GOLD: Kết hợp phương pháp Wyckoff để xác định xu hướng
Việc vẽ các đường hỗ trợ và kháng cự là công việc chủ đạo của việc phân tích biểu đồ. Việc vẽ này sẽ làm nổi bật các hành vi trong vùng dao động ở giữa đường kháng cự và đường hỗ trợ. Tại các đường nối đáy tạo nên hỗ trợ ta sẽ thấy phe bán cố gắng chiếm quyền kiểm soát cổ phiếu và đẩy giá thấp hơn, mỗi lần như vậy phe mua lại kiểm soát trở lại khiến giá hồ phục. Nên thiết lập các đường kẻ ngang với đồ thị ngày, các đường kẻ ngang này đóng vai trò như các cột mốc, lặp đi lặp lại vai trò hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể xoay quanh nó vài tuần hoặc vài tháng. Rất nhiều lần nhịp tăng cuối cùng của mô hình tạo đỉnh hay nhịp giảm cuối cùng trong mô hình tạo đáy xảy ra ngay tại các đường kẻ ngang. Điều này làm các đường kẻ ngang có ý nghĩa nhất chính là hành vi giá/khối lượng xung quanh nó.
Các đường xu hướng miêu tả góc tăng hoặc góc giảm. Chúng là những đường hỗ trợ, kháng cực động, tương phản với những đường tĩnh theo phương ngang. Trong 1 xu hướng giảm, đường xu hướng được kẻ dọc nối những đỉnh thấp dần, và nó đóng vai trò là đường kháng cự trong tương lai sau đó. Trong khi với đường xu hướng tăng sẽ nối các đáy với nhau và dốc dần lên, tại các điểm giá chạm đường xu hướng sẽ xuất hiện cầu mua hỗ trợ mạnh và lặp đi lặp lại sau đó. Chúng ta cũng có thể nối 2 đường song song các đỉnh và các đáy với nhau tạo thành 1 kênh tăng giá/kênh giảm giá. Khi giá phá vỡ kênh này sẽ tạo ra hiện tượng quá mua/quá bán và sau đó khi nó rơi lại rất dễ tạo ra sự đảo chiều sau đó.
Đây là lí do mà plan của chúng tôi luôn xác định được các vùng kháng cự - hỗ trợ chính xác để tìm được điểm vào lệnh hợp lí và có hiệu quả cao nhất đến với các nhà đầu tư. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công.
Phân tích Cơ bản
FRT: 2 kịch bản giao dịch trong 2024!FRT vượt mức ATH:1xxk/cp vào tháng 11/2023 trong khi KQKD lỗ kỷ lục trong năm 2023!
Mức vốn hóa FRT chạm ngưỡng mức tương đương vốn chủ sở hữu với cổ phiếu MWG sấp sỉ 1 tỷ USD, và FRT được đinh giá lên mức P/B = 11,81 lần
Kịch bản 1: Giá CP kỳ vọng phản ảnh đúng vào giá FRT.
Để duy trì giá cổ phiếu trên vùng 1xx ngàn VND/cp thì FRT sẽ phải ghi nhận KQKD tăng trưởng đột phá trong năm 2024 như sau:
1. Công ty ghi nhận LN siêu khủng trong 2024 và phá kỷ lục LN trong 2025.
2. Hồi phục mạnh trên nền lỗ 345 tỷ của năm 2023 ngay trong Quý 1/2024.
Kịch bản 2: Giá CP kỳ vọng ảo, xuất hiện những phiên bán tháo/ phân phối mạnh.
FPTShop tiếp tục lỗ và Long Châu đạt diểm bảo hòa sau khi số cửa hàng mở mới vượt 1900 trong năm 2024. Do đó, lợi nhuận FRT 2024 vẫn duy trì lỗ như năm 2023.
FRT phải đối mặt với áp lực hòa vốn trong năm 2025 trước khi bị hủy niêm yết bắt buộc do điều kiện hủy NY của HOSE.
Lúc này, FRT bắt buộc phải triển khai các game bán vốn/thoái vốn của Long Châu hoặc đóng cửa hàng trong chuỗi FPTShop để duy trì lợi nhuận cho công ty.
Mối tương quan giữa GOLD và DXY qua các tin quan trọngDXY là đồng tiền quan trọng nhất trong thị trường ngoại hối, đồng thời cùng là cặp tiền được giao dịch nhiều nhất. Ngoài ra, DXY cũng là tiền tệ thanh toán phổ biến nhất trên thế giới, do đó các mối tương quan của DXY với các loại tài sản khác khá đặc biệt so với thị trường tiền tệ nói chung.
Vàng và DXY có thể nói là những tài sản quan trọng bậc nhất trong hoạt động giao dịch của chúng ta, và ba tài sản này có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau.
Trong phân tích liên thị trường, chúng ta thường sử dụng mối quan hệ giữa các tài sản khác nhau, thuộc các thị trường khác nhau để hỗ trợ việc phân tích. Và tương quan giữa vàng với DXY có lẽ là những mối quan hệ phổ biến nhất được sử dụng trong thị trường mà chúng ta đang hoạt động.
