Hệ thống giao dịch hoàn thiện A-Z - Bài 1Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu nghiên cứu PTKT
ĐÔI LỜI VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ HỆ THỐNG GIAO DỊCH
1. Nói KHÔNG với DCA khi không có cơ sở! Không DCA khi đang lỗ. Chúng ta thường tự trấn an rằng chưa chốt là chưa lỗ, nhưng thực sự rằng chúng ta đã lỗ.
2. Khi sở hữu một đồng coin hoặc đang gồng 1 lệnh. Hãy tự hỏi bản thân thường xuyên rằng, bạn có sẵn sàng mua thêm nó / bồi thêm lệnh nữa không, nếu không, hãy suy nghĩ tới việc chốt lệnh đó.
3. Đừng choáng ngợp trước kỹ năng đầu tư của người khác. Hầu hết các nhà đầu tư chỉ nói về thành công, và điều này khiến chúng ta mất phương hướng và thiếu tự tin.
4. Đầu tư khôn ngoan không thể dựa vào vận may mà phải sử dụng đến các chiến lược thích hợp, các hệ thống giao dịch để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
5. Nắm vững kiến thức cơ bản là điều tối quan trọng. Thay vì mải mê với các indi độc lạ, những công cụ thần thánh mơ hồ. Các anh em traders nên tập trung build cho mình kỹ năng nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới giá như là cung cầu, volume.
Và điều cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất:
Phân tích kỹ thuật không giúp chúng ta chiến thắng hoàn toàn ở thị trường này, nó chỉ là 1 trong những yếu tố giúp chúng ta có những quyết định đúng đắn hơn! Hmm, có thể
Stone Trade Coin,
Phân tích ngoài kỹ thuật
Thiền và Trading P.2Khái niệm thứ ba: Duy trì tâm trí – Zanshin => Cẩn trọng đề phòng
Nghe thì có vẻ như khá giống Fudoshin nhưng Zanshin là một cách để nhắc nhở bạn rằng không được phép cho tâm trí thư giãn ngay cả khi mọi việc có vẻ như đang diễn ra một cách suôn sẻ và thành công. Tiêu điểm của nó là, bạn chỉ được phép thả lỏng tâm trí một khi nhiệm vụ đã kết thúc.
Nhiều người trong chúng ta có xu hướng trở nên tự mãn hay tự hào quá sớm khi nghĩ về chiến thắng cuối cùng. Nhưng thực tế mọi chuyện đều có thể xảy ra, ngay cả khi chiến thắng đã gần đến 99%. Trong một chuỗi thắng lợi liên tiếp, nếu bạn tự hào khoe mẽ, huênh hoang khắp nơi thì trong một chuỗi thua liên tiếp bạn cũng sẽ thất vọng đau khổ thất vọng như vậy, đó là cái bẫy tâm lý.
Có một câu ngạn ngữ nổi tiếng của Nhật bản nói rằng “Sau chiến thắng vẻ vang, nhớ thắt chặt quai mũ của bạn lại”
Nói cách khác, cuộc chiến chưa kết thúc ngay cả khi bạn đã giành chiến thắng. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi bạn trở nên lười biếng. Đó chính là Zanshin: Hãy tỉnh táo dù đã đạt được mục tiêu. Chúng ta có thể áp dụng triết lý này vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống ngoài trading:
- Viết lách: cuộc chiến không kết thúc khi bạn xuất bản một cuốn sách, nó chỉ kết thúc khi bạn suy nghĩ rằng mình đã hoàn thiện xong tác phẩm rồi bỏ bê việc viết lách.
- Thể dục: Cuộc chiến không kết thúc khi bạn đạt được một vóc dáng “chuẩn”. Nó chỉ kết thúc khi bạn mất tập trung và bỏ tập.
- Kinh doanh: cuộc chiến không kết thúc khi bạn thực hiện thành công 1 chiến dịch bán hàng lớn. Nó chỉ kết thúc khi bạn vênh váo và tự mãn.
Luyện tập Zanshin sẽ giúp bạn luôn trong trạng thái cân bằng, sự tỉnh táo, cảnh giác vẫn luôn ở bên ngay bạn cả khi bạn gặp một chuỗi thắng hoặc thua liên tiếp, chế ngự được cảm xúc. Hay trong lúc bạn đã vào lệnh, bạn vẫn phải tỉnh tảo chủ động quan sát thị trường đề phòng đột biến mặc dù đã có lợi nhuận, thực hiện trailing stop thích hợp khi đã có lợi nhuận.
