung cấp tín hiệu giảm giá khi vẫn cố gắng đi ngang duy trì gần mức 70, thông thường việc yếu đi tại mức 70 đi ngang và không tạo ra đợt giảm giá mạnh mẽ về giá mô tả trạng thái điều chỉnh tích luỹ và không làm thay đổi xu hướng.
Tóm lại, USD/JPY có nhiều triển vọng tăng hơn là giảm giá cùng các vị trí kỹ thuật đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050
Kháng cự: 148.415.
@BestSC
Bảng anh được hỗ trợ ở mức 1 1,25?Bảng anh được hỗ trợ ở mức 1 1,25?
Chỉ số đô la mỹ đã sẵn sàng để đạt đến đỉnh cao mới trong nhiều tháng. Đóng góp vào sự gia tăng của DXY nhiều nhất là GBP/USD, với đồng bảng anh mất 0,45% SO với USD do những bình luận gần đây từ thống đốc Ngân hàng Anh.
Hôm thứ tư, Thống đốc Andrew Bailey đã phát biểu trước Ủy ban Lựa chọn Kho bạc, nói rằng " tôi nghĩ bây giờ chúng ta đang ở gần đỉnh của chu kỳ (thắt chặt). Và do đó tôi không nói rằng chúng tôi đang ở đầu chu kỳ vì chúng tôi đã có một cuộc họp sắp tới". Trong trường hợp bạn quên, Ngân hàng Anh đã thực hiện tăng lãi suất trong 14 cuộc họp trước đó và dự kiến sẽ tăng chi phí vay một lần nữa vào cuối tháng này, đẩy tỷ lệ lên 5,5%.
Các nhận xét trên đã được tôi luyện bởi các bình luận cho thấy rằng tỷ lệ sẽ cao hơn so với dự kiến, nói rằng "(chúng tôi) đang báo hiệu rằng sự sụt giảm lạm phát sẽ tiếp tục và - như tôi đã nói một số lần - tôi nghĩ sẽ khá rõ rệt."Chính nhận xét sau này có thể là nguyên nhân khiến đồng Bảng Anh giảm xuống dưới mức 1,25 đô la quan trọng, đánh dấu giá trị thấp nhất kể từ đầu tháng sáu. Tuy nhiên, có thể có sự hỗ trợ ở mức này, vì xu hướng giảm trở nên có khả năng quá mức.
AUD/USD tiếp tục giảm khi RBA giữ nguyên lãi suấtChỉ số S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,30%, và OANDA:AUDUSD giảm 1.36% xuống còn 0.63748 sau khi RBA giữ nguyên lãi suất ở mức 4,10% và cho biết dữ liệu gần đây cũng như lạm phát sẽ quay trở lại mức 2% -3% vào cuối năm 2025.
RBA, do Thống đốc sắp mãn nhiệm Philip Lowe chủ trì, nhắc lại rằng có thể vẫn cần phải thắt chặt tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát. Lowe sẽ bàn giao cho cấp phó Michele Bullock vào ngày 18 tháng 9.
Shane Oliver, người đứng đầu chiến lược đầu tư và kinh tế trưởng tại AMP ở Sydney, cho biết: “Với dữ liệu việc làm, tiền lương và lạm phát yếu đi trong tháng trước, quyết định giữ nguyên lãi suất à hợp lý”.
Mặc dù không có nhiều dữ liệu kinh tế từ khu vực nhưng một số quan chức Fed sẽ phát biểu trong tuần này.
Trước mắt, thị trường cũng đang dự kiến việc Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở kỳ FOMC tiếp theo nhưng tạm thời con số vẫn chưa công bố và thị trường sẽ chờ đợi thêm những phát biểu của quan chức Fed trong tuần này để có thêm định hướng.
Cùng với việc lộ trình lãi suất của Fed tiếp tục được dự đoán thì việc RBA giữ nguyên lãi suất đã khiến đồng Dollar Úc yếu hơn đồng Dollar Mỹ, trong trung hạn AUD/USD vẫn sẽ chịu áp lực về mặt cơ bản.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày (D1), OANDA:AUDUSD đang có đầy đủ các yếu tố kỹ thuật để ủng hộ cho góc nhìn giảm giá với hoạt động giá phía dưới đường trung bình động 21 ngày (EMA21), một kênh giá trong ngắn hạn được hình thành với xu hướng giảm (a), và nếu nó đóng cửa hàng ngày phía dưới mức Fibonacci thoái lui 0.786% thì triển vọng giảm được củng cố vững chắc hơn với mục tiêu sau đó vào khoảng 0.62714.
Ngay cả trong trường hợp lạc quan là AUD/USD đóng cửa trên mức Fibonacci 0.786% thì triển vọng tăng cũng trở nên rất khó khăn và bị giới hạn bởi kênh giá (a).
Nhìn chung, bức trang kỹ thuật hiện tại thì AUD/USD có nhiều khả năng giảm giá hơn là một đợt điều chỉnh tăng ngắn và các mức kỹ thuật được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 0.63649 – 0.62714
Kháng cự: 0.64584
@BestSC
Triển vọng kỹ thuật GBP/USD, xu hướng chính, USD áp đảoChỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của S&P Global/CIPS Vương quốc Anh cho thấy hôm thứ Sáu rằng hoạt động sản xuất của Vương quốc Anh là yếu nhất kể từ những ngày đầu của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào tháng 8, với các đơn đặt hàng nhà máy giảm mạnh do lãi suất trong nước và quốc tế tăng.