Biểu đồ của DXY với sự gắn kết với GOLD qua các thời kì:
THAY ĐỔI TƯ DUY THAY ĐỔI THÀNH CÔNG TRONG GIAO DỊCHTrading là một công việc nghiêm túc và có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi có thể kiếm được lợi nhuận ổn định. Việc có được 1 lệnh có lợi nhuận trong trading rất dễ nhưng để có lợi nhuận sau một thời gian giao dịch chính là việc học hỏi và tính toán rất kỹ, cũng như hiểu rõ bản chất của thị trường. Nhằm giúp các bạn mới bước vào thị trường thể thành công và tránh lạc lối, bên dưới là những quan niệm các bạn cần hiểu rõ và nắm vững để thành công với nghề trading:
1. CẦN HIỂU ĐÚNG 1: Giao dịch trước tiên là không để mất tiền, sau đó mới nghĩ đến việc kiếm tiền và có lợi nhuận.
* Sai lầm: Giao dịch là kiếm tiền nhanh, nhanh và rất nhanh.
- Bất kỳ ai bước chân trong lĩnh vực này cũng đều nghe người ta truyền tai nhau những lời nói như vậy, hoặc nghỉ về thị trường này như vậy. Và ngay lập tức họ đã bước sai đường với một kỳ vọng lớn lao nhưng không thực tế. Rất nhanh sau đó những kỳ vọng này vỡ vụn và nhường chỗ cho những thực tế khắc nghiệt. Những lệnh thua liên tiếp và liên tục cháy tài khoản, dẫn đến khủng hoảng tài chính cá nhân.
- W. Buffet đã nói: "Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền; Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1"
2. CẦN HIỂU ĐÚNG 2 : Bạn chẳng cần phải là người quá giỏi hay sở hữu một chiến lược giao dịch mạnh nhất.
* Sai lầm: Bạn phải thật thông minh, nhanh nhẹn và có chiến lược tốt mới có thể thành công trong đầu tư tài chính được.
Những tấm bằng đại học chuyên ngành, những chỉ số IQ ấn tượng đôi khi không giải quyết được nhiều , mà đôi khi chúng lại là những thứ âm thanh gây nhiễu khi nhìn nhận một vấn đề. Quá nhiều chỉ báo kỹ thuật, quá nhiều tin tức...mà người ta nghĩ rằng như thế mới cao siêu, mới Pro nhưng thực tế hiệu quả không cao. Nhanh tay quá thì dễ mất tiền. Vì vậy đơn giản hóa trong Trading lại mang lại hiệu quả cao nhất.
3. CẦN HIỂU ĐÚNG 3 : Không ai có thể bắt đỉnh, đáy của biểu đồ giá. Đỉnh và đáy chỉ xuất hiện khi giá đi qua chúng. Khi đi qua đáy mới biết đó là đáy, khi đi qua đỉnh mới biết đó là đỉnh (Hình ảnh minh họa trên biểu đồ: Phương pháp ăn con cá kiểu Nhật trong đầu tư).
* Sai lầm: Bạn phải hoặc cố gắng bắt được chính xác điểm đỉnh, đáy của biểu đồ giá khi đặt lệnh.
4. CẦN HIỂU ĐÚNG 4: Việc sử dụng đòn bảy tài chính cho phép bạn đầu tư bằng vốn của người khác thông qua dịch vụ trung gian rất dễ dàng và thuận tiện.
Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy không hợp lý cũng là con dao 2 lưỡi kết liễu bạn. Vì vậy cần có kỹ năng quản lý vốn hiệu quả để sống sót trong Trading.
* Sai lầm: Phải có nhiều vốn thì mới nên đầu tư Forex.
5. CẦN HIỂU ĐÚNG 5: Bạn không cần phải luôn đúng và cố gắng chống lại thị trường. Bạn phải thật sự hiểu và chấp nhận rằng bạn không thể biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra và dự đoán sai và thua lỗ là một phần của Trading.
* Sai lầm: Cần phải biết chuyện gì xảy ra tiếp theo trên thị trường mới có thể kiếm tiền được.
6. CẦN HIỂU ĐÚNG 6: Bạn không cần phải có tỉ lệ thắng/thua cao, cái chúng ta cần là tối ưu hóa lợi nhuận qua nhiều chuỗi lệnh.
* Sai lầm: Cần phải có tỷ lệ thắng/thua cao thì mới có lợi nhuận.
7. CẦN HIỂU ĐÚNG 7: Robot giao dịch tự động có thể thành công. Không đúng vì thực tế rất nhiều Trader mất tiền vì những cách này. Bạn nên nhớ nếu nó tốt thì chưa tới lượt bạn.
8. CẦN HIỂU ĐÚNG 8: Giao dịch càng nhiều trong ngày thì lợi nhuận càng giảm. Lối đánh giao dịch ngắn hạn tại các khung thơi gian thấp thường mang lại rủi ro lớn khiến bạn mất tiền nhanh hơn vào Sòng bạc.
9. CẦN HIỂU ĐÚNG 9: Giao dịch hoàn toàn là cờ bạc nếu bạn tự biến nó thành giao dịch có tỉ lệ chiến thắng 50/50 như thế. Việc đầu tiên của đặt một lệnh giao dịch là xác định điểm chốt lời, và sau đó là xác định điểm vào lệnh và SL. Mỗi một thời điểm có một điểm chốt lời và điểm SL và nhiệm vụ của bạn là xác định ra nó trước khi vào lệnh. Điểm vào lệnh của bạn phải xa điểm chốt lời và gần SL
* Sai lầm: Bạn tôi nói rằng: Giao dịch là cờ bạc, hãy tránh xa nó.
10. CẦN HIỂU ĐÚNG 10: Đây là một công việc khá buồn tẻ và tư tưởng rất nặng nề, nếu bạn không đạt được kỳ vọng về lợi nhuận thì bạn đang mất tự do chứ không phải được tự do. Bạn phải tìm cho mình một đội nhóm để trao đổi, giao lưu, học hỏi cùng nhau tiến bộ, giúp đỡ nhau khi khó khăn, khi đó bạn mới tìm được điểm cân bằng trong cuộc sống.
