Kết năm phấn khởiCác chỉ số ghi nhận đỉnh cao mới trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Nhâm Dần. Mặc dù dòng tiền chưa cải thiện nhiều nhưng áp lực cung cũng chưa gây sức ép lớn cho thị trường. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và tăng điểm trong phiên giao dịch tiếp theo, ngày 27/01/2023.
Theo sau diễn biến tích cực từ phiên trước, thị trường hạ nhiệt nhẹ ngay khi bước vào phiên giao dịch mới. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng chiếm ưu thế trở lại và giúp thị trường tiếp tục tăng cao. Kết phiên, VN-Index tăng 9,8 điểm (+0,98%) và đóng cửa tại 1.108,08 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ so với hôm qua với 578,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE. Nhóm VN30 cũng tiếp tục hành trình đi lên và kết phiên với mức tăng 6,2 điểm (+0,56%). Sắc xanh vẫn áp đảo với 18 cổ phiếu tăng giá và 7 cổ phiếu giảm giá. Nổi bật nhất là VCB (+3,3%), SSI (+3,2%), BVH (+3,1%), MSN (+2,1%), ACB (+2%)… Ở chiều ngược lại, HPG (-2,5%) giảm nhiều nhất, theo sau là PDR (-1%), VPB (-0,8%), KDH (-0,7%)… Với diễn biến nới rộng đà tăng điểm của thị trường chung, phần lớn các nhóm ngành đều đóng cửa trong sắc xanh. Đáng chú ý nhất là nhóm Bảo hiểm, Chứng khoán, Hàng gia dụng, Vận tải – Kho bãi… Áp lực bán xảy ra nhẹ tại nhóm Vật liệu xây dựng và Thép. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HOSE, với giá trị 798,04 tỷ đồng. Họ mua nhiều tại SSI (+121,4 tỷ), VIC (+73,1 tỷ), CTG (+71 tỷ), VND (+65,6 tỷ), VCB (+62,6 tỷ) … Ngược lại, họ bán chủ yếu là HPG (-33 tỷ), DGC (-30,8 tỷ), PNJ (-21,9 tỷ), KBC (-18,9 tỷ), DCM (- 14,1 tỷ) … Đà tăng của thị trường tiếp tục được củng cố trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Nhâm Dần. Các chỉ số ghi nhận đỉnh cao mới và đóng cửa vượt vùng cản 1.100 điểm của VN-Index, tương đương với 1.120 điểm của VN30-Index. Mặc dù dòng tiền chưa cải thiện nhiều nhưng áp lực cung cũng chưa gây sức ép lớn cho thị trường. Theo đó, thị trường dự kiến sẽ tiếp tục được hỗ trợ và tăng điểm trong phiên giao dịch tiếp theo, 27/01/2023. Do vậy, Quý Nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng vào khả năng nới rộng nhịp tăng của thị trường và khai thác một số cơ hội ngắn hạn tại các cổ phiếu có nền tích lũy tích cực.
Góc nhìn kĩ thuật đối với VNINDEX: VN-Index tăng 9,8 điểm (+0,89%), đóng cửa tại 1.108,08 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng với 578,3 triệu cổ phiếu. VN-Index tiếp tục hành trình đi lên và vượt vùng cản 1.100 điểm. Mặc dù dòng tiền chưa cải thiện nhiều nhưng áp lực cung cũng chưa gây sức ép lớn cho chỉ số. Dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục được hỗ trợ và dần tăng trong thời gian tới.
VNINDEX
Tưng bưng đón tếtKỳ vọng tài sản toàn cầu tăng giá khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Chứng khoán Trung Quốc có thể tăng thêm 20%, giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng và giá đồng có thể vượt qua ngưỡng 10.000 USD/tấn khi tiêu dùng phục hồi ở nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó chỉ là một vài trong số các dự báo từ các chiến lược gia và nhà quản lý tiền tệ, với các cổ phiếu của thị trường mới nổi và một số loại tiền tệ châu Á cũng có khả năng được hưởng lợi.
