EUR/USD; GBP/USD, phân tích triển vọng, trước sự kiện của USDTVC:DXY - OANDA:EURUSD
Các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước một số quyết định chính sách quan trọng trong tuần này. Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ cho tháng 5 sẽ được công bố vào hôm nay, trong khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày.
Mọi người dường như đang "nín thở" chờ quyết định của Fed trong tháng này. Thị trường tiền tệ đang nghiêng về phía Fed tạm dừng, nhưng hầu hết đều mong đợi một đợt tăng lãi suất tại cuộc họp tháng Bảy.
Thay vào đó, hầu hết các nhà kinh tế được Reuters thăm dò đều kỳ vọng ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản trong tuần này và một lần nữa vào tháng 7 trước khi tạm dừng trong thời gian còn lại của năm do lạm phát vẫn ở mức cao.
Nếu tại cuộc họp lãi suất tuần này, Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố giữ nguyên lãi suất lần đầu tiên kể từ tháng 1/2022, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, thì đồng euro có thể có cơ hội tăng giá bởi đồng USD sẽ kém hấp dẫn.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD tăng trở lại sau khi kiểm tra mức Fibonacci thoái lui 0.236% vào hôm qua hiện duy trì trên mức EMA21 và đây là một điều kiện cần để tăng giá và tạo thành kênh giá tăng (a) trong ngắn hạn.
Việc duy trì trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% cũng như đường trung bình động EMA21 là tín hiệu tăng giá của EUR/USD kết hợp với Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hướng lên.
Trong ngắn hạn, triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD là tăng giá với các vị trí đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 1.07567 - 1.07426
Kháng cự: 1.08095
Mức tăng có thể sẽ bị giới hạn bởi hợp lưu của Fibonacci thoái lui 0.382% và cạnh trên của kênh giá tăng (a).
OANDA:GBPUSD
Một tuần đầy những hoạch định chính sách và dữ liệu kinh tế quan trọng của ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu bằng việc theo dõi thị trường việc làm của Vương quốc Anh, điều này có thể rất quan trọng trong việc xác định kỳ vọng đối với các hành động của Ngân hàng Trung ương Anh vào tuần tới.
Việc tăng cường kỳ vọng gần đây rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ mức 4,5% hiện tại đã giúp thúc đẩy đồng bảng Anh. Nhưng trọng tâm hiện tại vẫn sẽ là đồng USD, đặc biệt là dữ liệu lạm phát CPI của Hoa Kỳ vào hôm nay trước cuộc họp của FED.
Và để đồng Bảng duy trì lợi thế của mình, nó dường như phụ thuộc vào việc Ngân hàng Anh tăng lãi suất nhiều hơn bao nhiêu so với ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn khác.
Trên biểu đồ hàng ngày, sau khi giảm trở lại bởi áp lực kỹ thuật từ cạnh trên của kênh giá tăng hợp lưu với kháng cự ngang 1.25807 gửi đến bạn đọc trong xuất bản số ra trước thì GBP/USD đang phục hồi nhẹ và vẫn giữ trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% cũng như đường trung bình động EMA21.
Trong ngắn hạn, GBP/USD không có điều kiện kỹ thuật nào để tăng giá mà thay vào đó đều là những điều kiện kỹ thuật để tiếp tục tăng giá. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang bị bẻ cong và hướng lên là tín hiệu tích cực cho cặp tỷ giá này.
Triển vọng kỹ thuật đối với GBP/USD là tăng giá cùng các mức kỹ thuật đáng chú ý sau.
Hỗ trợ: 1.24731
Kháng cự: 1.25807
Trong trường hợp mức kháng cự 1.25807 bị phá vỡ trên, GBP/USD có triển vọng tăng nhiều hơn nữa với mục tiêu tiếp theo vào khoảng 1.26787. Mặt khác, trường hợp giảm giá sẽ xảy ra khi kênh giá tăng bị phá vỡ cạnh dưới.
@BestSC
Eurusd-3
Plan gd EU M15Hello traders,
Anh em đã có view EU hôm nay chưa?
Giá hiện tại sau khi có phản ứng giá ở 1.063
đã lên quanh mốc 1.08 và bắt đầu chững lại
Khả năng cao giá sẽ sw nhẹ quanh vùng 1.07-1.08
chờ tin ra để lấy thêm nhiên liệu cho nhịp sóng tiếp theo
Đây là view EU của Phố Trading, ae cùng tham khảo nhé!
SELL Set up
Entry : 1.0780
SL : 1.0788
TP : 1.07102
EURUSD Đảo Chiều Xu Hướng Tuần 5/6FX:EURUSD quan sát trên đồ thị hiện vẫn trong xu hướng giảm ở khung 4h khi EMA20 vẫn phía dưới EMA50 kể từ ngày 9/5.
Tuần vừa rồi một tín hiệu đảo chiều sớm đã xuất hiện khi ta thấy đã xuất hiện đỉnh cao hơn trong con sóng giảm tại 1.0778. Đường Trendline sóng giảm trước đó đã bị phá như vậy một sự đảo chiều có thể xảy ra trong tuần này.
Mình sẽ tìm cơ hội, đợi giá Retest lại về vùng 1.064 để xem xét khả năng một mô hình 2 đáy và Buy lên từ đây.
Setup cụ thể.
Buy FX:EURUSD
Entry: 1.0640
Sl: 1.0620
Tp: 1.083; 1.092; 1.108
Trường hợp giá tiếp tục phá qua vùng 1.0640 thì chấp nhận Stoplot và quan sát những phản ứng tiếp theo, tránh gồng lỗ phòng trường hợp giá tiếp tục xu hướng giảm hiện tại.
Thanks!
