Wtilong
Dầu đang phản ứng tại vùng hỗ trợ $92/thùng- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Hiện giá dầu đã giảm hơn 5% giá trị từ vùng 97 xuống vùng $93/thùng, tuy xu hướng giảm chưa hình thành nhưng hiện giá đang phản ứng tại vùng hỗ trợ 92.
Về cơ bản hiện Trung Quốc đang lockdown một số thành phố do phát hiện dịch bệnh, điều này ảnh hưởng đến nguồn cầu của nhiên liệu.
Về mặt kỹ thuật giá dầu vẫn còn một mốc hỗ trợ nữa quanh vùng 88-89, do đó chiến lược giao dịch ưu tiên sẽ chờ đợi giá về phản ứng tại vùng hỗ trợ này và mua với dừng lỗ dưới vùng hỗ trợ.
Dầu chưa thể breakout trở lại trên $100/thùng- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Dự trữ dầu thô của Mỹ tuần vừa qua đã giảm hơn 200k thùng tồn kho, điều này có vẻ tiêu cực với giá dầu nhưng thực sự ảnh hưởng của nó là rất thấp.
Giá dầu ở phiên giao dịch thứ 6 vừa qua đã có phiên dao động rất mạnh, khi mà tăng vào đầu phiên Mỹ hơn $5/thùng từ vùng 95 lên 100, tuy nhiên sau đó cuối phiên Mỹ cùng ngày đã giảm mạnh trở lại với biên độ tương tự xuống vùng 96.
Qua đó hình thành nến Bearish Pin Bar khung Daily.
Hơn nữa tình hình dịch bệnh ở TQ đang có dấu hiệu tăng trở lại khi mà TQ đã lockdown một vài thành phố khi phát hiện số ca nhiễm tăng lên, điều này ảnh hưởng đến lượng cầu của dầu mỏ bởi TQ là nước tiêu thụ nhiên liệu lớn trên thế giới, điều này đã khiến giá dầu giảm mạnh ở phiên thứ 6 vừa qua.
Tuy nhiên về mặt kỹ thuật dầu thô Mỹ đang trong trạng thái sideways với biên độ 93-95, do đó chiến lược giao dịch ưu tiên chờ giá pullback về vùng hỗ trợ này và mua thuận theo xu hướng.
Dầu thô Mỹ hình thành xu hướng tăng trong ngắn hạn- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
Giá dầu sau khi giảm về mức 88, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng qua, đã có sự tăng trưởng trở lại khi tăng lên vùng 98 chỉ sau 3 ngày.
Hiện giá dầu đang phụ thuộc và rất nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine, lượng tiêu thụ từ các nước lớn như TQ và Mỹ, cũng như sản lượng sản xuất từ OPEC+ cam kết tăng sản lượng vào tháng 8 tới.
Tuy nhiên về mặt ngắn hạn kỹ thuật thì dầu đang hình thành xu hướng tăng trong ngắn hạn, trung hạn vẫn đang downtrend, do đó chiến lược ngắn hạn ưu tiên chờ dầu pullback về vùng giá 93-95 và mua thuận theo xu hướng.
Dầu thô Mỹ vượt mốc $120/thùng, cung đang không bằng cầu- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ ở phiên giao dịch hôm qua ngày 8/6 đã có phiên tăng trưởng đáng kể khi tăng $2.5/thùng từ mức 118.1 lên đến 120.6. Qua đó chính thức vượt mốc $120/thùng.
+ Như đã nói ở những bài phân tích trước, tình hình giá dầu hiện tại đang bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính:
1. Nga-Ukraine chưa có hồi kết, Nga là nước cung cấp dầu lớn cho thế giới, đặc biệt Châu Âu.
2. OPEC+ cam kết tăng sản lượng 400k thùng/ngày, mà mấy ảnh có làm đúng đâu, chỉ tăng được 300k thùng/ngày thôi, cái này chắc tại anh nào cũng muốn giá cao bán cho nhiều tiền. kaka
3. TQ mở lockdown, ko thể lockdown mãi dược, mở ra thì nguồn cầu sẽ tăng vọt.
+ Do đó chiến lược vẫn ưu tiên chờ hồi về các vùng hỗ trợ và mua thuận theo xu hướng.
Dầu thô Mỹ 05/05/2022: Hình thành uptrend ngắn hạn- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ hôm qua đã tăng rất mạnh khi tăng $4/thùng từ mức 102.5 lên 106.5 bất chấp việc tồn kho dầu tăng hơn 1.3 triệu thùng.
+ Qua đó vẫn giữ được trên mốc $100/thùng và hiện tại đang giao dịch với xu hướng tăng ngắn hạn đang dần hình thành.
