Ai cũng biết điều này nhưng sao mà khó tránh quá!📖 BULL TRAP & BEAR TRAP VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Bạn đã bao giờ bị thị trường “gài bẫy” dẫn đến thua lỗ hay chưa? Khi bạn cho rằng mình đã phân tích khá chính xác và các điều kiện thị trường đều phù hợp với nhận định của bạn nhưng kết cục là vẫn bị mắc phải sai lầm - những lúc như thế bạn có nghĩ là do chiến lược của bạn có vấn đề hay là thị trường có vấn đề? Chiến lược của bạn có thể có vấn đề nhưng thị trường thì không thể có vấn đề và vấn đề duy nhất ở đây là các bạn chưa thật sự thấu hiểu thị trường. Bản chất của thị trường tài chính không dễ dàng như chúng ta nghĩ, nó sẽ liên tục tạo ra những cái bẫy để lột tiền các nhà giao dịch còn non yếu về kinh nghiệm.
➡️ Nếu bạn không trang bị đầy đủ những kiến thức hoặc không đủ bản lĩnh, bạn sẽ dễ dàng trở thành con mồi của những cái bẫy đó.
Và 2 trong số những cái bẫy phổ biến nhất trên các thị trường như chứng khoán, forex, hay crypto chính là Bull trap và Bear trap. Nếu các bạn yêu thích phương pháp giao dịch Breakout thì càng nên chú ý về vấn đề này.
♨️ Vậy Bull trap, Bear trap là gì? Làm sao để tránh được 2 bẫy giá này hoặc nếu như đã lỡ mắc bẫy thì làm cách nào để hạn chế thua lỗ?
⛔️ Tuy nhiên do chủ đề này rất dài nên mình sẽ chia ra làm 2 phần. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Bull Trap.
I. Bull Trap là gì?
Bull Trap hay còn được gọi là bẫy tăng giá, nhằm ám chỉ những tín hiệu tăng giá sai, đánh lừa các nhà giao dịch rằng xu hướng giảm đã kết thúc, xu hướng tăng sẽ sớm quay trở lại. Tuy nhiên, khi các nhà giao dịch vào lệnh và vướng phải bull Trap, xu hướng thị trường sẽ tiếp giảm mạnh, khiến họ bị rơi vào thua lỗ.
Hoặc hiểu đơn giản theo cách khác, Bull Trap là tín hiệu đảo chiều tăng giá giả. Nó thường xuất hiện khi thị trường đang có xu hướng giảm, khiến các nhà đầu tư lao vào và mắc bẫy.
1️⃣ Nguyên nhân tạo ra Bull Trap là gì?
Bẫy Bull Trap được tạo ra bởi rất nhiều nguyên nhân và việc bạn hiểu rõ bull trap là gì và động cơ của nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ dính Bull Trap, hạn chế tỷ lệ rủi ro trong giao dịch. Và dưới đây là một số nguyên nhân gây ra Bull Trap:
🔸 “Cá mập”thao túng: Đây là lý do tạo ra Bull Trap phổ biến nhất. ‘Cá mập’ là những nhà đầu tư có lượng vốn rất lớn, họ liên tục đặt lệnh MUA nhằm tạo ra tín hiệu tăng giá giả. Những Trader thiếu kinh nghiệm khi thấy giá tăng lên, sẽ bắt đầu lao vào mua theo. Rồi khi lượng tiền vào đủ lớn, ‘cá mập’ sẽ xả hàng để thu về lợi nhuận.
🔸 Hiệu ứng tăng giá: Khi số người đầu tư đặt lệnh mua cùng một thời điểm, sẽ tạo ra hiệu ứng tăng giá tạm thời. Khi lượng mua bị chững lại, giá sẽ tiếp tục quay lại đà giảm.
🔸 Ảnh hưởng bởi các sự kiện bất ngờ: Trường hợp trên thị trường xảy ra những sự kiện bất ngờ, không thể dự đoán được, các nhà đầu tư thường có xu hướng mua vào ồ ạt, tạo ra tình trạng tăng giá tạm thời.
2️⃣ Chu trình tạo nên một Bull Trap (Bẫy tăng giá):
Bẫy tăng thường xuất hiện tại các mức hoặc điểm kháng cự. (Pivot point, Moving Average, đường kháng cự ngang…) Hành động giá chủ đạo (price action) cũng thường xảy ra các dấu hiệu của bẫy tăng giá. Tuy nhiên, bản chất của nó bao gồm các giai đoạn:
🔹 Khi giá tăng và đạt đến mức kháng cự, hai tình huống sẽ xảy ra: quay đầu giảm sâu hơn (không có bẫy tăng giá), hoặc phá vỡ mức kháng cự và đi lên một chút.
🔹 Một số nhà giao dịch cho rằng đó là sự bứt phá, cổ phiếu bùng phát và nhảy vào đặt lệnh, họ thường mua bằng mọi giá (lệnh thị trường - market buy).
🔹 Lệnh giới hạn (Limit Order) đã được điền, do đó làm giảm xu hướng tăng, cổ phiếu ngừng tăng.