Thị trường trong nước bước tăng tưng bừng khi dòng tiền cả nội và ngoại cùng giải ngân mạnh mẽ. Chỉ số Vn-index vượt vùng tích lũy cũng như MA100 có thể là tín hiệu kéo dòng tiền trở lại. Thị trường đang có cơ hội để về lại vùng đỉnh cũ 1.100 điểm trước tết âm lịch khi chỉ còn giao dịch 2 phiên nữa.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 21,61 điểm (+2,03%) lên 1.088,29 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt 28,02 điểm (+2,6%) đạt 1.103,73 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 352 mã tăng/69 mã giảm, ở rổ Vn30 có 29 mã tăng trong khi chỉ có 1 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng mạnh lần lượt 2,01% và 1,93%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VCB (+2,41%), HPG (+6,91%), MBB (+4,86%), MSN (+2,74%), TCB (+3,2%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: SAB (-0,8%), REE (-2,68%), PDN (-6,85%), PGV (- 0,53%), SVC (-2,52%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 13.194 tỷ đồng, tăng 26,5% so với phiên trước đó. Kể từ đầu năm, đây là phiên thứ 3 thanh khoản toàn thị trường vượt ngưỡng 13.000 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 818 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, STB, SSI, VND, VNM,…Ở chiều ngược lại: VHM, BMP, EIB, KDC, NLG,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Chỉ còn lại 2 phiên nữa là thị trường sẽ nghỉ tết Nguyên đán nên phiên hôm nay vẫn đủ cho nhà đầu tư một vòng T+. Việc thị trường vượt vùng tích lũy cũng như MA100 có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường. Nhà đầu tư đang kỳ vọng thị trường ít nhất sẽ tiệm cận đỉnh cũ 1.100 điểm trước tết hoặc bứt phá ngưỡng kỹ thuật này sau tết nên cả dòng tiền nội và ngoại đã vào mạnh phiên hôm nay, thanh khoản đạt trên ngưỡng 13.000 tỷ đồng là phiên cao thứ 3 kể từ đầu năm cho thấy kỳ vọng đang rất lớn.
Ngành Ngân Hàng và cơ hội năm 2023Video gồm 3 phần
Phần 1: Hình thức hoạt động ngành ngân hàng
Phần 2: Các yếu tố cần phải đánh giá
- Tăng trưởng tín dụng
- Tài sản
- Lợi nhuận trước thuế
- Tỉ lệ dự phòng nợ xấu
- Tỉ lệ nợ xấu
Phần 3: Khó khăn 2022 và Cơ hội cho năm 2023
Do video chỉ quay được 20 phút nên phần cuối bị cắt bớt, cả nhà thông cảm nhé.
Vượt nhẹ ngưỡng cảnVới trạng thái cân bằng trước vùng cản 1.065 điểm của VN-Index, thị trường tiếp tục bước vào phiên giao dịch mới với diễn biến thận trọng và thăm dò. Đến giai đoạn cuối phiên, thị trường đã khởi sắc nhẹ về mặt điểm số khi vươn lên trên ngưỡng 1.065 điểm. Tuy nhiên, nhìn chung thanh khoản vẫn còn khá kém. Kết phiên, VN-Index tăng 6,51 điểm (+0,61%) và đóng cửa tại 1.066,68 điểm. Thanh khoản giảm với 408,3 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trên sàn HOSE.
Diễn biến nhóm VN30 cũng khởi sắc nhẹ vào giai đoạn cuối phiên và tăng 0,55% khi kết phiên. Trong nhóm, có 15 mã tăng giá, nổi bật là BID (+6,9%) tăng kịch trần, tiếp đến là GVR (+4,5%), ACB (+3,5%), CTG (+3,1%), VCB (+1,7%), HDB (+1,5%) ... Ở chiều ngược lại, có 13 mã giảm giá như NVL (-4,5%), PDR (-2,1%), TPB (-1,8%), VNM (-1,5%), BVH (-1,5%) ...
Với diễn biến khởi sắc nhẹ của thị trường, một số nhóm ngành đã lấy lại sắc xanh nhưng trạng thái phân hóa vẫn đang khá mạnh. Nhóm Ngân hàng và nhóm Thép là 2 nhóm hỗ trợ khá tốt cho thị trường, bên cạnh đó nhóm liên quan đến Đầu tư công, nhóm Chứng khoán, nhóm Hóa chất cũng có diễn biến sôi động. Ở chiều ngược lại, nhóm Dầu khí, nhóm Bảo hiểm, nhóm Bán lẻ ... là những nhóm kém sắc.
