Ở thời điểm hiện tại động lực thúc đẩy giá dầu tăng đến từ các rủi ro địa chính trị làm gia tăng các lo ngại gián đoạn nguồn cung từ tuyến đường vận tải qua biển Đỏ. Thông tin cho thấy triển vọng để sớm nối lại các hoạt động giao thương đang trở nên khó khăn hơn, và nguy cơ về việc phải giải quyết bằng quân sự vẫn đang hiện hữu thì lo ngại gián đoạn nguồn cung có thể sẽ còn tiếp diễn.

Cùng ngày, Lãnh đạo Houthi của Yemen cho biết nhóm này sẽ tiếp tục nhắm mục tiêu vào các tàu có liên kết với Israel cho đến khi viện trợ đến tay người dân Palestine ở Gaza. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga trong đêm cũng làm dấy lên lo ngại về nguồn cung.

Về yếu tố vĩ mô:

Tâm điểm của thị trường hôm qua là số liệu GDP sơ bộ quý 4 của Mỹ, chúng ta biết đồng USD bị tác động nhiều bởi các dữ liệu kinh tế Mỹ, trong khi thị trường đang dành sự quan tâm nhiều đến các dữ liệu này để có đánh giá chi tiết hơn về khả năng Fed sớm cắt giảm lãi suất.

Cụ thể,

Theo báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ mới công bố, trong ba tháng cuối cùng của năm 2023, nền kinh tế số một thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia và bất chấp những lời cảnh báo về suy thoái.

Cụ thể, báo cáo cho thấy GDP quý IV tăng 3,3% (tốc độ đã chuẩn hoá theo năm) – cao hơn dự báo đồng thuận của Phố Wall là 2%. Trong quý III, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 4,9%.

Tính chung cả năm ngoái, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 2,5%, vượt xa triển vọng mà Phố Wall đưa ra vào đầu năm.

Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ là trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong suốt cả năm. Báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân đã tăng 2,8% trong quý IV, chỉ giảm tốc nhẹ so với quý trước.

Chi tiêu của chính quyền tiểu bang và địa phương cũng đóng góp đáng kể cho tăng trưởng GDP khi tăng 3,7%. Chi tiêu của chính phủ liên bang đi lên 2,5% trong ba tháng cuối năm.

Cũng theo bản báo cáo, tổng đầu tư tư nhân trong nước tăng 2,1%, trở thành một động lực quan trọng khác của nền kinh tế.

Đánh giá chung số liệu GDP quý 4/2023 cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tích cực hơn làm giảm lo ngại suy thoái và cũng sẽ là một thông điệp cho thị trường thấy được Fed có thể có dư địa hơn trong việc giữ lãi suất hiện tại thêm một thời gian nữa để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%. Hiện tại lạm phát về cơ bản đã giảm nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu đặt ra.
Theo đó các tổ chức dự báo lạm phát Mỹ sẽ vẫn ở trên mức 2% trong năm 2024.

Có thể hình dung với mức lạm phát hiện tại, nếu vội vàng cắt giảm lãi suất sẽ khiến tâm lý thị trường thay đổi và nhiều khả năng sẽ khiến nỗ lực kiềm chế lạm phát không đạt được. Do đó, giữ lãi suất cao mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng cũng như thị trường lao động ổn định đang cho thấy được chính sách tiền tệ phát huy được hiệu quả. Do vậy theo đánh giá có thể Fed sẽ vẫn giữ nguyên quyết định trong tuần tới và duy trì mức lãi suất cao hiện tại cho đến cuộc họp tháng 3 và chưa phát đi thông điệp cắt giảm lãi suất.

Phản ứng của đồng USD vẫn duy trì được xu hướng tăng sau số liệu GDP quý 4, bên cạnh đó tâm điểm hiện tại trong hôm nay sẽ là số liệu thu nhập và chi tiêu cá nhân PCE, đây là thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Về mặt lạm phát, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCEPI) tháng 11/2023 tăng 2,7% so với một năm trước – thấp hơn đáng kể so với mức 5,9% vào tháng 11/2022.

Chỉ số PCEPI lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) đi lên 3,2% so với cùng kỳ. Hồi tháng 11/2022, PCEPI lõi tăng tới 5,1%. PCEPI lõi là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Một số người khác băn khoăn rằng liệu người tiêu dùng có thể tiếp tục chi tiêu trong bao lâu khi mà tiền tiết kiệm thời đại dịch giảm dần và lãi suất tăng cao gây áp lực lên tài chính hộ gia đình.

Vấn đề này đánh giá cá nhân tôi cũng có cùng suy nghĩ, khi lãi suất quá cao trong thời gian dài sẽ khiến tâm lý người dân quen với việc này, và vẫn sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu cá nhân mặc dù chi phí đắt đỏ hơn. Các khoản tiết kiệm dần cạn kiệt nhưng với lượng tiền khổng lồ đã bơm vào nền kinh tế hiện tại thì có thể không ảnh hướng tiêu cực đến việc chi tiêu tiêu dùng.

Do vậy, số liệu PCE tối nay sẽ là thước đo quan trọng nhất để thị trường đánh giá được liệu nhu cầu tiêu dùng của người dân có tăng lên thúc đẩy lạm phát tăng cao hay giá cả tăng do các yếu tố về nguồn cung hạn chế. Nếu chúng ta thấy tăng trưởng trong chi tiêu vẫn cao hơn dự báo thì thể hiện được rằng nhu cầu chi tiêu vẫn tốt do đó thể hiện được sức khỏe kinh tế đang tốt và sẽ là lý do để Fed trì hoãn thêm thời gian giảm lãi suất hiện tại.

Phân tích biểu đồ USD index đang cho thấy được chỉ số Dollar index đang trong một xu hướng tăng do thị trường đã gần như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới và sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất. Dự báo USD sẽ vẫn duy trì được sức mạnh hiện tại, xu hướng tăng của USD đang không thể kiềm hãm được xu hướng của hàng hóa nói chung và giá dầu nói riêng khi các yếu tố địa chính trị đang nóng mới là tâm điểm tác động đến xu hướng của giá dầu.

Nhận định giá Dầu

Giá dầu đã vượt qua được kháng cự quan trọng 75.2 /thùng do đó xác nhận xu hướng điều chỉnh tăng sau thời gian tích lũy. Tuy nhiên ở vùng giá hiện tại tương đối rủi ro khi vẫn có kỳ vọng tình hình căng thẳng khu vực sẽ lắng xuống.

Về đồ thị hiện tại giá Dầu đang có tín hiệu có thể sẽ tạo đỉnh và điều chỉnh giảm xuống lại ngưỡng hỗ trợ 75 /thùng nếu được xác nhận.

Chiến lược giao dịch có thể sẽ bớt rủi ro ở vùng giá này trong phiên cuối tuần khi thị trường có thể sẽ kỳ vọng USD tiếp tục đà tăng, trong khi đó các yếu tố vĩ mô và địa chính trị tác động đến giá dầu sẽ giảm bớt đi. Như vậy thị trường sẽ kỳ vọng giá dầu hạ nhiệt trở lại trong phiên cuối tuần vẫn sẽ có nhiều khả năng xảy ra. Nhưng về xu hướng chính hiện sẽ chỉ xác nhận giảm khi các tin tức địa chính trị hạ nhiệt.
Beyond Technical AnalysisFundamental AnalysisOiloilpriceTrend AnalysisWTI

Bài đăng liên quan

Thông báo miễn trừ trách nhiệm