* Sai lầm: Trading là một công việc dễ dàng, tự do trong công việc và tự do về tài chính.
Chúc các bạn thành công trong nghề trading này!
Hiểu về Giá Ảo- Tiền Thật- Thanh Khoản trong Tài Chính.Nghe tin tổng tài sản của chủ tịch ACB là 2000 tỷ (100 triệu đô). Do nắm giữ lượng cổ phiếu acb là 100 triệu đô. Định giá tài sản như v là đúng hay sai? Hiểu dc vấn đề này là bước ngoặc để ae hiểu dc Giá Ảo, Tiền Thật, Thanh Khoản Và bản chất ngành tài chính.
Có người nói tổng tài sản của Phạm Nhật Vượng là 4 tỷ đô (dạng cổ phiếu Vingroup). Tổng tài sản của chủ Tân Hiệp Phát là 1 tỷ đô (dạng tiền mặt cash tươi). Và chủ Tân Hiệp Phát có tài sản giàu hơn Phạm Nhật Vượng. Đúng hay sai?
Phức tạp hơn nè:
Nếu ô Vượng xã all lượng cổ phiếu ra, có khi thu về chỉ dc 10% là 400 triệu đô (do tổng pool thanh khoản chỉ có 400 tr đô). Khi này ô Vượng nghèo hơn chủ Tân Hiệp Phát thật. Nhưng trường hợp là ô Vượng đi thế chấp all cổ phiếu đó cho bank. Lấy về 4 tỷ đô tiền mặt. Thì lúc này ô Vượng lại giàu hơn chủ Tân Hiệp Phát.
Tiếp nhé, Khu nhà mình có 100 miếng đất giống nhau i chang, Có 1 thằng qua mua 1 miếng đất giá 10 tỷ, V tổng định giá 100 miếng là 1000 tỷ. Mình cầm ra bank thế chấp lấy 1 nửa thui, Lấy về 500 tỷ, Bank vẫn cho nhé. Nhưng nếu đem bán ra ngoài thật, Thì chỉ bán dc đúng 1 miếng đó giá 10 tỷ. Còn lại chắc vài chục triệu/ miếng, Ô Dũng Lò Vôi làm rồi nhé . Nên mới thoát chết mà thậm chí có lãi lớn dù đất sập giá.
Lúc ô Dũng thế chấp cho bank thì lúc ấy là bank định giá đúng. Vd ô Dũng có 1000 miếng đất đi, mỗi miếng vào lúc giá đất chưa sập thì giá là 1 tỷ/miếng thật. Bán dc giá đó liền.
Thời điểm đó bank định giá đúng. Nhưng vừa vay lấy tiền xong, 1 năm sau giá đất chia 3. Bank nó làm sao dự đoán dc tương lai chứ. Còn Novaland ko làm nên phá sản. Đáng lẽ ô Dũng bị chia 3 tài sản, thậm chí bán ko dc lun do mất thanh khoản. Giờ ổ chỉ chia 2. Thậm chí ko lỗ. Do trước đó ổ mua giá thấp hơn nhiều nữa cái Giá Ảo lúc sốt đất. Bank chịu lỗ dùm ổ đó.
Theo ae? Giá Cả và Giá Trị khác nhau ở điểm nào? Giá Cả khác Giá Trị Định Giá Ảo khác Tiền Thật. Là ở Pool Thanh Khoản. Định Giá Market Cap = Pool Thanh Khoản. Thì khi ấy Giá Cả = Giá Trị. Còn định giá mà ko có thanh khoản khớp đủ, là Giá Ảo.
--
A/C/E cố gắng đọc hết để hiểu kiến thức nào!
Chứng khoán: cám dỗ, ảo tưởng và tuyệt vọngNăm 2020/2021,
"Chứng khoán dễ lắm"
"Đầu tư cần m* gì kiến thức, cứ múc cổ phiếu là ăn"
"Cần gì học hành bằng cấp, biết chừng đó đủ kiếm tiền rồi, mấy chuyên gia cứ làm quá"
Năm 2022/2023,
"Chứng khoán là cờ bạc, người không chơi là người thắng"
"Cổ phiếu là rác, gửi tiết kiệm là ngon rồi"
"Do tớ xui thôi, do bị lừa, broker dỏm"
Anh/em có đang rơi vào trường hợp này hoặc gặp ai nói những câu này không? Nếu có, những người này thuộc trường hợp: "Ngộ nhận giữa năng lực và may mắn".
Trải qua cơn sóng "ắp cheng" 2020/2021, thời kỳ biến động bởi "thiên nga đen" Covid19 khiến cho cả thế giới chao đảo. Ngân hàng trung ương các nước mạnh tay đẩy một "núi tiền" ra nền kinh tế. Dịch, cách ly, không sản xuất, dân chúng rút tiền đánh chứng. Cơn sóng tiền ồ ạt lao tới kéo giá của tất cả cổ phiếu tăng mạnh, ít thì nhân đôi, nhiều thì nhân bốn tài khoản. Nước dâng thuyền dâng, thời điểm đấy, múc cổ phiếu nào cũng trần, nhắm mắt đặt mua hàng về lãi ngay 20%.