Điều bạn cần làm đó là trân trọng những kết quả, cho dù đó là thắng hay thua. Khi thắng, tất nhiên bạn sẽ có tiền và sự tự tin, nhưng khi thua bạn vẫn có kinh nghiệm và những bài học. Để luyện tập Zanshin, hãy kiên nhẫn với sự chú ý của chính mình
Khái niệm thứ tư: Tâm trí không suy nghĩ - Mushin no shin
Đây là cách hành động hoàn toàn dựa trên bản năng và cảm nhận, những giọng nói bên trong sẽ tuyệt đối im lặng. Nó giống như việc bạn đi dạo trong vô định, không biết đích đến, đầu óc trống rỗng nhưng tiềm thức sẽ luôn dẫn lối cho bạn, đó chính là “mushin no shin”.
Chìa khóa cho trạng thái “mushin no shin” là sự nhất quán. Bạn cần để quá trình của hoạt động (trading) diễn ra một cách tự nhiên thay vì gượng ép. Khi bạn tích lũy đủ các kỹ năng để bạn giải quyết các vấn đề mà không phải đắn đo cân nhắc, bạn làm việc trong một trạng thái chủ động, thoải mái và đơn giản là lúc “mushin no shin” đến.
Tất nhiên đây được coi là một cảnh giới cao nhất trong nghề này, bạn cần phải có đủ nhiều thời gian luyện tập với cách thức giao dịch mà mình đã chọn, có thể lên đến nhiều năm. Khi mà chỉ cần liếc qua chart bạn cũng có thể nắm bắt tình hình. Một trong những cách tiếp cận Mushin tốt nhất là thông qua Thiền định
Thiền và TradingViệc theo đuổi nghề lâu dài là một điều cực kỳ khó nhưng mình nghĩ chúng ta có hai giải pháp:
• Thứ nhất, gạt bỏ áp lực kiếm tiền hàng ngày, đều đặn từ trading, và xem nó là thứ yếu;
• Thứ hai, chấp nhận cuộc chơi và rèn luyện cho mình thái độ “vô cảm” trước những gì mà giao dịch thường mang lại.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu 4 khái niệm về thiền của Người Nhật để anh em có thể dựa vào đó rồi tìm cách phát triển sự nghiệp trading của mình.
Khái niệm thứ nhất: Tâm trí của người mới bắt đầu – Shoshin => Liên tục học hỏi
Có một khái niệm trong Thiền Nhật Bản được gọi là shoshin (sơ tâm) hay được hiểu là “tâm của người mới bắt đầu”. Shoshin đề cập đến việc buông bỏ những định kiến, có thái độ cởi mở khi nghiên cứu một chủ đề.
Khi bạn là người mới bắt đầu thực sự, tâm của bạn sạch sẽ và cởi mở. Bạn sẽ sẵn sàng học và xem xét tất cả các thông tin, giống như một đứa trẻ khám phá thứ gì đó lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi bạn có kiến thức và chuyên môn ở mức nhất định, tâm của bạn khép kín. Bạn sẽ có xu hướng nghĩ, “Mình đã biết cách làm rồi” và bản thân bạn sẽ trở nên ít cởi mở với thông tin mới hơn.
Chính sự thành thạo cũng đem lại điều nguy hiểm. Chúng ra có xu hướng chặn các thông tin trái chiều với những gì được học trước đây và nhường đường cho những thông tin ủng hộ cách làm hiện tại. Chúng ta nghĩ chúng ta đang học tập. Nhưng trong thực tế, chúng ta lại chỉ ngồi chờ nghe thấy một cái gì đó phù hợp hay biện minh cho hành động, liệu bạn có chắc chắn rằng những điều bạn học ban đầu là cách tốt nhất? Điều gì xảy ra nếu bạn đang chỉ học được một cách làm mà nghĩ rằng mình đã học được toàn bộ cách thức? Bạn đã xem xét tất cả các cách khác nhau chưa? Hay đơn giản chỉ là bắt chước những phương pháp đã từng tiếp xúc.