Thị trường nhà đất ở Anh cũng bắt đầu trở nên khó khăn từ những lần tăng lãi suất trước đó, với giá nhà giảm hàng năm lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2009. Bằng chứng ngày càng tăng về sự yếu kém của nền kinh tế và áp lực lạm phát đang giảm bớt có nghĩa là khả năng Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) sẽ chọn giữ nguyên lãi suất đang trở nên đáng tin cậy hơn.
Ở mối tương quan chênh lệch lãi suất thì hiện tại đồng Dollar vẫn sẽ tiếp tục áp đảo đồng Bảng và về mặt cơ bản GBP/USD vẫn phải chịu áp lực trong một số thời gian tới.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, OANDA:GBPUSD vẫn đang duy trì đà giảm giá với xu hướng chính ổn định trong kênh giá (a).
Trường hợp tiêu cực hơn đối với cặp tỷ giá này sẽ xảy ra nếu mức hỗ trợ 1.25479 bị phá vỡ dưới và sau đó mức mục tiêu vào khoảng 1.24840 điểm giá của mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Mức kháng cự gần nhất trong ngắn hạn được chú ý tại Fibonacci thoái lui 0.618%, miễn là GBP/USD không thể đưa hoạt động giá phá vỡ trên kênh giá (a) thì nó vẫn sẽ phải chịu áp lực về mặt kỹ thuật, xu hướng chính giảm giá không đổi cùng các mức tăng chỉ là điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.
GBP/USD chỉ có đủ điều kiện tăng đáng kể về mặt kỹ thuật khi nó lên trên EMA21 và mức kháng cự 1.26812 chú ý trong biểu đồ.
Triển vọng kỹ thuật của GBP/USD là giảm giá cùng các mức kỹ thuật chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.25479
Kháng cự: 1.26247 – 1.26812
@BestSC
EUR/USD giảm giá về mặt kỹ thuật khi dữ liệu kém lạc quanDữ liệu lạm phát và việc làm là tâm điểm của tuần trước, nhưng không có tin tốt nào, đặc biệt là từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu .
Tổng hợp dữ liệu và phân tích
Đức đã công bố ước tính sơ bộ về Chỉ số giá tiêu dùng (HICP) vào tháng 8 vào thứ Tư tuần trước, cho thấy mức tăng so với cùng kỳ là 6,4% và mức tăng so với tháng trước là 0,4%, cao hơn dự kiến.
Cuối cùng, Eurostat đã công bố vào thứ Năm tuần trước rằng HICP của Eurozone đã tăng 5,3% so với cùng kỳ trong tháng 8, cao hơn mức 5,1% mà thị trường tài chính mong đợi. Lạm phát cơ bản hàng năm ở mức 5,3%, phù hợp với kỳ vọng. Ngoài ra, HICP còn tăng 0,6% MoM, cao hơn nhiều so với mức giảm dự kiến là 0,1%.
Điều này tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan không thể giải quyết được đối với Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), vốn đang cố gắng tạm dừng việc thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh nền kinh tế đang chậm lại. Tuy nhiên, nếu họ ngừng tăng lãi suất, lạm phát có thể sẽ quay trở lại mức không thể kiểm soát.
Tại Hoa Kỳ , chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 7, thước đo lạm phát ưa thích của Fed đúng như dự báo, chỉ số giá PCE cốt lõi tăng 0,2% so với tháng trước và 4,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng từ mức 4,1% trong tháng Sáu.
Dữ liệu có tác động hạn chế đến thị trường tài chính vì các nhà đầu tư coi dữ liệu là không đủ để thay đổi chính sách hiện tại của Fed. Mặt khác, tổng sản phẩm quốc nội quý II đã được điều chỉnh giảm xuống 2% trong 3 tháng tính đến tháng 6, từ mức dự báo trước đó là 2,2%.
So sánh hàng năm đã giảm từ 2,4% xuống 2,1%. Tuy nhiên, những con số này không làm dấy lên mối lo ngại liên quan đến suy thoái kinh tế.
Hoa Kỳ cũng công bố dữ liệu liên quan đến việc làm. Khảo sát về Thay đổi Việc làm của ADP cho thấy khu vực tư nhân đã bổ sung thêm 187.000 việc làm trong tháng 8, thấp hơn kỳ vọng là 195.000 hoặc 371.000 trước đó.
Tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần là 228.000, tốt hơn dự kiến vào thứ Sáu tuần trước, báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tổng thể của Hoa Kỳ trong tháng 8 tốt hơn dự kiến, với 187.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 8.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,8% từ mức 3,5% trong tháng 7 và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên 62,8% từ 62,6%. Cuối cùng, thu nhập trung bình mỗi giờ giảm xuống 4,3% so với cùng kỳ từ mức 4,4%, cho thấy áp lực lạm phát đối với phía lao động đã giảm bớt.
Báo cáo việc làm đã thúc đẩy tâm lý trước thời điểm đóng cửa hàng tuần vì tất cả đều xác nhận rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 trong khi khả năng tăng lãi suất vào tháng 11 giảm đi.