Khi thời thế thuận lợi, người ta bắt đầu so sánh việc mua cổ phiếu với việc ăn kẹo, người người nhà nhà nói về chứng khoán, đó cũng là lúc sự ảo tưởng đạt đến cực độ. Có một vĩ nhân đã từng nói: "Lúc chúng ta ảo tưởng nhất là lúc đang đứng sát bên bờ vực thẳm"
Sang đến năm 2022, khi những mắt xích yếu kém của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện dày đặc là lúc mà thị trường chứng khoán quay về đúng bản chất vốn có: khó nhai, tuyệt vọng và đầy nước mắt.
Cổ phiếu từ lớn đến nhỏ, đồng loạt giảm, chất "sàn" thành từng đống. Sóng "đỏ, xanh dương" quét qua và cuốn trôi toàn bộ 1.900 cổ phiếu, nhẹ thì lỗ 30%, nặng thì một nửa, số còn lại "cháy" tài khoản vài trăm tỷ đồng.
Năm 2022 cũng đón nhận nhiều tin tức xấu. Mỹ lạm phát 8%, thoạt nghe cứ tưởng đang đọc về kinh tế của một quốc gia nào đó ở Châu Phi nhưng chính là thực trạng của nền kinh tế số 1 thế giới. Những tin tức về "bắt bớ", đốt lò thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng của các đại gia Việt Nam khiến cho cả nước hoang mang. VNINDEX giảm 40% giá trị, thổi bay hàng triệu tỷ đồng vốn hóa (Tín Phong nói thật đấy, triệu tỷ đồng) cũng là việc chưa từng xảy ra. Đến những nhà đầu tư lão luyện 20 năm hay những người tích cực nhất cũng phải thốt lên hai từ "không ngờ".
Từ đấy sản sinh ra hàng loạt "Chí Phèo chứng khoán".
"Họ vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ lỗ xong là họ chửi. Bắt đầu chửi thị trường. Có hề gì? Thị trường có của riêng ai? Rồi họ chửi ủy ban. Thế cũng chẳng sao: ủy ban chẳng để tâm. Tức mình, họ lại chửi tất cả lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng có sao, doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh sản xuất bình thường. Cái người cần chửi là bản thân, sao không thấy?"
Đây chính là sự tuyệt vọng.
Cách đây ba tháng, Tín Phong có nói chuyện với chị khách hàng ở Hà Nội, chị đầu tư từ năm 2010, cái đợt mà dòng cổ phiếu Sông Đà làm mưa làm gió suốt ba năm trời. Chị bảo gặp nhiều thăng trầm, lúc tài khoản nhân đôi, sau ba năm lại về bàn tay trắng. Sau một buổi trao đổi, tôi mới vỡ ra rằng, chị không biết nhìn biểu đồ, chị cũng không đọc được báo cáo tài chính, cái chị có duy nhất là niềm tin, người quen bảo mua gì là chị mua theo. Ban đầu có lãi, mà tổng kết lại: lãi ngắn hạn mà lỗ trường kỳ.
Có anh khách hàng T, ảnh bảo đang mua vào cổ phiếu thủy sản, chuẩn bị có sóng tăng mới. Tôi hỏi:
"Anh biết giá cá tra tại Đồng Tháp bao nhiêu không?", anh giật mình.
"Xuất khẩu thủy sản năm tháng đầu năm tăng hay giảm so với cùng kỳ". Anh lắc đầu bảo, "Biết mấy cái đó làm gì".
"Anh biết hiệp định EVFTA tác động thế nào đến ngành thủy sản không?". Anh im lặng. Nghĩ thầm trong bụng, hỏi gì khó thế nhỉ.
Anh nhận ra đã phạm sai lầm, thứ nhất là múa rìu qua mắt thợ giỏi, thứ hai là anh đã đánh tráo khái niệm "đầu tư" và "cờ bạc".
Anh em nào chăm đọc tin tức chắc chắn sẽ biết Vinasun taxi vấp ngã vì đầu tư ngoài ngành, Shark "Nước" phải đi bán xoong nồi để trả nợ vì "lỡ" đầu tư bất động sản, thép Hòa Phát chật vật vì ngành xây dựng hay tập đoàn bán lẻ - tiêu dùng Masan "ngậm ngùi" gồng lỗ những mỏ khoáng sản nghìn tỷ đồng. Như vậy mới thấy tập đoàn chục nghìn tỷ, những bộ não to lớn còn "toang", trong khi anh em cầm vài tỷ đầu tư chứng khoán đã tưởng mình là Lã Bố thống nhất ba quân làm chủ thiên hạ.
Nhiều anh em làm bất động sản, làm IT, xây dựng, bác sĩ, kĩ sư hay ca sĩ,.. vốn đã không có bất kỳ liên quan đến kinh-tài-chứng, nghĩa là xuất phát điểm từ con số 0. Làm việc gì cũng phải có kiến thức ngành, không bỏ tiền đi học, cũng phải bỏ tiền học từ việc "đổ máu" trên thị trường. Tất nhiên, học phí ngoài thương trường chắc chắn đắt hơn trên giảng đường, mất tiền xe nhà là ít nhất rồi.
Xã hội phân hóa, mỗi người giỏi mỗi lĩnh vực, anh em hiểu được điều này để định vị đúng bản thân. Cái cần nữa là trau dồi kiến thức đầu tiên, giống như xây nhà phải xây móng trước, móng sâu thì nhà mới cao được.
Thêm nữa, đừng bao giờ đi ăn một mình, cẩn thận lạc, mỗi lần lạc lối phải quay về vạch xuất phát, tốn thời gian. Thay vì một mình một ngựa, anh em hãy chọn một người Tư vấn TỐT.
