Kế hoạch giải ngân tuần 16/10 - 20/10Buổi livestream hôm qua em Thắng đã chia sẻ chi tiết về thị trường và kế hoạch đầu tư. Em chia sẻ lại vài ý chính để A/C và các bạn nắm rõ:
Kịch bản 1: Chỉ số tích lũy 1.130-1.160, dòng tiền luân chuyển qua các nhóm ngành. Kịch bản 2: Chỉ số vượt 1.160 với điều kiện thanh khoản >20k tỷ/phiên và có trợ lực của chứng khoán, ngân hàng.
Cổ phiếu MUA và CHỜ MUA: SSI, VND (chứng khoán), PDR (bđs), ANV (thủy sản), DGW (bán lẻ), NKG (thép), KSB, VCG.
Chiến lược giải ngân: Tuần trước đã giải ngân lần 1 với 1/3 tỷ trọng, lần này tiếp tục giải ngân lần 2.
--
Happy trading cả nhà!
ANV
Nhận định chứng khoán tuần 12/6 - 16/6: ĐỎ MUA, XANH BÁNDIỄN BIẾN GIAO DỊCH TUẦN QUA
VNINDEX đóng cửa tuần giao dịch thứ 23 của năm 2023 với 1 phiên giảm và 4 phiên tăng, có thêm 17 điểm, tương đương 1,53% và đóng cửa tại 1.107 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên HSX là 18.284 tỷ đồng, tăng 17% so với tuần trước, tăng 48,7% so với trung bình 5 tuần và 66% so với trung bình 20 tuần trước đó.
Hành vi của các nhóm nhà đầu tư:
Nhà đầu tư cá nhân: MUA ròng 500 tỷ đồng.
Tổ chức trong nước: BÁN ròng 550 tỷ đồng.
Tự doanh: MUA ròng 530 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài: BÁN ròng 480 tỷ đồng.
Xu hướng dòng tiền:
Dòng tiền tăng vào nhóm chứng khoán, tài nguyên cơ bản, Công nghiệp và GIẢM ở nhóm Bất động sản, ngân hàng, tiêu dùng.
Dòng tiền phân bổ TĂNG vào nhóm vốn hóa lớn VN30, giữ nguyên ở nhóm vốn hóa vừa MIDCAP và vốn hóa nhỏ PENNY.
TIN TỨC ĐÁNG CHÚ Ý TUẦN QUA:
(1) Miền Bắc cắt điện luân phiên ở nhiều nơi, Việt Nam thiếu điện mùa khô
Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lượng mua của Việt Nam giảm từ 25% - 50% so với cùng kỳ. Điều này làm cho lượng nước làm thủy điện suy giảm nghiêm trọng, hồ Trị An, thủy điện Thác Bà, thủy điện ở các tỉnh miền Trung gần như cạn nước. Việt Nam dự báo sẽ thiếu hụt khoảng 20% lượng điện trong quý 2 và quý 3. Điều này KHÔNG ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ và sản xuất mà chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
(2) Tăng trưởng tín dụng cả nước đạt 3,17%, TP HCM xuống thấp kỷ lục, nợ xấu tăng
Theo thống kê của NHNN, trong 5 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng cả nước chỉ đạt 3,17% (cùng kỳ 8,04%), con số này trong tháng 4 là 3,04% (cùng kỳ 7,25%). Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng tại TP HCM chỉ đạt 2,43%. Điều này cho thấy nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất vô cùng thấp, nguyên nhân đến từ việc nhu cầu tiêu thụ của người dân suy giảm dẫn đến doanh nghiệp lo ngại "vay, nhưng không bán được". Chi phí lãi vay cao và rủi ro hàng tồn kho lớn. Kinh tế VN sẽ suy yếu đáng kể.
Tỷ lệ nợ xấu gia tăng cũng cho thấy doanh nghiệp và người dân vẫn đang chật vật kinh doanh. Theo khảo sát cá nhân, Thắng thấy các doanh nghiệp, nhà máy đồng loạt cắt giảm lao động tay nghề thấp, nhiều nơi cắt giảm 50% thậm chí 90% nhân lực, tiêu biểu là ngành chế biến, dệt may, cơ khí. Điều này ảnh hưởng đến LỢI NHUẬN RÒNG của ngành và doanh nghiệp trền sàn chứng khoán.