Xét về mặt kỹ thuật, OANDA:EURUSD nhìn chung vẫn yếu và hiện tại nó đang ở vị trí giá quan trọng để quyết định có mở ra thêm đợt giảm giá tiếp diễn nào mới hay là thời điểm cho một phiên phục hồi.
Điểm Fibonacci thoái lui 0.786% hiện thời là vị trí hỗ trợ gần nhất đáng chú ý mà một khi mức này bị phá vỡ dưới EUR/USD có triển vọng giảm nhiều hơn với mức mục tiêu là cạnh dưới kênh giá (a) và nhiều hơn là mức hỗ trợ tiếp theo vào khoảng 1.06946.
Mặt khác, nếu EUR/USD cố gắng giữ được trên mức này nó sẽ ủng hộ cho khả năng điều chỉnh ngắn hạn với mục tiêu gần nhất vào khoảng 1.08336 nhưng không làm thay đổi xu hướng chính là giảm giá.
Trên bức tranh tổng thể thì EUR/USD vẫn đang có xu hướng chính là xu hướng giảm cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.07736
Kháng cự: 1.08336
Chú ý, Hoa Kỳ sẽ công bố PMI dịch vụ ISM tháng 8 vào thứ Tư và Liên minh Châu Âu sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 7 vào thứ Năm, Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ công bố ước tính cuối cùng về GDP quý II và vào thứ Sáu, Đức sẽ công bố ước tính cuối cùng về HICP tháng 8.
@BestSC
Đà phục hồi của GBP/USD sẽ được chú ý bởi dữ liệu của Hoa KỳDữ liệu của Ngân hàng Anh hôm thứ Tư cho thấy cho vay tiêu dùng ở Anh tăng ít hơn dự kiến trong tháng 7, điều này có thể cho thấy các hộ gia đình vẫn thận trọng khi chi phí vay tăng.
Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng chậm lại ở mức 7,3% trong 12 tháng tính đến tháng 7, tốc độ chậm nhất kể từ tháng 12.
Số liệu trên cho thấy sau khi Ngân hàng Anh tăng lãi suất 14 lần liên tiếp, chi phí lãi suất cao cũng bắt đầu hạn chế sự phát triển tín dụng tiêu dùng.
Vì lý do này, mặc dù thị trường kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm nay nhưng các lo ngại nền kinh tế Anh sẽ trì trệ đang xuất hiện nhiều hơn.
Các dữ liệu quan trọng như chỉ số giá tiêu dùng và bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào thứ 5 và thứ 6. Nếu nó cho thấy tốc độ tăng trưởng lạm phát vẫn cao hơn dự kiến và phát triển kinh tế vẫn mạnh mẽ thì đồng Dollar sẽ vẫn mạnh và đồng bảng Anh sẽ tiếp tục chịu áp lực. Trong trường hợp ngược lại, đồng bảng Anh sẽ có cơ hội tiếp tục xu hướng phục hồi gần đây.
Trên biểu đồ hàng ngày, đà phục hồi của GBP/USD đang bị hạn chế bởi khu vực kháng cự xung quanh mức Fibonacci 0.50%. Tuy nhiên, các phản ứng tại khu vực kháng cự trên là không lớn khi mà GBP/USD đang quay trở lại chậm hơn để giữ trên mức EMA21.
Việc giữ trên mức EMA21 là một tín hiệu tích cực đối với GBP/USD và sẽ là triển vọng tăng giá rõ ràng nếu GBP/USD phá vỡ được mức kháng cự 1.27616 sau đó giữ trên mức Fibonacci 0.50%.
Tạm thời, triển vọng đối với GBP/USD có vẻ tích cực mặc dù nó chưa đủ các yếu tố tăng giá rõ ràng với một đường xu hướng tăng trong ngắn hạn, nhưng việc điều chỉnh giảm giữ trên mức trung bình động EMA21 là một yếu tố kỳ vọng tăng đáng kể.
Các trường hợp giảm giá chỉ xảy ra nếu GBP/USD giảm xuống dưới mức hỗ trợ ngang 1.26812 để quay trở lại hoạt động bên trong kênh giá (a).
Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật đối với GBP/USD được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 1.26812
Kháng cự: 1.27235 – 1.27616
@BestSC
Yếu tố cơ bản hỗ trợ EUR/USD nhưng cần thêm điều kiện rõ ràngBáo cáo việc làm quốc gia ADP của Hoa Kỳ công bố hôm thứ Tư cho thấy việc làm tư nhân đã tăng 177.000 việc làm trong tháng Bảy, thấp hơn so với dự kiến là 195.000 việc làm được thêm mới.
Dữ liệu được công bố trước đó cho thấy cơ hội việc làm ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm vào tháng 7 khi thị trường lao động dần chậm lại.
Dữ liệu việc làm yếu đã thúc đẩy tâm lý là Cục Dự trữ Liên bang đã kết thúc chu kỳ thắt chặt.
Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy thị trường hiện tin rằng xác suất Cục Dự trữ Liên bang giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 đã tăng lên 89%, và xác suất tăng lãi suất trong tháng 11 đã giảm xuống 46%.
Một ngày trước khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được nhiều người mong đợi của khu vực đồng tiền chung châu Âu được công bố, Đức đã báo cáo tỷ lệ lạm phát cao hơn dự kiến, điều này đã thúc đẩy đồng Euro.
CPI của Đức trong tháng 8 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 6,5% trong tháng 7, nhưng cao hơn mức dự báo tăng trưởng 6,3%.