Bình luận cơ bản, triển vọng kỹ thuật EUR/USD, GBP/USDTVC:DXY - OANDA:EURUSD
Do số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước tăng nhiều hơn dự kiến. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng lên mức cao nhất trong một năm rưỡi với số lượng đơn đăng ký tăng 28.000 lên 261.000, so với dự báo 235.000.
Dữ liệu dường như bổ sung để xác nhận rằng Fed sẽ bỏ qua đợt tăng lãi suất vào tháng 6 và ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, khả năng đồng USD tăng lãi suất sau ngày đó cũng sẽ giảm đi.
Hiện tại, trên biểu đồ 4 giờ, EUR/USD đang điều chỉnh giảm nhẹ sau khi tăng mạnh mẽ vào hôm qua, nhưng vẫn đang nằm trên mức hỗ trợ ngang 1.07604.
Nếu EUR/USD tiếp tục duy trì trên mức hỗ trợ ngang 1.07604 thì mức mục tiêu vào khoảng 1.08095 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.382% và một khi mức Fibonacci nói trên bị phá vỡ EUR/USD có triển vọng tăng thêm cho đến 1.08322 trước khi tiến đến mức 1.08635 điểm giá của mức Fibonacci thoái lui tiếp theo.
Ngay cả trong trường hợp mức hỗ trợ 1.07604 bị phá vỡ cũng không mang lại nhiều áp lực về mặt kỹ thuật khi mà phái dưới nó là mức Fibonacci thoái lui 0.236% có thể đóng vai trò là một mức hỗ trợ quan trọng.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với EUR/USD như sau.
Hỗ trợ: 1.07604 – 1.07426
Kháng cự: 1.08095
OANDA:GBPUSD
Các dự báo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra hôm thứ Tư cho thấy lạm phát của Anh sẽ đạt 6,9% vào năm 2023, mức cao nhất so với bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào.
Các thị trường vẫn đang định giá lãi suất sẽ có thêm 100 điểm cơ bản khác từ Ngân hàng Trung ương Anh trong những tháng tới để kiềm chế giá cả tăng cao.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với lãi suất của Vương quốc Anh vào thứ Năm đã đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng "ngân sách nhỏ" vào tháng 9, với thị trường tiền tệ tất cả đều định giá bằng việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản từ Ngân hàng Trung ương Anh vào ngày 22 tháng Sáu. dự kiến sẽ có hành động tương tự khi nhóm họp vào tháng 8 và tháng 9.
Đồng bảng Anh dự kiến sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng triển vọng tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh sẽ vẫn mạnh mẽ.
Trên biểu đồ hàng ngày, GBP/USD tiếp tục tăng và tạo nên một kênh giá tăng trong trung hạn; cùng với việc duy trì trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% và đây được coi là một điều kiện để cặp tỷ giá này tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mức tăng của GBP/USD cũng đang bị hạn chế bởi hợp lưu áp lực từ kháng cự ngang 1.25807 với cạnh trên của kênh giá tăng; với kỳ vọng một khi mức hợp lưu áp lực này bị phá vỡ trên GBP/USD có triển vọng tăng lên mức đỉnh gần nhất trước đó tại 1.26787.
Miễn là mức Fibonacci giữ GBP/USD ở trên thì mọi đợt giảm chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật và GBP/USD vẫn có triển vọng tăng.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.24731
Kháng cự: 1.25807
@BestSC
Triển vọng EURUSD, GBPUSD, USDJPY, định hướng bởi ảnh hưởng USDTVC:DXY - OANDA:EURUSD
Dữ liệu của Hoa Kỳ công bố vào thứ Sáu cho thấy bảng lương phi nông nghiệp đã tăng mạnh trong tháng 5, với bảng lương công và tư nhân tăng 339.000 trong tháng 5, vượt xa mức dự báo trung bình 190.000 của các nhà kinh tế. Trước đó NFP tăng 253.000 trong tháng Tư.
Mặc dù tuyển dụng mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,7% từ mức thấp nhất trong 53 năm là 3,4% đạt được vào tháng Tư.
Chỉ số Dollar Mỹ (Dxy) đã tiếp tục mạnh mẽ bởi hiệu suất tốt của dữ liệu việc làm phi nông nghiệp đã khiến Fed có chút do dự. Bởi trước đó, một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang đã bày tỏ quan điểm về việc tạm dừng tăng lãi suất vào tháng Sáu.
Bây giờ dữ liệu việc làm rất tốt, nó có thể khiến Fed từ bỏ ý định ban đầu. Fed đã bước vào giai đoạn im lặng trước cuộc họp (FOMC), điều đó có nghĩa là sẽ khó thấy phản hồi hoặc bất kỳ hướng dẫn nào từ các quan chức sau báo cáo việc làm này.
Và việc ký kết thỏa thuận cuối cùng để tránh vỡ nợ đã khiến đồng Dollar Mỹ tạm thời mất đi hỗ trợ cơ bản, vì vậy khả năng đồng Dollar Mỹ tăng mạnh trở lại dường như không quá lớn.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD hiện vẫn đang giảm giá nhưng đạt được mức hỗ trợ đầu tiên từ đường xu hướng (a), đường xu hướng bị phá vỡ trước đó bây giờ đã trờ thành kháng hỗ trợ kỹ thuật.
Ngay sau đó, đà giảm của EUR/USD sẽ được thử thách với mức hỗ trợ ngang 1.06735, một khi mức này bị phá vỡ dưới EUR/USD có triển vọng giảm nhiều hơn để kiểm tra mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Trường hợp tiêu cực hơn đối với cặp tỷ giá này là khi mức Fibonacci thoái lui 0.786% bị phá vỡ, điều này sẽ khẳng định cho việc quay trở lại xu hướng giảm của EUR/USD và mức mục tiêu tiếp theo sẽ là 1.05183 vị trí giá của Fibonacci thoái lui 1%.
