Giá Dầu vẫn cần thêm nến xác nhận để BuyGiá cũng được hỗ trợ từ việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng COVID-19, theo Reuters.
❇️ Tuy nhiên, những người chơi trên thị trường cũng đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến về các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Iran, điều có thể dẫn đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Iran và đưa nguồn cung dầu của quốc gia Trung Đông quay trở lại thị trường.
❇️ Nga cho biết OPEC và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, nên xem xét khả năng tăng sản lượng của Iran khi đánh giá các bước tiếp theo.
❇️ OPEC+ đang đưa 2,1 triệu thùng dầu/ngày quay trở lại thị trường trong suốt tháng 7, giảm mức giảm sản lượng xuống còn 5,8 triệu thùng/ngày. Cuộc họp tiếp theo của nhóm các nhà sản xuất lớn được ấn định vào ngày 1/6.
Hàng hóa Năng lượng
Dầu tiếp tục dự báo tăng vượt đỉnh hiện tạiPTKT:
- Điểm kháng cự trên biểu đổ H4 đang cần một lực mua và tin tức đủ mạnh để giá vượt qua.
- USD suy yếu đi sẽ là động lực để hỗ trợ cho giá Dầu tăng trở lại
- Mô hình tăng tiếp diễn
PTCB:
Giá dầu thô giảm hơn 2 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (19/5) xuống mức thấp nhất trong 3 tuần, vì lo ngại về sự gia bùng phát số ca nhiễm COVID-29 tại châu Á sẽ đe doạ nhu cầu dầu và lo ngại lạm phát tại Mỹ có thể thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lạm chậm tốc độ tăng trưởng bằng việc tăng lãi suất.
Các nhà giao dịch cũng cho biết tin đồn về các cuộc đàm phán hạt nhân Iran đang đạt được tiến triển, và theo đó có thể thúc đẩy nguồn cung dầu thô toàn cầu và khiến giá giảm.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau giảm 3% xuống 66,66 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,3% xuống 63,36 USD. Đầu phiên giao dịch, giá dầu WTI đã giảm hơn 5%.
Đây là mức đóng cửa thấp nhất đối với cả hai loại dầu kể từ ngày 27/4, theo Reuters.
Trong phiên giao dịch ngày 18/5, có thời điểm giá dầu Brent đã tăng lên mức cao nhất trong 10 tuần - trên 70 USD/thùng - nhờ sự lạc quan rằng nhu cầu dầu sẽ tăng với sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế Mỹ và châu Âu.
Giá giảm sau đó do lo ngại nhu cầu nhiên liệu chậm lại ở châu Á, nơi các trường hợp COVID-19 tăng cao dẫn đến các lệnh hạn chế mới ở Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan.
Giá dầu phá vỡ mô hình tăng lên ngưỡng trên 70$/barrelGiá dầu thế giới tiếp tục đi lên trong phiên 25/5, sau khi tăng mạnh trong phiên trước.
Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy tăng 2 xu Mỹ, chốt phiên ở mức 66,07 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu Brent giao cùng kỳ tăng 19 xu Mỹ, lên 68,65 USD/thùng tại Sàn London ICE Futures.
Trong phiên 24/5, giá dầu WTI và Brent tăng tương ứng 3,9% và 3%.
Theo nhà phân tích Eugen Weinberg tại Commerzbank Research, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, được gọi là OPEC+, có thể đang kiểm soát được cung cầu trên thị trường dầu mỏ nhờ thỏa thuận cắt giảm và những nỗ lực cắt giảm tự nguyện. OPEC+ có thể tăng sản lượng trên 2,1 triệu thùng/ngày từ tháng Năm đến tháng Bảy, khi nhu cầu phục hồi.
PTKT:
Biểu đồ rõ ràng thể hiện lực mua của Dầu đang tăng khá mạnh, chiến lược kỳ vọng Dầu sẽ có pha breakout tăng lên trên ngưỡng 70$/thúng
Dầu vẫn duy trì chiến lược tìm điểm mua vàoGiá Dầu trên quan điểm cá nhân tôi vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng, các tin tức làm ảnh hưởng đến giá Dầu hiện tại không phải là những tin tức mang tính chu kỳ mà phần lớn là các tin tức ngắn hạn.