Khối ngoại quay lại mua ròng trên sàn HOSE, với giá trị 228 tỷ đồng. Họ mua nhiều tại FUESSVFL (+124,3 tỷ), HPG (+30,3 tỷ), BID (+30 tỷ), FUEVFVND (+19,8 tỷ), HSG (+18,9 tỷ). Ngược lại, họ bán nhiều tại TPB (-19,3 tỷ), VNM (-15,6 tỷ), KDC (-10,1 tỷ), VIC (-9,4 tỷ), GAS (-8,7 tỷ) ...
Sau nhiều phiên bị cản tại ngưỡng 1.065 điểm của VN-Index, thị trường đã vượt qua được ngưỡng này. Tuy nhiên, nhìn chung dòng tiền vẫn còn tương đối thận trọng, thể hiện qua thanh khoản giảm, đồng thời diễn biến tăng giá chưa được lan tỏa đến nhiều nhóm cổ phiếu. Thị trường có thể tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng trạng thái tranh chấp và thăm dò có khả năng vẫn còn tiếp diễn, vùng cản cần lưu ý sắp tới là vùng 1.080 điểm của VN-Index. Do vậy, Quý Nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng tăng điểm của thị trường nhưng vẫn cần lưu ý áp lực bán tại vùng cản và cần đánh giá mối tương quan cung cầu trong thời gian gần tới.
REVIEW 09 - 13/01 - VNINDEX kiểm định vùng 106x và những lưu ýI. Thông tin quan trọng
- CPI hạ nhiệt còn 6.5%
II. Thống kê ngành (09 - 13/01)
- Trong những ngày giao dịch trước Tết, thị trường ảm đạm hơn với thanh khoản duy trì ở mức thấp, dòng tiền có xu hướng tập trung cục bộ vào nhóm Vật Liệu Xây Dựng như Đá và Xi măng, cụ thể là HT1, KSB và BCC với mức tăng lần lượt là 15.6% - 12.85% - 11.27%.
- Ngoài ra, nhóm đang có sự đồng đều nhất đang là Dầu Khí, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp thượng nguồn (PVC, PVD).
- Tiếp theo là nhóm xây dựng tập trung chủ yếu ở rỗ đầu tư công như VCG, HHV, C4G và LCG.
- Nhóm xếp cuối cùng là chứng khoán với mức tăng trung bình và giữ nhịp tốt trong tuần.
III. Đánh giá thị trường chung
Thị trường trong cả tuần trước đã hoàn thành cấu trúc sóng chéo ABCDE quanh vùng 106x, dự kiến trong tuần sau sẽ có chuyển biến mới về xu hướng.
Thông thường với cấu trúc sóng chéo này thì xu hướng có xác suất sẽ điều chỉnh nhiều hơn và vùng điều chỉnh dự kiến sẽ rơi về quanh 1040 - 1045, tại vùng này khả năng sẽ có lực cầu vào mạnh hơn trong trường hợp không có thông tin quá xấu. Trường hợp nếu như thị trường có những thông tin xấu ảnh hưởng mạnh đến tâm lý thì khả năng thủng mốc 104x sẽ cao, còn nếu như thị trường chỉ điều chỉnh ở dạng chốt lời ngắn hạn với tâm lý trước Tết thì sẽ có nhịp cầu hỗ trợ tại vùng 1040 - 1045.
Hành động hiện tại là chúng ta sẽ quan sát chờ đợi thời điểm thị trường đúng như dự kiến điều chỉnh về quanh mốc 104x thì có thể thăm dò tại vùng này trở lại với nhóm cổ phiếu đang có sự kỳ vọng.
Duy trì trạng thái đi ngangThị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đêm qua khi giá cổ phiếu duy trì xu thế tăng của những phiên đầu năm trong lúc nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát tháng 12 dự kiến công bố vào ngày thứ Năm và báo cáo tài chính của một số ngân hàng lớn dự kiến công bố vào ngày thứ Sáu.