Trong ngày, triển vọng kỹ thuật của EUR/USD được chú ý bởi các mức giá sau.
Hỗ trợ: 1.06735 – 1.06416
Kháng cự: 1.07594
OANDA:GBPUSD
Bị ảnh hưởng bởi sự phục hồi của đồng USD mạnh lên do dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp, GBP/USD tiếp tục suy giảm trong phiên châu Á ngày hôm nay (05 tháng 06). Trước đó các quan chức Fed đã gửi một loạt tín hiệu cho thấy cuộc họp chính sách vào ngày 13-14 tháng 6 có thể diễn ra không có lợi đối với đồng USD, kỳ vọng này đã đẩy nhanh dòng vốn chảy ra khỏi đồng USD, có lợi cho đồng bảng Anh.
Và với lạm phát ở Anh vẫn còn cao, các dự báo của thị trường về lãi suất của Hoa Kỳ ngày càng có khả năng đạt đỉnh sớm hơn so với lãi suất của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, do dữ liệu phi nông nghiệp của Hoa Kỳ vào thứ Sáu tuần trước vẫn mạnh, người ta nghi ngờ liệu Fed có ngừng tăng lãi suất vào tháng 6 hay không, điều này đã kích thích sự phục hồi mạnh mẽ của đồng Dollar, trong khi sự phục hồi của bảng Anh cũng bị hạn chế.
Trên biểu đồ hàng ngày, GBP/USD giảm vào sáng nay, tiếp tục duy trì hoạt động phía dưới mức Fibonacci thoái lui 0.236%.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống, cung cấp tín hiệu ít lạc quan hơn đối với tỷ giá GBP/USD, điều này thúc đẩy hướng đến mức mục tiêu tại hỗ trợ tiếp theo tại Fibonacci thoái lui 0.382%.
Tạm thời, GBP/USD không có đủ điều kiện để tăng giá và triển vọng được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 1.23460
Kháng cự: 1.24731
Trong trường hợp GBP/USD duy trì được trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì đây sẽ là một điều kiện quan trọng để cặp tỷ giá này có thể tăng giá trong ngắn và trung hạn.
OANDA:USDJPY
Cách tốt nhất để hỗ trợ đồng yên là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách tiền tệ của mình, tuy nhiên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dường như còn lâu mới làm như vậy vào lúc này. Do đó, ngay cả sự can thiệp bằng lời nói của chính phủ Nhật Bản và ngân hàng trung ương dường như cũng có tác dụng rất hạn chế.
Hiện tại, nếu đồng yên phục hồi, nhưng triển vọng cũng sẽ vẫn còn rất mịt mờ về cả yếu tố cơ bản quan trọng.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY đang phục hồi và cố gắng giữ trên mức Fibonacci 0.50% điều này là điều kiện để tỷ giá này có thể tăng giá lên mức Fibonacci tiếp theo tại 0.618% nhưng có vẻ như nó rất mong mang với cường độ biến động hẹp và Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang có dấu hiệu bị bẻ cong và hướng xuống.
Trường hợp giảm giá sẽ nhanh chóng xảy ra một khi USD/JPY đưa hoạt động giá trở lại phía dưới mức Fibonacci 0.50% và mục tiêu tiếp theo sẽ chú ý tại Fibonacci 0.382%.
Trong trung hạn, triển vọng kỹ thuật của USD/JPY sẽ được chú ý bởi các mức giá như sau.
Hỗ trợ: 139.600 – 136.684
Kháng cự: 140.903
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.
USDCHF | Chấp nhận rủi ro BUYFX:USDCHF
- Cản 4H S/R đã bị phá lên với dấu hiệu RSI Quá Mua cho thấy lực Mua mạnh.
- Về mặt xu hướng giá vẫn tôn trọng đường Up Trendline, và sau khi pullback lại thì bật tăng lên.
- Dự đoán giá tiếp tục tăng. Nên vào lệnh BUY STOP với điểm ENTRY cao hơn đỉnh nến tăng giá cuối cùng 2 pip.
- SL an toàn nhất phải đặt ở vùng giá tham chiếu, dưới Swing Low. Tuy nhiên ở đây chấp nhận rủi ro nên đặt SL dưới 4H S/R 2 pip, SL chặt như vậy thì nến như Giá tăng lại đỉnh cũ thì Trailing SL sẽ tự động dời về Entry hòa.
Chiến lược giao dịch EU khung M15 : Chờ MuaHello Traders,
EU đã có 1 chu kì giảm giá dài trên khung D1,
và hiện tại giá đang có những phản ứng nhất định ở các ngưỡng hỗ trợ -
các hỗ trợ ( OB Buy ) này đang cho thấy có lực bắt đáy ở quanh đây!
Sau khi phản ứng giá khi ra tin tối qua, giá đang sw ở quanh mốc 1.07
Về tín hiệu sell xuống khung M15 chưa rõ ràng..nên chúng ta hạn chế vào lệnh
Còn tại ngưỡng hỗ trợ ( OB-order block BUY này) đã có cơ sở để chờ lệnh mua
cho phiên chiều và tối nay!
Entry : 1.06425
Stoploss : 1.06365
TP : 1.07255
Mọi người tham khảo để có quyết định tốt nhất nhé!
Nếu thấy phân tích này có giá trị, anh em hãy cmt và like post!
Happy trading!
Áp lực từ USD vẫn đè nặng EUR, JPY; phân tích triển vọngOANDA:EURUSD ; TVC:DXY
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Chủ nhật cho biết ông đã hoàn tất thỏa thuận ngân sách với Chủ tịch Hạ viện McCarthy, thỏa thuận này sẽ đình chỉ trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD và đưa thỏa thuận này ra Quốc hội để bỏ phiếu.