Hãy luôn đón nhận mọi thứ với một tâm trí trống rỗng, tâm trí của người mới bắt đầu chính là thông điệp của Shoshin. Chúng ta biết rằng não bộ có thể học và nhớ hàng trăm ngàn điều, nhưng đó là khi bạn chấp nhận cởi mở để đón nhận những thông tin mới. Còn nếu không, bạn sẽ luôn cho rằng điều đó là sai trái, vô lý, không chính xác.
Điều này thật sự cần trong trading. Ngay cả khi bạn là một trader lão luyện bạn cũng không thể một mực cho rằng phương pháp/cách phân tích của mình là hiệu quả tuyệt đối. Hãy nhìn vấn đề theo mọi khía cạnh, không có điều gì là tuyệt đối cả. Khi thị trường chuyển động không như dự đoán và phản bội lại hàng loạt những tín hiệu giá trị mà bạn có thì chúng ta cũng cần phải chấp nhận đó là xác suất, không có sự tuyệt đối trong trading. Điều này có nghĩa là bạn phải học cách lắng nghe thị trường, chấp nhận và bổ sung những thay đổi cho phù hợp với thị trường, cũng như không ngừng nghiên cứu học tập, lúc nào xem mình như người mới bắt đầu vào nghề.
Tuy nhiên, điều thách thức nhất khi theo đuổi ‘chủ nghĩa’ Shoshin là việc duy trì niềm tin. Bạn cởi mở và đón nhận những ý kiến nhưng không có nghĩa là từ chối và phủ nhận những cái của mình. Bạn hãy dùng những điều đó để đối chiếu với quan điểm cá nhân, học hỏi từ những gì người khác nghĩ và đúc rút cho bản thân suy nghĩ của riêng mình.
Luyện tập Shoshin: Hãy xem mình như là người mới bắt đầu vào nghề. Mỗi ngày, mỗi ngày đều phải nhắc nhở mình như vậy
Khái niệm thứ hai: Tâm bất động – Fudoshin => Tuân thủ kỷ luật
Giống như hình tượng của một samurai oai phong, bình tĩnh – Fudoshin là một trạng thái tâm lý giúp chúng ta đạt được mục tiêu mà không cho bất kỳ tác động nào xảy ra, cả ở bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến tâm trí của bạn, trong tiếng Nhật có nghĩa là Tâm Kiên Định. Nó giống như đang ở trong một pháo đài mà không gì có thể xâm nhập, or đứng trong con mắt của một cơn bão
Trader thường có rất nhiều lý do để trốn tránh hay trì hoãn việc ra quyết định, hay thay đổi. Hãy thử nhớ lại những lần mà bạn dời điểm cắt lỗ với hy vọng giá sẽ quay lại điểm hòa vốn, hoặc bao nhiêu lần bạn do dự để vào lệnh. Tại sao bạn lại làm việc này? Bởi vì tâm trí bạn luôn nghi ngờ hay thay đổi và do dự, nhưng kết quả thì luôn tồi tệ và trở nên mất kiểm soát.
Luyện tập Fudoshin trong trading cũng không quá khó, bạn cần phải có 1 kế hoạch giao dịch 1 cách chi tiết, trade size nhỏ một thời gian thử nghiệm, liên tục chỉnh sửa kế hoạch cho đến khi hoàn chỉnh và tuân thủ kế hoạch 1 cách tuyệt đối
Hết P.1
QUẢN TRỊ RỦI RO: PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ VỐN STOPLOSS BẰNG STOPOUT Đây là một trong những phương pháp quản lý vốn cực kỳ đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Nó ấn định một mức lỗ tối đa tuyệt đối mà bạn phải chịu trong trường hợp xấu nhất xảy ra. Phương pháp này thường dành cho những người thiếu kỷ luật hoặc những trader hay sử dụng đòn bảy cao để giao dịch. Ngoài ra nó còn đặc biệt hữu ích với những scalping trader. Để áp dụng phương pháp quản lý vốn này thì trước hết bạn phải hiểu những khái niệm về stop loss và stop out. Khái niệm stop loss thì quá cơ bản rồi, còn stop out là gì?