Thị trường trong nước tiếp tục dao động trong biên độ hẹp sang phiên thứ 6 liên tiếp, cận trên của vùng tích lũy ở 1.064 điểm vẫn là ngưỡng cản khá mạnh đối với chỉ số Vn-index trong bối cảnh thanh khoản thấp.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,41 điểm (+0,23%) lên 1.055,76 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng nhích 4,69 điểm (+0,44%) đạt 1.065,22 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 249 mã tăng/137 mã giảm, ở rổ Vn30 có 20 mã tăng trong khi chỉ có 10 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng có mức tăng lần lượt 0,07% và 0,41%.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VHM (+2,11%), SAB (+2,78%), CTG (+1,93%), ACB (+3,2%), HPG (+2,02%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VCB (-2,52%), VNM (-1,98%), EIB (-6,76%), VRE (- 3,06%), VPB (-1,34%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.126 tỷ đồng, giảm 8% so với phiên hôm qua và giảm 13,6% so với bình quân ở tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục mua 269 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: CTG, FUEVFVND, VIC, VHM, VND,…Ở chiều ngược lại: VCB, VNM, DGC, BID, FRT,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường tiếp tục đi ngang trong trạng thái “câu giờ”, thanh khoản ở mức thấp khiến chỉ số Vn-index không thể bứt phá vùng cận trên vùng tích lũy ở ngưỡng 1.064 điểm. Điểm tích cực là độ rộng thị trường vẫn tích cực, bên cạnh đó khối ngoại vẫn duy trì mạch mua ròng sang tháng thứ 3 liên tiếp. Dong tiền có dấu hiệu sụt giảm ở nhóm ngân hàng nhưng các nhóm thay thế vai trò dẫn dắt thị trường như đầu tư công, bất động sản vừa và nhỏ, … lại không tác động nhiều đến chỉ số chung. Cơ hội vẫn đến ở các cổ phiếu đơn lẻ, trong kịch bản chỉ số Vn-index vượt qua ngưỡng 1.064 điểm, thanh khoản thị trường sẽ tăng trở lại, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu.
VNINDEX giả định mô hình sóng chéo kết thúc tại 106xKết thúc phiên giao dịch 3 ngày trong tuần, thị trường tiếp tục có sự điều tiết quanh vùng 1058 - 1065, mặc dù trong phiên sáng nay có lực kéo lên vùng 106x lần nữa nhưng cuối ngày tiếp tục chịu áp lực bán và quay đầu giảm trở lại.
Nếu chúng ta quan sát cấu trúc nhỏ hiện tại sẽ thấy một dạng sóng chéo có thể được giả định tại vùng này, với mẫu sóng chéo này thì khả năng sóng iv và v sẽ hình thành trong vài phiên nữa trước khi có chuyển biến mới về xu hướng.
Hành động hiện tại là tiếp tục chờ thị trường xác nhận xu hướng và hành động, ngoài ra cũng là giai đoạn cận Tết nên với thanh khoản như hiện tại thì sẽ khó có khả năng thị trường tăng mạnh trong giai đoạn này.
Đầu tư công ngược dòng thị trườngThị trường chứng khoán Mỹ tăng khá mạnh rồi lại giảm trong phiên giao dịch đêm qua, khi nhà đầu tư khấp khởi hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ bớt cứng rắn hơn. Phiên ngày thứ Hai cũng đánh dấu kết thúc 5 ngày giao dịch đầu tiên của năm 2023.
Thị trường trong nước phiên này chủ yếu giao dịch giằng co nhưng hụt hơi vào những phút cuối. Thanh khoản xuống thấp xuất phát từ dòng tiền nội và hiện tượng phân hóa khiến thị trường rơi vào cảnh “chợ chiều”. Trong bối cảnh như vậy, nhóm cổ phiếu đầu tư công là điểm sáng của thị trường.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 0,86 điểm (-0,08%) còn 1.053,35 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 0,61 điểm (-0,06%) xuống 1.060,53 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 210 mã tăng/174 mã giảm, ở rổ Vn30 có 13 mã tăng trong khi cũng có 11 mã giảm.
Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: CTG (- 1,89%), SAB (-1,95%), VHM (-0,9%), VIC (-0,91%), MSN (- 1,14%),… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VCB (+0,46%), PLX (+3,8%), BID (+0,73%), ACB (+1,52%), HPG (+1,02%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 10.985 tỷ đồng, tăng 14,4% so với phiên đầu tuần những vẫn giảm 6,23% so với bình quân ở tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 469,35 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, FUEVFVND, E1VFVN30, FUESSVFL, VNM,…Ở chiều ngược lại: VCB, KDC, DGC, NLG, KBC,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Trong bối cảnh thanh khoản xuống thấp nhưng thị trường vẫn có độ rộng tốt, đặc biệt ở nhóm smallcap nơi có mặt của nhóm cổ phiếu đầu tư công khi nhiều cổ phiếu ở nhóm này đóng cửa ở mức giá trần. Dòng tiền có sự xoay vòng giữa các nhóm cổ phiếu như để “giữ khách” trong cảnh “chợ chiều”. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đi ngang sang phiên thứ 4 liên tiếp nhưng vẫn tạo cơ hội đơn lẻ, mặt bằng cổ phiếu không suy yếu đang tạo hy vọng cho nhà đầu tư. Trong kịch bản chỉ số Vn-index vượt qua ngưỡng 1.064 điểm, thanh khoản thị trường sẽ tăng trở lại, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu.