Lãi cho vay còn cao là một trong những nguyên nhân khiến DN ngại vay. Tuy nhiên, áp lực nợ xấu gia tăng cũng khiến cho ngân hàng khó giảm lãi suất ngay. Theo khảo sát cá nhân, tiêu biểu có ngân hàng Shinhan, VIB, Vietcom, Vietin đang tăng/giữ nguyên lãi suất cho vay
CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:
- Bluechip: HPG, MWG, PDR, NVL, STB
- Midcap: ANV, IDI, NKG, SHS, HTN, DGW, PHR, DGC, DCM, HDC, CEO, MSB, SZC, KBC, HHV, DBC, HDG, GEX, LSS
- Penny: VGS, MBS, VDS, MSH, CSV, LDG
--
Chúc a/c/e giao dịch thành công!
Trách tại ai, trách mình thôi, biết sao giờNhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, từ tháng 10/2022 đến nay:
CTF tăng trưởng 63%
NAG tăng 53%
STB tăng trưởng 30%
VCI tăng 17%
SSI tăng 10%
PVD tăng 8%
HPG tăng 3%
VNINDEX giảm 3%
ANV giảm 12%
DIG giảm 54%
Xét vê tỷ suất lợi nhuận, có mã CP giảm 54%, có mã tăng tới 63%. Nói cách khác, có những nhà đầu tư thua lỗ 50% tài khoản và cũng có những nhà đầu tư lời 50% tổng tài khoản.
Tại sao lại như vậy? Những A/E nào thời gian vừa qua đầu tư không lợi nhuận đã bao giờ tự hỏi nguyên nhân đến từ đâu chưa ạ? Bối cảnh vĩ mô xấu, nền kinh tế đi xuống, lãi suất tăng cao, chính trị bất ổn,… nhưng dù là nguyên nhân gì đi nữa, A/E phải thừa nhân thực tế là bản thân lỗ và người khác có lời.
Trên thị trường, vẫn có rất nhiều DN đột phá và phát triển, và Thắng chắc rằng khi nhắc tên ra, A/E sẽ hoang mang bỡ ngỡ. Điều này dễ hiểu, con người sợ những gì họ không biết. A/E không bỏ thời gian tìm hiểu, không nghiêm túc đầu tư, thiếu kiến thức. Đó là lý do A/E không biết và cũng không có khả năng tìm ra những “hạt vàng trong đám cát”. Thắng luôn nói về phương pháp đầu tư và kiến thức, không nói về lãi/lỗ 3 chữ cái trên bảng điện (xạo đấy, lâu lâu vẫn gáy ấy mà, con người còn phàm lắm).
Mục đích viết bài này, đơn giản Thắng muốn truyền cho A/E kiến thức để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, có thể tự đứng vững trên đôi chân thay vì phải dựa vào một tin tức, một cơ hội trời ban hoặc 1 con “game” mà người xa lạ nào đó mang đến để rồi phải tự trách bản thân sao quá dễ dãi!
--
Chúc cả nhà buổi tối an lành.
ANV xuất hiện lực cầu hấp thụ tại vùng 29.00Ngành thuỷ sản vẫn đang là tâm điểm của sự kỳ vọng trước bối cảnh Trung Quốc đang mở cửa trở lại, trong đó HOSE:ANV là một trong những doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tương đối lớn, chiếm khoảng 40% trong cơ cấu doanh thu, vì vậy đây sẽ là điểm kỳ vọng của dòng tiền trong Q1/2023.
Nếu quan sát cấu trúc sóng thì sau khi đạt đỉnh nhỏ tại vùng 31.x thì HOSE:ANV đã có phiên chốt lời và giả đã giảm về lại quanh khu vực 29.00, tại vùng này đã từng có lực cầu mua vào trong phiên ngày 16 tháng 1 trước đó, cùng với đó, lực cầu đang có dấu hiệu hấp thụ trở lại trong mấy ngày gần đây và khối lượng bán cũng đang giảm dần, cho thấy xác suất giá sẽ tăng trở lại trong tuần sau.
Chúng ta có thể Mua quanh vùng 29.xx với mục tiêu ngắn hạn tại 31.6 - 32.2.