🔹 Đầu tiên, vì đây là giai đoạn giằng co, có thể khi giá giảm, một số nhà giao dịch sẽ hoảng sợ và đóng các vị thế mua của họ.
🔹 Giá bắt đầu giảm xuống mức cắt lỗ của nhà giao dịch, họ sẽ bán cổ phiếu và giá sẽ thấp hơn. Vì vậy, Bull Trap đã xuất hiện.
3️⃣ Các hình thái bẫy Bull Trap phổ biến, bao gồm:
☑️ Mô hình hai đỉnh bị từ chối (Rejected Double-top):
Mời các bạn xem hình đính kèm số 2 và chúng ta cùng phân tích.
Mô hình Rejected Double-top có hai chân nến nhô ra tương tự như đỉnh đôi thông thường, chỉ khác ở thời điểm này - Nến thứ hai cho thấy sự từ chối rõ ràng hơn đối với xu hướng tăng.
Đáng chú ý là sự xuất hiện của một râu nến lớn trên cây nến thứ hai của mô hình. Sự từ chối này cho thấy dù bên mua cố gắng đẩy giá cao hơn nhưng bên bán vẫn lao vào và chiếm ưu thế khiến bấc nến dài ra.
Vùng kháng cự có thể được xem như một cây nến tăng khổng lồ. Do đó, nó tạo thành bẫy tăng giá hoàn hảo.
☑️ Mô hình nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing):
Chúng ta hãy cùng phân tích qua
hình đính kèm số 3 của bài viết.
Mô hình nến Bearish Engulfing rất hữu ích trong việc xác định bẫy tăng giá. Khi một mô hình nhấn chìm xảy ra sau khi bẫy tăng giá truyền thống hình thành, đó là một chỉ báo cho thấy một động thái giảm giá mạnh sắp xảy ra.
Trong ví dụ này, một nến Doji được hình thành ở mức kháng cự đang được theo dõi. Sau nến Doji, một nến giảm lớn đã được hình thành. Từ đó có thể kết luận rằng nến Doji thể hiện một cuộc chiến khốc liệt giữa phe mua và phe bán. Việc một cây nến giảm giá mạnh hình thành sau cây nến Doji được giải thích là do bên mua thua và bên bán hoàn toàn thắng thế.
☑️ Kiểm tra lại không thành công (Failed Retesting):
Một Bull Trap phổ biến khác với ví dụ được mô tả ở hình đính kèm số 4.
Sau khi vượt qua vùng kháng cự, giá tiến hành kiểm tra lại (back test), nhưng không thành công và sụp đổ. Các nhà giao dịch có kinh nghiệm sẽ hiểu rằng đây là bài kiểm tra cuối cùng về sự tiếp tục xu hướng sau khi phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự chính.
Điều đó có nghĩa là, nếu sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự, giá kiểm tra lại nó nhưng không đạt được chỉ báo xung lượng cao hơn, thì một mô hình Bull Trap truyền thống khác sẽ được tạo ra.
Trong biểu đồ ở hình đính kèm số 4, chúng ta thấy Bẫy tăng hình thành trên mức kháng cự. Giá xuất hiện trong lần thử thứ hai tại khu vực và vượt qua nó thành công. Các nhà giao dịch thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu kinh nghiệm rất có thể giải thích hiện tượng này như một sự tiếp tục tăng giá kéo dài.
Đối với các nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ đợi giá quay trở lại và kiểm tra lại vùng kháng cự. Vào thời điểm đó, giá thực sự giảm khi kiểm tra lại. Tuy nhiên, thay vì phục hồi, nó dao động trong một thời gian và giảm nhanh chóng. Từ đó, một Bull Trap hoàn hảo được hình thành.
4️⃣ Tại sao bẫy tăng giá lại nguy hiểm cho các nhà giao dịch?
Nhà giao dịch càng thiếu kinh nghiệm càng dễ bị ảnh hưởng bởi bẫy tăng giá. Họ rất dễ mắc vào bẫy tăng giá và dẫn đến thua lỗ. Sau một thời gian bẫy tăng giá diễn ra, giá có thể đảo chiều theo hướng giảm nhanh chóng. Nếu nhà giao dịch không đặt lệnh cắt lỗ kịp thời, nhà giao dịch có thể thua lỗ nhanh chóng.
5️⃣ Traders bắt buộc chú ý điều gì?
Bull Trap rất nguy hiểm, vì trong trường hợp người giao dịch thiếu kinh nghiệm, họ rất dễ bị mắc bẫy để mua ở giá bán cao và chịu mức lỗ rất lớn. Sau khi bẫy giá bán được đưa ra, giá bán có khả năng sẽ đảo ngược về mặt tiêu cực.
Vì vậy, các nhà giao dịch nên ghi nhớ:
▫️ Phải nắm vững kiến thức và kỹ năng với khả năng thực hiện các giải pháp giao dịch hỗ trợ.
▫️ Trong trường hợp nhà giao dịch chưa đặt lệnh cắt lỗ, nhà giao dịch có thể thua lỗ nhanh chóng, vì vậy, bạn nên cố gắng tìm hiểu thời điểm đặt lệnh cắt lỗ.