Nhưng trọng tâm sẽ sớm chuyển sang thực tế là việc đạt được thỏa thuận chỉ là một bước trong quy trình và liệu Hạ viện và Thượng viện có thể đồng ý về thỏa thuận đó trước ngày 5 tháng 6 hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Và chu kỳ tăng lãi suất của Mỹ có thể không kết thúc sớm như kỳ vọng trước đó, trước những dấu hiệu về một nền kinh tế mạnh mẽ, quan điểm đã hỗ trợ đồng Dollar và sẽ tiếp tục như vậy trong ngắn hạn, gây áp lực đối với các tiền tệ lớn tương quan trực tiếp với đồng bạc xanh của Hoa Kỳ.
EUR/USD vẫn đang vật lộn gần mức 1,07 trên biểu đồ 4 giờ, tỷ giá hối đoái vẫn đang ở trong kênh giá giảm ngắn hạn, nhưng chỉ báo sức mạnh tương đối RSI đang hướng lên là tín hiệu cho một đợt điều chỉnh tăng trong ngắn hạn.
Về mặt kỹ thuật, nếu EUR/USD không thể đưa hoạt động giá lên trên mức kháng cự ngang 1.07594 thì nó không có đủ điều kiện để tăng giá, trong trường hợp mức kháng cự ngang này bị phá vỡ trên EUR/USD sẽ hướng đến mục tiêu gần nhất với Fibonacci thoái lui 0.50%.
Ngoài ra, EUR/USD sẽ giảm giá nhiều hơn nữa nếu mức hỗ trợ 1.07079 bị phá vỡ dưới, sau đó mức mục tiêu là Fibonacci thoái lui 0.786% và tiếp tục duy trì trong kênh giá giảm.
Các điểm giá kỹ thuật được chú ý như sau
Hỗ trợ: 1.07079
Kháng cự: 1.07594
OANDA:USDJPY
Trong giai đoạn gần đây, việc mua đồng Dollar Mỹ làm nơi trú ẩn an toàn được kích hoạt bởi rủi ro vỡ nợ và kỳ vọng rằng lãi suất đồng Dollar Mỹ sẽ tiếp tục cao do khả năng phục hồi của dữ liệu kinh tế Mỹ, đã có tác động rất lớn đến đồng Yên, riêng trong tháng 5 tỷ giá đồng Yên so với đồng USD đã giảm gần 5%.
Hơn nữa, trước cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6, khi thị trường kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, việc mở rộng thêm chênh lệch lãi suất rõ ràng sẽ không có lợi cho đồng yên.
Có một áp lực điều chỉnh nhất định của việc chốt lời trong biểu đồ 4 giờ ngắn hạn. Nhưng nhìn chung USD/JPY vẫn có xu hướng tăng với việc duy trì xung quanh xu hướng (a) và phản ứng ở trên đường trung bình động EMA21.
Ngay cả khi USD/JPY xuống dưới mức EMA21 thì vẫn có triển vọng tăng trở lại về mặt kỹ thuật với hỗ trợ tại Fibonacci thoái lui 0.236% để kiểm tra đường xu hướng (a).
Trong ngắn hạn, USD/JPY được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 139,996 – 139,212
Kháng cự: 140,903
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
EURUSD Tiếp Tục Điều Chỉnh GiảmFX:EURUSD Vẫn đang trong con sóng giảm khung h4.
Ta có thể quan sát một số kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ khung h4 như sau.
Kháng cự: 1.082; 1.087.
Hỗ trợ: 1.070, xa hơn là 1.055.
Với xu hướng giảm vẫn còn tiếp diễn, mình sẽ đợi giá Retest về và Setup những lệnh bán tiếp theo.
Sell FX:EURUSD
Entry: 1.082
Take profit: 1.070.
Vùng 1.070 hiện vẫn là hỗ trợ khung Dayly nên khi giá về tới vùng này cần quan sát thêm phản ứng, xem liệu giá tiếp tục giảm hay sẽ tạo đáy để quay trở lại con sóng tăng trước đó. Nên vùng này chốt lời là hợp lý.
Mình sẽ theo sát và cập nhật những diễn biến khi thị trường về những vùng quan trọng.
Chúc AE giao dịch hiệu quả!
Hiểu đúng về Entry, Target và Stoploss | Tư duy giao dịch- Việc hiểu đúng về các khái niệm khi giao dịch là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả giao dịch.
- Nói cho cùng mọi phương pháp phân tích đều dẫn đến hành động giao dịch là SELL hoặc BUY.
- Một giao dịch hoàn thành (Một Deal) khi có mở lệnh (In) và đóng lệnh, thoát khỏi thị trường (Out). Mở lệnh đương nhiên là vào lệnh, Entry. Và thoát lệnh thì có thể là Stoploss hoặc TakeProfit.
- Vì vậy hiểu đúng về Entry, TakeProfit và Stoploss là rất quan trọng. Với một số nguyên tắc như sau sẽ giúp trader tránh khỏi các sai lầm khi thực hiện 1 giao dịch:
+ Ít quan trọng nhất chính là TakeProfit. Một số trader thành công thậm chí không bao giờ đặt TakeProfit, vì họ quan niệm không bao giờ tự giới hạn mức lợi nhuận một khi giá đã đi đúng hướng. Chỉ lưu ý một điều rằng nếu muốn đặt TP thì chúng ta phải "TÌM RA NƠI ĐẶT TP HỢP LÝ". Thường thì đó là một vùng cản, nếu như vùng cản đó quá gần thì bỏ qua cơ hội giao dịch. Nhớ rằng TP là nơi mà ta phải tìm ra chứ không phải là một mức giá ta tự đặt dựa trên sức mạnh ý chí. Ví dụ ta đặt TP để đảm bảo giao dịch có tỉ lệ Risk-Reward = 2. Trong khi đó ở mức RR=1 có một vùng cản rất mạnh mà ta biết rằng giá rất khó vượt qua vùng cản này. Vậy nhưng ta vẫn cố tình đặt TP ở mức RR=2, đó là điều mà chúng ta mong muốn, chứ không phải điều mà thị trường chỉ cho chúng ta thấy.
