ICT TRADE//@version=5
indicator("ICT Strategy Helper", overlay=true)
// === INPUTS ===
obLookback = input.int(20, title="Order Block Lookback Period", minval=1)
showOB = input.bool(true, title="Show Order Blocks")
showFVG = input.bool(true, title="Show Fair Value Gaps (FVG)")
showBreakers = input.bool(true, title="Show Breakers")
// === ORDER BLOCKS ===
highs = ta.highest(high, obLookback)
lows = ta.lowest(low, obLookback)
isBullishOB = (high > highs and close < highs ) and close > close
isBearishOB = (low < lows and close > lows ) and close < close
// Plot Order Blocks
if showOB
if isBullishOB
box.new(left=bar_index , right=bar_index, top=highs , bottom=close , color=color.new(color.green, 80), border_color=color.green)
if isBearishOB
box.new(left=bar_index , right=bar_index, top=close , bottom=lows , color=color.new(color.red, 80), border_color=color.red)
// === FAIR VALUE GAPS ===
fvgUp = (low > high) and (low > high )
fvgDown = (high < low) and (high < low )
// Plot FVG
if showFVG
if fvgUp
line.new(x1=bar_index , y1=low , x2=bar_index , y2=high , color=color.new(color.green, 50), width=2)
if fvgDown
line.new(x1=bar_index , y1=high , x2=bar_index , y2=low , color=color.new(color.red, 50), width=2)
// === BREAKERS ===
breakerHigh = ta.valuewhen(isBearishOB, highs , 0)
breakerLow = ta.valuewhen(isBullishOB, lows , 0)
isBullishBreaker = close > breakerHigh
isBearishBreaker = close < breakerLow
// Plot Breakers
if showBreakers
if isBullishBreaker
label.new(bar_index, high, "Bullish Breaker", style=label.style_label_up, color=color.new(color.green, 50), textcolor=color.white)
if isBearishBreaker
label.new(bar_index, low, "Bearish Breaker", style=label.style_label_down, color=color.new(color.red, 50), textcolor=color.white)
// === ALERT CONDITIONS ===
alertcondition(isBullishBreaker, title="Bullish Breaker", message="Bullish Breaker Identified")
alertcondition(isBearishBreaker, title="Bearish Breaker", message="Bearish Breaker Identified")
alertcondition(fvgUp, title="Fair Value Gap Up", message="Bullish Fair Value Gap Detected")
alertcondition(fvgDown, title="Fair Value Gap Down", message="Bearish Fair Value Gap Detected")
Ý tưởng về cộng đồng
ICT TRADE//@version=5
indicator("ICT Strategy Helper", overlay=true)
// === INPUTS ===
obLookback = input.int(20, title="Order Block Lookback Period", minval=1)
showOB = input.bool(true, title="Show Order Blocks")
showFVG = input.bool(true, title="Show Fair Value Gaps (FVG)")
showBreakers = input.bool(true, title="Show Breakers")
// === ORDER BLOCKS ===
highs = ta.highest(high, obLookback)
lows = ta.lowest(low, obLookback)
isBullishOB = (high > highs and close < highs ) and close > close
isBearishOB = (low < lows and close > lows ) and close < close
// Plot Order Blocks
if showOB
if isBullishOB
box.new(left=bar_index , right=bar_index, top=highs , bottom=close , color=color.new(color.green, 80), border_color=color.green)
if isBearishOB
box.new(left=bar_index , right=bar_index, top=close , bottom=lows , color=color.new(color.red, 80), border_color=color.red)
// === FAIR VALUE GAPS ===
fvgUp = (low > high) and (low > high )
fvgDown = (high < low) and (high < low )
// Plot FVG
if showFVG
if fvgUp
line.new(x1=bar_index , y1=low , x2=bar_index , y2=high , color=color.new(color.green, 50), width=2)
if fvgDown
line.new(x1=bar_index , y1=high , x2=bar_index , y2=low , color=color.new(color.red, 50), width=2)
// === BREAKERS ===
breakerHigh = ta.valuewhen(isBearishOB, highs , 0)
breakerLow = ta.valuewhen(isBullishOB, lows , 0)
isBullishBreaker = close > breakerHigh
isBearishBreaker = close < breakerLow
// Plot Breakers
if showBreakers
if isBullishBreaker
label.new(bar_index, high, "Bullish Breaker", style=label.style_label_up, color=color.new(color.green, 50), textcolor=color.white)
if isBearishBreaker
label.new(bar_index, low, "Bearish Breaker", style=label.style_label_down, color=color.new(color.red, 50), textcolor=color.white)
// === ALERT CONDITIONS ===
alertcondition(isBullishBreaker, title="Bullish Breaker", message="Bullish Breaker Identified")
alertcondition(isBearishBreaker, title="Bearish Breaker", message="Bearish Breaker Identified")
alertcondition(fvgUp, title="Fair Value Gap Up", message="Bullish Fair Value Gap Detected")
alertcondition(fvgDown, title="Fair Value Gap Down", message="Bearish Fair Value Gap Detected")
Tuần bán tháo tàn khốc, vàng giảm hơn 4% và triển vọng tuần tớiThị trường vàng OANDA:XAUUSD tuần này hứng chịu đợt bán tháo cực kỳ tàn khốc, giảm hơn 4%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9 năm 2023.