6️⃣ Cách để ngăn chặn bull trap là gì:
Đặt giới hạn lỗ (stop loss) chặt chẽ trong khi nhập lệnh mua.
—————————————————————
✅ Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp ngăn chặn Bull Trap và Bear Trap trong những bài viết tiếp theo.
____________________________\\\\______
Stocks!
PRICE ACTION GIAO DỊCH CĂN BẢNThế là đã kết thúc tuần giao dịch thứ nhì của năm 2022. Nhiều bạn đã tâm sự với mình rằng hai tuần vừa qua thật khó khăn với tình trạng market thất thường khó đoán - mình rất hiểu cảm nhận của các bạn vì thật sự market rõ ràng lúc nào cũng là một môi trường đầy cạm bẫy với cấu tạo để dễ dàng lột tiền của chúng ta.
Thật sự ra cả 9 ngày giao dịch vừa qua anh em trong group của mình vẫn có lợi nhuận đều đặn và không gặp nhiều trở ngại - “xanh calls đỏ puts” hoặc “đỏ mua xanh bán” cứ thế mà làm - và dĩ nhiên là cũng có một chút may mắn nữa. 😊
Vài dòng tán gẫu trước khi vào chủ đề chính - mình luôn tin tưởng rằng thành bại trong thị trường phần lớn đều phụ thuộc vào độ am hiểu của chúng ta với thị trường - và vũ khí chính của chúng ta chính là kiến thức.
👍 Hôm nay mình muốn chia sẽ với các bạn một vài phương pháp Price Action rất đơn giản và hiệu quả mà chúng có thể giúp các bạn có được những lệnh giao dịch chính xác.
1️⃣ Đọc nến để xác định Bull hay Bear - bên Bán hay bên Mua đang chiếm ưu thế
👉 Price Action là phương pháp giao dịch dựa vào giá. Giá lại được thể hiện bởi các cây nến trên biểu đồ —> vì thế một nhà giao dịch muốn giỏi về Price Action thì sẽ phải là một người có kỹ năng đọc nến hoàn hảo.
👍 Các bạn không cần phải nhớ tên từng cây nến một cách máy móc. Chỉ cần nhìn hình dáng nến và phân tích cấu tạo nến từ bốn mức giá: High( cao nhất), Low(thấp nhất), Open(mở cửa), Close(đóng cửa) là đủ để các bạn có thể hiểu được câu chuyện đằng sau những cây nến rồi.
👉 Như các bạn cũng biết nến được hình thành dựa vào giá mà giá di chuyển dựa vào việc mua và bán của các nhà giao dịch. Vậy thì bản thân cây nến đã cho ta biết trong quá trình hình thành lên cây nến hai phe mua và bán đã đấu tranh với nhau như thế nào.
👉 Chúng ta hãy cùng xem ví dụ ở hình đính kèm số 1 của bài viết để hiểu về ý nghĩa của từng thanh nến trong Price Action.
👍 Bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích 5 cây nến đầu tiên nhé.
➡️ Cây đầu tiên cho thấy sự chiếm lĩnh hoàn toàn của phe mua. Từ lúc giá mở của tới lúc đóng của không có lực bán nào xuống và giá đi thẳng một mạch.
➡️ Cây thứ hai cho thấy khi giá mở cửa ra có lực bán đẩy giá xuống thấp. Ở đây có lực mua mạnh đẩy giá lên và đóng nến ở mức cao nhất. Cây nến này cho thấy phe bán đã bị phe mua đánh bại.
➡️ Cây nến thứ ba cho thấy phe mua đã áp đảo từ ban đầu tuy nhiên khi tăng đến mức cao nhất thì bị phe bán đẩy giá xuống cho thấy sự hụt hơi của phe mua ở phút cuối. Mặc dù đây vẫn là nến tăng giá nhưng lực tăng ở đây không còn mạnh như hai nến trước.
➡️ Cây nến thứ tư vẫn là cây nến tăng giá tuy nhiên ta có thể thấy được sự cân bằng giữa hai bên mua và bán giá được đẩy xuống rồi lại đẩy lên và kết thúc ở khoảng giữa thân nến cho thấy phe mua tuy có chiếm ưu thế nhưng không thực sự áp đảo.
➡️ Cây thứ năm là nến trung tính giá mở cửa và đóng cửa gần như sát nhau cho thấy không có sự giằng co ở hai phe.
👍 Các bạn hãy kiểm tra lại những gì các bạn đúc kết được từ những điều mình nói ở trên và tự phân tích bốn nến đỏ đằng sau nhé.
2️⃣ Phân tích tỷ lệ phần trăm chiều dài giữa bóng nến và thân nến
👉 Hình đính kèm số 2 sẽ giúp các bạn hiểu được mối quan hệ giữa thân nến và bóng nến.
➡️ Giá mở cửa cho chúng ta biết cán cân giữa bên mua và bên bán khi phiên giao dịch bắt đầu.
➡️ Giá đóng cửa cho chúng ta biết cán cân giữa bên mua và bên bán khi phiên giao dịch kết thúc.