Dữ liệu khiến thị trường tiền tệ tăng đặt cược vào Ngân hàng Trung ương châu Âu để tăng lãi suất vào tháng 9, tin rằng khả năng lãi suất tăng 25 điểm cơ bản là 58%.
Xu hướng tiếp theo của đồng euro cũng sẽ cần chú ý đến tỷ lệ lạm phát khu vực đồng euro được công bố trong ngày, nếu tốc độ tăng trưởng vẫn vượt quá mong đợi, tiềm năng phục hồi của đồng euro sẽ càng được củng cố. Nếu mức giảm đáng kể, nó sẽ trì hoãn sự phục hồi của đồng euro.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đã phục hồi đáng kể từ mức hỗ trợ mục tiêu đánh dầu với bạn đọc trong các xuất bản trước tại khu vực hợp lưu của Fibonacci thoái lui 0.786% và cạnh dưới kênh giá (b).
Mức phục hồi là rất đáng kể nhưng hiện tại nó đang bị chậm lại kể từ khi tiếp xúc với cạnh trên kênh giá (b) và đây cũng được chú ý là mức kháng cự gần nhất hiện tại.
Điều đặc biệt là trong đợt phục hồi này EUR/USD đã di chuyển lên trên mức trung bình động 21 ngày (EMA21), và một khi EUR/USD tiếp tục di chuyển lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.50% thì nó hầu như đã đạt đủ các điều kiện để tăng giá về mặt kỹ thuật với việc phá vỡ kênh giá (b).
Mặt khác, nếu EUR/USD di chuyển được xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% sẽ là một tín hiệu tiêu cực đối với cặp tỷ giá này.
Sau cùng, triển vọng kỹ thuật hiện tại đối với EUR/USD là chưa rõ ràng với các điều kiện tăng giá chưa đầy đủ và khả năng giảm cũng bị hạn chế bởi hỗ trợ từ EMA21 và Fibonacci 0.618%. Dự kiến công bố dữ liệu vĩ mô ngày hôm nay sẽ tác động làm mở ra xu hướng rõ ràng đối với EUR/USD, và các mức kỹ thuật được chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.09072 – 1.08814
Kháng cự: 1.0931 – 1.09572
@BestSC
CÁC mức Chính CỦA EURUSD quan trọng khi NFP gầnCÁC mức Chính CỦA EURUSD quan trọng khi NFP gần
Biểu đồ 4 giờ TRÊN EUR / USD cho thấy xu hướng giảm có thể xảy ra, nhưng có một số dấu hiệu hợp nhất sau khi sự phục hồi nhỏ được quan sát vào thứ sáu. Hiện tại, giá đang kéo dài khoảng Trung Bình Di chuyển đơn giản 20 ngày (SMA). Để cải thiện triển vọng tăng giá của Mình, Đồng Euro sẽ cần phải đạt mức 1.0840 và các chỉ số kỹ thuật khác (đã chuyển từ xu hướng giảm giá của Họ) để duy trì sự ủng hộ của Nó.
Sự chú ý hiện đang hướng tới dữ liệu việc làm và lạm phát sắp tới. BÁO cáo VIỆC LÀM JOLTS được lên kế hoạch phát hành vào thứ ba, tiếp theo là khảo sát ADP về tạo việc làm tư nhân, dự đoán báo cáo Bảng Lương Phi Nông nghiệp sẽ được công bố vào thứ sáu. Trong lĩnh Vực Dữ liệu Châu âu, sự nhấn mạnh cũng được đặt vào các báo cáo lạm phát. Bắt đầu từ thứ tư, Các quốc gia Trong Khu Vực Đồng Euro sẽ bắt đầu công bố dữ liệu Chỉ số Giá Tiêu dùng (cpi) sơ bộ vào tháng 8. Ngoài ra, vào thứ ba, khảo sát Niềm tin Tiêu dùng gfk của đức sẽ được công bố.
Nếu có sự đóng cửa hàng tuần gần với mức hiện tại sau KHI báo CÁO việc LÀM CỦA HOA kỳ, nó có thể khuyến khích người bán trong tuần tới, có khả năng mở vùng giá khoảng 1.0733. Trong khi đó, khả năng kháng cự có thể gặp phải ở mức 1.0840 và 1.0910.
Tiếp tục bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất, USD/JPY mạnh hơnTại Hội nghị chuyên đề của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Thế giới hôm thứ Sáu, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết mặc dù ông "thận trọng" về việc tiếp tục tăng lãi suất nhưng ông cũng nói rõ rằng Fed có thể cần phải tăng lãi suất hơn nữa để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
Sau bài phát biểu của ông, thị trường tương lai lãi suất càng làm tăng thêm khả năng tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 11 và tháng 12 năm nay. Đồng Yên, vốn bị ảnh hưởng bởi chênh lệch lãi suất, tiếp tục bị bán tháo trên thị trường tiền tệ. Dự kiến tỷ giá USD/JPY sẽ tiếp tục tăng do yếu tố ảnh hưởng chính là chênh lệch lãi suất.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY tiếp tục mở rộng tăng giá hơn nữa với việc duy trì trong kenh giá (a) và vượt lên trên mức kháng cự 145.866 làm căn cứ chính cho các điều kiện cần để củng cố xu hướng tăng kỹ thuật.