Dầu có thể đang trong giai đoạn tích luỹ đi ngang, tuy nhiên trong dài hạn vẫn duy trì chiến lược Dầu sẽ có nhịp bứt phá lên vùng đỉnh cũ đế duy trì biên độ giá trên ngưỡng 70$/thùng
Giá Dầu chưa có tín hiệu buyGiá Dầu giảm lại xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 64$/barrel.
PTKT hiện tại Dầu đang chịu áp lực giảm và chưa có tín hiệu để Buy.
NĐT cân nhắc quan sát diễn biến price action để giao dịch.
Giờ đây, giá dầu lại giảm xuống trước những lo ngại về khả năng nhu cầu dầu tăng chậm lại ở châu Á, nơi các ca mắc COVID-19 gia tăng mạnh đã khiến nhiều biện pháp hạn chế mới được áp đặt ở Ấn Độ, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện có những đồn đoán rằng các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran đang có tiến triển, từ đó có thể làm gia tăng nguồn cung dầu thô và khiến giá dầu đi xuống. Giới phân tích cho rằng Iran có thể cung cấp thêm khoảng 1-2 triệu thùng/ngày nếu thỏa thuận trên được “hồi sinh”.
Ngoài ra, những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cũng đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế và khiến giới đầu tư “giảm nhiệt” với dầu và nhiều loại hàng hóa khác, bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số khác, cũng như chứng khoán.
Giá Dầu đã tăng như dự kiếnNền kinh tế Anh mở cửa trở lại, giúp 65 triệu người dân được nới lỏng các hạn chế sau khi tiến hành phong tỏa bốn tháng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Cùng với việc triển khai tiêm chủng tăng tốc vaccine ngừa COVID-19, Pháp và Tây Ban Nha cũng đã nới lỏng các hạn chế liên quan tới dịch COVID-19 vào ngày 15/5, trong khi Bồ Đào Nha và Hà Lan nới lỏng các hạn chế đi lại.
Kỳ vọng vào tăng trưởng kinh tế giúp giá dầu mỏ tăng trong mấy tuần gần đây, mặc dù tốc độ tăng của lạm phát khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng lãi suất có thể tăng cao, qua đó ảnh hưởng đến chi tiêu tiêu dùng.
Chuyên gia phân tích cao cấp tại OANDA Edward Moya cho biết: “Tin tức không hoàn toàn là tiêu cực về nhu cầu vì Mỹ chứng kiến lượng du lịch hàng không ngày 16/5 tăng vọt lên 1,8 triệu lượt, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020”. Chuyên gia Moya cho biết thêm hãng hàng không United Airlines (Mỹ) thông báo sẽ thêm 400 chuyến bay thường ngày đến châu Âu vào tháng Bảy.
Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại về các biến thể virus có khả năng lây nhiễm cao của dịch COVID-19 được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, đang lây lan nhanh sang các nước khác. Trong ngày 16/5, Chính phủ Singapore cảnh báo các biến thể virus gây dịch COVID-19 mới đang ảnh hưởng đến nhiều trẻ em, do đó chính phủ nước này chuẩn bị đóng cửa phần lớn các trường học trong tuần này. Trong khi Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại ba quận khác nữa.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Trung Quốc giảm trong tháng Tư và doanh số bán lẻ tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không cao như kỳ vọng, trong bối cảnh các quan chức Trung Quốc cảnh báo về những vấn đề mới ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế của nước này.
Theo dự báo hàng tháng của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trong tháng Sáu dự kiến sẽ tăng thêm 26.000 thùng/ngày, lên 7,73 triệu thùng/ngày, lần tăng đầu tiên trong ba tháng.
Oil update 17/05: Dầu được dự báo tăng vượt ngưỡng 67 $/barrelGiá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (14/5), đảo ngược đà giảm mạnh của phiên trước đó nhờ thị trường chứng khoán tăng điểm và đồng USD giảm. Mặc dù vậy, đà tăng đã bị kìm hãm bởi diễn biến dịch COVID-19 tại nhà tiêu thụ dầu lớn - Ấn Độ.
Cuối ngày 13/5, công ty Colonial Pipeline cho biết đã khởi động lại toàn bộ hệ thống đường ống và đã bắt đầu giao hàng trở lại tại tất cả thị trường của mình. Đây là đường ống chính dẫn từ các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh đến Bờ Đông nước Mỹ.