+ TP luôn phải được xác định trước khi thực sự vào lệnh, có nghĩa là nếu mà vào lệnh BUY thì ta đã phải biết được TP sẽ đặt ở đâu từ trước đó rồi. Trong trường hợp không thể xác định được nơi đặt TP thì không nên vào lệnh.
+ Trong trường hợp xác định được TP ở một vùng hợp lý, bước tiếp theo là chờ đợi thời cơ để xác định điểm vào lệnh (Entry). Điểm Entry và điểm đặt dừng lỗ SL luôn phải đi cùng nhau như hình với bóng.
+ Trong nhiều trường hợp ta chờ đợi, nhưng sau đó lại không thể tìm được điểm Entry hợp lý, thì cũng không vào được lệnh. Ví dụ giá đang bị nén trong 1 hình chữ nhật, sau đó breakout tăng giá, nhưng với 1 cây nến quá dài, thì ta cũng không thể Entry được.
+ Trong trường hợp sau khi có TP rồi, nếu tìm được điểm Entry hợp lý, thì câu hỏi quan trọng tiếp theo là "NẾU VÀO LỆNH THÌ ĐẶT SL Ở ĐÂU". SL quan trọng hơn TP rất nhiều, SL cũng không phải là một mức giá mà ta thích đặt ở đâu thì đặt, không đơn thuần là kỹ thuật để giới hạn thua lỗ. Mà SL là một mức giá tồn tại trong biểu đồ giá, và nhiệm vụ của trader là phải TÌM RA NÓ. Nếu nó không tồn tại, hoặc trường hợp SL có tồn tại mà không tìm được thì không thể vào lệnh.
+ SL và bản chất, ví dụ nếu BUY, thì SL hợp lý là "THÀNH TRÌ GẦN NHẤT" nơi mà phe MUA giành chiến thắng, đẩy lùi phe bán, thì nếu mà phe bán lần nữa tấn công ép giá xuống gần khu vực thành trì này thì khả năng là phe Mua lại ra sức bảo vệ và khả năng sẽ thành công.
+ Tức là trước khi quyết định Entry ta phải phát hiện và tìm ra nơi mà trước đó có sự chiến thắng của 1 phe. Thông thường đó là mức Low/Swing Low nếu ta BUY hoặc mức High/Swing High nếu ta bán.
=> TÓM LẠI: Điều kiện đủ để vào 1 lệnh là:
+ Tìm đường vùng đặt TP hợp lý.
+ Tìm được điểm Entry hợp lý.
Và phải tìm được vùng SL hợp lý so với Entry đó.
Vùng TP có thể sẽ tồn tại lâu hàng ngày, hàng tuần, thậm chí hàng tháng, trong khi đó Entry+SL là bộ đôi sẽ thay đổi không ngừng. Entry nào thì sẽ tương ứng với SL đó.
EUR/USD, GBP/USD điều chỉnh nhưng vẫn trong xu hướng giảm chínhOANDA:EURUSD ; TVC:DXY
Đồng Dollar mạnh lên phiên thứ 4 liên tiếp so với rổ các loại tiền tệ chính vào thứ Năm, đạt mức cao nhất trong hai tháng, do dữ liệu của Hoa Kỳ cho thấy nền kinh tế vẫn kiên cường ngay cả trong chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Hoa Kỳ đã tăng 4.000 vào tuần trước lên 229.000, thấp hơn ước tính là 245.000, trong khi dữ liệu của tuần trước đã được điều chỉnh giảm mạnh, cho thấy một vài dấu hiệu rạn nứt trong lực lượng lao động.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 1,3% trong quý đầu tiên, tăng so với mức 1,1% ban đầu được báo cáo vào tháng trước.
Đánh giá từ dữ liệu gần đây do Hoa Kỳ công bố, có vẻ như vẫn khó để phát hiện ra các dấu hiệu suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ vào năm 2023, vì vậy trường hợp tăng lãi suất hiện đang dần tăng lên.
Theo công cụ Fedwatch của CME, xác suất Fed tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 6 là khoảng 53%, tăng từ khoảng 36% vào thứ Tư.
Mặt khác, Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, rơi vào suy thoái trong quý đầu tiên với GDP giảm 0,3%. Được kích thích bởi dữ liệu mạnh mẽ và kỳ vọng về lãi suất cao hơn, đồng USD đã tạo ra một đợt tăng giá tác động tương quan với rổ tiền tệ không phải của Mỹ.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đang điều chỉnh kể từ khi đạt được mục tiêu giảm giá gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước tại hỗ trợ 1.07117.
Mặc dù OANDA:EURUSD đang điều chỉnh nhưng trên biểu đồ kỹ thuật chung thì nó đang chịu áp lực từ xu hướng chính hiện tại xu hướng (a), miễn là đường xu hướng (a) vẫn giữ OANDA:EURUSD hoạt động phía dưới nó thì các đợt giảm chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật.
Trường hợp tiêu cực hơn đối với OANDA:EURUSD là khi nó phá vỡ dưới mức 1.07117 và sau đó mức mục tiêu hướng đến được chú ý tại Fibonacci thoái lui 0.786%.
Mặt khác, OANDA:EURUSD có triển vọng mở rộng mức điều chỉnh hơn nữa nếu đường xu hướng (a) bị phá vỡ trên với mục tiêu điều chỉnh tại khu vực Fibonacci thoái lui 0.50% và kháng cự ngang 1.08322.