Có rất ít khả năng giảm điều chỉnh trong ngắn hạn, bởi các mức kháng cự còn ở rất xa trong khi các mức hỗ trợ đang trở nên gần nhau.
Miễn là USD/JPY vẫn đang duy trì trên mức trung bình động 21 ngày thì nó vẫn có triển vọng là tăng giá và việc giữ trên mức 145.866 mở ra kỳ vọng cho đà tăng đến mục tiêu gần nhất vào khoảng 148.415.
Trong trường hợp USD/JPY di chuyển xuống dưới mức trung bình động 21 ngày thì nó cung cấp triển vọng giảm trong ngắn hạn với mục tiêu sau đó là 143.551 và nhiều hơn tại Fibonacci 0.618%, nhưng như vậy là không đủ để tạo ra xu hướng giảm trong dài hạn.
Hiện tại, xu hướng kỹ thuật của USD/JPY là tăng giá với các mức đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.866 – 145.050
Kháng cự: 148.415
@BestSC
Dữ liệu vĩ mô ít động lực, GBP/USD vẫn duy trì xu hướng giảm chíDữ liệu vĩ mô công bố cho thấy Niềm tin của người tiêu dùng Anh đã tăng lên trong tháng 8 do lạm phát giảm khiến người dân bớt bi quan hơn về triển vọng tài chính cá nhân cũng như những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế Anh và suy thoái kinh tế.
Vì vậy, thị trường gần đây đã giảm bớt kỳ vọng vào mức lãi suất cao nhất của Ngân hàng Trung ương Anh.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đã tiếp tục suy yếu sau khi chịu áp lực bán từ mức kháng cự 1.27616 gửi đến bạn đọc trước đó và mức giảm của GBP/USD đã xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% và mức này trở thành kháng cự gần nhất hiện tại.
Việc duy trì dưới đường trung bình động EMA21 và quay trở lại kênh giá (b) cung cấp cho GBP/USD các điều kiện giảm kỹ thuật cần thiết để duy trì xu hướng chính.
Việc giữ dưới mức Fibonacci 0.618% sẽ mở ra triển vọng giảm nhiều hơn nữa với GBP/USD cùng mục tiêu sau đó vào khoảng 1.24840 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.786%.
Trường hợp điểm chỉnh tăng có thể trở nên rõ ràng và cao hơn là khi GBP/USD đưa hoạt động giá lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.618% và giữ trên mức này thì sau đó mục tiêu điều chỉnh vào khoảng 1.27235 điểm giá của hợp lưu giữa EMA21 và Fibonacci 0.50%.
Hiện tại, triển vọng kỹ thuật đối với GBP/USD vẫn tiếp tục là giảm giá với các vị trí đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 1.25479
Kháng cự: 1.26247 – 1.26812
@BestSC
Triển vọng là không thay đổi, EUR/USD có nhiều áp lực hơnMột cuộc khảo sát hôm thứ Sáu cho thấy tâm lý kinh doanh của Đức xấu đi hơn dự kiến trong tháng 8 và giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Điều đó làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế Đức có thể rơi vào suy thoái lần thứ 2 trong năm.
Dữ liệu này đã thúc đẩy các nhà đầu tư giảm bớt đặt cược vào việc tăng lãi suất tiếp theo ở khu vực đồng euro.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề của Ngân hàng Trung ương tại Jackson Hole, Fed Powell nói rằng có thể cần phải tăng lãi suất hơn nữa để đảm bảo kiềm chế lạm phát, nhưng ông hứa sẽ "tiến hành một cách thận trọng" tại cuộc họp sắp tới.
Quá trình phát triển lãi suất của châu Âu và Mỹ dường như đã khác nhau và đồng USD tiếp tục được hưởng lợi từ nó.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD tiếp tục xu hướng giảm không thay đổi mặc dù đã điều chỉnh tại khu vực hỗ trợ mục tiêu gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó tại hợp lưu của cạnh dưới kênh giá (a) và Fibonacci thoái lui 0.786%.
Hầu hết các yếu tố đều đang ủng hộ triển vọng giảm giá đối với EUR/USD khi mà duy trì trong kênh giá giảm chính (a), dưới đường trung bình EMA21 và dưới mức kỹ thuật 1.08336.
Trường hợp giảm giá tiếp diễn sẽ xảy ra mạnh hơn nếu EUR/USD đưa hoạt động giá xuống dưới mức 1.07736 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.786% và sau đó mức mục tiêu vào khoảng 1.06946.
Mặt khác, trong trường hợp các đợt điều chỉnh đưa được hoạt động giá của EUR/USD lên trên mức kháng cự 1.08336 thì mức mục tiêu có thể cao hơn tại mức Fibonacci 0.618% nhưng xu hướng giảm hiện tại là không thay đổi.
Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD trong ngắn hạn là giảm giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.07736
Kháng cự: 1.08336 – 1.08814
@BestSC
Chênh lệch lãi suất vẫn là trọng điểm đối với USD/JPY Thị trường trong vài ngày tới có thể sẽ tương đối yên tĩnh khi thị trường chờ đợi nội dung mà Jerome Powell phát biểu tại Hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào thứ Sáu. Hầu hết thị trường hiện đang có chung một câu hỏi là liệu Fed có giữ vững lập trường chính sách diều hâu của mình hay không, như họ đã đưa ra tín hiệu trong thời gian gần đây.
