NgocHaiPearlie

Nhận Định Dầu WTI 30/01 – Giá sẽ giảm trước cuộc họp OPEC+

Giá xuống
NYMEX:CL2!   Crude Oil Futures
Tâm điểm thị trường trong tuần này là cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed, dù hiện tại đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25 – 5,5% trong cuộc họp tháng 1 này nhưng điều thị trường quan tâm là các dự báo của Fed về thời điểm cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Trước đó các dự báo Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 3 đã giảm xuống, thay vào đó nhiều dự đoán hơn đang chuyển hướng sáng cuộc họp vào tháng 3 với kỳ vọng 44,7% sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản.

Trong khi đó tỷ lệ này trong cuộc họp vào tháng 5 cũng đã giảm xuống chỉ còn 52,4%. Cho thấy được tâm lý chung thị trường hiện tại vẫn đang tin tưởng vào việc Fed sẽ còn dư địa để giữ lãi suất cao hiện tại thêm một thời gian nữa.

Minh chứng là các dữ liệu quan trọng được Fed đánh giá để đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ hiện tại bao gồm lạm phát, thu nhập và chi tiêu tiêu dùng cá nhân và thị trường lao động cũng đang cho thấy được những dấu hiệu ổn định.

Cụ thể,

Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/1, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của FED, đã tăng 0,2% trong tháng 12/2023, sau khi giảm 0,1% trong tháng 11. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 12/2023, chỉ số PCE đã tăng 2,6%, tương đương với mức tăng của tháng 11.

Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số PCE cơ bản đã tăng 0,2% trong tháng 12, sau khi tăng 0,1% trong tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE cơ bản của Mỹ đã tăng 2,9%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021, sau khi tăng 3,2% trong tháng 11.

Lạm phát chậm lại đang thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng và nền kinh tế Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,7% trong tháng 12/2023, sau khi tăng 0,4% trong tháng 11. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tổng thể tăng 0,5% trong tháng 12, tương đương với mức tăng của tháng 11.

Trước đó, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/1 cũng cho thấy, PCE cơ bản đã tăng 2,0% trong quý 4/2023, tương đương với mức tăng của quý III.

Số liệu tăng trưởng GDP Quý 4

Bộ Thương mại Mỹ hôm 25/1 công bố GDP nước này tăng 3,3% trong quý IV/2023 (đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm). Tốc độ này cao hơn dự báo, nhờ tiêu dùng mạnh.

Động lực tăng trưởng chính của Mỹ – tiêu dùng cá nhân – tăng 2,8% trong quý IV/2023. Đầu tư của doanh nghiệp và lĩnh vực bất động sản cũng góp phần giúp kinh tế tăng trưởng vượt dự báo. Chỉ số theo dõi lạm phát lõi cũng tăng 2% quý thứ hai liên tiếp, khớp với mục tiêu của Fed.

Tổng cộng cả năm 2023, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,5%. Tốc độ này cao hơn năm 2022, với 1,9%.

Tuy nhiên, nền kinh tế này năm qua vẫn rất sôi động. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, số việc làm đang bùng nổ và người tiêu dùng vẫn mạnh tay chi tiêu.

Giới phân tích cho rằng thị trường việc làm vững mạnh một phần do các thay đổi từ trong đại dịch. Làn sóng nghỉ việc trong và sau đại dịch khiến các doanh nghiệp khát nhân lực. Họ phải nâng lương để thu hút người lao động mới.

Các cuộc sa thải quy mô lớn vài năm qua cũng rất hạn chế, trừ lĩnh vực công nghệ. Thị trường việc làm bùng nổ đã giúp Fed tiếp tục nâng lãi mà không nhấn chìm cả nền kinh tế.

Tâm điểm,

Hiện tuần này sau cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed sẽ là cuộc họp của OPEC+ và báo cáo việc làm của Mỹ, cùng với đó là số liệu báo cáo của EIA. Cuối tuần này thị trường sẽ theo dõi số liệu giàn khoan dầu hiện tại của Mỹ.

Trong các dữ liệu trên, tại cuộc họp của OPEC+ diễn ra trong thứ 5 tuần này được dự báo sẽ không có nhiều thay đổi so với cuộc họp trước đó.

OPEC + đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý 1 năm 2024, trong đó Saudi Arabia đi đầu với mức giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày.

Cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 1/2 tới và các nguồn tin cho biết nhóm này có thể sẽ quyết định mức sản lượng dầu của tháng 4/2024 (và cả sau đó) trong những tuần tới.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định thị trường dường như vẫn được cung ứng khá tốt trong năm 2024 dù xung đột ở Trung Đông làm dấy lên lo ngại về nguồn cung và tình trạng dư thừa có thể xuất hiện nếu OPEC+ dỡ bỏ việc cắt giảm sản lượng như dự kiến trong quý II/2024.

Bên cạnh đó, số liệu việc làm của Mỹ vẫn đang là một trong những dữ liệu quan trọng nhất sẽ có tác động lớn đến tâm lý thị trường và diễn biến chính sách tiền tệ của Fed trong tương lai.

Nhận định giá Dầu

Đồ thị phân tích kỹ thuật, dưới góc nhìn tương quan giữa USD và giá Dầu hiện tại có sự tương quan không rõ ràng, trong khi USD đang đi ngang tương đối thận trọng do thị trường đang chờ đợi các tin tức quan trọng trong tuần này, còn với giá Dầu đang hình thành tín hiệu nến giảm lại do hiện tại thị trường đang có dấu hiệu đóng trạng thái trước cuộc họp của OPEC+.

Mặc dù hiện tại các lo ngại rủi ro địa chính trị khu vực Biển Đỏ đang gần như không còn là điểm nóng sau thời gian dài leo thang. Cho đến hiện tại chưa có lo ngại nào dẫn đến việc xung đột lan rộng hơn.

Do vậy về yếu tố cơ bản có thể giá dầu đã không còn nhiều thông tin tác động có thể hỗ trợ giá tăng.

Chiến lược giao dịch:

Hiện giá đã xác nhận đóng cửa dưới mức 77,5 $/thùng báo hiệu xu hướng giảm điều chỉnh. Do đó, có thể ở thời điểm này chiến lược bán sẽ trở lại.

Dự báo có thể sell vùng giá 77,0 – 77,3 $/thùng.

Mục tiêu điều chỉnh giảm về mức 75 $/thùng.

Thông báo miễn trừ trách nhiệm

Thông tin và ấn phẩm không có nghĩa là và không cấu thành, tài chính, đầu tư, kinh doanh, hoặc các loại lời khuyên hoặc khuyến nghị khác được cung cấp hoặc xác nhận bởi TradingView. Đọc thêm trong Điều khoản sử dụng.