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
SỰ HỐI TIẾCHối tiếc là một cảm xúc có thể xảy ra theo cả hai cách, tức là một nhà giao dịch có thể hối tiếc khi đặt một giao dịch hoặc hối tiếc vì đã không đặt một giao dịch. Sự hối tiếc có thể khiến một nhà giao dịch tham gia vào một giao dịch sau khi bỏ lỡ ban đầu hoặc vào lệnh sớm hơn vì sợ đánh mất cơ hội.
Đó là những động cơ làm bản thân vi phạm kỉ luật khiến tâm lí bị hỗ loạn và mất kiểm soát dẫn đến thua lỗ.
Tất cả những gì chúng ta cần biết là có thể bỏ lỡ một vài cơ hội hoặc gặp một vài giao dịch tồi tệ. Không ai có thể nắm bắt tất cả các cơ hội mà thị trường mang lại. Khi bạn đã có được tư duy này, quan điểm giao dịch của bạn sẽ thay đổi.
Khi bạn đã thừa nhận những điều này, bạn có thể đưa ra một kế hoạch giao dịch giảm thiểu rủi ro tài khoản của bản thân mình.
Các bạn đã trải và vượt qua cảm xúc này chưa nhỉ?
Chúc anh em lí giao dịch và có nhiều lợi nhuận nhé!
Các Nguyên Tắc Quản Trị Vốn Trong ForexCác nguyên tắc quản lý vốn Forex
Để quản lý vốn Forex hiệu quả là cả một quá trình lâu dài và không phải ai cũng có thể thực hiện chính xác. Chính vì vậy, trong quá trình giao dịch ngoại hối, các nhà đầu tư nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Luôn đặt ra mức rủi ro chấp nhận được và đặt cắt lỗ
Thua lỗ trong giao dịch forex là điều không tránh khỏi. Việc nhà đầu tư cần làm chính là đặt ra cho mình mức rủi ro nằm trong phạm vi có thể chấp nhận, ví dụ 20 hay 30%. Khi tài khoản thua lỗ vượt quá mức này, nhà đầu tư tiến hành cắt lỗ, tránh trường hợp “mất trắng” toàn bộ số tiền mình đang có.
Không đặt kỳ vọng quá cao
Hầu hết các nhà đầu tư tham gia giao dịch tại top sàn forex uy tín đều mong muốn làm giàu từ đó. Tuy nhiên, quá trình này không hề đơn giản chút nào. Vì vậy, trong thời gian mới bắt đầu, nhà đầu tư không nên đặt kỳ vọng quá cao. Bạn nên bước từng bước nhỏ, thực hiện các giao dịch với số vốn ít để tích tiểu thành đại. Sau khi đã thành công ở các giao dịch nhỏ, bạn tăng dần nguồn vốn lên. Học cách kiên nhẫn
Trong bất cứ việc gì, nóng vội đều là con dao giết chết thành công. Trong thị trường forex, các nhà đầu tư cần bình tĩnh, chờ đợi thời cơ, kiên trì với kế hoạch mà mình đã vạch ra.
Sử dụng đòn bẩy phù hợp
Đòn bẩy là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, nhưng nó cũng có mức độ rủi ro rất cao. Do đó, các nhà đầu tư không nên lạm dụng công cụ này mà nên lựa chọn mức đòn bẩy hợp lý để giữ bị thế ổn định hơn. Lời khuyên của chúng tôi là bạn không nên sử dụng đòn bẩy cao quá 7 lần so với tài khoản của mình.
Sử dụng nguồn vốn đầu tư ở mức hợp lý
Trong nguyên tắc quản lý vốn forex, các nhà đầu tư cần lưu ý không bao giờ được sử dụng hết số tiền tiết kiệm mình đang có mà chỉ nên trích khoảng 10 – 15% để phục vụ cho quá trình giao dịch. Mỗi giao dịch cũng không nên vượt quá 3% số vốn dùng cho đầu tư.
TÂM LÍ GIAO DỊCHBất kỳ nhà giao dịch nào giao dịch trên thị trường tài chính đều phải đối mặt với một số cảm xúc, trong đó sợ hãi, tham lam, hối hận và hy vọng là bốn cảm xúc nổi bật nhất.
Một số sai lầm thường gặp:
– Cắt ngắn vị thế chiến thắng vì sợ thu hồi lại lợi nhuận
– Do dự khi bắt đầu giao dịch vì lo sợ về khả năng thua lỗ
– Tiếp tục giao dịch thua lỗ vì sợ bị lỗ
Anh Em đã biết cách và cải thiện được tâm lí giao dịch chưa nhỉ?
Chúc anh em cải thiện tốt tâm lí giao dịch và có nhiều lợi nhuận nhé!
Cờ bạc hay đầu tưCờ bạc và đầu tư chứng khoán là hai hoạt động khác nhau về mục đích và bản chất. Cờ bạc là hoạt động đánh cược, chủ yếu dựa trên may mắn và không có một kế hoạch hoặc chiến lược đầu tư cụ thể. Trong khi đó, đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư dựa trên nghiên cứu và phân tích, kiến thức và kinh nghiệm, cần có kế hoạch và chiến lược đầu tư cụ thể.
Nếu anh em quan tâm đến việc "kiếm tiền không vi phạm pháp luật", đầu tư chứng khoán là lựa chọn tốt hơn so với cờ bạc.
Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán cũng có rủi ro và cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Nếu bạn mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu về đầu tư chứng khoán và học cách đầu tư thông minh, bảo vệ vốn và tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại, mua cổ phiếu mà không có kiến thức thì là đánh bạc, có kiến thức thì gọi là đầu tư.