Quản lý rủi ro tại vùng 27.00
Tỉ lệ: RR: 1:1,55
Ngành Thuỷ Sản và ANVNội dung video gồm 3 phần:
Phần 1: Chuỗi giá trị ngành Thuỷ Sản
- Ngành Thuỷ sản là ngành mang tính chu kỳ cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Các thị trường xuất khẩu của ngành thuỷ sản ở Việt Nam
- Kỳ vọng về việc Trung Quốc mở cửa
Phần 2: Báo cáo tài chính ANV
- Hàng tồn kho gặp khó khăn
- Doanh thu và giá vốn
- Chất lượng tài sản
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 14/3 - 18/3: DÒNG TIỀN ĐANG Ở NƠI ĐÂU?TIN TỨC THẾ GIỚI
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang trong tuần vừa qua, trong bối cảnh những vòng đàm phán không đạt được kỳ vọng của đôi bên. Bên cạnh đó, Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt hướng đến Nga với mức độ tăng dần như cấm nhập khẩu hàng hóa do Nga khai thác, cấm hoạt động thương mại với doanh nghiệp Nga, hạn chế đi lại và phong tỏa tài sản những cá nhân thân Nga đang có tài sản ở nước ngoài.
Lạm phát CPI của Mỹ trong tháng 2 vừa qua lên tới 7,9% so với mức dự báo 7,5% được đưa ra trước đó. Mức lạm phát này là mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Gần như chắc chắn đến 97,9% FED sẽ tăng lãi suất lên 0,25% trong tháng 3 này.
Giá các loại hàng hóa cơ bản tiếp tục leo thang trong tháng 3: dầu mỏ, khí đốt, kim loại cơ bản, kim loại bán dẫn, phân bón, hóa chất, lương thực,... Điều này khiến cho các quốc gia trên thế giới liên tục chịu sức ép lạm phát và chi phí vốn của các doanh nghiệp sản xuất tăng lên đáng kể, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của người dân.
Lạm phát tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022. Đặc biệt, T2/2022 chứng kiến lạm phát tăng mạnh 8%, mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
CHU KỲ HÀNG HÓA XUẤT HIỆN
Giá một loạt những nguyên liệu cơ bản như: kim loại nặng, phân bón, hóa chất, kim loại bán dẫn, dầu, vàng,... khiến cho lạm phát CPI ở các quốc gia tăng mạnh, đặc biệt là Mỹ.
Thế giới đang bước vào chu kỳ giá hàng hóa tăng nóng, hình bên cạnh cho thấy rõ chu kỳ kinh tế và đặc điểm của từng loại chu kỳ kinh tế.
CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC
Vnindex tuần qua giảm 39 điểm, tương đương gần 2,6% so với tuần trước. Thanh khoản thị trường tiếp tục được giữ vững trên mức trung bình 25k tỷ/phiên, điều này cho thấy dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường và có dấu hiệu xoay chuyển liên tục từ những nhóm ngành yếu sang những nhóm ngành có đà tăng mạnh. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 5.500 tỷ đồng trên toàn bộ 3 sàn, tập trung chính ở nhóm cổ phiếu trong VN30 như VHM, HPG, VIC, GAS, HDB, FUEVFVND. Ngược lại, nhà đầu tư cá nhân trong nước lại có một tuần giao dịch tích cực với hơn 6.500 tỷ đồng được giải ngân vào thị trường.
Giá xăng tiếp tục tăng mạnh theo đà ảnh hưởng của giá dầu thế giới. Giá xăng tăng lên mức 29.300 đồng/lít, chỉ tính riêng trong tháng 2 và tháng 3 năm 2022, giá xăng đã tăng gần 50%. Điều này tạo nên lạm phát cơ bản làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong tháng 3/2022.
Khi FED nâng lãi suất lên mức 0,25% sẽ tạo ra tâm lý hoang mang bao trùm toàn bộ thị trường, chỉ số VNINDEX sẽ biến động mạnh tiêu cực từ 1 đến 2 phiên đầu tuần này.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Xu hướng tăng trong trung hạn và dài hạn của VNINDEX tiếp tục được giữ vững trên biểu đồ ngày. Trong 3 tháng đầu năm 2022, tại các vùng hỗ trợ 1.430, 1.450 và 1.470, những cây nến rút chân với khối lượng lớn cho thấy dòng tiền đang ở ngoài thị trường và chờ đợi một mức giá hợp lý để mua mới.