Với chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, tại thời điểm này xét về mặt tương quan lãi suất thì USD/JPY vẫn đang được hỗ trợ cơ bản một cách kiên cố.
Tuy nhiên, bài phát biểu hôm thứ Sáu của Chủ tịch Fed ông Jerome Powell có thể là chất xúc tác tiếp theo, vì vậy chúng ta cần hiện tại là những giao dịch cẩn trọng bởi đối với những sự kiện lớn kiểu như Hội nghị chuyên đề Jackson Hole có nhiều khả năng sẽ tạo ra những rung lắc lớn trên toàn thị trường và đặc biệt là các cặp tỷ giá tương quan với đồng Dollar.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY vẫn đang tiếp tục mạnh lên từ xu hướng (b) và như đã gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước đó thì các đợt giảm giá nếu không thể đưa hoạt động giá của cặp tỷ giá này xuống dưới đường trung bình động EMA21 thì nó chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật đơn thuần, sau đó xu hướng chính vẫn không đổi với lợi thế nghiêng về đồng USD và tỷ giá USD/JPY tăng giá.
Hiện tại, mức kháng cự 145.866 đang được kiểm tra thêm một lần nữa đây vừa là mức kháng cự ngang và cũng trùng với cạnh trên của kênh giá (a) với triển vọng tăng giá nhiều hơn nữa nếu kênh giá (a) bị phá vỡ trên sau đó mức mục tiêu trong ngắn hạn vào khoảng 148.4.
Triển vọng kỹ thuật của USD/JPY vẫn sẽ là tăng giá và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.050 – 143.551
Kháng cự: 145.886 – 146.427 – 148.415
@BestSC
BOE có thể phải làm nhiều hơn để chống lạm phát, GBP/USD sidewaySản lượng sản xuất của Anh giảm mạnh nhất trong gần 3 năm trong 3 tháng tính đến tháng Tám, theo khảo sát ngành công nghiệp cho thấy hôm thứ Ba.
Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) thông báo rằng chênh lệch ròng về sản lượng trong 3 tháng tính đến tháng 8 đã giảm xuống -19 từ mức +3 trong tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
Biên độ đơn đặt hàng mới của CBI cho tháng 8 cũng giảm xuống -15 từ -9 trước đó. Thước đo kỳ vọng về giá của cuộc khảo sát đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021 làm tăng thêm các dấu hiệu lạm phát vừa phải giữa các nhà sản xuất.
Tuy nhiên, với việc tiền lương của Vương quốc Anh tăng nhanh hơn lạm phát, vốn đã giảm ít hơn dự kiến vào tháng 7, Ngân hàng Trung ương Anh có thể còn nhiều việc phải làm để chống lạm phát.
Điều này cũng làm tăng khả năng Ngân hàng Anh sẽ tăng lãi suất thêm một lần vào tháng Chín. Do đó, so với các loại tiền tệ khác ngoài Mỹ trong tương lai gần, đồng bảng Anh dường như đã cho thấy khả năng phục hồi đáng kể.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, OANDA:GBPUSD đã di chuyển ra ngoài kênh giá (b) nhưng hiện tại nó cũng chưa đủ điều kiện để tăng giá bền vững với việc hoạt động giá vẫn ở dưới đường trung bình động EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.382%. Điều này có nghĩa để GBP/USD có thể tăng giá nó cần phải phá vỡ trên các mức kỹ thuật đáng chú ý trên.
Mặt khác, trường hợp tiêu cực hơn đối với tỷ giá này sẽ xảy ra với triển vọng giảm nhiều hơn khi mức Fibonacci thoái lui 0.50% bị phá vỡ dưới, điều này cũng đồng nghĩa với đường xu hướng © bị “gãy” sau đó mức mục tiêu hướng tới tại Fibonacci 0.618% và quay trở lại trong kênh giá (b).
Hiện tại còn nhiều điều quan tâm bởi USD sẽ có nhứng sự kiện tài chính lớn tuần này vì vậy GBP/USD cũng hoàn toàn có thể có những biến động mạnh tạo ra một cấu trúc giá mới và xu hướng mới còn tạm thời nó đang di chuyển với xu hướng là đi ngang tích luỹ. Các mức kỹ thuật đáng chú ý sẽ như sau.
Hỗ trợ: 1.27235
Kháng cự: 1.27616 – 1.28224
@BestSC
Triển vọng EUR/USD, chú ý đến phát biểu của Chủ tịch ECB LagardeKể từ khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất vào năm ngoái, ECB đã tăng lãi suất 9 lần liên tiếp, với mức tăng lãi suất là 425 điểm cơ bản. Đối với những điều chỉnh tiền tệ tiếp theo, Ngân hàng Trung ương Châu Âu bắt đầu thể hiện thái độ cởi mở và linh hoạt với thị trường.
Trên thực tế, theo dữ liệu lạm phát mới nhất do Eurostat công bố, nó cũng hỗ trợ ECB điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách linh hoạt. Số liệu lạm phát mới nhất cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng hài hòa (HICP) của khu vực đồng euro đã tăng 5,3% so với cùng kỳ trong tháng 7, giảm từ mức 5,5% trong tháng 6 và 8,9% một năm trước đó.