3️⃣ Phân tích nến kèm xem xét khối lượng giao dịch:
👉 Đối với phương pháp Volume Spread Analysis - chuyển động giá trên biểu đồ phải được phản ánh vào chỉ báo khối lượng bên dưới. Nỗ lực (khối lượng - volume) được xem là kết quả (giá - price).
👍 Chúng ta hãy xem hình đính kèm số 3 về ví dụ phân tích về nến có thân dài.
👉 Price action trong hình ví dụ 3 : Tâm lý tăng giá của thị trường khá mạnh. Hành động giá tăng mạnh hơn và đóng cửa ở gần đỉnh nến.
➡️ Vì hành động giá đang là tăng do đó khối lượng cũng phải lớn để phản ánh điều này. Như bạn có thể thấy trong ví dụ trong hình 4, nếu khối lượng vượt trên mức trung bình, chúng sẽ xác nhận cho hành động giá, thể hiện rằng có dòng tiền lớn đang tham gia thị trường, và đó là cách mà thị trường cần di chuyển.
➡️ Ở cây nến thứ hai, khối lượng đã giảm xuống thấp hơn mức trung bình. Đây là một tiếng chuông cảnh báo cho chúng ta. Giá đang tăng cao hơn nhưng nỗ lực đã thuyên giảm. Động thái này không nhất quán. Nếu bạn đang mở lệnh mà gặp tình huống này, hãy tìm cách thoát lệnh. Còn nếu bạn chưa vào lệnh, hãy đứng ngoài và chờ tín hiệu tiếp theo, khi dòng tiền lớn đổ vào thị trường.
👍 Chúng ta hãy xem đính kèm số 4 về ví dụ phân tích về nến có thân ngắn.
👉 Price action trong ví dụ trong hình: Tâm lý thị trường đang khá yếu.
➡️ Các cây nến có thân ngắn đúng ra cũng sẽ có khối lượng thấp theo quy luật nỗ lực so với kết quả.
➡️ Trong trường hợp nến có thân ngắn nhưng khối lượng lại cao thì sao? Nếu khối lượng là chỉ báo đại diện cho nỗ lực mua, vậy thì tại sao thân nến lại ngắn? Chỉ có hai cách lý giải cho việc này:
❗️Các nhà giao dịch lớn đang bán hàng ra cho rất nhiều những người mua khác.
‼️ Thị trường đã hình thành một range trước đó và dòng tiền lớn đang chuẩn bị để hấp thụ các lệnh bán của các giao dịch trước đó đang bị khóa trong phạm vi giao dịch này.
3️⃣ Phân tích xu hướng hiện tại kết hợp với vị trí xuất hiện của nến:
✅ Phân tích xu hướng hiện tại được giải thích qua hình đính kèm số 5.
✅ Phân tích động lượng được giải thích qua hình đính số 6.
👍 Chúng ta không nên phân tích biểu đồ nến một cách riêng lẻ. Các thanh nến phải được phân tích kết hợp với bối cảnh thị trường và những gì đã diễn ra trước đó.
👉 Bối cảnh mà mình muốn nhắc tới ở đây là những so sánh giữa nến hiện tại với nến trước đó.
➡️ Nến hiện tại dài hơn hay nhỏ hơn nến trước đó? Điều này cho chúng ta biết momentum đang tăng hay giảm.
➡️ Mức độ thay đổi độ lớn của nến có đáng kể hay không? Bên mua hay bên bán đang tạo áp lực mạnh hơn.
➡️ Biến động thị trường đang tăng lên hay giảm xuống?
➡️ Các thay đổi có diễn ra trong suốt thời gian giao dịch hay không? Chẳng hạn như trong nhiều trường hợp, các nến ở giữa một xu hướng thường không có chuyển động mạnh.
LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG GIẢM MẠNH BẤT NGỜGIỮ VỮNG TÂM LÝ, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỂ CẢM XÚC CHI PHỐI
Thị trường vận động lên xuống là chuyện bình thường, xuân hạ thu đông, sinh lão bệnh tử, thành trụ hoại không. Xác định điều này giúp bản thân bình tĩnh trước những nhịp biến động "tàu lượn" của ngài Market.
Không hoảng sợ làm theo đám đông hô hào, một cái đầu đầy nỗi sợ không có chỗ cho những quyết định đúng đắn. Đám đông thường đại diện cho cái sai và trong thị trường chứng khoán điều này tuyệt đối chính xác.
Tham khảo ý kiến của những chuyên gia, tôi nhắc lại: tham khảo ý kiến. Điều quan trọng khi hỏi ý kiến người khác chính là hiểu lý do tại sao họ đưa ra nhận định như vậy. Mỗi lần thị trường điều chỉnh hoặc giảm mạnh đều có rất nhiều chuyên gia đưa ra nguyên nhân.
TẦM SOÁT TOÀN BỘ DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆN TẠI
Kiểm tra các cổ phiếu trong danh mục đầu tư, CP nào ảnh hưởng mạnh nhất đến danh mục và tình trạng của nó như thế nào. Nếu giá "lau sàn" lần nữa danh mục mất bao nhiêu %.