VNINDEX phiên ngày 09/01: Tiếp tục giằng co trong biên độ hẹpThị trường chứng khoán Châu Á tăng mạnh phiên đầu tuần, đặc biệt là thị trường Đài loan và Hàn Quốc với mức tăng lần lượt 2,64% và 2,63%. Chứng khoán Châu Âu mở cửa và các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ cũng tăng điểm sau khi có thêm dấu hiệu suy thoái, Fed có thể sớm dừng tăng lãi suất.
Thị trường trong nước tiếp tục duy trì đà tăng, đây cũng là phiên tăng thứ 4/5 phiên gần đây. Thanh khoản xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm mới, tuy vậy nhóm bluechips, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn đóng vai trò là nhóm chủ lục kéo chỉ số.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 2,77 điểm (+0,26%) lên 1.054,21 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng nhích 3,74 điểm (+0,35%) đạt 1.061,14 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 149 mã tăng/234 mã giảm, ở rổ Vn30 có 16 mã tăng trong khi chỉ có 10 mã giảm.
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ thị trường phiên này là: VCB (+3,45%), CTG (+1,75%), VNM (+1,13%), HVN (+5,3%), VHM (+0,6%),… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VIC (-1,96%), BID (-1,56%), VNM (-2,67%), SAB (- 0,61%), VPB (-0,53%),…
Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 9.600 tỷ đồng, giảm 30% so với mức bình quân ở tuần trước.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng 556 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, CTG, FUEVFVND, FUESSVFL, VCI,…Ở chiều ngược lại: BID, DGC, FRT, KDH, PVT,… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.
Thị trường đi vào phân hóa sau một tuần tăng mạnh, do vậy việc thanh khoản ở mức thấp có thể là tín hiệu tích cực lúc này. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang đóng vai trì là lực kéo chính giúp chỉ số giữ vừng đà tăng. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đã có 3 phiên đi ngang và được neo giữ bởi nhóm bluechips, trong đó nổi bật là nhóm ngân hàng. Thị trường đi vào phân hóa chủ yếu tập trung ở nhóm midcap và smallcap, cả 2 nhóm này đã điều chỉnh giảm sang phiên thứ 2 liên tiếp. Do vậy, nhà đầu tư nên tập trung ở nhóm bluehips khi báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2022 được công bố nhiều hơn trong tuần này. Trong kịch bản chỉ số Vnindex vượt qua ngưỡng 1.064 điểm, thanh khoản thị trường sẽ tăng trở lại, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu.
Góc nhìn kĩ thuật đối với VNINDEX: VN-Index tiếp tục bị cản tại vùng 1.060 – 1.065 điểm và lùi bước nhẹ. Thanh khoản giảm so với phiên trước, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng khi chi số tiến tới vùng cản. Dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục bị cản tại vùng 1.060 – 1.065 điểm và có thể sẽ điều chỉnh để thăm dò cung cầu và tìm vùng cân bằng.
NHẬN ĐỊNH TUẦN 9/1 - 13/1: đi ngangLuận điểm:
Tuần này là vùng trống thông tin, ở cả trong nước và trên thế giới, vì vậy không có nhiều khả năng thị trường sẽ biến động mạnh.
Thanh khoản thị trường và chỉ số trong tuần trước đều chỉ đi ngang, cung và cầu cân bằng khi TT xuất hiện những cây nến doji thân nhỏ.
VNINDEX đi ngang trong khoảng 1030 - 1070, thanh khoản trung bình.
Khuyến nghị đầu tư:
Dòng tiền sẽ chạy quanh các nhóm ngành, đặc biệt là chứng khoán và Ngân hàng.
Một số mã CP trading trong tuần: LPB, VPB, SSI, ANV, HPG
--
Chúc anh em giao dịch thành công!
