Xu hướng giao dịch của USOIL sắp tới trong tuần theo phân tích kỹ thuận chúng ta có thể thấy được USOIL đang trong một trend tăng và đang bắt đầu có dấu hiệu test vùng kháng cự ở vùng giá 75 . ở vùng này nếu test không thành công sẽ quay lại vùng 72 . Nhìn vào quá khứ chúng ta có thể thấy USOIL đang trong một vùng kháng cự cứng đã có rất nhiều lần test ở vùng đó và khó phá vỡ
Hiện tại chúng ta nên cân nhắc về việc sell quanh mốc 75.50
stoplosss : 76.5
takeprofit:72.50
Lưu ý khi giao dịch luôn cần có TP và SL để có thể đạt được lợi nhuận vào đảm bảo tài khoản . luôn cần để khối lượng giao dịch đúng khối lượng so với tài khoản để có thể đảm bảo vốn
Usoilforecast
Hướng đi nào cho dầu thô Mỹ sau khi lập đỉnh cao nhất 8 năm?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ tiếp tục lập kỷ lục mới của mình khi giá tiếp tục tăng “chóng mặt”, kết thúc phiên giao dịch hôm qua giá dầu đã tăng $1.7/thùng từ 89.9 lên 90.6.
+ Đỉnh điểm phiên hôm qua dầu đạt đến gần $92/thùng và cuối phiên điều chỉnh lại một phần về 90.x.
+ Đây là lần đầu tiên giá dầu vượt ngưỡng $90/thùng và thiết lập mức giá cao nhất trong vòng 8 năm qua của dầu kể từ tháng 8/2014.
+ Nguyên nhân đã được đề cập đến nhiều là kinh tế thế giới đang trong giai đoạn reopening do đó nguồn cầu nhiên liệu cần cho phục hồi kinh tế rõ ràng cao hơn hẳn nguồn cung hiện tại.
+ Mặt khác căng thẳng địa chính trị ở biên giới Nga - Ukraine, một quốc gia có mạng lưới vận chuyển dầu mỏ quan trọng giữa khu vực Châu Âu và Nga cũng như với Châu Á, đã làm thúc đẩy giá dầu không ngừng leo thang.
+ Các chuyên gia đang dự đoán giá dầu có thể lên đến hơn $100/thùng hoặc thậm chí còn cao hơn thế nữa, còn bạn, bạn nghĩ gì về giá dầu sắp tới?
- Support levels: 88.8 và 85.5
- Resistance levels: 93.0 và 95.0
Dầu thô Mỹ theo đà giảm- Chiến lược ưu tiên hôm nay: Bán dầu ở 2 vùng 81 và 83.
- Phân tích ý tưởng: Giá dầu đã tăng rất mạnh liên tục trong suốt 2 tháng vừa qua, thiết lập đỉnh mới cao nhất trong 7 năm qua từ tháng 10/2014 đến nay của giá dầu ở mức $85/thùng ở phiên giao dịch đầu tuần, nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý lo ngại khủng hoảng năng lượng của các nhà đầu tư, và cũng có nhiều nhà đầu tư có lời trong việc mua dầu suốt 2 tháng qua.
- Hơn nữa cộng với việc công bố sản lượng dự trữ trong kho dầu thô Mỹ tăng lên hơn 4.2 triệu thùng cao hơn mức kỳ vọng 1.9 triệu thùng cho thấy sự giãn bớt khan hiếm nguồn cung.
Và giá dầu quá cao sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của nền kinh tế. Do đó 1 cuộc điều chỉnh sẽ rất khả thi.
+ Support Area 1: 80.5
+ Support Area 2: 79.0
+ Resistance Area 1: 81.7
+ Resistance Area 2: 82.8
Xu hướng tăng trở lại với Dầu?Khung thời gian 4 giờ.
Cấu trúc giảm giá lớn.
Giá hiện tại vẫn đang được giao dịch trong phạm vi của vùng kháng cự 70.00.
Hiện tại Oil đang có những động thái tăng giá muốn phá vỡ ngưỡng kháng cự 70.00 tuy nhiên vẫn chưa có sự xác nhận.
Cùng với đó là động lực tăng đang giảm dần thể hiện rõ các tín hiệu phân kỳ.
Với trường hợp tăng giá thì cần giá tăng rõ ràng trên mức 71.00 và có các tín hiệu retest xác nhận.
Với trường hợp giảm giá thì cần chờ giá phá vỡ Key level và tín hiệu xác nhận xu hướng giảm trở lại.
-------------------------------------------------------------------------
Chúc các bạn có một ngày giao dịch thật thuận lợi.
Nhận định giá Dầu ngày 8/9 - Vẫn trong biên độ đi ngangDầu:
Giá dầu thô Brent giảm 0,7% xuống 71,69 USD/thùng sau khi giảm 39 US cent trong phiên đầu tuần.