Triển vọng kỹ thuật của OANDA:EURUSD được chú ý bởi các vị trí như sau.
Hỗ trợ: 1.07117
Kháng cự: 1.07565 – 1.08064
OANDA:GBPUSD
Dữ liệu vào thứ Tư cho thấy tỷ lệ lạm phát cơ bản của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 31 năm là 6,8% trong tháng 4; lạm phát tiêu đề giảm xuống 8,7%, nhưng mức giảm ít hơn dự kiến.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh tiếp tục tăng vào thứ Năm khi các nhà đầu tư kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất hơn nữa.
Lợi suất trái phiếu cao hơn thường sẽ thu hút tiền cho các khoản đầu tư có thu nhập cố định, thúc đẩy tiền tệ, nhưng việc tăng thêm lãi suất không phải là tin tốt đối với người tiêu dùng vẫn đang chịu áp lực.
Và lực cản đối với tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tăng lên. Xu hướng gần đây của đồng bảng Anh có thể phản ánh tình trạng bất ổn này. Sự gia tăng của đồng Dollar Mỹ cũng là một trong những yếu tố chính dẫn đến sự rút lui gần đây của bảng Anh.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD vẫn duy trì dưới đường xu hướng giảm chính (b) và xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% vào hôm qua, điều này ủng hộ cho đà giảm giá về mặt kỹ thuật mặc dù đã có những điều chỉnh nhỏ tính ở hiện tại.
Miễn là OANDA:GBPUSD vẫn giữ hoạt động giá dưới đường xu hướng (b) và mức Fibonacci thoái lui 0.382% thì nó vẫn có triển vọng giảm giá trong thời gian tới với mức hỗ trợ mục tiêu trong ngắn hạn tại khu vực 1.22706.
Mặt khác, nếu đường xu hướng (b) bị phá vỡ trên với xác nhận nằm ngoài mức 1.23917 thì nó có đủ điều kiện để kiểm tra lại mức Fibonacci thoái lui 0.236%.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý với OANDA:GBPUSD được liệt kê như sau.
Hỗ trợ: 1.22706
Kháng cự: 1.23460 – 1.23917
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
EUR/USD 25/05: Kết thúc đà giảm, cơ hội cho người mua!OANDA:EURUSD Biểu đồ hàng ngày cho thấy EUR/USD đóng cửa dưới 1,0775, cho thấy xu hướng suy yếu hơn nữa. Mặc dù có thể có một số hợp nhất, nhưng hướng phổ biến có thể là đi xuống. Đường trung bình động đơn giản (SMA) 100 ngày đang đi ngang, sắp chuyển sang xu hướng giảm, hiện dao động quanh mức 1,0810, phản ánh ba tuần giảm giá.
Trên biểu đồ 4 giờ, cặp tiền vẫn nằm trong kênh giảm giá. Mặc dù Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) gần đạt mức bán quá mức, miễn là nó vẫn ở dưới mức 1,0775, dự kiến sẽ có nhiều tổn thất hơn. Mục tiêu tiếp theo dưới 1,0755 có thể là khoảng 1,0725, tiếp theo là 1,0710. Trong trường hợp giảm mạnh, hỗ trợ có thể được tìm thấy tại 1,0670. Tuy nhiên, về mặt tích cực, nếu có sự phục hồi trên 1,0810, nó sẽ giảm bớt áp lực giảm giá, tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn củng cố và khả năng kiểm tra khu vực 1,0830.
BUY OANDA:EURUSD 1.0730 - 1.0710
Stoploss: 1.0680
Take Profit 1: 0.90100
Take Profit 2: 0.89500
Chú Ý: Cài TP, SL đầy đủ để cùng nhau có lợi nhuận và chiến thắng thị trường!
Ảnh hưởng bởi USD mạnh lên, EUR/USD và GBP/USD tiếp tục giảmOANDA:EURUSD
Kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm bắt đầu cắt giảm lãi suất đã giảm bớt khi dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ cho thấy khả năng phục hồi và mang lại lợi thế cho đồng Dollar. Và sau khi biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 được công bố, thị trường đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 đã tăng nhẹ.
Các quan chức của Fed "nhìn chung đã đồng ý" vào tháng 5 rằng nhu cầu tăng thêm lãi suất "đã trở nên ít chắc chắn hơn", nhưng những quan chức khác trong thời gian gần đây đã cảnh báo rằng ngân hàng trung ương cần để ngỏ các lựa chọn của mình do rủi ro lạm phát còn dai dẳng.
Theo công cụ FedWatch của CME Group, các quỹ tương lai của Fed đang định giá 34,2% cơ hội tăng lãi suất vào cuối cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào ngày 14 tháng 6.
Ngược lại, con đường phục hồi kinh tế ở khu vực đồng euro dường như không suôn sẻ như mong đợi nên kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo đã dần yếu đi.
Đồng USD, lấy lại lợi thế về chênh lệch lãi suất, lại bắt đầu gây áp lực lên các đồng tiền không phải của Mỹ và áp lực này dự kiến sẽ duy trì cho đến khi có thông báo về cuộc họp lãi suất vào tháng Sáu.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD đã giảm 3 ngày liên tiếp sau khi tiếp cận đường xu hướng giảm chính với kháng cự ngang quan trọng gửi đến bạn đọc trong các xuất bản số ra trước tại 1.08322.
Việc duy trì dưới mức Fibonacci thoái lui 0.50% là yếu tố củng cố cho việc hướng tới mục tiêu giảm giá tại 1.07117 và đây cũng là hỗ trợ quan trọng, EUR/USD sẽ giảm giá nhiều hơn nữa nếu mức hỗ trợ này bị phá vỡ và sau đó mục tiêu vào khoảng 1.06416 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.786%.
Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD vẫn là giảm giá với xu hướng chính (a) và các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.07117
Kháng cự: 1.08063 – 1.08322
OANDA:GBPUSD
Mức tăng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 của Vương quốc Anh đã giảm xuống 8,7% từ mức ước tính 8,2%, và tỷ lệ lạm phát cơ bản được theo dõi chặt chẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong 31 năm.
Trong khi dữ liệu gây thêm áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải tiếp tục tăng lãi suất, đồng bảng Anh dường như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ đáng kể nào từ dữ liệu, do đồng USD vẫn đang quá mạnh.
Do xác suất dự kiến về việc đồng USD Mỹ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 6 cũng đang tăng lên, đồng bảng Anh dường như vẫn không thể đạt được lợi thế trong chênh lệch lãi suất. Dưới áp lực của đồng Dollar Mỹ mạnh, bảng Anh cũng cho thấy sự giảm nhẹ liên tục trong thời gian tới.
Trên biểu đồ hàng ngày, GBP/USD duy trì dưới đường xu hướng giảm trung hạn (b) và kể từ khi kiểm tra đường xu hướng này GBP/USD đã giảm xuống hiện tại hoạt động xung quanh mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI hướng xuống củng cố cho đợt giảm của tỷ giá GBP/USD vẫn có triển vọng tiếp diễn.
Trường hợp tiêu cực hơn đối với GBP/USD sẽ xảy ra về mặt kỹ thuật nếu mức Fibonacci thoái lui 0.382% bị phá vỡ dưới sau đó sẽ hướng tới mức Fibonacci tiếp theo tại 0.618%.
Triển vọng giảm giá của GBP/USD được chú ý bởi các mức kỹ thuật như sau.
Hỗ trợ: 1.23460
Kháng cự: 1.23938 – 1.24472 – 1.24731
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Tiếc nuối! | 25/5 Có 1 sự tiếc nuối không hề nhẹ khi giá chạm SL hòa vốn rồi đi tiếp…
#VÀNG H4
Tiếp tục chờ đoạn nén với hỗ trợ để sell vàng. Bên dưới hầu như không có hỗ trợ và là 1 khoảng không để giá vàng có thể giảm 1 cách thoải mái
#DẦU H4
Kèo buy dầu đang có 1.5R lợi nhuận mở, SL mới nhất đang ở đường đỏ. Do kèo đã risk free nên ta có thể thư giãn chờ đợi câu trả lời từ thị trường
#EURUSD H4
Kèo sell EU cán SL tại hòa vốn trước khi giá giảm tiếp, đó là cú tăng giựt đầu gối khi ra tin cuộc họp FOMC hôm qua. Khá tiếc nuối tuy nhiên may mắn là ta đã không thua lỗ. Cứ tiếp tục giao dịch theo kiểu thua ít (small loss) hoặc không thua (non-losing) như thế này thì sẽ rất dễ dàng để đạt được mức độ hòa vốn, và lợi nhuận tương lai sẽ đủ sức bù lại các khoản lỗ nhỏ để tăng trưởng TK
#GBPJPY H4
Thiết lập đẹp không còn chỗ nào để chê. Đặt buy stop được rồi
#GBPAUD H4
Giá vừa thoát ra khỏi 1 trading range và đang trong con sóng kéo ngược đầu tiên. Mình sẽ theo sát để bắt được con sóng tăng tiếp theo
#CADJPY H4
Anh chị “không ưa” cặp GJ có thể chờ buy CADJ. Chờ đoạn nén với kháng cự để buy
#CHFJPY H4
Chờ 1 nến giảm kéo ngược nhẹ rồi bật lên tạo thành chân sóng thứ hai của mô hình W để buy. Đoạn nén với kháng cự đã bị phá vỡ nhưng tiềm năng là mồi nhử
EURUSD Tích Lũy Vùng Hỗ Trợ Trước Khi Bật Tăng Trở LạiFX:EURUSD đã có một nhịp điều chỉnh mạnh, và có phản ứng quanh vùng Fib0 61.8 của con sóng tăng trước đó quanh 1.077.
Theo góc nhìn của mình, xu hướng tăng vẫn sẽ tiếp diễn, và con sóng giảm điều chỉnh hiện tại sắp kết thúc. Tuần này giá có thể sẽ Sideway tích lũy quanh vùng hỗ trợ, để tạo động lực cho một nhịp đảo chiều con sóng giảm hiện tại và tiếp tục xu hướng tăng lớn trước đó.
Một số vùng giá đáng lưu ý trên đồ thị đó là.
Vùng kháng cự: 1.088
Hỗ trợ: 1.076; 1.072.
Một số kịch bản dự kiến như sau.
Kịch bản 1: Giá Sideway
Với trường hợp này giá sẽ có một nhịp tăng từ vùng 1.078 lên tới 1.088 - 1.090 và tích lũy ở kháng cự. Tiếp sau đó giá bị bán ngược về lại quanh vùng cũ 1.080, tích lũy ở hỗ trợ. Giá tiếp tục có nhịp tăng trở lại kháng cự 1.088 - 1.090 và tích lũy ở đó. Sau cùng sẽ có lực bán mạnh đưa giá trở về vùng 1.076 để tạo ra một mẫu hình 2 đáy ở đây. Giá sẽ bật lên từ vùng hỗ trợ này, phá qua kháng cự 1.088-1.090 để hoàn tất cú đảo chiều từ sóng giảm qua sóng tăng, và tiếp tục xu hướng tăng trước đó.
Mình mô tả kịch bản như hình dưới đây
Kịch bản 2: Giá tiếp tục giảm
Trường hợp này giá chỉ về tới vùng 1.083 và sau đó giảm tiếp phá qua đáy 1.076 hiện tại như vậy con sóng giảm tiếp tục, và có thể sẽ về lại quanh 1.054.