Trump chính là nguyên nhân tổng thể lớn nhất khiến vàng OANDA:XAUUSD lao dốc
Vàng đã có một tháng khá tốt trong tháng 10, tăng cùng với đồng Dollar Mỹ vốn được hỗ trợ nhờ kỳ vọng về một chiến thắng có thể xảy ra cho Donald Trump.
Giá vàng trước đó thậm chí còn kéo dài mức tăng bất chấp sự phục hồi khá rõ ràng của lãi suất Kho bạc Hoa Kỳ ở tất cả các kỳ hạn.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi đáng kể kể từ khi Trump đắc cử tổng thống Mỹ
Những lo ngại chính xung quanh khả năng chính quyền Trump sẽ lại sử dụng các biện pháp áp đặt thuế quan. Những biện pháp này có thể sẽ lại thúc đẩy lạm phát và cuối cùng có thể khiến Fed đảo ngược chu kỳ nới lỏng đang diễn ra.
Yếu tố chính đằng sau sự tăng vọt của vàng hồi đầu năm nay là căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, đặc biệt là xung đột leo thang giữa Israel và Hamas và cuộc chiến kéo dài ở Ukraine.
Bất cứ khi nào có tin tức mới về tình hình xung đột ngày càng tồi tệ, các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Tuy nhiên thì trong thời gian gần đây kể từ sau chiến thắng của Đỗ Nam Trung thì tình hình địa chính trị và các cuộc xung đột đang có những dấu hiệu tích cực, điều này sẽ tạo cơ sở cho áp lực bán vàng tiếp theo.
Fed cũng đang tạo ra áp lực đối với vàng OANDA:XAUUSD
Những bình luận hơi "diều hâu" từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tuần qua đã thúc đẩy đồng Dollar và làm giảm sự quan tâm đến vàng.
Powell cho biết hôm thứ Năm rằng ngân hàng trung ương không vội giảm chi phí vay trong khi nền kinh tế tiếp tục mạnh mẽ, thị trường lao động vững chắc và lạm phát cao hơn mục tiêu 2%.
Sau bài phát biểu của Powell, các nhà đầu tư đã hạ thấp khả năng Fed cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 12, từ 72% xuống 61.9%, theo dữ liệu FedWatch của CME Group.
Ngoài những bình luận của Powell, Chủ tịch Fed Boston Susan Collins cho biết Fed không vội cắt giảm lãi suất. Cuối cùng, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee đã để ngỏ khả năng tổ chức cuộc họp tháng 12 của Fed, đồng thời nói thêm, "Tranh cãi về lãi suất trung lập có thể khiến tốc độ cắt giảm lãi suất chậm hơn."
Tuy nhiên, giai đoạn cuối phiên giao dịch hôm thứ Sáu tuần vừa qua, bất chấp dữ liệu tích cực của Hoa Kỳ thì đồng Dollar vẫn chịu áp lực khi những người tham gia thị trường chốt lời trước cuối tuần. Điều đó đã hạn chế sự sụt giảm của vàng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng là 2.536USD/oz.
Điểm chú ý tuần tới
Tuần tới, các nhà giao dịch vàng sẽ chú ý đến dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và việc công bố Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của S&P.
Nhìn chung, tuần tới sẽ là một tuần có khá ít dữ liệu và sự kiện đáng chú ý, ngoài những sự kiện bất ngờ ví dụ như “Trump bị ốm và Trump doạ sẽ đuổi việc Jerome Powell”.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Mặc dù vàng đã phục hồi rất nhẹ vào giai đoạn cuối tuần vừa qua nhưng nó vẫn kết thúc tuần với 6 ngày giảm giá liên tiếp.
Mức phục hồi của vàng duy trì nó ở trên mức Fibonacci 1% điểm giá 2.548USD nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế ở phía trước khi mà các áp lực gần nhất từ cạnh dưới kênh giá (a) và mức kháng cự ngang 2.588USD cùng mức Fibonacci thoái lui 0.786% vẫn sẽ ngăn cản đà phục hồi của giá vàng.