Xem lại xu hướng chính của cổ phiếu, lý do để mua cổ phiếu bây giờ còn chính xác không (MACD bật lên, Bollinger Band chạm đáy, lái còn gom cổ phiếu không, thắp nhang hỏi ông tâm linh,...). Cổ phiếu đang nắm giữ thuộc dạng cổ phiếu nào (penny, midcap, blue chip), nếu danh mục mà nắm toàn bộ hàng của anh Quyết nên xóa app qua tết tải lại mở ra xem.
Nhìn tổng quan thị trường các ngành khác: Ngành nào đang kéo thị trường đi lên, ngoài bank?! Thị trường đang đi tàu lượn hay giảm thẳng đứng? Đánh giá mức độ theo thang 5 điểm (rất tốt/tốt/bình thường/xấu/rất xấu).
LÊN KỊCH BẢN MỚI ĐỂ...SỬA SAI
Kịch bản phải dựa trên thời gian T+3, trong tuần và trong tháng. Nếu xác định tiền ăn chơi tết vẫn đủ, không việc gì phải nhảy khỏi thuyền.
Kịch bản phải tạo cho cả chiều mua lẫn chiều bán: Xác định vùng hỗ trợ của cổ phiếu, nếu phá vỡ hỗ trợ thì làm gì, HOSE:VNINDEX có thể giảm đến đâu.
Tầm soát một vòng và lọc ra cổ phiếu nào đang khỏe hơn so với thị trường (tìm trên Vietstock có bộ lọc cổ phiếu) để đưa vào danh mục theo dõi, cổ phiếu nào đang yếu hơn so với thị trường để tránh hoặc bán luôn cho nhẹ tâm hồn nợ nần.
Tóm lại, chứng khoán là thị trường màu mỡ cho mọi người dân có thể kiếm tiền. Tiền chảy vào túi của người thông tuệ và rơi ra khỏi túi của người không hiểu luật chơi.
_________________________________________________
Disclaimer: Bài viết này dành cho những ai đang trading hoặc bị kẹp hàng, nếu bạn là dân đầu tư, mua cổ phiếu để im thì bài viết này không dành cho bạn. High Risk, High Return! Muốn an toàn thì gửi ngân hàng!
CÂU CHUYỆN CỦA NẾN NHẬT - QUY LUẬT 5-5Có lẽ các bạn mới tham gia giao dịch trong các loại thị trường ai cũng đều mệt mỏi để học và nhớ đủ loại mô hình của nến Nhật. Thật ra, bản thân mỗi cây nến chính là "dấu chân" thị trường để lại. Câu chuyện mà mỗi cây nến muốn kể cho chúng ta đi xa hơn việc chỉ hiểu về nến dưới góc nhìn các mô hình nến Nhật.
👉 Bài viết này mình muốn giới thiệu với các bạn những bí ẩn đằng sau câu chuyện của mỗi cây nến qua quy luật 5-5 và sự liên quan của chúng với các mô hình nến mà bạn từng biết.
👍 Quy luật 5 - 5 bao gồm 5 yếu tố chính của cây nến và 5 câu chuyện mà nến muốn kể cho các nhà giao dịch.
1️⃣ Yếu tố 1 - Độ dài của đuôi nến:
Chiều dài đuôi nến có thể cho bạn thông tin rõ ràng về mức độ biến động (volatility) của thị trường. Đuôi nến càng lớn, mức độ biến động của thị trường càng cao.
2️⃣ Yếu tố 2 - Tỉ lệ giữa các đuôi nến (đuôi trên/đuôi dưới):
Khi giá trong một chu kỳ thời gian bị đẩy xuống, đẩy lên liên tục (dao động mạnh), nó sẽ để lại đuôi nến lớn ở cả 2 phía trên và dưới (như mô hình nến con xoay - spinning top). Tuỳ vào tỉ lệ này lớn hay nhỏ, nó thể hiện mức độ do dự nhiều hay ít của thị trường.
3️⃣ Yếu tố 3 - Vị trí của thân nến:
Cây nến bạn đang quan sát liệu có thân nến nằm ngay trên đỉnh và đuôi nến hướng xuống dưới không (chúng ta có thể thấy ở mô hình nến búa - hammer)? Với vị trí thân nến nằm ngay sát đỉnh, cây nến này chắc chắn sẽ có lực mua mạnh hơn so với cây nến có thân nằm giữa (mô hình nến spinning top).
4️⃣ Yếu tố 4 - Kích thước thân nến:
Một cây nến có thân lớn thể hiện áp lực giá rất mạnh được hình thành trong khoảng thời gian đó.
5️⃣ Yếu tố 5 - Tỉ lệ giữa thân và đuôi nến
Thân nến lớn, đuôi nến nhỏ thể hiện giá đã đi từ khi mở cửa đến lúc đóng cửa mà không gặp quá nhiều khó khăn (nghĩa là áp lực giá dồn về một hướng). Ngược lại, đuôi nến dài và thân nến nhỏ thể hiện sự do dự và áp lực giá cân bằng giữa 2 bên bán và mua.
👁🗨 Kết luận:
Lúc này, nếu chúng ta kết hợp cả 5 yếu tố, chúng ta sẽ có tổng cộng 5 trường hợp mà nến xuất hiện:
🔹 (1) Lực mua mạnh.