REVIEW 02 - 06/01 - VNINDEX dự kiến test mốc 1042 trong tuần sauI. Thông tin quan trọng
- Biên giới của khẩu Việt - Trung dự kiến mở cửa trở lại tại Lào Cai vào ngày 08/01
II. Thống kê ngành
- Trong tuần vừa rồi, sự phục hồi vẫn tiếp tục dàn trãi ở hầu hết các nhóm ngành, đặc biệt mạnh nhất là ngành Xây dựng với LCG, C4G, FCN và HHV là mạnh nhất với lần lượt 12,38%, 10.72%, 9.01% và 8.82%.
- Đi cùng với câu chuyện giải ngân đầu tư công, 2 nhóm ngành được hưởng lợi đi cùng là Thép và Vật Liệu Xây Dựng. Trong đó, mạnh nhất là HSG với 9.54% và BCC là 17.77%.
- Thuỷ sản đang ngành tâm điểm của việc Trung Quốc mở cửa trở lại là IDI, FMC với mức phục hồi là 16.18% và 10.3%.
III. Đánh giá thị trường chung
Kết thúc phiên tuần trước, sau khi quay lại vùng cản 1058 - 1062 thì thị trường đã xảy ra hiện tượng chốt mạnh tại mốc này, dự kiến trong phiên đầu tuần, thị trường của mình sẽ quay lại khu vực đáy của sóng IV (Vùng 1042).
Với việc nước ngoài vẫn duy trì mua ròng trong những tuần gần đây thì thị trường vẫn có khả năng trụ tốt quanh vùng 1042. Có thể tuần sau vẫn là một tuần giao dịch ảm đạm vì chỉ còn khoảng 9 phiên nữa là chính thức nghĩ Tết, vì vậy các nhà đầu tư cũng sẽ mang tâm lý thận trọng hơn.
VNINDEX 2023Vậy là việc kéo VNI chốt NAV của Quỹ đã không xảy ra. Trên chart hiện nay VNI đã thoát ra khỏi cái hộp số 1, target khả dĩ của hộp số 1 là tầm 966 điểm.
Tuy vậy VNI lại đang bị chặn tại SnR 985 điểm và đang hình thành hộp số 2. Cần quan sát thêm VNI trong tuần đầu năm này.
Target của hộp số 2 khả dĩ là vùng 948 điểm.
Cả 2 vùng trên đều trùng với FVG (Imbalance) và có thể cho phản ứng nếu VNI rớt về đó.
Tin tốt là nếu nhìn vào volume theo góc độ VSA (nguồn volume xem trên fireant) thì giai đoạn giảm vừa qua volume cũng giảm theo, chứng tỏ người bán cũng không mặn mà bán ở vùng giá thấp và người mua cũng có tâm lý chờ ở vùng thấp hơn để mua do đó dẫn tới cạn thanh khoản.
Nếu VNI phá lên hộp thứ 2 thì target khả dĩ có thể là 1100 và thậm chí có thể dẫn dụ dòng tiền fomo kéo lên 1200.
Nếu phá xuống thì có 2 mốc đã nêu trên và vùng đáy 873 để quan sát phản ứng.
YKCN: Mình khoái khả năng nhúng cái rụp về 966 rũ hết bà con sau đó rút chân đóng nến tăng. Rồi thì tà tà kéo về 1k2 cho bà con fomo ăn tết. :))
Trên đây chỉ là phân tích theo quan điểm cá nhân, không có ý gì khác.
Ngành Thuỷ Sản và ANVNội dung video gồm 3 phần:
Phần 1: Chuỗi giá trị ngành Thuỷ Sản
- Ngành Thuỷ sản là ngành mang tính chu kỳ cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Các thị trường xuất khẩu của ngành thuỷ sản ở Việt Nam
- Kỳ vọng về việc Trung Quốc mở cửa
Phần 2: Báo cáo tài chính ANV
- Hàng tồn kho gặp khó khăn
- Doanh thu và giá vốn
- Chất lượng tài sản
VNINDEX sẽ gặp áp lực chốt lời quanh vùng 1065 - 1072Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, thị trường tiếp tục kéo tăng điểm trong buổi chiều sau khi tích luỹ quanh vùng 105x trong 2 ngày nay, hiện tại kể từ khi giá breakout khỏi trendline giảm trước đó thì giá đã đi được 4 sóng con và bước vào sóng tăng nhỏ số 5 trước Tết. Thông thường thời điểm trước Tết là thời điểm thanh khoản sẽ giảm dần, nên có thể sau khi thị trường về lại mốc 1065 - 1072 thì áp lực chốt sẽ bắt đầu xảy ra, đặc biệt là vùng này cũng từng xảy ra lực bán mạnh vào ngày 19 tháng 12 trước đó, vì vậy có thể lần chạm kế tiếp vẫn sẽ bị phản ứng với áp lực này.