Mặt khác thì nó vẫn đang có xu hướng kỹ thuật nghiêng hoàn toàn về triển vọng giảm giá với kênh giá (b) làm xu hướng chính trong ngắn hạn. Ngoài ra thì Chỉ số sức mạnh tương đối RSI vẫn đang hướng xuống mà chưa đạt được khu vực quá bán, cho thấy dư địa giảm giá vẫn còn ở phía trước.
Nhìn về phía trước, miễn là vàng vẫn ở trong kênh giá (b) và dưới mức giá nguyên 2.600USD thì các đợt tăng giá chỉ nên được coi là điều chỉnh ngắn hạn về mặt kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến xu hướng chính hiện tại là giảm giá.
Xu hướng giảm của giá vàng sẽ được chú ý lại bởi các vị trí liệt kê dưới đây.
Hỗ trợ: 2.548 – 2.536 – 2.528USD
Kháng cự: 2.581 – 2.588 – 2.600USD
Bài viết đến đây là kết thúc, @BestSC chúc bạn đọc tuần làm việc mới sắp bắt đầu nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc
EURUSD : Chuẩn bị cho bước đột phá quan trọng ! Cặp tiền tệ EUR/USD đang thể hiện xu hướng giảm mạnh, hiện đang giao dịch quanh mức 1.05390. Gần đây, cặp tiền này đã phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng quanh mức thoái lui Fibonacci là 0,5 (1,08607) và 0,618 (1,07778), cho thấy áp lực giảm vẫn tiếp diễn.
Mức quan tâm tiếp theo nằm quanh mốc 1.05094, có thể đóng vai trò là điểm hỗ trợ quan trọng. Nếu EUR/USD không giữ được mức này, khả năng sẽ tiếp tục giảm, có khả năng đẩy nó xuống các vùng hỗ trợ thấp hơn nữa trong các phiên giao dịch sắp tới.
Sự đột phá giảm giá, kết hợp với mức kháng cự từ vùng hỗ trợ trước đó, cho thấy người bán vẫn nắm quyền kiểm soát. Các nhà giao dịch đang theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự phục hồi, nhưng tâm lý chung vẫn bi quan trừ khi cặp tiền có thể thiết lập lại mức hỗ trợ trên mức 1.07778.
EURUSD : Phe Bán vẫn nắm quyền kiểm soát. Tạm khép lại phiên giao dịch tuần qua EURUSD vẫn giao dịch ở mức thấp và không có qua nhiều thay đổi. Hiện cặp tiền này đang di chuyển quanh mức 1.508 vẫn mang các yếu tố có lợi dành cho người bán.
Theo đó, đồng USD tiếp tục trở nên lớn mạnh từ các hoạt động liên quan đến Trump khiến cho EUR trở nên yếu thế. Thêm vào đó là các yếu tố giảm từ phân tích kỹ thuật, nổi baath trong đó có thể nói tới sự đảo chiều ổn định từ đường EMA 34, 89, tiếp đến là trendline, kháng cự hỗ trợ và lý thuyết DOW.
Nhìn về phía trước, các chính sách thương mại tiềm năng từ chính quyền Trump, bao gồm thuế quan đối với hàng hóa châu Âu và Trung Quốc, có thể đẩy lạm phát của Hoa Kỳ lên cao hơn. Nếu Fed áp dụng lập trường thận trọng hoặc diều hâu, họ có thể tiếp tục hỗ trợ cho đồng đô la Mỹ.
Gía vàng tiếp tục lao dốc Giá vàng ghi nhận phiên giảm thứ 5 liên tiếp và chạm mức thấp nhất trong 2 tháng khi tiếp tục chịu áp lực từ sức mạnh của đồng USD. Chỉ số US Dollar Index tiếp tục tăng mạnh, giao dịch ở mức cao nhất trong 1 năm, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với người mua.
Kim loại này hiện đang di chuyển quanh mức 2570 USD và giá vàng đã chuyển sang xu hướng giảm, báo hiệu khả năng giảm sâu hơn nữa, ít là trong ngắn hạn. Mức quan trọng tiếp theo cần theo dõi là 2.555 USD/ounce và nếu đà giảm tiếp tục, vàng có thể sẽ xuống mức 2.520 USD/ounce.