Nền kinh tế Mỹ tạo ra ít việc làm nhất trong 7 tháng vào tháng 8 do việc tuyển dụng trong lĩnh vực giải trí và khách sạn bị đình trệ trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 bùng phát trở lại.
Theo các nhà phân tích, thị trường dầu vẫn đang đánh giá dữ liệu từ cuối tuần trước, cũng như động thái của Saudi Aramco hôm Chủ nhật (5/9) nhằm giảm giá bán chính thức (OSP) trong tháng 10 đối với tất cả loại dầu thô cho thị trường châu Á ít nhất là 1 USD/thùng.
Việc giảm giá sâu, một dấu hiệu cho thấy tiêu dùng ở khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới vẫn còn trầm lắng, diễn ra khi các đợt phong toả trên khắp châu Á để chống lại biến thể Delta của coronavirus đã làm suy yếu triển vọng kinh tế.
Giá Dầu giảm về vùng hỗ trợ, tuy nhiên vẫn được support bởi vùng cầu khá vững: trong biên độ hiện tại lực cầu thị trường vẫn còn. Mức kháng cự vùng 70$/barrel
Dự báo giá Dầu vẫn chưa thể vượt qua được khỏi các mốc kháng cự và hỗ trợ trên, động lực hiện tại là chưa đủ lớn.
Giá Dầu duy trì đà tăng khi cuộc họp OPEC+ đang diễn raTin tức giá Dầu đang tương đối tích cực:
OPEC+ đang họp và dự kiến sẽ tuân thủ các kế hoạch như đã thông báo trước đây. Mọi người sẽ thắc mắc tại sao tăng sản lượng lại đang hỗ trợ giá dầu lên.
Câu trả lời nằm ở việc tình hình kinh tế thế giới dù tác động từ dịch bệnh là quá nhiều nhưng cũng phải chấp nhận mở cửa các hoạt động kinh tế,
Trong khi đó OPEC+ chỉ đang duy trì chính sách như cuộc họp trước thì đang cho thấy OPEC+ đang lắng nghe thị trường hợp khi không vội tăng sản lượng quá nhanh mà vẫn duy trì các chính sách thận trọng theo dõi kết quả kinh doanh quý 3 tới đây.
Do vậy khi nhu cầu được dự báo sẽ phục hồi và sản lượng không tăng quá nhanh thì có thể kỳ vọng Dầu trong tương lai vẫn sẽ được duy trì đà tăng.
OPEC + sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên kể từ ngày hôm nay tháng 7. Các bên tham gia kỳ vọng rằng tổ chức này sẽ tiếp tục tăng sản lượng theo kế hoạch. Do giá dầu thô về cơ bản đã phục hồi mặt bằng đã mất vào giữa tháng 8 và triển vọng nguồn cung cho phần còn lại của năm nay tương đối chặt chẽ, tổ chức này không có lý do gì để thay đổi kế hoạch tăng nguồn cung hàng tháng. Những người tham gia không muốn nêu tên kỳ vọng rằng các bộ trưởng từ các quốc gia khác nhau sẽ thông qua mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày vào tháng 10 khi họ tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào thứ Tư.
Nhận định:
Tôi vẫn duy trì quan điểm mua Dầu trong thời điểm này lên ngưỡng 69$/barrel hoặc cao hơn là mức 71$/barrel
Chờ đợi giá hình thành mô hình đảo chiều tại vùng giá trị OilKhung thời gian 4 giờ.
Cấu trúc xu hướng giảm, động lực giảm mạnh.
Hiện tại giá đang có động thái tăng mạnh, khả năng cao đây là đợt điều chỉnh lớn thứ hai, có thể đợi giá hình thành các mẫu hình đảo chiều tại vùng giá 70$.
Đây cũng là vùng giá trị 61.8 của Fibonacci từ 74.00 đến 62.00 ( động thái giảm lớn gần nhất).
Tại giá 70$ có thể đợi xuất hiện mô hình đảo chiều hai đỉnh hoặc mô hình vai đầu vai với các tín hiệu phân kỳ thì có thể xem xét vào lệnh.
Mục tiêu lợi nhuận là vùng giá hỗ trợ tại 62.00$.
-------------------------------------------------------------------------
Chúc các bạn có một ngày giao dịch thật thuận lợi.
17/08/21: Giá dầu đang chịu áp lực bởi dịch bệnhDưới sự bùng phát số ca nhiễm mới ở Mỹ với chủng Delta gần đây đang lo ngại tình hình kinh tế có thể trở nên xấu, giao thông vận tải trong trường hợp giãn cách sẽ giảm đáng kể, do đó điều này đang gây áp lực lên giá dầu thô Mỹ đã mất mốc $70/thùng hiện còn $67.
Về mặt kỹ thuật thì sau khi chững lại trong những ngày giảm trước đó, giá dầu thô Mỹ đã đi ngang sideways với biên độ 65-70, do đó chiến lược ngắn hạn short quanh vùng kháng cự 70 sẽ rất đáng được chú ý.