I. STOP OUT LÀ GÌ ?
- Stop out là việc ngừng giao dịch mà tại đó mức sụt giảm tài khoản chạm đến một giới hạn đã được nhà môi giới quy định nhằm hạn chế rủi ro. Mức sụt giảm tài khoản này được quản lý bằng mức margin (margin level).
* Lưu ý, đây là mức do nhà môi giới quy định, bất kể giá đã chạm đến mức stop loss do bạn đặt hay chưa. Trường hợp này thường xảy ra khi trader sử dụng đòn bảy quá cao.
* Khi đó nhà môi giới sẽ bắt đầu đóng các lệnh đang có vị thế mở. Theo trình tự thì những lệnh có mức lỗ cao nhất sẽ bị đóng trước. Khi một lệnh bị đóng sẽ giúp cho mức margin của bạn tăng lên và do đó vẫn duy trì trạng thái mở của các lệnh còn lại. Tuy nhiên nếu thị trường tiếp tục chống lại bạn thì mức margin của bạn lại tiếp tục bị đi xuống. Khi nó chạm đến mức mà sàn quy định như đã nói ở trên thì sàn lại tiếp tục tự động đóng lệnh có mức lỗ cao nhất đang mở. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đóng hết tất cả các lệnh nếu thị trường còn đi theo hướng chống lại bạn. Khi đó tài khoản của bạn rơi vào tình trạng đã bị “cháy”, tức gần như đã mất hết sạch tiền.
II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VỐN NÀY HOẠT ĐỘNG NTN?
- Rất đơn giản! Ví dụ bạn có 10.000 USD để giao dịch forex. Bạn xác định hôm nay (hoặc một lệnh giao dịch nào đó) mình chỉ được phép lỗ tối đa 1.000 USD chẳng hạn. Vì vậy bạn chỉ nạp vào tài khoản giao dịch 1.000 USD để giao dịch, và giữ lại 9.000 USD để ngoài tài khoản.
- Vậy 9.000 USD kia để ở đâu? Rất đơn giản! Trong tài khoản quản lý của mình, bạn hãy mở 2 tài khoản giao dịch MT4 (hoặc MT5). Một tài khoản bạn mở nhưng không dùng để giao dịch, mà chỉ dùng để giữ tiền, hãy nạp 10.000 USD của bạn vào đó. Tài khoản còn lại bạn sẽ dùng để giao dịch, hãy chuyển 1.000 USD từ tài khoản ban đầu sang tài khoản này cho mỗi lần giao dịch. Làm như vậy, bất kể những biến động của thị trường, bất kể bạn có giao dịch thiếu kỷ luật đên mức nào thì bạn cũng chỉ bị mất tối đa 1.000 USD.
* Có 2 lý do để sử dụng phương pháp quản lý vốn Stop Loss bằng Stop Out
1. Thứ nhất: Như bạn đã biết, để quản lý rủi ro thì chúng ta đã có lệnh dừng lỗ (stop loss). Nhưng trong một trường hợp đặc biệt là khi thị trường biến động quá mạnh và tạo gap (khoảng trống) thì mức giá có thể nhảy cóc qua mức dừng lỗ mà bạn đã đặt khiến cho số tiền lỗ của bạn có thể nhiều hơn dự định.
2. Thứ hai: Không chỉ chống lại những rủi ro trong biến động giá. Điều quan trọng hơn là bạn chống lại cả những rủi ro khi giao dịch thiếu kỷ luật.
* Chúng ta không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra trên thị trường vào ngài mai, do đó "Chiến lược Quản trị rủi ro" trong đó có " Chiến lược Quản trị Vốn" hiệu quả là yếu tố sống còn trong Trading. Nếu bạn là người thiếu tính kỷ luật trong Trading hay là những Trader mới tham gia, thì phương pháp này là chìa khóa thành công của bạn mà không phải ai cũng biết.
* Hãy luôn ghi nhớ câu nói của W Butfeti: "Nguyên tắc 1: Không để mất tiền; Nguyên tắc 2: Không quên nguyên tắc 1"
Trân trọng !!!
==================================
* Hãy đăng ký kênh Youtube: FCF1518-CLUB để nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tư duy quản trị , tâm lý trong Trading.
* Nếu thấy bài viết bổ ích, đừng quên: Like, Share, Comment và Follow để cùng nhau tiến bộ, góp phần phát triển cộng đồng TradingView.