Tuy nhiên, việc dòng tiền ngoại vẫn duy trì mua ròng trong tuần này thì khả năng chốt lời cũng sẽ không lớn. Nếu chúng ta đang có hàng thì nên giữ hàng và có thể chốt bớt lợi nhuận quanh vùng 1065 - 1072 và chờ thị trường tạo cấu trúc tiếp theo để tham gia gaio dịch trở lại sau Tết.
KSB hưởng lợi song song cùng Đầu tư côngTrong bối cảnh sóng kỳ vọng Đầu tư công đang được hưởng lợi thì nhóm ngành cung ứng vật liệu xây dựng như Đá sẽ là một trong số ít nhóm được hưởng lợi song song.
KSB trong phiên ngày 30 tháng 12 đã mở 2 GAPUP sau khoảng thời gian tích luỹ ngắn hạn trong biên 15.6 - 18.2, cho thấy xu hướng tăng vẫn còn tương đối mạnh, xét theo cấu trúc sóng sau khi breakout thì khả năng biên tăng của đợt break sẽ tương đương với biên tích luỹ đi ngang.
Nếu chúng ta xem xét giao dịch ngắn hạn thì có thể mua quanh vùng 20.1 - 20.3 với mục tiêu dự kiến quanh 22.5 - 23.4.
HCM tích luỹ nền tại vùng 20.xx và hưởng lợi cùng sóng phục hồiĐi cùng kỳ vọng ngành Chứng khoán đang có sự phục hồi về thanh khoản và xu hướng của thị trường chung, ngoài ra, HCM đang là một trong số các doanh nghiệp có lượng giao dịch của nước ngoài, đây là một trong những yếu tố hỗ trợ về cơ bản của HCM trong ngắn hạn.
Còn nếu xét về cấu trúc sóng của HCM thì giá đã tích luỹ tạo đáy quanh vùng 20.xx, đây là tín hiệu cho thấy khả năng giữ nền tốt, dự kiến xu hướng sẽ tăng trong thời gian tới. Chúng ta có thể canh Buy quanh vùng 21.5 - 21.6 với mục tiêu tại 23.5 - 24.0.
HSG đi cùng kỳ vọng ngành ThépTương tự như NKG, HSG dự kiến cũng sẽ được hưởng lợi từ việc giá Thép thế giới phục hồi trong ngắn hạn đi cùng với câu chuyện mở cửa trở lại, khi nhu cầu tiêu thụ Thép thế giới tăng lên thì sẽ là yếu tố hỗ trợ cho thị phần xuất khẩu của HSG.
Nếu quan sát cấu trúc sóng của HSG thì giá đã tích luỹ được 1 tháng kể từ đầu tháng 12 và có 3 lần phá đáy không thành công, với lần phá đáy thứ 3 vào ngày 26 tháng 12 nhưng vẫn không thành công, đây là được tín hiệu phá vỡ không thành cuối, cho thấy xu hướng tăng có khả năng quay trở lại.
Chúng ta có thể chờ Mua quanh mốc 12.4 - 12.5 với mục tiêu tại 14.0 - 14.4.
Ngành chứng khoán quay trở lại và FTS xác nhận tăngNgành chứng khoán vừa trải qua 1 năm nhiều khó khăn khi thị trường gặp phải những thông tin bắt bớ, call margin các ông lớn và bán chéo, từ đó làm cho lợi nhuận ngành chứng khoán trong suốt cả năm 2022 bị thu hẹp, thanh khoản thị trường cũng mất hút, tuy nhiên trong thời điểm này, khi lượng tiền giải ngân của nước ngoài đang quay trở lại mạnh mẽ, cùng với đó là xu hướng của thị trường chung cũng đang có dấu hiệu phục hồi, đây sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho ngành chứng khoán sẽ phục hồi trong thời gian tới.