Cho đến nay, tốc độ tăng trưởng hàng năm của HICP tại khu vực đồng euro đã đạt được trong 3 tháng liên tiếp và đã giảm đáng kể so với mức cao 7% vào tháng 4 năm nay.
Vì vậy, có lý do để tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ thận trọng hơn Cục Dự trữ Liên bang trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình.
Các bài phát biểu gần đây của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Lagarde trước một nhóm thành viên ủy ban quản lý đã cho thấy Ngân hàng Trung ương Châu Âu đặt niềm tin vào mức tăng lãi suất là rất nhỏ và phải thận trọng để tránh hành động quá đáng.
Do đó, tại hội thảo ngân hàng trung ương Jackson Hole tuần này, nếu Chủ tịch ECB Lagarde đưa ra bất kỳ bài phát biểu nhẹ nhàng nào, nó có thể tác động tiêu cực đến đồng euro.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang cố gắng phục hồi sau khi chịu áp lực giảm giá từ mức kháng cự 1.0931 gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước đó với xu hướng giảm giá chính bên trong kênh giá (b).
Mức giảm giá đã đưa EUR/USD xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% và hoạt động dưới mức này, điều này có nghĩa hiện tại mức Fibonacci trên trở thành kháng cự gần nhất đối với EUR/USD.
Về mặt cấu trúc kỹ thuật thì EUR/USD không có gì thay đổi với triển vọng chính là giảm giá và miễn là không thể phá vỡ kênh (b) đưa hoạt động giá lên trên mức Fibonacci 0.50% thì các đợt tăng sẽ sớm bị đánh bại và nên được coi là điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.
Mức hỗ trợ đáng chú ý tại 1.08336 và nếu mức này bị phá vỡ dưới EUR/USD có triển vọng giảm nhiều hơn nữa để hướng đến mức kỹ thuật tại Fibonacci 0.786%.
Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD hiện được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 1.08336
Kháng cự: 1.08814 – 1.0931
@BestSC
Tăng trở lại từ 145.050, USD/JPYvẫn mạnh bởi chênh lệch lãi suất OANDA:USDJPY đã từng có những mức điều chỉnh giảm vào giai đoạn cuối tuần trước, nhưng các yếu tố chính cho thấy khả năng tăng của USD/JPY. Sự gia tăng dường như phù hợp với các chính sách lãi suất tương quan nghịch Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Chênh lệch lãi suất giữa hai ngân hàng trung ương là rất quan trọng trong việc định hình bối cảnh thị trường đang thay đổi.
Và trong bối cảnh hiện tại thì USD/JPY không có áp lực nào rõ ràng khi mà Cục Dự trữ Liên bang liên tục tung ra các bình luận “Diều hâu” và củng cố chính sách lãi suất cao, trong khi đó thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lại không có động thái nào hỗ trợ đồng Yên vốn đang yếu.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày (D1 ), như đã gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra lần trước khi mà USD/JPY có khả năng điều chỉnh nhưng sẽ bị giới hạn bởi mức hỗ trợ 145.050 mà trước đó là mức kháng cự đã từng tạo ra một số phản ứng giá.
Hiện tại, từ mức 145.050 USD đã tăng lên kiểm tra lại đường xu hướng ngắn hạn (b) và mức kháng cự ngang 145.866 và nếu USD/JPY di chuyển được lên trên khu vực hợp lưu này nó sẽ tiếp tục có triển vọng tăng giá và mục tiêu sau đó vào khoảng 148.415 được đánh dấu trước đó.
Ngay cả khi USD/JPY giảm xuống dưới mức 145.050 thì mức giảm giá vẫn chỉ mang tính điều chỉnh về mặt khi kênh giá (a) được chú ý làm xu hướng chính.
Miễn là không di chuyển xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.618% thì USD/JPY vẫn có triển vọng tăng giá và các đợt giảm chỉ là điều chỉnh về mặt kỹ thuật và cung cấp thêm các cơ hội mua đồng Dollar.
Triển vọng ngắn hạn của USD/JPY là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145.050 – 143.551
Kháng cự: 145.866
@BestSC
USD/JPY củng cố khả năng tăng giá, có ít điều kiện điều chỉnh gi OANDA:USDJPY giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày hôm nay nhưng xu hướng không thay đổi khi đã phá vỡ mức kháng cự quan trọng được chú ý trong xuất bản ngày hôm qua và củng cố cho triển vọng tăng giá của cặp tỷ giá này trong tương lai.
USD/JPY gia tăng trong thời gian gần đây do chênh lệch lãi suất giữa hai ngân hàng trung ương (Ngân hàng trung ương Nhật Bản và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ). Sự khác biệt này tiếp tục có tác động lớn đến động lực thị trường, đặc biệt là khi Ngân hàng Nhật Bản vẫn miễn cưỡng với chính sách tiền tệ hiện tại mà không có tác động nào cụ thể.
Trong bối cảnh USD/JPY có được một môi trường hỗ trợ vững chắc thì lựa chọn bán khống USD/JPY không phải là lựa chọn hợp lý về mặt cơ bản.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY duy trì xu hướng chính với xu hướng (b) và kênh giá (a) và việc phá vỡ trên mức kháng cự 145,866 củng cố cho kỳ vọng tăng giá của cặp tiền tỷ giá này.