FCF1518-CLUB " Change the game & Change your life"
==================================
Tham khảo: Internet, Phạm Khương
NHỮNG TƯ TƯỞNG HOANG ĐƯỜNG CỦA TRADER, CẦN LOẠI BỎ NGAY !!! * Có rất nhiều quan niệm sai lầm và các giả thiết không chính xác trong Trading, chúng đầy rẫy trên mạng xã hội hay các phương tiện truyền thông... Những nội dung ấy không những không đúng mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến tư duy, nhận thức của bạn trong sự nghiệp đầu tư tài chính.
1. TƯ TƯỞNG THỨ NHẤT:
* Hoang đường: Giao dịch là kiếm tiền nhanh, nhanh và rất nhanh.
* Thực tế: Giao dịch trước tiên là không để mất tiền, sau đó mới nghĩ đến việc kiếm tiền và có lợi nhuận.
- Bất kỳ ai bước chân trong lĩnh vực này cũng đều nghe người ta truyền tai nhau những lời nói như vậy. Và ngay lập tức họ đã bước sai đường với một kỳ vọng lớn lao nhưng không thực tế. Rất nhanh sau đó những kỳ vọng này vỡ vụn và nhường chỗ cho những thực tế khắc nghiệt. Những lệnh thua liên tiếp và liên tục cháy tài khoản, dẫn đến khủng hoẳng tài chính cá nhân.
- W. Buffet đã nói: "Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1"
2. TƯ TƯỞNG THỨ HAI:
* Hoang đường: Bạn phải thật thông minh, nhanh nhẹn mới có thể thành công trong đầu tư tài chính được.
* Thực tế: Bạn chẳng cần phải là người quá giỏi. Giao dịch cũng giống như làm toán cấp phổ thông.
Những tấm bằng đại học chuyên ngành, những chỉ số IQ ấn tượng đôi khi không giải quyết được nhiều , mà đôi khi chúng lại là những thứ âm thanh gây nhiễu khi nhìn nhận một vấn đề. Quá nhiều chỉ báo kỹ thuật, quá nhiều tin tức...mà người ta nghĩ rằng như thế mới cao siêu, mới Pro nhưng thực tế hiệu quả không cao. Nhanh tay quá thì dễ mất tiền. Vì vậy đơn giản hóa trong Trading lại mang lại hiệu quả cao nhất.
3. TƯ TƯỞNG THỨ BA:
* Hoang đường: Bạn phải xác định được chính xác điểm đỉnh, đáy của biểu đồ giá trước khi ném tiền vào lệnh.
* Thực tế: Không ai có thể bắt đỉnh, đáy của biểu đồ giá. Đỉnh và đáy chỉ xuất hiện khi giá đi qua chúng. Khi đi qua đáy mới biết đó là đáy, khi đi qua đỉnh mới biết đó là đỉnh (Hình ảnh minh họa trên biểu đồ: Phương pháp ăn con cá kiểu Nhật trong đầu tư).
4. TƯ TƯỞNG THỨ TƯ:
* Hoang đường: Phải có nhiều vốn thì mới nên đầu tư Forex.
* Thực tế: Việc sử dụng đòn bảy tài chính cho phép bạn đầu tư bằng vốn của người khác thông qua dịch vụ trung gian rất dễ dàng và thuận tiện.
Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy không hợp lý cũng là con dao 2 lưỡi kết liễu bạn. Vì vậy cần có kỹ năng quản lý vốn hiệu quả để sống sót trong Trading.
5. TƯ TƯỞNG THỨ NĂM:
* Hoang đường: Cần phải biết chuyện gì xảy ra tiếp theo trên thị trường mới có thể kiếm tiền được.
* Thực tế: Bạn không cần phải luôn đúng và biết những gì xảy ra tiếp theo. Bạn phải thật sự hiểu và chấp nhận rằng bạn không thể biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra và dự đoán sai và thua lỗ là một phần của Trading.
6. TƯ TƯỞNG THỨ SÁU:
* Hoang đường: Cần phải có tỷ lệ thắng/thua cao thì mới có lợi nhuận.
* Thực tế: Bạn không cần phải làm điều đó, cái chúng ta cần là tối ưu hóa lợi nhuận qua nhiều chuỗi lệnh.