+ Với tình hình bất ổn tại chiến trường Ukaine như hiện tại và dịch bệnh đang bùng phát mạnh trở lại ở Trung Quốc, hơn nữa cộng với lạm phát đang tăng cao ở khắp nơi không riêng gì Mỹ thì chưa có gì có thể đảm bảo chắc chắn dầu sẽ ổn định trong thời gian ngắn sắp tới.
+ Và về mặt kỹ thuật dầu thô Mỹ hình thành xu hướng tăng ngắn hạn do đó chiến lược ưu tiên chờ mua khi giá về các vùng hỗ trợ tốt như 105 và 102.
- Support levels: 105 và 102
- Resistance levels: 109 và 111
Dầu thô Mỹ 27/04/2022: Phá vỡ down trendline, chờ dự trữ tồn kho- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua
- Phân tích ý tưởng giao dịch:
+ Điểm sáng nhất trong thị trường tài chính hôm qua có lẽ là dầu thô Mỹ, khi đồng loạt các sản phẩm tài chính khác đều bị bán tháo mạnh mẽ thì dầu thô Mỹ đã có phiên tăng ấn tượng khi tăng $3/thùng từ mức 98 lên đến 101.
+ Qua đó cũng đánh dấu dầu thô Mỹ trở lại đóng cửa trên mốc $100/thùng và đồng thời cũng phá vỡ down trendline của xu hướng giảm ngắn hạn.
+ Dự trữ dầu thô đêm nay cũng rất quan trọng với giá dầu nếu như có sự thay đổi lớn trong tồn kho.
+Về mặt kỹ thuật với phiên tăng hôm qua cũng đã phá vỡ xu hướng tăng ngắn hạn và cùng chờ đợi xem hướng đi nào tiếp theo dành cho dầu hôm nay.
- Support levels: 100 và 97
- Resistance levels: 103 và 105
Dầu thô Mỹ 22/04/2022: Xu hướng sideways hình thành- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua và bán trong vùng sideways
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu thô Mỹ hôm qua không có sự biến động nhiều khi giá chỉ dao động quanh vùng 102-103 như phiên giao dịch thứ 4 trước đó, đóng cửa kết thúc phiên dầu tăng nhẹ $1.5/thùng từ 102.3 lên 103.8.
+ Đây là phiên thứ 2 liên tiếp dầu dao động với biên độ nhẹ không đáng kể quanh vùng 102-103.
+ Việc Dự trữ dầu thô Mỹ giảm tồn kho hơn 8 triệu thùng vào thứ 4 cũng đã thúc đẩy dầu tăng sau đó tại vùng hỗ trợ 100.
+ Hiện tại dầu thô đang phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là căng thẳng gần đây ở Ukaine vẫn chưa hạ nhiệt và việc lo ngại giá dầu tăng cao sẽ dẫn đến lạm phát nhanh hơn.
+ Về mặt kỹ thuật dầu thô Mỹ đang hình thành xu hướng sideways ngắn hạn với biên độ 102-106.
- Support levels: 100 và 98
- Resistance levels: 105 và 108
Dầu cần theo dõi chờ pullback sâu hơn sau căng thẳng hạ nhiệt- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Theo dõi
- Phân tích ý tưởng:
+ Như đã nói ở trên tin tức lớn nhất hôm qua vẫn là Ukraine, khi Nga tạm thời lui binh khỏi biên giới thì thị trường đã sôi động trở lại, vàng và dầu không còn leo thang nữa, trong đó dầu rớt $2.5/thùng, từ 92.8 xuống 90.3, tương đương 2.7% (Nga là nước cung dầu lớn thứ 2 thế giới).
+ Đây cũng là phiên giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng rưỡi qua uptrend của dầu và cũng được xem là phiên giảm điều chỉnh cần thiết khi giá dầu đang khá cao ảnh hưởng đến lạm phát.
+ Về mặt kỹ thuật phiên giảm hôm qua cũng đã hình thành cho dầu một nến Bearish Engulfing khung Daily sau khi lập đỉnh cao nhất là $94/thùng trong vòng 7 năm kể từ T10/2014 đến nay. Do đó liệu rằng đây có phải là sự khởi đầu cho giai đoạn correction của dầu trong ngắn hạn sắp tới hay không? Vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine.
- Support levels: 89 và 85
- Resistance levels: 93 và 96
Dầu có đến mốc $100/thùng trong bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Thị trường dầu thô Mỹ hôm qua tiếp tục có phiên tăng khi tăng $1/thùng từ 91.8 lên 92.8.