Kịch bản 3: Giá tăng lên ngay trong tuần, phá vỡ con sóng giảm hiện tại.
Với trường hợp này mô hình 2 đáy sẽ xuất hiện sớm hơn, giá có thể điều chỉnh từ vùng 1.085 về 1.076, sau đó bật tăng mạnh, phá và đóng nến 4h phía trên 1.090, và giá sẽ sớm về lại vùng đỉnh cũ 1.109.
Đây là 3 kịch bản mình dự đoán, mình thiên về kịch bản Sideway nhiều hơn, nên sẽ lên kế hoạch cho một Setup dự kiến trong kịch bản này.
Setup1: Buy 1.078 ; tp 1.087; sl 1.077
Setup 2: Sell 1.087; tp 1.080; sl 1.089
Setup 3: Buy 1.079; tp 1.087; sl 1.077
Setup 4: Sell 1.087 tp 1.077; sl 1.089
Setup 5: Buy 1.077 ; tp 1.108
Để chạy hết vòng Sideway từ Setup 1-4 mình nghĩ cần tới 1-1.5 tuần. Setup 5 là Buy dài hạn, mình sẽ có bài viết khác trường hợp thị trường đi đúng như kế hoạch.
Đây là vùng Sideway nên các lệnh cơ bản là đánh trong ngày, lướt nhanh, nếu bạn không muốn đánh ngắn thì ngồi ngoài đợi xác nhận xu hướng rõ ràng mới vào lệnh.
Note: Tất cả các Setup đều là dự kiến, không có nghĩa giá về tới đó là tiến hành ngay, cần đợi thị trường về tới vùng đó, xem phản ứng giá mới ra quyết định Entry và Sl. Mình sẽ Update dưới bài viết, và trên kênh Telegram mỗi khi có biến động mới.
Bài viết hơi dài so với bình thường, bạn có góc nhìn nào thì Comment dưới bình luận để cùng thảo luận nhé.
Thanks!
EUR/USD: 24/05: Liệu có đảo chiều?EUR/USD đã đạt được lực kéo và hướng tới mức 1,0810 trong phiên giao dịch tại Châu Âu vào thứ Tư. Mặc dù cuộc khảo sát IFO của Đức cho thấy tâm lý kinh doanh ngày càng xấu đi, nhưng sự cải thiện trong Chỉ số kỳ vọng đã giúp đồng Euro tìm thấy nhu cầu.
Mặt khác, EUR/USD có thể mở rộng quá trình phục hồi và nhắm mục tiêu 1,0835 (SMA 50 kỳ) và 1,0865 (mức thoái lui Fibonacci 38,2%) nếu nó có thể bắt đầu sử dụng 1,0805 (mức tâm lý, SMA 20 kỳ, Fibonacci thoái lui 50%) làm giá ủng hộ
EUR/USD đã tranh cãi để thu thập đà phục hồi sau khi đóng cửa ở vùng âm dưới 1,0810 vào thứ Ba. Bầu không khí thị trường không thích rủi ro có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cặp tiền này trong thời gian ngắn và việc đóng cửa trong 4 giờ dưới 1,0775 có thể mở ra cơ hội cho một đợt trượt giá kéo dài.
BUY EURUSD 1.07800 - 1.7500
⚠️StopLoss: 1.07300
💲Take Profit 1: 1.08150
💲Take Profit 2: 1.08715
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Khó chịu | 23/5 Thị trường hiện tại lại tiếp tục rơi vào trạng thái khó chịu, duy chỉ có vàng là di chuyển có nề nếp một chút
#VÀNG H4
Kèo buy vàng theo kháng cự hôm trước không vào được vì giá break xuống (hủy lệnh khi có cú break giảm này), và sau đó thì 1 thiết lập cú nén với trendline hoàn tất khởi đầu xu hướng giảm. Anh chị có theo dõi thị trường hoàn toàn có thể bắt được đà giảm này, thời điểm đó mình đang đi du lịch nên không vào được
Chờ đoạn nén với trendline mới hoàn tất để sell, giá chỉ vừa mới đâm thẳng xuống nên có thể pullback lên 1 chút rồi mới giảm
#DẦU H4
Tiến hành buy dầu theo đoạn nén với trendline, kỳ vọng biên trên hộp sẽ bị phá vỡ luôn. Giá đang được hỗ trợ bởi ema đồng thời 1 mô hình vai đầu vai ngược liền trước nên rất có cơ sở để tăng ngay. Nằm bên dưới trendline cũng là 1 mô hình W, như vậy ta có nhiều dấu hiệu tăng giá ủng hộ cho giao dịch này
#USDJPY H4
Kèo sell UJ kết thúc với 1.6R lợi nhuận. Uptrend đang rất mạnh và đã kéo dài rồi nên mình sẽ không đu theo nữa
#GBPCHF H4
Kèo buy GCHF dừng lỗ mất full 1R. Thiết lập khá đẹp và chúng ta không thiếu điều kiện gì để vào kèo cả, trừ 1 chút may mắn. Đoạn nén với biên dưới hộp đã có phá vỡ mồi và đang kéo ngược lên, chờ nến hiện tại đóng cửa giảm có thể sell
#EURUSD H4
EU đã thoát khỏi trendline và đang chần chừ bởi 1 chiếc hộp nhỏ, đợi nến hiện tại đóng cửa giảm gần sát với biên dưới hộp để sell
#EURNZD H4
Chờ đoạn nén với hỗ trợ để sell, NZD đang là đồng tiền mạnh nhất hiện tại
#GBPJPY H4
GBP chủ yếu đi ngang trong vài ngày gần đây, tuy nhiên nó đang thiết lập 1 uptrend mới với JPY, chờ đoạn nén với kháng cự để buy. Thanh tín hiệu tiềm năng xảy ra tại tin GBP sắp tới