7. TƯ TƯỞNG THỨ BẨY:
* Hoang đường: Robot giao dịch tự động giao dịch là chìa khóa của thành công
* Thực tế: Không đúng vì thực tế rất nhiều Trader mất tiền vì những cách này. Bạn nên nhớ nếu nó tốt thì chưa tới lượt bạn.
8. TƯ TƯỞNG THỨ TÁM:
* Hoang đường: Giao dịch càng nhiều thì lợi nhuận càng cao.
* Thực tế: Lối đánh giao dịch ngắn hạn tại các khung thơi gian thấp thường mang lại rủi ro lớn khiến bạn mất tiền nhanh hơn vào Sòng bạc.
9. TƯ TƯỞNG THỨ CHÍN:
* Hoang đường: Bạn tôi nói rằng: Giao dịch là cờ bạc, hãy tránh xa nó.
* Thực tế: Giao dịch hoàn toàn là cờ bạc nếu bạn tự biến nó thành như thế.
10. TƯ TƯỞNG THỨ MƯỜI:
* Hoang đường: Trading là một công việc dễ dàng, tự do trong công việc và tự do về tài chính.
* Thực tế: Đây là một công việc khá buồn tẻ và tư tưởng rất nặng nề, nếu bạn không đạt được kỳ vọng về lợi nhuận thì bạn đang mất tự do chứ không phải được tự do. Bạn phải tìm cho mình một đội nhóm để trao đổi, giao lưu, học hỏi cùng nhau tiến bộ, giúp đỡ nhau khi khó khăn, khi đó bạn mới tìm được điểm cân bằng trong cuộc sống.
* Bài viết này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua có khá nhiều trader tuy đã có thâm niên trong trading vẫn nếm mùi thất bại và tìm đến tôi để trao đổi và cần sự hỗ trợ tư vấn. Vì vậy vấn đề của Trader (nhất là những Trader mới) không phải đi nhanh hay đi chậm, mà điều quan trọng là phải đi đúng đường.
Trân trọng !!!
=================================================================================================================
Nếu thấy bài viết bổ ích cho bạn, đừng quên Like, Share, Follow và Comment để cùng nhau tiến bộ, giúp cộng đồng TradingView ngày càng phát triển
FCF1518-CLUB "Change the game & Change your life"
=================================================================================================================
Tham khảo: Internet; Nhatkyforex.
BITCOIN - Mô hình giả lập so sánh - Chúc mừng năm mới 2019Chào cộng đồng Việt Nam, năm mới chúc mọi người và gia đình hạnh phúc, chúc các nhà đầu tư năm nay hoàn vốn và kiếm thêm về nhiều $ hơn năm trước <3
Đây là bài phân tích đầu năm nho nhỏ thú vị để mọi người xem xét giải trí đầu năm.
Good luck !
Mọi ý kiến phản hồi có thể trao đổi qua phần thảo luận ở dưới.
Sóng Symmetry (đối xứng), kế thừa và khắc phục ElliotMình đã áp dụng Elliot trong 2 năm đầu để giao dịch, sau khi mình tình cờ biết đến phương pháp sóng đối xứng (Symmetry Waves) thấy phương pháp này rất hay, khắc phục những khó khó và phức tạp của phương pháp sóng Elliot:
1. Sóng tuần (I), (II) (III): Xanh dương. Ngưỡng hỗ trợ tuần: Weekly resistance
2. Sóng ngày I, II, III: xanh lá cây đậm. Ngưỡng hỗ trợ ngày: Daily resistance
3. H4 (1), (2), (3): Cam Nâu. Ngưỡng hỗ trợ 4 giờ: H4 resistance
4. H1 1, 2, 3: Đỏ. Ngưỡng hỗ trợ 1 giờ: H1 resistance
5. Sử dụng quy tắc 80/20 để nhóm các sóng
6. Quy tắc tính đảo chiều và phá vỡ quy tắc hồi của nhóm sóng: 100% + 20% = 120% fibo extension
7. Sử dụng quy tắc sóng Elliot và các hình Harmonic Pattern để tính mục tiêu lợi nhuận hợp lý
- Bước 1: xác định khung thời gian thứ nhất để biết trend dài hạn, ở đây mình chọn khung Tuần phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn
- Bước 2: xác định khung thời gian thứ hai (thoái lui - retracement) để biết trend trung hạn (Ngày - Daily)
- Bước 3: xác định khung thời gian thứ ba (phá vỡ - breakout) để biết trend ngắn hạn (4 giờ hoặc 1 giờ - H4 hoặc H1) để vào lệnh theo khung thời gian thứ nhất
Từ 3 bước trên mình sẽ vẽ, giải thích từng bước xác định sóng trong từng khung.