Lệnh 1: BUY theo SOS Stopping Volume, hợp lưu với SETUP 1234
Điều kiện vào lệnh:
-Giá quét thanh khoản khá sâu tại đỉnh 3 và bị chặn giá theo Setup Stopping Volume (phân kỳ Volume), hợp lưu Setup 1234
-Đáy 4 Test về với Vol thấp và xuất hiện sóng đẩy
-Đánh theo Trend của Mỹ
-Phá cấu trúc M5
OANDA:XAUUSD
Người bán “chốt lời”, giá vàng “quay đầu” ?Dữ liệu và thông tin nóng:
Giá vàng thế giới đánh dấu phiên giao dịch thứ năm liên tiếp chìm trong “sắc đỏ” với mức đáy mới trong vòng 2 tháng trở lại đây ghi nhận ở mốc 2.537 USD/oz. Tuy nhiên, áp lực phần nào được giảm bớt vào đầu phiên hôm nay sau khi đồng đô la Mỹ bắt đầu cho thấy sự hạ nhiệt.
Thông tin đáng chú ý nhất ngày hôm qua là phát biểu của Chủ tịch Fed - J.Powell ở Dallas. Ông cho rằng “không cần vội vàng cắt giảm lãi suất” khi nền kinh tế vẫn vững chắc và mục tiêu hạ lạm phát xuống 2% vẫn đang đi đúng hướng. Động thái khiến đồng USD tăng vọt trở lại đỉnh 1 năm và đè nặng lên giá kim loại quý.
Tuy nhiên, hai dữ liệu lạm phát đã lần lượt ra mắt trong tuần này đều tăng nhẹ ở cả CPI và PPI. Ngầm khẳng định nhiệm vụ chống lạm phát của Fed vẫn chưa thể kết thúc, bằng chứng là tỷ lệ Fed hạ lãi suất vào tháng 12 giảm về mức 60% sau báo cáo lạm phát.
Phân tích biểu đồ giá Vàng (GOLD) khung thời gian H1
Giá vàng đã tận dụng rất tốt thời cơ đồng USD suy yếu hồi chiều qua để kích hoạt đà hồi phục lên mốc 2.577 USD. Đà leo dốc sẽ tăng tốc nếu giá phá vỡ thành công đường trendline hướng xuống. Từ đó mở ra khả năng lấy lại mốc chủ chốt 2.600 USD.
Dù sức mạnh của đồng USD đã được kiềm chế và mở ra cơ hội lớn hơn cho các nhà đầu tư vàng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn chưa thực sự đáng kể quanh vùng đáy 2.540 USD dường như vẫn cho thấy các nhà đầu tư lớn đang kỳ vọng một mức giá “rẻ” hơn trong vài tuần tới.
USDJPY : Kéo dài xu hướng tăng ! USD/JPY hiện đang giao dịch trong mô hình nêm tăng, với giá tiến gần hơn đến ngưỡng kháng cự quan trọng quanh mức 156,5. Các diễn biến gần đây cho thấy USD/JPY đang duy trì quỹ đạo tăng, nhưng có thể sẽ có sự thoái lui về vùng hỗ trợ giữa 154 và 155 trước khi có thêm bất kỳ mức tăng nào nữa.
Các chỉ báo kỹ thuật đang cho thấy dấu hiệu củng cố khi giá tiếp cận ngưỡng kháng cự, cho thấy người mua có thể gặp thách thức trong việc duy trì đà tăng hiện tại. Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ khu vực này; một sự đột phá rõ ràng trên 156,5 có thể báo hiệu xu hướng tăng tiếp theo, trong khi một sự sụt giảm xuống dưới vùng hỗ trợ có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh kéo dài hơn.
Mức này sẽ đóng vai trò then chốt đối với triển vọng ngắn hạn của cặp USD/JPY, vì động thái quyết định theo bất kỳ hướng nào cũng có thể định hình xu hướng tiếp theo.
USDJPY chuẩn bị cho đợt phục hồi tăng giá mạnhUSDJPY hiện đang trải qua một đợt thoái lui về vùng hỗ trợ quan trọng quanh 154,5, có thể cung cấp một điểm vào mạnh mẽ cho người mua. Sau đà tăng gần đây, cặp tiền này đang củng cố và nếu hỗ trợ được giữ vững, có khả năng tiếp tục tăng giá nhắm đến mức 158,0.
Sự phục hồi từ vùng này có thể cho thấy sự quan tâm mua mới, thúc đẩy USDJPY tăng cao hơn. Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ; nếu USDJPY duy trì trên mức hỗ trợ này, nó có thể báo hiệu sự tiếp tục xu hướng tăng giá vững chắc.
GBPUSD : Áp lực bán vẫn còn áp đảo GBPUSD hiện đang phải đối mặt với áp lực giảm, giao dịch gần các vùng kháng cự quanh 1.27796 và 1.28758. Diễn biến giá gần đây cho thấy sự đấu tranh để đạt được đà tăng, với người bán bước vào xung quanh các vùng kháng cự này. Thiết lập này cho thấy khả năng tiếp tục xu hướng giảm, đặc biệt là nếu cặp tiền này không vượt qua được các mức kháng cự được đánh dấu.