+ Tuy kết thúc với phiên tăng nhẹ như vậy nhưng trong phiên biên độ giao động là khá cao khi dầu biến động với biên độ $3.5/thùng từ 90.5 đến 94.0
+ Qua đó mức cao nhất trong phiên hôm qua 94.0 cũng vượt qua mức cao nhất mức 93 vào ngày trước đó, và tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong vòng 8 năm kể từ T10/2014 đến nay.
+ Rõ rang với những bất ổn về chính trị Đông Âu giữa Nga-Ukraine vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu, do đó giá dầu thô có tiếp tục tăng trưởng và tiến đến mức $100/thùng hay không phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của bất ổn này.
+ Về mặt kỹ thuật dầu đang trong một xu hướng tăng với các vùng hỗ trợ đáng chú ý như 92.5 và 89.5
- Support levels: 92.5 và 89.5
- Resistance levels: 97.5 và 100
Dầu lập đỉnh mới kể từ T10/2014 đến nay bởi căng thẳng Ukraine- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu cũng tăng rất mạnh trong phiên thứ 6 vừa qua bởi căng thẳng Nga-Ukraine đang không ngừng leo thang.
+ Giá dầu thô Mỹ đã tăng rất mạnh khi tăng $3.5/thùng từ mức 88.7 lên 92.5.
+ Qua đó đánh dấu phiên tăng với biên độ mạnh nhất trong vòng gần 6 tháng qua của dầu, đồng thời vượt đỉnh cũ 91.8 thiết lập vào tuần trước và lập đỉnh mới ở mức $93/thùng, mức cao nhất trong vòng 8 năm kể từ T10/2014 đến nay.
+ Với những bất ổn về chính trị Đông Âu vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu, do đó giá dầu thô tiếp tục có những đà tăng trưởng tiếp tục và đích đến các nhà đầu tư đang quan tâm ở mức $100/thùng.
+ Tuy nhiên những rủi ro về chính trị có thể “quay xe” sẽ rất nhanh, tức gia tăng hoặc hạ nhiệt nhanh bất ngờ, hơn nữa trong bối cảnh giá dầu đang cao nên các nhà đầu tư cần lưu ý khối lượng giao dịch.
- Support levels: 92.5 và 91.2
- Resistance levels: 96 và 98
Thị trường dầu thô Mỹ vẫn tiếp tục tăng trước vì sốc nguồn cung?- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Giá dầu hôm qua tuy biến động trong phiên với biên độ khá lớn khi dao động từ vùng 88.0-90.5, tương đương $2.5/thùng, nhưng đóng cửa cũng chỉ xoay quanh vùng giá $88.5/thùng.
+ Dự trữ dầu thô Mỹ công bố 2 ngày trước đó giảm mạnh khi giảm hơn 4,7tr thùng trong kho dự trữ, điều này vẫn đang cho thấy cầu vẫn đang nhiều hơn cung.
+ Hơn nữa những bất ổn về chính trị Đông Âu vẫn đang là tâm điểm trên thị trường nhiên liệu toàn cầu.
+ Mới đây Tổng thống Nga “hứa” sẽ không leo thang vấn đề của Ukraine trong cuộc gặp mặt với Tổng thống Pháp Macron, tuy nhiên cũng đồng thời nhấn mạnh sẽ không nhượng bộ Ukraine, điều này cho thấy các vấn đề chính trị luôn tiềm ẩn những rủi ro và yếu tố bất ngờ nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
- Support levels: 89 và 87
- Resistance levels: 91 và 93
Dầu không ngững tăng giá trước bất ổn địa chính trị- Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
- Phân tích ý tưởng:
+ Dầu ở phiên giao dịch thứ 6 đã đóng cửa ở mức $84.6/thùng, gần như không đổi với mức giá mở cửa và qua đó hình thành nên một nến Doji ở khung Daily.
+ Tuy nhiên trong phiên biên độ dao động của dầu là khá lớn khi biên độ dao động lên đến gần $3/thùng từ 82.5 lên 85.3, trong đó giảm mạnh vào đầu phiên Á và tăng mạnh vào phiên Mỹ.
+ Giá dầu đang ở mức cao và gây hệ luỵ trực tiếp đến lạm phát. Bởi vì căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE hồi chủ nhật tuần trước và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày, cũng như Nga đã tăng cường hiện diện quân sự ở Ukraine, một quốc gia có mạng lưới vận chuyển dầu mỏ quan trọng giữa khu vực Châu Âu và Nga cũng như với Châu Á.
+ Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
Dầu thô Mỹ có tiếp tục tăng sau khi đạt mức cao nhất gần năm?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: Chờ mua dầu
-Phân tích ý tưởng: Sau khi chính thức vượt qua đỉnh cũ $85/thùng được thiết lập vào tháng 10 năm ngoái, lập đỉnh mới ở vùng $86/thùng cao nhất trong vòng gần 8 năm qua kể từ tháng 10/2014, giá dầu thô Mỹ đã có phiên chững lại vào ngày hôm qua khi kết thúc phiên giảm $0.9/thùng từ 85.7 xuống 84.8.
Bên cạnh đó căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông với phong trào Houthi tấn công các xe chở nhiên liệu tại UAE và các thành viên OPEC + không thể cung cấp mức tăng 400.000 thùng mỗi ngày như cam kết đã thúc đẩy giá dầu tăng trưởng mạnh trong vài ngày qua.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tối nay sẽ là tâm điểm đáng chú ý, theo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA sẽ có một lượng giảm đáng kể trong kho dự trữ, điều này làm thúc đẩy giá dầu.
Hơn nữa các ngân hàng từ Phố Wall như Goldman Sachs và Bank of America cũng dự đoán giá dầu ở mức $90/thùng và thậm chí còn hơn thế nữa.
-Support levels: 85 và 82
-Resistance levels: 88 và 90
Dầu có tiếp tục tăng sau cuộc họp của OPEC+?-Chiến lược giao dịch ưu tiên: chờ mua dầu
-Phân tích ý tưởng: Dầu thô Mỹ phiên giao dịch hôm qua đã có phiên tăng đáng kể khi tăng $1.1/thùng từ 75.8 lên 76.9, giá cao nhất trong phiên đạt đến 77.4, mức cao nhất của giá dầu kéo dài trong hơn 1 tháng qua.
Cuộc họp của các Bộ trưởng khối OPEC+ hôm qua đã thông báo nhất trí cho việc tăng sản lượng khai thác dầu thô lên 400k thùng/ngày, tuy có gia tăng số lượng nguồn cung nhưng con số này không ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích và được cho rằng vẫn sẽ không đủ đáp ứng nguồn cầu trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh đã giảm xuống và phát triển kinh tế dần hồi phục trở lại vào đầu năm 2022.
Ngoài ra dự trữ dầu thô là tâm điểm cũng đáng chú ý trong hôm nay.
-Support levels: 74.6 và 73.0
-Resistance levels: 77.3 và 78.5
Giá dầu tiếp tục ưu tiên mua?-Chiến lược ưu tiên hôm nay: Mua dầu
-Phân tích ý tưởng: Giá dầu thô hôm qua đã kết thúc có phiên tăng $1.5/thùng, đỉnh điểm của phiên dầu giảm rất mạnh về vùng 62 và sau đó tăng mạnh trở lại về vùng 67 và cũng là vùng giá đang giao dịch hiện tại.
Nguyên nhân là OPEC+ đã cam kết tăng 400 nghìn thùng/tháng qua đó làm mối lo về nguồn cung khan hiếm nhưng trước mắt vẫn là mùa đông còn đó và hiện tại nhu cầu sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ này vẫn rất cao.
Về mặt kỹ thuật thì dầu thô Mỹ tiếp tục breakout đường xu hướng down trendline để cho thấy dấu hiệu đi lên. Do đó chiến lược hôm nay của dầu thô Mỹ ưu tiên mua thuận theo breakout.
-Support levels: 66 và 62
-Resistance levels: 70 và 72
Dầu thô Mỹ liệu sẽ phục hồi?- Chiến lược ưu tiên: Mua dầu
- Phân tích ý tưởng: Dầu thô Mỹ tiếp tục có phiên giảm nữa trong tuần này khi kết thúc phiên hôm qua giảm $1.3/thùng từ 66.8 xuống 65.5, nhưng giảm $1.3/thùng này không phản ánh được sự dao động rất mạnh của giá dầu trong phiên, đỉnh điểm dầu đạt được trong phiên lên đến 69.3 nhưng đã giảm rất mạnh gần $5/thùng xuống vùng 64.7
Cho dù dự trữ dầu thô được công bố giảm chỉ -0.91 triệu thùng, thấp hơn so với dự báo giảm hơn -1.2 triệu thùng trong kho dự trữ, nhưng điều này cũng không thể hỗ trợ được giá dầu bởi lo ngại chủng mới của Covid là Omicron khi nước Mỹ đã phát hiện ra trường hợp dương tính với chủng này ở San Francisco.
Về mặt kỹ thuật dầu đang trong trạng thái quá bán của khung D1, khung thời gian H1 vàng đã phá vỡ đường xu hướng giảm ngắn hạn ở vùng 66. Do đó chiến lược hôm nay của dầu thô Mỹ ưu tiên chiến lược mua thuận theo breakout.
- Support levels: 66 và 62
- Resistance levels: 70 và 72