Bước 1: Xác định khung thời gian Tuần
Mọi thắc mắc comment hoặc nhắn tin cho mình. Cảm ơn đã xem bài viết.
Hỗ trợ ( support, S) và kháng cự ( resistance, R) Hỗ trợ ( support, S) và kháng cự ( resistance, R)
1. Định nghĩa:
1.1. Hỗ trợ là vùng giá ( zone), mà ở đó giá di chuyển đi lên.
1.2. Kháng cự là vùng giá mà ở đó giá di chuyển đi xuống
- Hỗ trợ và kháng cự có thể chuyển đổi cho nhau, khi mà vùng đó bị phá qua.
2. Các mức hỗ trợ, kháng cự
2.1. Đường nằm ngang ( horizontal line)
2.2. Đường xu hướng ( trendline)
2.3. Đường trung bình,… ( một chỉ báo,..)
2.4. Một mức fibo mà bạn hay dùng ( fibo 61.8)
2.5. Một mức tỉ lệ theo mô hình ( AB=CD), hay một mức fibo theo mô hình harmonic,…
….
Mức hỗ trợ hay kháng cự phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật đánh và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
Ở đây, tôi sẽ cùng các bạn bàn luận cách vẽ một mức S,R là đường nằm ngang ( horizontal line)
- B1: Đưa chart là dạng chart line. ( vì tôi ưu tiên sử dụng giá đóng cửa)
- B2: Chọn vùng giá nào, mà giá di chuyển qua đó bị quay ngược trở lại nhiều nhất, hoặc là đỉnh- đáy của một xu hướng trước đó. Sau đó chúng ta vẽ đường nằm ngang ở những vùng giá đó.
- B3: Đưa chart về dạng candle hoặc bar chart và căn chỉnh lại đường nằm ngang cho hợp lý.
Chỉ cần 3 bước đơn giản, chúng ta có thể vẽ đường mức hỗ trợ hay kháng cự.
• Chú í:
- Tôi cần nhấn mạnh lại là S,R là một vùng giá. Với loại S,R là đường nằm ngang thì thường chúng ta dựa vào những gì của thị trường đã diễn ra và vẽ lại. Nên chuyện giá đóng của vượt qua, hay bóng nến đâm qua những vùng giá đó là chuyển rất bình thường. Thị trường sẽ có những cú breakout fail và chúng ta phải rất có kinh nghiệm phân tích mới có thể nhận ra.
- Mà vì nó chỉ là những chúng ta vẽ lại dựa vào quá khứ để suy đoán giá hiện tại nên những đường nằm ngang có thể hoàn toàn không có giá trị trong những trường hợp cụ thể. Không phải lúc nào giá cũng tới vùng đó là phải dội lại. Mà đôi khi, giá tới đó dội lại không đạt được những gì chúng ta kỳ vọng.
- Tất cả phải dựa vào bối cảnh chung của thị trường, phải phân tích những trường hợp cụ thể để chúng ta cân nhắc áp dụng các mức S,R như thế nào cho hợp lý.
- Thị trường lúc nào cũng có sự mua- bán nên có thể hình thành các mức S,R mới bất cứ thời điểm nào.
Chúc các bác sang tuần mới gặp nhiều may mắn !
GBPJPY đang điều chỉnh Như những phân tích trước thì GBPJPY đã chạm đường trên của channel và đang có dấu hiệu điều chỉnh trong trend đi lên chính. Giá hiện tại là 152.500 với cặp này thì bias của cá nhân mình vẫn giữ nguyên là bullish khi chưa hề có dấu hiệu đảo chiều nào rõ ràng..
Tại timeframe D1 hình thành 1 inside bar price action, lưu ý inside bar này có thể hình thành break out hoặc false break rồi đi xuống. Hãy cùng chờ xem diễn biến của GBPJPY. Ngắn hạn thì mình nghĩ có thể short GBPJPY về 152.000.