Về mặt kỹ thuật, GBPUSD đang hình thành một mô hình giảm dần, cho thấy người bán có thể vẫn kiểm soát được. Nếu giá không thể duy trì bất kỳ đợt tăng nào, nó có thể nhắm đến các mức thấp hơn, với mức hỗ trợ có thể là quanh 1.26817. Nếu mức hỗ trợ này bị phá vỡ, mục tiêu tiếp theo có thể mở rộng về 1.25500 hoặc thấp hơn.
Nếu đây đúng là sóng Elliott thì khả năng điều chỉnh về 23xx rấtTheo lý thuyết sóng Elliott, sau khi hoàn thành sóng (5), thị trường có thể điều chỉnh trong một sóng A-B-C (giảm), với mục tiêu điều chỉnh về một mức Fibonacci retracement.
Mức điều chỉnh 23.6% (tương đương với khoảng 2,478 USD) sẽ là mức điều chỉnh nhẹ, cho thấy một sự điều chỉnh ngắn.
Mức điều chỉnh 38.2% (xấp xỉ 2,350 USD) sẽ là một điều chỉnh vừa phải.
Mức điều chỉnh 50% (khoảng 2,236 USD) có thể là mức điều chỉnh sâu hơn, là mức phổ biến trong các thị trường có xu hướng giảm mạnh sau chu kỳ tăng.
Do đó, mức giá điều chỉnh sâu nhất có thể rơi vào khoảng 2,236 USD, nếu điều chỉnh theo mức Fibonacci 50%. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào sự diễn biến của các yếu tố vĩ mô và tâm lý thị trường.
Tóm lại, nếu sóng này điều chỉnh, bạn có thể kỳ vọng thị trường sẽ giảm về các mức 2,478 USD, 2,350 USD hoặc 2,236 USD trước khi có thể hồi phục lại.
Điều chỉnh sâu tới mức nào thì thực ra cũng chả ai biết được.
J. Powell "diều hâu" vàng phục hồi nhẹ với triển vọng giảm chínhKhi chỉ số Dollar Mỹ CAPITALCOM:DXY tăng lên mức cao nhất trong năm nay, điều này đã làm giảm sức hấp dẫn đầu tư của vàng OANDA:XAUUSD , vàng giao ngay OANDA:XAUUSD lại giảm và giá vàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất 2 tháng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell gần đây gợi ý rằng có thể sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào trong tháng 12.
Theo dữ liệu do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ công bố hôm thứ Năm, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Hoa Kỳ trong tháng 10 đã tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 2,3% dự kiến và cao hơn mức tăng 1,9% vào tháng Chín.
PPI cốt lõi, thường ảnh hưởng đến chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE), tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 2,9% trước đó và cao hơn kỳ vọng là 3%.
Ngoài ra, dữ liệu hôm thứ Năm cũng cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 vào tuần trước, cho thấy nhu cầu lao động vẫn vững chắc sau những cơn bão và đình công gần đây.
Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo rằng số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu đã giảm 4.000 xuống còn 217.000 trong tuần kết thúc vào ngày 9 tháng 11, so với dự báo trung bình là 220.000.
Giá vàng đã giảm trong 5 ngày liên tiếp và mức giảm trong tuần này có thể vượt quá 4%, đây được dự đoán là mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2021.
Những nhận xét diều hâu của Powell báo hiệu một "sự thay đổi lớn" về triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết hôm thứ Năm rằng ngân hàng trung ương không cần phải “vội vàng” hạ lãi suất do sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và ngân hàng trung ương sẽ “theo dõi cẩn thận” để đảm bảo rằng các biện pháp lạm phát nhất định vẫn ở mức chấp nhận được.
Powell nói trong bài phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp ở Dallas: “Nền kinh tế không gửi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy chúng ta cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất. Sức mạnh của nền kinh tế mà chúng ta đang thấy hiện nay cho phép chúng ta đưa ra quyết định một cách thận trọng”.
Trong một đánh giá lạc quan về tình hình hiện tại, Powell cho biết tăng trưởng kinh tế trong nước ở Mỹ “cho đến nay vẫn tốt hơn so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới”.
Powell nhắc lại rằng lộ trình điều chỉnh lãi suất của Fed sẽ phụ thuộc vào dữ liệu sắp tới và diễn biến của triển vọng kinh tế.