Anh em có đang nhầm lẫn giữa may mắn và năng lực không nhỉ ?
--
Chúc anh em phiên giao dịch cuối tuần trading kiếm được nhiều tiền!
"Lỗ suất kép" khi đầu tư chứng khoán Việt NamThắng kính chào A/C/E cộng đồng Tradingview,
Hôm nay, Thắng gửi đến A/C/E một bài viết phân tích về TÁC HẠI của LỖ SUẤT KÉP đồng thời hướng dẫn mọi người cách khắc phục lỗi sai này. A/C/E thấy hay thì like, bình luận và chia sẻ giúp Thắng để LAN TỎA KIẾN THỨC đến cộng đồng nhé!
Bàn về LỖ SUẤT KÉP
Anh chị nghe từ lãi suất kép nhiều rồi, vậy ngược với lãi là lỗ, và lỗ suất kép nghĩa là gì? Anh chị có đang đầu tư theo kiểu lỗ suất kép không? Cách khắc phục TỐT NHẤT là như thế nào? Hôm nay Thắng lại "múa bút" phục vụ anh chị đây!
Lỗ suất kép (hay còn gọi là mất suất kép) là một khái niệm trong lĩnh vực đầu tư tài chính, thường xuất hiện khi tài khoản A/C sử dụng MARGIN để trung bình giá cổ phiếu đang nằm trong xu hướng giảm. Thuật ngữ dân gian gọi là "ngã ở đâu gấp đôi ở đó".
Khi đầu tư vào cổ phiếu và không may CP giảm, A/C vẫn tiếp tục giữ mà không bán ra, và thậm chí, dùng thêm margin để "múc" cổ phiếu đang giảm, điều này dẫn đến lỗ chồng lỗ và lỗ nhanh hơn gấp đôi so với bình thường. Nếu lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 thì lỗ suất kép chính là tầng địa ngục thứ 19!
Margin là con dao, bắt cổ phiếu đang giảm bằng margin là bắt dao rơi, và là nguyên nhân gây ra lỗ suất kép. Anh chị thường nghe media hô hào về lợi ích của đòn bẩy, nhưng thường thứ mọi người nắm được chỉ là cái lưỡi dao.
Có 2 sai lầm mà anh chị thường xuyên mắc phải khi sử dụng margin:
Một là, a/c sử dụng margin trung bình khi giá xuống. Thực tế phải làm ngược lại, là chỉ được dùng margin để trung bình giá lên, khi sức mua nở ra. Ví dụ lỗ suất kép, A/C mua CP A với giá 10.000 đồng, khi CP giảm A/C tiếp tục múc trung bình giá margin với tỷ lệ 1:1, nghĩa là lúc này nếu giá CP A giảm về 9.000 đồng, anh chị sẽ mất tới 20%. Giá CP rơi 30%, tài khoản anh chị cũng bay màu. Doanh nghiệp vẫn còn nguyên nhưng mọi người đã ra bờ kè Thanh Đa trải chiếu ngủ.
Hai là, múc margin vô tội vạ mà không để ý đến quy định của CTCK. Mỗi công ty có những quy định về margin khác nhau, ví dụ: tỷ lệ margin cho CP, room margin, tỷ lệ call margin, force sell, quản lý rủi ro, hạn mức bất thường,... Ở SSI dưới 0,35 là bị call margin, và VPS dưới 0,35 là bị bán tự động không cần báo trước, vì vậy, A/C làm gì cũng phải hỏi môi giới trước về các quy định, môi giới nào không biết thì chuyển ngay, chơi với mấy đứa ngu là ngu theo liền.
Thắng viết bài này để anh/chị hiểu về nguy hiểm của lỗ suất kép, khi dùng margin thì nhớ đến mấy lời này, phía trước cây nến là ngôi nhà và vợ con thơ.
Nói thì dễ, làm mới khó. Chúc anh chị phát triển và thịnh vượng!
--
Chúc A/C/E cộng đồng Tradingview phát triển và thịnh vượng!
Cách tính chỉ số chứng khoán VNINDEX đơn giản dễ hiểuThắng kính chào A/C/E cộng đồng Tradingview,
Hôm nay, Thắng xin phép gửi đến mọi người bài viết rất THÚ VỊ về: Cách tính chỉ số VNINDEX đơn giản dễ hiểu. A/C đọc bài viết này mà thấy CÓ ÍCH thì nhấn like và ủng hộ Thắng bằng bình luận nhé!
--
Chỉ số VN-Index là chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và là một trong những chỉ số thị trường chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Chỉ số VN-Index được tính bằng cách lấy tổng giá trị của tất cả các cổ phiếu trên sàn HOSE và chia cho số lượng cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn HOSE.
Công thức tính VN-Index:
VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE) / (Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE)
Trong đó:
Tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE được tính bằng cách lấy tổng giá trị của từng cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, bằng cách nhân số lượng cổ phiếu của mỗi cổ phiếu với giá cả của nó tại thời điểm tính toán VN-Index. Tổng giá trị thị trường này thường được gọi là "giá trị vốn hóa thị trường".
Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE là tổng số cổ phiếu của tất cả các công ty niêm yết trên sàn HOSE.
Lưu ý rằng VN-Index chỉ là một con số thống kê, và không phản ánh đầy đủ tình hình thị trường chứng khoán. VN-Index chỉ là thước đo chung của tình hình giá cả và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày.
--
Chúc cả nhà trading thuận lợi và kiếm thật nhiều tiền!