Căng thẳng giữa Mỹ- Iran leo thang có gây ảnh hưởng tới giá dầu? Phân tích cơ bản:
Không chỉ có đại dịch viêm phổi khiến cho dầu chịu nhiều tác động đáng kể, gây ảnh hướng lớn lao tới nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ với các kế hoạch cắt giảm kỷ lục.
Mà ngay ở thời điểm hiện tại, một lần nữa, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong việc gia hạn lệnh cấm vũ khí diễn ra vào tháng 10 tới, có thể là nhân tố tiếp theo tác động vào giá dầu.
Theo đó, vào năm 2015 trong thỏa thuận hạt nhân các thành viên trực thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu đồng ý đình chỉ quyền tự do mua bán vũ khí đối với Iran, cho đến hết tháng 10/2020.
Tuy nhiên, mới đây, Washington đã đề xuất với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tìm cách gia hạn vô thời hạn hoặc “cho đến khi Hội đồng Bảo an có quyết định khác”.
Điều này đã làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng, bằng chứng là vào sáng ngày hôm nay, hải quân Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Liberia gần eo biển chiến lược Hormuz.
Mặc dù, đây cũng không phải lần đầu hải quân Iran làm như vậy, bởi vào năm ngoái, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, các tàu chở dầu đi ngang qua vùng biển Mideast trở thành mục tiêu bắt giữ, hoặc bị tấn công bằng mìn, đặc biệt là gần eo biển Vịnh Ba Tư. Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Iran cố tình nhằm vào các tàu chở dầu nhưng quan chức nước này một mực phủ nhận hành động trên.
Tuy nhiên, không chỉ căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Iran, mà ngay cả Nga và Trung Quốc, 2 thành viên nắm quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An cũng phản đối. Và có thể làm gia tăng tình trạng rạn nứt trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vốn đã có rất nhiều bất đồng chính kiến về chính sách thương mại hiện nay.
Không những vậy, chỉ vài ngày tới sẽ diễn ra hiệp định đàm phán xuyên Thái Bình Dương, với đề xuất từ Washington có thể "đổ thêm dầu vào lửa" sẽ gây khó khăn và tăng bất đồng chính kiến giữa các quốc gia.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo rằng "những người khởi xướng" lệnh cấm vận vũ khí sẽ “chịu trách nhiệm về hậu quả”…
Thực tế, đã có rất nhiều lần xung đột leo thang khiến cho giá dầu tăng vọt, lần này cũng có thể không loại trừ. Nhưng, ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đang dần tới gần, có thể ông Trump sẽ có 1 số chính sách mang tính mềm mỏng hơn để “ghi điểm” trong mắt các đại cử tri nhằm bù đắp cho các chính sách thiếu hiệu quả vì dịch covid gây ra. Ngoài ra, ông Trump còn có 1 lượng lớn những người ủng hộ đến từ các công ty khai thác dầu.
Chính vì thế, lần này ông Trump có thể sẽ cần phải có những kế hoạch khác để chiến thắng về mặt đối ngoại nhằm nâng tầm ảnh hưởng và uy tín của bản thân, nhưng cũng vừa làm sao để không đi ngược lại với lợi ích hoặc xoa dịu được những người đã giúp cho ông có chiến thắng vào lần bầu cử trước đó.
Về phân tích kỹ thuật:
Trong rất nhiều bài phân tích về dầu tôi có nói rằng để dầu tăng dầu phải vượt qua ngưỡng 42.90 và trong mấy ngày hôm nay dầu cũng đã lên test thử đi thử lại ngưỡng này nhưng đều thất bại.
Không những vậy tại khung nến tuần, dầu cũng đang chạm cản EMA 200, cản này cũng đang trung với ngưỡng 42.90, nên để dầu có thể tăng tiếp, dầu cần phải đóng nến vào nằm trên mức này.
Quan sát từ khung nến ngày có thể thấy dầu vẫn tiếp tục đi ngang, nhưng bắt đầu có dấu hiệu bắt đầu tạo ra đáy thấp hơn.
Mặc dù như trên tôi có nói, khi căng thẳng leo thang sẽ khiến dầu biến động không ngừng, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh hiện tại, các quốc gia đang bị treo “thòng lọng” bởi sự suy thoái kinh tế đang dần dần diễn ra do hậu quả từ Covid-19.
Và với mặt hàng mang tính đặc thù như dầu muốn có thể tăng trưởng, bắt buộc nền kinh tế thế giới phải đi vào ổn định thì nhu cầu với nguồn nguyên liệu này mới có thế tăng cao.
Nên chỉ khi nào kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khả quan thì giá dầu thô mới có những bước tăng trưởng vững chắc.
Tại khung H1, Dầu thô vẫn đang đi trong mô hình nêm, nên hãy kiên nhẫn chờ phá cạnh nêm đề vào lệnh. Chỉ thực sự Buy khi dầu đóng nến và nằm trên 42.90 USD/thùng, và Sell khi dầu giảm nằm dưới 41.5.