Trong ngắn hạn, USD/JPY không có nhiều cơ hội để điều chỉnh nếu không thể đưa hoạt động giá quay trở lại dưới mức hỗ trợ 145 và kỳ vọng sau đó là hoạt động bên trong kênh giá (a).
Tuy nhiên, xu hướng chính hiện tại của USD/JPY là tăng giá với việc giữ trên xu hướng (b) sẽ đưa kỳ vọng tăng lên mức 148,4 – 150.
Các điều kiện kỹ thuật hiện tại đều ủng hộ tăng giá và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145,866 – 145
Kháng cự: 148,415 – 150
@BestSC
Dữ liệu không kích thích đồng Yên, USD/JPY có triển vọng bứt pháVào thứ Ba, mặc dù tăng trưởng GDP thực tế hàng quý của Nhật Bản trong quý II ghi nhận mức tăng trưởng 6%, vượt xa kỳ vọng của thị trường là 2,9% và giá trị trước đó là 3,7%, nhưng nó đã không thể kích thích đồng yên.
Thay vào đó, đồng yên tiếp tục suy yếu. Điều này chủ yếu là do dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 7 tiếp tục tăng so với tháng trước, điều này tiếp tục khiến các nhà đầu tư thấy rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang tràn đầy khả năng phục hồi, đồng thời cũng là bằng chứng thuyết phục thị trường rằng để kiềm chế tỷ lệ lạm phát trong phạm vi mục tiêu cốt lõi, Fed sẽ duy trì lãi suất cao trong một thời gian khá dài.
Do đó, nó có thể tiếp tục kích thích đồng USD trong giao dịch ngoại hối và hiện tại, nếu Ngân hàng Nhật Bản không can thiệp nhiều khả năng sẽ kích thích tỷ giá USD/JPY tiếp tục lập đỉnh và mục tiêu tiếp tục vượt lên trên sẽ hướng đến vùng 148-150.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY đang thức sức với mức kháng cự quan trọng 145.8 gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước.
Đây là mức kháng cự mà trước đây khi USD/JPY đạt đến BOJ đã có một số bình luận làm USD/JPY giảm rất mạnh.
Hiện tại, điều kiện cần để USD/JPY tiếp tục bứt phá chỉ là đưa hoạt động giá lên trên mức 145,866 và sau đó mức mục tiêu sẽ ở khá xa với mức 148,415 làm kháng cự mục tiêu tiếp theo.
Trong ngắn hạn, xu hướng của USD/JPY được chú ý bởi xu hướng (b) và miễn là USD/JPY không thể đi xuống dưới xu hướng này xác nhận bởi việc phá vỡ dưới hỗ trợ ngang 145,050 thì nó không có cơ hội điều chỉnh giảm để quay lại kênh giá (a).
Trong trường hợp USD/JPY quay trở lại hoạt động trong kênh giá (a) thì mức mục tiêu đầu tiên của nó được chú ý tại mức kỹ thuật 143,551.
Triển vọng kỹ thuật đối với USD/JPY vẫn là tăng giá cho dù có thể có những trường hợp điều chỉnh nêu trên xảy ra và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 145,050
Kháng cự: 145,866
@BestSC
Chú ý đến dữ liệu lạm phát Anh trong ngày giao dịch nàyDữ liệu cho thấy tiền lương của người Anh, không bao gồm tiền thưởng, tăng 7,8% trong 3 tháng tính đến tháng 6 so với một năm trước đó, mức cao nhất kể từ khi các kỷ lục kể từ năm 2001, đây là mức tăng hàng năm cao nhất.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Anh bất ngờ tăng từ 4,0% lên 4,2%, nhưng trên thị trường tiền tệ vẫn kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản vào tháng tới, vì lo ngại rằng mức tăng lương cao sẽ dẫn đến vòng lặp lạm phát thứ hai.
Được hỗ trợ bởi dữ liệu việc làm, GBP/USD đã kìm hãm nhẹ tốc độ giảm gần đây. Nếu dữ liệu lạm phát ở Anh vào thứ Tư cho thấy tình hình lạm phát tương đối nhẹ (yếu hơn một chút), kỳ vọng tăng lãi suất sẽ giảm đi đáng kể, thì yếu tố duy nhất có thể hỗ trợ đồng bảng sẽ trở nên lu mờ, và đồng bảng vẫn có thể gặp rủi ro chịu áp lực đáng kể.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD cố gắng tích luỹ nhưng vẫn ở trong kênh giá giảm (b) và sẽ là trường hợp giảm giá nhiều hơn nữa nếu mức hỗ trợ 1.26820 gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước đó bị phá vỡ dứoi. Tiếp theo mức mục tiêu sẽ là mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Ngay cả những điều chỉnh tăng đã xảy ra vào phiên giao dịch hôm qua nhưng nó đều bị đánh bại bởi mức kháng cự ngang 1.27616 được đánh dấu trước đó cũng là mức tiệm cận hợp lưu với cạnh trên của kênh giá (b).
Nếu GBP/USD không thể đưa hoạt động giá lên trên mức Fibonacci 0.382% phá vỡ trên kênh giá (b) thì các đợt tăng chỉ mang tính chất điều chỉnh ngắn về mặt kỹ thuật và sẽ sớm bị hạn chế.
Triển vọng kỹ thuật đối với GBP/USD vẫn là giảm giá với các mức đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 1.26820 – 1.26247
Kháng cự: 1.27235 – 1.27616
@BestSC