🔹 (2) Lực bán mạnh.
🔹 (3) Bên bán cố đẩy giá xuống, nhưng bên mua đã hoàn toàn áp chế được.
🔹 (4) Bên mua cố đẩy giá lên, nhưng bên bán đã hoàn toàn áp chế được.
🔹(5) Bên bán và bên mua cân bằng.
ĐÃI CÁT TÌM VÀNG - LỌC CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG DỰA TRÊN VOLUME&MATrong bài viết này tôi hướng dẫn các bạn một phương pháp tìm kiếm cổ phiếu tiềm năng nhờ vào phân tích kỹ thuật. Giúp các bạn tự tìm được những cổ phiếu đang tích lũy tốt, tiền lớn mua gom và xuất hiện dấu hiệu bứt phá mạnh.
1. Khối lượng giao dịch bình quân:
- KLGDBQ tăng ít nhất 40% so với 2 tuần trước đấy
- Khối lượng mua gom tăng mạnh ở vùng đáy tích lũy chính là một dấu hiệu tuyệt vời cho sự tăng trưởng. Đa số F0 chỉ chú ý volume tăng mạnh hoặc cổ phiếu tím mà quên mất rằng chính KLGDBQ cho thấy CP đang được mua gom trong âm thầm.
- Những cổ phiếu có nội tại doanh nghiệp tốt, lợi nhuận dương thường rất được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng. Họ sẽ mua vào ở vùng đáy và chờ sự tăng lên trong tương lai, trái ngược với dân Việt Nam bán ở đáy và mua đuổi ở đỉnh.
2. Tỷ lệ free-float:
- Cho biết phần trăm (%) cổ phiếu được giao dịch tự do trên thị trường bằng bao nhiêu so với tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tỷ lệ free-float càng cao, thanh khoản càng lớn.
- Cổ phiếu có free-float cao, giá chuyển động nhanh. Cổ phiếu có free-float thấp, giá chuyển động chậm. Những tay buôn lái cổ phiếu rất ghét những công ty có free-float thấp, vì chúng không thể điều khiển giá cổ phiếu theo ý muốn.
3. Xác định xu hướng cổ phiếu:
- Cách đơn giản nhất là sử dụng tool MACD. Thiết lập chỉ số MACD càng nhỏ, thời gian càng ngắn, độ chính xác càng thấp. Ngược lại, chỉ số MACD càng cao, thời gian càng dài, độ chính xác càng cao.
- Tôi không dùng MACD vì công cụ này chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định, MACD không thể hiện bao quát bức tranh rộng toàn cảnh của giá cổ phiếu - điều mà nhiều nhà đầu tư chân ướt chân ráo thường bỏ qua. Thay vào đó, dùng một chiến lược 3 đường MA sẽ bù trừ vào khuyết điểm này.
- Nguyên tắc sử dụng 3 đường MA: MA20/MA50/MA200. Tại sao thiết lập chỉ số MA như vậy? => MA20 đại diện cho 20 cây nến, tương đương 20 ngày giao dịch, vừa tròn 1 tháng. MA50 đại diện cho 50 cây nến, tương đương 50 ngày giao dịch, tính theo quý. MA200 đại diện cho 200 cây nến, tương đương 200 ngày giao dịch, tức tính theo năm. Tôi là người giao dịch theo trường phái đầu tư trung hạn và bộ 3 này vừa khít với tôi.
- MA20 nằm trên MA50, xu hướng tăng ngắn hạn (trong tuần)
- MA50 nằm trên MA200, xu hướng tăng trung hạn (tháng)
- MA20/MA50 nằm dưới MA200, gãy trend, giảm dài hạn.
- 2 đường MA cắt nhau tối thiểu 5 cây nến cho thấy xu hướng tích lũy của cổ phiếu.
4. Kết hợp chỉ báo kỹ thuật:
- Chọn cổ phiếu có KLGDBQ cao hơn 40% so với tối thiểu 2 tuần trước đấy.
- Xu hướng tăng trong dài hạn (khi TTCK bùng nổ như năm nay, không khó để tìm được cổ phiếu có đặc điểm như vậy) và đang tích lũy trong ngắn hạn/trung hạn.
- Tích lũy diễn ra ít nhất 5 cây nến, đôi khi là 1 hoặc 2 tháng.
- Nếu CP có 1 phiên bùng nổ theo đà, cân nhắc mua CP tại phiên T+3 hoặc mua khi giá giảm 50% so với nến của phiên bùng nổ theo đà (tín hiệu tăng giá -> re-test -> xác nhận tăng giá)
_____________________________________________
Cuối bài tôi để 2 ví dụ của HPG và BSR đã phân tích ở các bài trước. Ngoài ra, a/c/e cùng nhau thảo luận về LHG trong thời gian tới sẽ như thế nào nhé, rất mong nhận được sự phản hồi của các độc giả!
LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P2*Lưu ý: có thể xem lại phần 1 trong phần ý tưởng trên trang cá nhân của mình.