Nếu quan sát cấu trúc sóng của FTS thì kể từ khi tích luỹ tại vùng 17.6 - 17.9 thì giá đã có 3 lần tạo đáy tại đây và lần cuối cùng là vào ngày 26 tháng 12 khi tạo tín hiệu phá vỡ giả, cho thấy xu hướng tăng vẫn còn, sau đó giá đã tích luỹ trong tuần trước lễ và hôm nay đang có tín hiệu xác nhận tăng điểm trở lại, chúng ta có thể xem xét mua quanh mốc 19.0 với mục tiêu tại 21.6 - 22.3.
SKG hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửaNgành du lịch là một trong những ngành gánh chịu nhiều thiệt hại kể từ khi dịch Covid xảy ra, đặc biệt là việc Trung Quốc đóng cửa Zero-Covid, vì chiếm 30 - 35% lượng khách du lịch đến Việt Nam nên ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề kể từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, trong bối cảnh khi Trung Quốc dự kiến mở cửa trở lại thì nhóm ngành này sẽ được kỳ vọng và phục hồi trong thời gian tới.
Đối với SKG, nếu chúng ta theo dõi thì cấu trúc đã tạo đáy lớn tại vùng 13.3 - 13.6, ngoài ra, trong phiên giao dịch trước lễ, SKG đã tích luỹ ngắn hạn vùng cầu tại 14.xx và có 2 lần xác nhận tạo đáy ngắn tại đây, chúng ta có thể xem xét mua quanh vùng này với mục tiêu ngắn hạn tại 15.2 - 15.4
NKG phá vỡ giả và hưởng lợi từ giá Thép phục hồiNếu chúng ta quan sát cấu trúc sóng của NKG trong giai đoạn ngắn hạn kể từ khi tích luỹ quanh vùng 11.77 từ ngày 6 tháng 12 đến nay thì NKG đã có 3 lần phá vùng đáy này không thành công, ngoài ra, lần cuối cùng là vào ngày 26 và đã cho tín hiệu phá vỡ giả, đây có thể xem là tín hiệu nổ lực phá vỡ thất bại cuối cùng, chúng ta có thể xem xet mua quanh vùng này.
Ngoài ra, nếu xem về yếu tố vĩ mô thì Giá Thép thế giới đang có dấu hiệu phục hồi trở lại kể từ khi Trung Quốc có những thông tin liên quan đến mở cửa kinh tế, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho NKG có thể hưởng lợi trong thời gian tới cùng với giá Thép.
REVIEW 26 - 30/12 - VNINDEX chờ nhịp kiểm tra cuối tại 98xI. Thông tin quan trọng
- Fubon ETF tiếp tục mua ròng hơn 200 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam trong phiên 27/12
II. Thống kê ngành
- Trong tuần giao dịch trước lễ, mặc dù thị trường giao dịch ảm đạm với thanh khoản thấp trung bình 1 ngày chỉ từ 2000 - 5000 tỉ, tuy nhiên vẫn có vài nhóm ngành chủ đạo vẫn đang tăng tương đối tích cực.
- Đáng chú ý trong rỗ ngành là nhóm Xây dựng với sóng kỳ vọng giải ngân đầu tư công trong giai đoạn này, đặc biệt mạnh nhất là HHV, C4G và VCG.
- Ngoài ra, thông tin về việc Trung Quốc dự kiến mở cửa trở lại thì nhóm ngành đang nhìn thấy sự kỳ vọng của dòng tiền là nhóm Cảng - Vận Tải - Du Lịch với VOS và HAH là 2 cổ phiếu dẫn đầu.
- Đối với nhóm Bất Động Sản, mặc dù tăng mạnh trong tuần nhưng không có nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ lúc này.
III. Đánh giá thị trường chung
- Thị trường sau khi tích luỹ trong ngày cuối tuần thì đã bắt đầu giảm trở lại để hoàn thành những đợt sóng điều chỉnh số 5, nếu như trong phiên đầu tuần thị trường tiếp tục giảm theo áp lực Bán của ngày thứ 6 tuần trước thì chỉ số có thể sẽ quay về quanh mốc 98x thêm lần nữa, còn trường hợp giảm ít và vẫn tích luỹ quanh khu vực 99x - 1000 thì chúng ta vẫn phải tiếp tục chờ.
- Về yếu tố hỗ trợ thì dòng tiền của khối ngoại vẫn duy trì mua ròng ở mức trung bình từ 200 - 500 tỉ trong suốt tuần, cho thấy lực đỡ vẫn còn rất lớn. Vì vậy nếu như thị trường có những nhịp giảm thì sẽ không quá áp lực về tâm lý.