Đường trung bình MA20/MA50/MA200 cho tín hiệu tăng trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, có sự tích lũy đi ngang quanh vùng 1.470 – 1.515 trong ngắn hạn 5 ngày tiếp theo.
Những vùng kháng cự/hỗ trợ cần lưu ý trước khi quyết định mua/bán cổ phiếu trong danh mục trong tuần tới:
Vùng hỗ trợ: 1.430, 1.450 và 1.470
Vùng kháng cự: 1.480 và 1.500
KHUYẾN NGHỊ
Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên quan điểm không mua mới đối với những cổ phiếu thuộc nhóm ngành dầu khí và phân bón/hóa chất. Đối với danh mục cổ phiếu đang nắm giữ những cổ phiếu này, canh chốt lời dần tại những vùng kháng cự và đỉnh hiện tại.
Giải ngân tiền vào những nhóm ngành đang có những thông tin mới tích cực. Cụ thể, thông tin UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ cho các CTCK như HOSE:VND , HOSE:ORS , HOSE:BSI .
Giá những loại hàng hóa cơ bản tăng khiến cho những cổ phiếu của các “doanh nghiệp hàng hóa” được hưởng lợi trong ngắn hạn và trung hạn, vì vậy, chúng tôi khuyến nghị giải ngân vào những cổ phiếu thuộc ngành thép: HOSE:NKG , HOSE:HPG ; xi măng/vật liệu xây dựng: HOSE:HT1 , HNX:BCC ; thủy sản: VHC, ANV; lương thực: LTG, HOSE:PAN ;...
Như đã đề cập, thị trường đầu tuần chắc chắn tiếp tục điều chỉnh mạnh và rung lắc từ 1 đến 3 phiên, chú ý tránh mua bắt đáy cổ phiếu hoặc FOMO khi thị trường hưng phấn.
--
Chúc ae Tradingview giao dịch đầy thắng lợi!
ANV với target quanh khu vực 3955ANV trong ngắn hạn đang có tín hiệu mua vào tương đối mạnh sau 2 lần test khu vực đáy 33.8 - 34.5. Lần thứ vào ngày 4 tháng 11 và lần thứ 2 vào ngày 19 tháng 11, mặc dù trong vài ngày trước có tín hiệu phá khỏi vùng đáy nhưng đã tạo tín hiệu FalseBreakout trong sáng nay.
Target dự kiến của ANV sẽ là 39 - 3955
MIDCAP ĐỠ VNINDEX ?Em đánh giá thị trường phiên nay khá tích cực, sau áp lực đè nén thì tâm lý thị trường đã được gỡ bỏ, các mã tăng đã áp đảo mã giảm, cho thấy thị trường khá khỏe, tiền bắt đầu vô típ. Mọi người xem xét danh mục đầu tư mã nào khỏe trong giai đoạn vừa rồi có thể dồn tiền mua gia tăng, cắt bỏ những cổ phiếu yếu kém.
Phiên nay nhóm ngành thủy sản, cảng biển, may mặc và bất động sản KCN, phụ trợ xuất khẩu vẫn cho thấy dấu hiệu hút tiền của mình. 1 số mã ngành thủy sản, cảng biển như FMC,ANV, VHC, GMD... đều đã vượt đỉnh cũ (penny cảng biển VOS còn kéo trần mấy phiên liền thì mọi người thấy cảng biển tiềm năng ko ạ =))). PHR cho thấy tín hiệu rõ ràng là bds kcn vẫn còn ngon choét.
Tuy nhiên mọi người chưa nên sử dụng margin ở giai đoạn này và gia tăng ở tỷ trọng vừa phải.
Ai đã bỏ lỡ điểm mua đẹp, chưa biết vào mã gì tiếp theo trong thị trường tới, mạnh dạn join room em Trang VDSC để được tư vấn và trao đổi cơ hội đầu tư :
https: //zalo.me/g/ofpqny596 ( bỏ dấu cách sau https: ) hoặc vào tường nhà em cũng gắn link cho mọi người join ạ