Trên thị trường châu Á vào thứ Sáu (15 tháng 11), vàng giao ngay duy trì xu hướng phục hồi trong ngày và giá vàng hiện ở mức khoảng 2.570 USD / ounce. Vào lúc 20:30 giờ Hà Nội vào hôm nay (thứ Sáu), Cục điều tra dân số Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 10, dự kiến sẽ gây ra một đợt biến động đáng kể trên thị trường vàng vào cuối tuần.
Các cuộc khảo sát cho thấy doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng 0,3% hàng tháng trong tháng 10, sau khi tăng 0,4% trong tháng 9.
Dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ được gọi là "dữ liệu lớn" vì nó thường có tác động lớn hơn đến thị trường tài chính nên có khả năng tác động đến xu hướng của các tài sản như đồng Dollar Mỹ và vàng.
Nếu dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ mạnh hơn dự kiến, đồng Dollar Mỹ có thể mạnh lên, do đó tiếp tục gây áp lực đối với vàng. Mặt khác, báo cáo doanh số bán lẻ kém hơn dự kiến sẽ kích thích giá vàng phục hồi hơn nữa sau chuỗi dài giảm giá vừa qua.
Phân tích triển vọng kỹ thuật giá vàng OANDA:XAUUSD
Trên biểu đồ hàng ngày, vàng phục hồi khi chưa tiếp cận được mức hỗ trợ ngang 2.528USD chú ý với bạn đọc trong xuất bản số ra ngày hôm qua.
Mặc dù vàng đã phục hồi để quay trở lại lên trên mức 2.548USD nhưng nhìn chung xu hướng trong ngắn hạn của nó vẫn nghiêng về giảm giá với kênh giá (b) làm xu hướng trong ngắn hạn.
Ngoài ra thì triển vọng phục hồi về mặt kỹ thuật cũng đang gặp phải một số kháng cự từ cạnh dưới kênh giá (a), mức kháng cự 2.588USD và mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Mặt khác thì Chỉ số sức mạnh tương đối cũng chưa đạt được hỗ trợ từ khu vực qua bán, vì vậy dư địa giảm về mặt động lực có thể vẫn còn ở phía trước.
Xu hướng chính của vàng trong ngắn và trung hạn vẫn là giảm giá, các đợt tăng phục hồi chỉ được coi là điều chỉnh trong ngắn hạn cùng các điểm đáng chú ý sẽ được liệt kê lại như sau.
Hỗ trợ: 2.550 – 2.548USD
Kháng cự: 2.581 – 2.588 – 2.600USD
Bài viết đến đây là hết, @BestSC chúc bạn đọc phiên giao dịch cuối tuần nhiều kết quả tốt và hạnh phúc
Phân tích Bob Volman khung H4 | Ít biến động | 15/11Phân tích Bob Volman khung H4 | Ít biến động | 15/11
Mình ko thích trade vào lúc market có biến động bất thường như vừa qua. Các biến động này (vàng giảm mạnh, BTC tạo đỉnh ATH, chứng mỹ tăng…) được tạo nên từ sự kiện ông Trump lên làm TT. Khi sự kiện qua đi và các dao động ổn định trở lại mới là lúc phù hợp để lên kế hoạch trade.
#EURAUD
Đồng EUR đang tính làm 1 cuộc cách mạng đảo chiều. Range đã được phá nhưng giá chưa sẵn sàng tăng, đây là bối cảnh rất quen thuộc của setup ARB. Chờ đoạn nén chặt chẽ hơn 1 tí rồi phá vỡ để buy.
#EURNZD
Đoạn nén của range này cũng cần chặt hơn tí nữa. Do range này chưa bị phá vỡ nên ta chỉ gọi đây là RB, nhưng dù sao cũng chỉ là tên gọi. Gọi là gì cũng được, miễn là chúng ta trade nó.
#CADJPY
Uptrend chưa quá mạnh nhưng đã được thiết lập, và ta thấy 1 khối nến nằm ngang. Chờ nén chặt hơn và phá vỡ để buy (BB).
PHÂN TÍCH VÀNG HÔM NAY (15/11) - TIẾP TỤC THUẬN XU HƯỚNG @Trader-Viet chia sẻ Phân tích Vàng hôm nay bằng phương pháp PRICE ACTION Đa khung thời gian dưới đây
=====
LỊCH TIN TÀI CHÍNH HÔM NAY
- Chiều nay Anh công bố dữ liệu kinh tế GDP. Do là dữ liệu quan trọng nên có khả năng đồng GBP sẽ biến động mạnh mẽ quanh thời điểm công bố.
- Dữ liệu Doanh số Bán lẻ lõi của Mỹ tối nay là ít quan trọng, khó có khả năng tạo biến động lớn cho USD.