- Nâng vốn điều lệ tạo dư địa tăng hạn mức vay của các công ty chứng khoán, bổ sung nguồn tiền nhằm phục vụ hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới của công ty. Trước đây, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là 3 lần (Thông tư 210), tuy nhiên, thông tư 121 đã tháo gỡ những hạn chế trước đây về tổng nợ, nhưng có vẻ điều này là chưa đủ đối với một quốc gia có nền kinh tế cận biên và tiếp tục phát triển mạnh qua từng năm.
- Đầu tư trái phiếu cũng chiếm một phần không nhỏ trong lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong năm vừa qua. Khi đầu tư, ai cũng hiểu rằng rủi ro cao đi kèm lợi nhuận lớn, và không ai hiểu về trái phiếu doanh nghiệp hơn chính những “tay chơi” tạo ra nó – những công ty chứng khoán. Việc nâng vốn điều lệ cũng góp phần giúp các công ty chứng khoán mạnh tay hơn trong việc gom những trái phiếu có mức sinh lời tốt trong năm 2022.
- Khi nhìn vào BCTC của các công ty chứng khoán trong 2 quý trở lại đây dễ dàng nhận ra sự "full margin" khi mà hầu hết tài "các khoản cho vay" đều đang xấp xỉ 2 lần vốn chủ sỡ hữu. Hoạt động cho vay là một trong 3 nguồn thu chính của công ty chứng khoán nên việc nâng “diện tích kho thóc” là một trong những cách tốt nhất để các công ty chứng khoán tiếp tục tạo nên doanh thu, trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán về mặt bằng lãi suất vay.
- Tóm gọn lại, giống như ngành ngân hàng, chứng khoán cũng là một ngành nghề kinh doanh đặc thù mà sản phẩm kinh doanh ở đây là "tiền". Vì vậy, CTCK cũng chịu rất nhiều quy định an toàn vốn rất khắt khe. Nâng vốn điều lệ chính là nước đi lớn nhằm đón đầu xu hướng đầu tư chứng khoán bùng nổ trong năm 2022, một thị trường được dự báo rằng VNINDEX sẽ tạo ra những kỷ lục mới không tưởng!
LÝ GIẢI HOẠT ĐỘNG TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN P1Trong 3 tháng vừa qua, báo chí liên tục đưa thông tin về việc nhiều công ty chứng khoán trong và ngoài nước liên tục đua nhau nâng vốn điều lệ như SSI, VND, HCM, SHS, VIX, TCI, VFS, TVB, KBSV, Yuanta, Pinetree, Mirae Asset, Shinhan. Cá biệt, có những công ty tăng vốn lên bằng lần như VND tăng gấp 3 hay SSI cũng tăng gần gấp đôi.
Bắt đầu tư việc thanh khoản thị trường từ tháng 2 đến tháng 11 năm qua tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, phiên có khối lượng giao dịch bùng nổ đạt 56 nghìn tỷ vào ngày 19/11 cũng xác lập kỷ lục mới về thanh khoản. Đà tăng thanh khoản có lẽ đến từ sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán thời gian qua. So với năm 2020, các chỉ số VN-Index tăng hơn 56%, khiến cho những nhà đầu tư phấn khởi hơn bao giờ hết vì mua đâu cũng trúng. Đội quân F0 gia nhập thị trường đạt 120,000 bình quân mỗi tháng. Đặc biệt trong tháng 11, số lượng tài khoản mở mới đạt kỷ lục hơn 221,000, hơn cả năm 2019 cộng lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của người Việt vào kênh đầu tư này.
Với những “thiên thời, địa lợi” như vậy , đây là điều dễ hiểu khi một loạt các công ty chứng khoán quyết định tăng vốn điều lệ nhằm đón đầu xu hướng đầu tư trong năm 2022. Để giải thích tại sao công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ, chúng ta cần nhìn vào một loạt những thông tư của chính phủ trong thời gian vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán, dưới góc nhìn từ số liệu báo cáo tài chính với 3 lý do chính:
1. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu không được vượt quá 5 lần (Thông tư 121).
2. Tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp không được vượt quá 70% vốn chủ sở hữu (Thông tư 121).
3. Tổng dư nợ cho vay chứng khoán không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu (Quyết định 87).
____________________
(Còn nữa)
NHỮNG KỸ NĂNG MỀM CẦN THIẾT TRONG GIAO DỊCH.Lại thêm một ngày pre-market đỏ lửa, có lẽ điều này sẽ khiến cho một số bạn - những nhà đầu tư, những tay giao dịch - cảm thấy lo lắng cho những khoản đầu tư của mình. Tuy nhiên mình vẫn tin rằng - cho dù market có ở trong bất cứ tình trạng như thế nào đi nữa thì ở đó vẫn luôn có những cơ hội cho chúng ta.
Hôm nay chúng ta hãy tạm gác lại những bài học kỹ thuật khô khan để bàn về những kỹ năng mềm (soft skills - growth minded, strong work ethic, self-awareness, patience, time management, problem-solving, perceptiveness, emotion management, decisiveness, work under pressure, and flexibility, etc.) có thể giúp chúng ta thành công trong quá trình giao dịch.