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BỎ CĂN BỆNH FOMO TRONG CHỨNG KHOÁNHôm nay Thắng chia sẻ về "tâm lý FOMO", A/C đọc xem có bản thân mình trong đó không nhé. Cảm ơn cả nhà ạ.
FOMO, tiếng anh là "Fear of missing out" nghĩa là lo sợ bị bỏ lỡ cơ hội. Trong chứng cháo, FOMO thường được sử dụng để miêu tả cảm giác lo lắng của NĐT khi họ thấy CP hay chỉ số tăng giá một cách nhanh chóng và không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.
FOMO thường dẫn đến các hành động đầu tư không cân nhắc kỹ lưỡng, dẫn đến rủi ro và thất bại. Ví dụ, A/C thấy giai đoạn tháng 3 và tháng 4 vừa qua thị trường và CP tăng rất mạnh, A/C sợ bỏ lỡ cơ hội mua vào kiếm tiền.
Đứng ngoài thì thấy CP A tăng, mua vào thì CP A đi ngang, còn CP B lại tăng mạnh, thế là lại bán A để mua B. Mới chốt lời B được 5% thì B lại tăng thêm 10%, thế là lại mua B vào. Nhiều A/C có kinh nghiệm hơn, bán xong B không mua B nữa, nhưng ngồi ngoài thấy CP C tăng 30%, nóng ruột quá lại mua vào, ngay đỉnh. Đu đỉnh cũng bình thường, chán nhất là khi C giảm lại múc trung bình giá, vì không chịu chấp nhận mình đã sai, lại toang thêm lần nữa.
Chắc chắn tất cả A/C đều từng bị, em cũng đã từng, thật.
Thắng đã chia sẻ rất rõ, để mua một CP bắt buộc phải nắm chắc 2 điều: (1) lý do mua và (2) điểm mua/chốt lời/cắt lỗ. Nếu không nắm vững 2 điều này, A/C sẽ bị lây nhiễm căn bệnh FOMO - nghĩa là vì thấy CP tăng và kỳ vọng tăng nữa nhưng KHÔNG BIẾT TẠI SAO GIÁ TĂNG . Hên thì ăn được thêm vài giá, mà xui thì ngậm ngùi làm cổ đông chiến lược...
Vậy, để không bị FOMO trong chứng khoán, điều cần thiết nhất vẫn là KỶ LUẬT. Nói kỷ luật thì cao siêu lắm, A/C chỉ cần làm giúp Thắng hai điều:
1. Nắm rõ lý do tại sao mua cổ phiếu: nếu CP không còn đi đúng như lý do mua (ví dụ gãy xu hướng, thanh khoản bán mạnh, lợi nhuận ròng giảm,...) A/C phải bán ra không cần biết CP sau khi bán tăng hay giảm.
2. Biết rõ điểm mua/chốt lời/cắt lỗ: giống như khi đi ô tô, trước khi ngồi lên xe A/C phải biết điểm đến, nếu không, đi lung tung rất dễ đi lạc, hoặc đi vào đường cấm và gặp mấy chú C.A, nhẹ thì 10 củ, nặng thì 30 chẹo, ở Sài Gòn là thế.
Đầu tư là một cuộc chơi dài hạn, vì vậy, A/C hãy chọn một phương pháp có tầm nhìn xa, đừng quá tập trung vào cuộc chơi T+2.
--
Chúc a/c đầu tư thành công!
Vứt báo cáo tài chính đê, đừng để bị dắt mũi nữa!Trong các bài post trước, Thắng thường xuyên nhắc về PP đầu tư “Đi trước thị trường 3 bước”. Lúc nói có vẻ cao siêu lắm, thật ra là chỉ yêu cầu có cái não nhiều nếp nhăn, trán rộng sáng ngời và đôi mắt nhìn xa xăm.
"Đi trước thị trường 3 bước" là một phương pháp phân tích và đầu tư trên thị trường chứng khoán. Phương pháp này bao gồm ba bước sau:
1. Phân tích vĩ mô: Đây là bước đầu tiên để đánh giá triển vọng của thị trường chứng khoán. Nó bao gồm việc phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường để đánh giá ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu trong những quý tiếp theo. Đối với doanh nghiệp, A/E cần hiểu rõ giá thành sản phẩm, nhu cầu tiêu thụ trong/ngoài nước và các yếu tố khác ảnh hưởng đến doanh thu/chi phí -> Lợi nhuận sau thuế DN.
Thường A/E thiếu kinh nghiệm sẽ bị động, nghĩa là chờ báo đăng tin: “Giá thép/phân bón/giá cước vận tải tăng,…” hoặc chờ Bài phân tích của Research các công ty chứng khoán để mua. Đây là hành động sai! Giá CP có thể tăng trần 2-3 phiên vì tin tốt, nhưng đâu lại vào đấy, vì tiền lớn + sóng ngành chưa ập vào bờ!
2. Định giá: Sau khi phân tích vĩ mô, A/E tiến hành định giá cổ phiếu để xác định giá trị thực của nó trong quý tiêp theo là bao nhiêu. Điều này giúp A/E hiểu rõ hơn về giá trị thực của cổ phiếu và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Thông thường, A/E thiếu kinh nghiệm không thể tự định giá CP, các bạn mua để đấy chờ tăng rồi bán, các bạn không đặt được giá chốt lời ở đâu và thường FOMO chốt lỗ/cắt lời theo đám đông sai trái.