PHÂN TÍCH VÀNG
- Xu hướng H1: Vàng đi ngang.
- Ý tưởng giao dịch hôm nay: Bán Vàng.
Phân tích:
- D1: Vàng giảm ngày thứ năm liên tiếp sau hôm qua, nhưng thanh D1 hôm qua có bóng dưới dài và đóng cửa gần đỉnh, cho thấy có lực mua từ phía dưới. Thêm thanh D1 hôm qua vẫn đang đóng cửa ngoài biên dưới Keltner Channel (thanh thứ 3 liên tiếp) nên trạng thái oversold cho Vàng D1 vẫn đang duy trì, do đó có thể sẽ có nhịp hồi lên cho Vàng D1. Cấu trúc biểu đồ Vàng D1 là giảm.
- H1: Vàng H1 có cấu trúc chữ V cho thấy lực mua từ phía dưới đang đẩy lên gần đây. Tuy nhiên do chưa có sự thay đổi trong cấu trúc xu hướng nên Vàng H1 vẫn đang xu hướng giảm. Kỳ vọng hôm nay là đợi Vàng H1 hồi lên thêm rồi chạm các PPZ bên trên để bán xuống trong ngày.
=====
@Trader-Viet cảm ơn anh em đã đọc bài Phân tích Vàng hôm nay
@Trader-Viet chúc anh em Trader Việt có một ngày giao dịch hiệu quả
Happy & Safe Trading !!!
** Bài viết chia sẻ quan điểm chủ quan, không phải tư vấn đầu tư
** Bài viết chỉ có giá trị đến hết ngày giao dịch hôm nay.
===
** Bài phân tích bên trên nhằm đưa ra các vùng giá tiềm năng có thể vào lệnh. Anh em cần áp dụng thêm kiến thức kinh nghiệm cá nhân như phân tích khung thời gian thấp hơn, phân tích mô hình biểu đồ hoặc mô hình price action, indicator ... để vào lệnh trên thực tế. Luôn ghi nhớ phải có điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY (15/11) - NÉN GIÁ TRỞ LẠI @Trader-Viet chia sẻ Phân tích Bitcoin hôm nay bằng phương pháp PRICE ACTION Đa khung thời gian dưới đây
=====
Dấu hiệu price action nén giá tích lũy đang diễn ra cho Bitcoin. @Trader-Viet mời anh em Crypto Trader tham khảo phân tích Bitcoin hôm nay để trao đổi thêm về tình hình thị trường nhé.
** Kết quả ý tưởng giao dịch trước: Ý tưởng chờ mua Bitcoin trong hôm qua đã giúp bắt đáy thành công, do Bitcoin giảm chạm vào vùng mua và bật trở lên.
CÁC SỰ KIỆN VÀ DỮ LIỆU KINH TẾ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀY:
- Tối nay Mỹ lên lịch công bố Chỉ số Bán lẻ lõi, nhưng do đây là dữ liệu kinh tế ít quan trọng nên khả năng tạo biến động giá cho thị trường là gần như không thể.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG D1:
- Bitcoin giảm trong hôm qua nhưng thanh D1 giảm có biên độ không rộng nên sức ép giảm là chưa mạnh mẽ. Thanh D1 giảm hôm qua nằm lọt trong thanh D1 tăng trước để tạo thành mô hình Inside bar - thanh giá nằm trong - phản ánh trạng thái nén giá tích lũy. Hành vi giá này có thể là yếu tố price action hình thành "ngòi nổ" mới cho Bitcoin D1 tiếp sau, vì nén giá sẽ dẫn đến nổ giá, xét về mặt PTKT.
- Thanh D1 hôm kia đẩy giá lên trên 90.000 nhưng sau đó kéo bóng trên xuống và đóng cửa quanh 90.000. Thanh D1 hôm qua quét bóng lên trên 90.000 rồi đóng cửa ở dưới. Hai thanh D1 liên tiếp có hành vi như vậy cho thấy vùng trên 90.000 bắt đầu có dấu hiệu bán.
- Mặc dù xu hướng tăng giá là chủ đạo, nhưng Bitcoin D1 tiếp tục duy trì các yếu tố kỹ thuật gợi khả năng nhịp tăng có thể chững lại, thậm chí là có nhịp kéo ngược xuống. Đó là (1) thanh D1 hôm qua vẫn nằm ngoài hoàn toàn biên trên Keltner Channel, tạo trạng thái overbought - bị mua quá mức, đây là thanh D1 thứ tư liên tiếp của Bitcoin D1 ở trạng thái này, (2) giá vẫn đang nằm trên đường trendline tăng tốc thứ 4, cũng là yếu tố kỹ thuật về khả năng bị quá mức - extreme, (3) vùng số tròn 90.000 vẫn đang là chốt chặn phía trên. Do đó Bitcoin D1 lúc này nên đợi nhịp hồi giá xuống để mua vào chứ không nên mua đuổi phía trên nữa.
PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY KHUNG H4:
- Bitcoin H4 không tạo đỉnh giá cao mới trong hôm qua, do đó chưa thể tiếp diễn xu hướng tăng giá ngắn hạn.
- Cấu trúc biểu đồ Bitcoin H4 hiện là đi ngang, biểu hiện qua việc hình thành vùng khung giá - trading range, cho thấy sự tích lũy, là giai đoạn "nghỉ" của nhịp đẩy tăng giá mạnh vừa rồi.
- Do xu hướng chủ đạo Bitcoin H4 là tăng, kịch bản hôm nay vẫn tiếp tục là chờ mua vào từ các PPZ hỗ trợ phía dưới.
TỔNG QUAN PHÂN TÍCH BITCOIN HÔM NAY:
- Không có tin tức sự kiện quan trọng được lên lịch công bố trong hôm nay.
- Bitcoin D1 tạo tích lũy với mô hình Inside bar. Vẫn còn các yếu tố kỹ thuật gợi khả năng chững xu hướng tăng lại.
- Bitcoin H4 tạo vùng trading range cho thấy giai đoạn sideway. Chủ đạo Bitcoin H4 hôm nay tiếp tục là chờ mua.
=====
@Trader-Viet cảm ơn anh em đã đọc bài Phân tích Bitcoin hôm nay
@Trader-Viet chúc anh em Crypto Trader có một ngày giao dịch hiệu quả
Happy & Safe Trading !!!
** Bài viết chia sẻ quan điểm chủ quan, không phải tư vấn đầu tư
** Bài viết chỉ có giá trị đến hết ngày giao dịch hôm nay.
===
** Bài phân tích bên trên nhằm đưa ra các vùng giá tiềm năng có thể vào lệnh. Anh em cần áp dụng thêm kiến thức kinh nghiệm cá nhân như phân tích khung thời gian thấp hơn, phân tích mô hình biểu đồ hoặc mô hình price action, indicator ... để vào lệnh trên thực tế. Luôn ghi nhớ phải có điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.
Phân tích EUR/USD thứ 6 ngày 15-11-2024 Sự kiện tin tức ngày
Core Retail Sales m/m
Retail Sales m/m
Phân tích kỹ thuật
Cấu trúc thị trường:
Xu hướng thị trường: EUR/USD
Hỗ trợ và kháng cự: Vùng kháng cự quan trọng 1.06000; Vùng Hỗ trợ lưu ý: 1.0500
Kế hoạch giao dịch:
Ưu tiên SEll
Vùng quan sát 1.06000
$HOSE:HSG gãy swing low, cần scale out dầnHOSE:HSG gãy swing low, cần scale out dần các vị thế đã đón ở Fibo 0.618 và 0.786
Trước hết ngay tại chỗ đóng 1H dưới swing low, scale out một phần, có thể là vị thế cao nhất (cũng là vị thế đang lỗ nhiều nhất)
Theo dõi pattern đảo chiều bên dưới, nếu tiếp tục thủng lại phải scale out tiếp.
Cũng bật chế độ theo dõi reentry để mua lại nếu giá quay trở lại.
EURUSD : Xu hướng giảm mạnh. Đà giảm của cặp EUR/USD hiện tại rất rõ ràng, với giá đang test một vùng hỗ trợ quan trọng xung quanh mức 1.0550. Trong suốt vài tháng qua, EUR/USD đã liên tục mất giá, chủ yếu do sự mạnh lên của đồng USD và những yếu tố bất lợi cho đồng Euro. Mức hỗ trợ này đã từng là điểm tạo đà cho các nhịp tăng trước đây, nhưng hiện tại, lực bán vẫn chiếm ưu thế và áp lực giảm ngày càng gia tăng.
Từ góc độ kỹ thuật, nếu vùng hỗ trợ này không giữ vững, khả năng cao giá sẽ tiếp tục giảm về mức tiếp theo quanh vùng 1.0311 theo các mức Fibonacci. Đây là một ngưỡng tâm lý mạnh và có thể tạo thêm áp lực lên các nhà đầu tư muốn duy trì vị thế mua.
Các tín hiệu từ đường trung bình động cũng cho thấy xu hướng giảm đang củng cố, khi các đường này thẳng hàng và nằm trên giá, càng khẳng định thêm xu hướng tiêu cực.