Kỹ năng mềm là yếu tố cực kỳ cần thiết với trader trong giao dịch, vì trading là nghề cần sự nỗ lực khá đơn độc, bạn cần phát triển kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Kỹ năng mềm không những giúp trader nâng cao khả năng thích ứng, linh hoạt, khả năng phán đoán mà còn giúp trader có động lực và giao dịch tốt hơn.
Dưới đây là 4 kỹ năng mềm mà mình tin rằng tất cả các trader cần phải có được trong quá trình rèn luyện khả năng giao dịch của mình.
1. Kỹ năng học hỏi:
Bước đầu tiên khi mới vào thị trường, điều trader phải làm chính là học hỏi. Nếu như bạn là một người khá bị động và phụ thuộc thì có thể nói, qua được bước đầu tiên này đối với bạn cũng là gian nan rồi.
Bạn tốt nhất nên tận dụng thời điểm này học được những điều quan trọng, trang bị cho bản thân những thứ cần thiết để bước vào giai đoạn tiếp theo. Nếu bạn chịu khó tìm tòi, học hỏi và biết trân trọng những cơ hội để bạn hiểu hơn về trading thì khả năng bước đầu tiên này bạn sẽ đi khá nhanh.
2. Kỹ năng rèn luyện:
Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết trong trading. Bởi vì thực lòng mà nói, quá trình trading là những chuỗi ngày rèn luyện. Bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý cho bản thân và nên xem đây là chuyện nên vui. Nếu làm tốt, bạn sẽ nhanh chóng kiếm được lợi nhuận trong giao dịch.
Trong quá trình rèn luyện này vô tính giúp bạn có được những kỹ năng cần thiết khác, như kỹ năng phân tích, kỹ năng phán đoán, nâng cao sự nhạy bén và linh hoạt của bạn. Sự rèn luyện này không chỉ cho bạn hiểu cách giao dịch, hiểu cách kiếm tiền mà nó sẽ giúp bạn trở nên quyết đoán hơn và biết cách làm việc độc lập và tự tin hơn.
Nếu bạn có đủ sự kiên nhân, quyết tâm thì quá trình này sẽ nhanh qua đi và bạn cũng sớm có được thành quả. Trái lại nếu bạn chỉ chăm chăm nhìn vào kết quả có được, mỗi khi thất bại lại dễ nản lòng thì e rằng đường đi sẽ còn xa lắm.
Giai đoạn rèn luyện là giai đoạn thách thức đối với trader, nó nó thể thay đổi tư duy, phong cách giao dịch của bạn. Tuy nhiên theo hướng tích cực hay tiêu cực thì cần phải xem cách thức bạn rèn luyện như thế nào rồi.
3. Kỹ năng giao dịch:
Đây là kỹ năng cần có sự rèn luyện mà thành. Tuy nhiên, phải nói kỹ năng giao dịch là yếu tố rất cần thiết để bạn trở thành trader chuyên nghiệp. Để có được những kỹ năng giao dịch, có lẽ bạn cũng đã cho thấy được sự tận tâm, kiên trì với trading.
Những kỹ năng giao dịch này có thể bao gồm kỹ năng phân tích, kỹ năng kiểm soát tâm lý, kỹ năng quản lý vốn,... Chính những kỹ năng này sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình giao dịch và kiếm lợi nhuận.
4. Kỹ năng chịu đựng áp lực:
Để có được thành công trading phải trải qua những ngày chịu áp lực tâm lý, trải qua thất bại, tự bản thân tìm tòi học hỏi. Mất tiền, mất công sức và kết quả thì không nói trước được. Đây là những thứ mà một trader đều phải trải qua, và chỉ người trong cuộc mới hiểu nó căng thẳng và áp lực như thế nào.
Nếu bạn là người thấy khó là bỏ cuộc, một chút khả năng chịu đựng cũng không có thì liệu bạn sẽ trụ được trong thị trường khoảng bao lâu? Vậy nên khả năng chịu đựng được áp lực căng thẳng là tố chất rất cần thiết trong trading.
Hi vọng bài viết sẽ giúp được các bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về những kỹ năng cần có khi tham gia thị trường chứng khoán. Nếu có những góp ý hay chia sẽ gì xin các bạn hãy để lại ở phần comments để chúng ta có thể cùng bàn luận và học hỏi lẫn nhau.
Happy Trading Everyone
VNINDEX SChỉ số VNINDEX đã tiếp cận vùng 1 như dự đoán, nhưng khả năng cao sang tuần sẽ không có sóng hồi tại đây.
Hiện tại đà bán tháo đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường tctg, bằng chứng là chỉ số DJI của mỹ đã giảm khoảng 20% so với đỉnh trong vòng 1 tuần. Nên điều đó khả năng cao sang tuần VNINDEX sẽ phá vùng (1) để tiến về vùng (2). Đó cũng là chốt chặn cuối cùng của up trend của VNINDEX.
Nếu vùng (2) bị phá vỡ thì chúng ta có cơ hội cực lớn để mua được những cổ phiếu có giá cực tốt tại (3). Nhưng khi VNINDEX về (3) thì đúng là thảm họa cho nền kt VN.