Bước 2 cũng là phần quan trọng để tiến vào bước 3: MÚC
3. Múc: Khi mua CP A/E lưu ý 2 điều tối quan trọng là (1) lý do mua CP và (2) điểm mua/chốt lời/cắt lỗ. Nếu lướt sóng thì phải biết cắt lỗ mấy %, mà lướt theo tin thì phải xác định đó là tin bịp hay là tin đúng, tin ngắn hạn hay dài hạn, nếu tin sai thì phải làm sao. Điều này giúp A/E tránh các sai lầm đầu tư thường gặp như đu đỉnh/bán đáy làm khổ vợ con.
A/E nào múc phải VRE trong tuần trước thì…ối giồi ôi luôn!
Tóm lại, “đi trước thị trường 3 bước” là một phương pháp đầu tư dễ hiểu và hiệu quả.
Sóng đầu tư công là gì? yếu tố cốt lõi?Nội dung gồm 3 phần:
Phần 1: Khái niệm đầu tư công là gì?
Phần 2: Tìm hiểu chuỗi giá trị ngành và các ngành hưởng lợi
Phần 3: Các doanh nghiệp hưởng lợi gián tiếp
Cổ phiếu liên quan:
HOSE:HPG , HOSE:KBC , HOSE:KSB , HOSE:HT1 , HOSE:NVL , HOSE:DXG , HOSE:VHM , HOSE:NLG , HOSE:LCG
ĐỪNG LÀM CON BÒ BỊ DẮT MŨI BỞI TRUYỀN THÔNG!
Hôm nay có 1 anh bảo với Thắng rằng: "TTF rẻ quá, giá 4k không bằng 1/3 ly cà phê, 3 tháng tới đơn hàng xuất khẩu gửi đi nhiều; còn không tăng cứ mua để đó 3 năm sau cũng tăng." Đó là suy nghĩ chung của các NĐT, nhưng nó chưa đủ yếu tố để giúp A/C outperform "sòng bạc" này. Thắng xin chia sẻ quan điểm:
Rẻ hay Đắt tùy thị trường, phụ thuộc EPS forward của DN, đặc biệt độ.i đang định giá nó Rẻ hay Đắt. Một CP muốn kéo lên hay đạp xuống chắc chắn phải có sự điều tiết của độ.i Market maker. Vì vậy, khi A/C xuống tiền mua bất kỳ CP nào, ngoài phân tích cơ bản, vĩ mô, kỹ thuật,... A/C phải đọc vị độ.i điều phối đang muốn làm gì, nếu không, A/C rất dễ bị dắt mũi dẫn đến kẹp hàng, nhẹ thì 3 tháng, nặng thì 2 năm về bờ.
Ví dụ 1: đại sóng HPG 2020 tăng từ 10k lên 50k (trước chia): Có thời điểm độ.i MM, bao gồm cả hàng của HĐQT và các quỹ, nắm đến 95% lượng hàng trên thị trường. Quá trình phân phối bắt đầu vào T6/2021 và phải đến T1/2022 mới kết thúc, đây là lúc lợi nhuận Hòa phát đạt đỉnh và chính lúc này "game over".
Ví dụ 2: DGC tăng từ giá 10k lên 120k (sau chia) vào năm 2021: Tháng 6/2022, độ.i DGC bắt đầu phân phối, mặc dù đến Q3/2022 lợi nhuận vẫn cao nhất lịch sử nhưng những ai mua CP dựa vào sóng ngành đều phải "ngậm đắng nuốt cay".
Ví dụ 3: sóng lớn ngành thủy sản bắt đầu từ Q3/2021 và kết thúc vào Q2/2022: Nhiều NĐT hoang mang vì lợi nhuận liên tục đạt đỉnh nhưng ngược lại người nhà, chủ tịch tiếp tục đăng ký bán ra CP. Chỉ 3 tháng sau VHC giảm 30% từ đỉnh và ANV mất 60% giá trị.
=> Từ 3 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng kiến thức về ngành, về vĩ mô hay kỹ thuật là KHÔNG ĐỦ. Để tồn tại trong thị trường "mafia" này, A/C/E phải nắm câu chuyện của các độ.i tạo lập đang muốn làm gì với CP của họ.
--
Chúc cộng đồng ta cùng nhau phát triển và thịnh vượng!
GOLD sập mạnh, tại sao?Đêm thứ 6 (03/2/2023), chỉ số Nonfarm - Payrolls đã được công bố với tỉ lệ việc làm tăng lên 100% so với con số tháng trước, cùng với đó tỉ lệ thất nghiệp vẫn trong phạm vi mục tiêu.
Điểm quan trọng là thu nhập vẫn duy trì ở mức tốt, đây là dấu hiệu cho thấy FED sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong kỳ họp FOMC kế tiếp thay vì sẽ giữ nguyên khi lãi suất đã gần chạm mốc 5%.
Từ đó làm cho DXY bật tăng mạnh và Vàng có xu hướng hạ nhiệt.
BÀI HỌC SỐ 6 CHO 1 TRADERTừ lâu, Isaac Newton đã để lại cho chúng ta ba định luật về chuyển động, là công trình của bậc thiên tài.
Tuy nhiên tài năng của ông không mở rộng sang lĩnh vực đầu tư, Ông đã mất cả đống tiền trong vụ bong bóng kinh tế của Cty South Sea, Ông từng nói: " tôi có thể tính ra chuyển động của các vì sao, nhưng không thể tính được sự điên rồ của con người" .
Nếu không bị thiệt hại bởi phi vụ trên, có lẽ ông ta đã phát hiện ra định luật thứ 4 về chuyển động.
Với chúng ta, các nhà đầu tư: LỢI NHUẬN SẼ BỊ SỤT GIẢM KHI HÀNH ĐỘNG CHÚNG TA TĂNG LÊN