Tuy nhiên, thủ đô Washingtn của Mỹ đã cạn kiệt xăng vào thứ Sáu (14/5) dù đường ống đã khởi động lại.
Công ty theo dõi GasBuddy cho biết, tình trạng ngừng hoạt động của trạm xăng ở Washington đã tăng lên 87% từ 79% của ngày hôm trước.
Những căng thẳng địa chính trị có thể vẫn sẽ duy trì và khiến giá Dầu tăng mạnh hơn, đặc biệt khu vực Trung Đông đang là điểm nóng trong cuộc xung đột Israel và Palestine. Việc lo ngại gián đoạn nguồn cung đang đẩy giá Dầu tăng mạnh trở lại.
Tuần này, giá dầu chịu áp lực giảm từ cuộc khủng hoảng Covid-19 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Ấn Độ, nước tiêu thụ nhiều dầu thứ ba thế giới. Thị trường lo ngại biến chủng Covid Ấn Độ sẽ lây lan nhanh sang nhiều quốc gia khác, gây áp lực lên triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu.
Ngày thứ Sáu, Ấn Độ báo cáo 343.144 ca nhiễm Covid mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này từ đầu dịch vượt ngưỡng 24 triệu ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm khoảng 4.000 trường hợp. Đã hơn 3 tuần nay, chưa có ngày nào số ca nhiễm mới ở Ấn Độ giảm dưới 300.000 ca, thậm chí các chuyên gia cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Về góc nhìn Liên thị trường:
Lợi suất trái phiếu giảm trong bối cảnh lạm phát đang tăng nhanh và FED vẫn duy trì chính sách nới lỏng hiện tại được dự báo là sẽ là key tác động đến tâm lý thị trường chung. Lợi suất trái phiếu giảm khiến cho các lo ngại về việc giới đầu tư đang rút dần khỏi các kênh đầu tư mạo hiểm để chuyển dịch dòng tiền về các tài sản an toàn hơn, trong khi đó chi phí mua sắm tiêu dùng đang tăng trở lại cùng với giai đoạn mùa hè đang tác động đến nhu cầu tiêu thụ Dầu hiện tại.
Nhu cầu phục hồi sẽ kéo theo giá Dầu tăng và có thể theo đà tăng trên biểu đồ PTKT lên ngưỡng trên 67$/barrel.
Phân tích kỳ thuật:
Dầu test lại ngưỡng hỗ trợ 63.17$/barrel bật tăng lại theo mô hình nến tăng tiếp diễn mà trong nhận định tuần trước đã dự báo.
Vùng hỗ trợ hiện tại 64.90 $/oz
Dự báo Giá Dầu sẽ vẫn duy trì đà tăng, tuy nhiên trước khi các tin tức vẫn đang chờ đợi thì chưa có nhiều động lực để breakout vùng kháng cự đỉnh cũ trước đó trên hình.
Giá Dầu có thể sẽ tăng trở lại I- Tin tức
- Hôm thứ Ba, OPEC đã công bố báo cáo thị trường dầu thô hàng tháng (thời gian công bố cụ thể của báo cáo hàng tháng sẽ được xác định và nó thường được công bố vào khoảng 17-20 giờ Hà Nội).
- Vào lúc 23:00 ngày thứ Ba, EIA đã công bố báo cáo triển vọng năng lượng ngắn hạn hàng tháng của mình. 16h cùng ngày, IEA đã công bố báo cáo thị trường dầu thô hàng tháng.
- Trong phiên sáng 10/5, giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,17%, lên 65,66 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 1,11%, lên 69,04 USD/thùng, sau cuộc tấn công mạng vào đường ống dẫn của Mỹ
- Vụ tấn công là một trong những hoạt động đòi tiền chuộc kỹ thuật số gây rối loạn nhất từng được báo cáo, đồng thời thu hút sự chú ý về mức độ dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng năng lượng Mỹ trước sự tấn công của tin tặc.
II- Nhận định
- Gía Dầu đã có gap tăng ngay phiên đầu tuần sau thông tin trên, tuy nhiên vùng kháng cự hiện tại 95.93$/barrel vẫn được duy trì.
- Phân tích kỹ thuật hiện tại Dầu đã giảm lại dưới ngưỡng hỗ trợ do vậy nhiều khả năng giá sẽ cần thêm thời gian tích luỹ để bật tăng.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tín hiệu: Buy
64.50 – 64.80 $/barrel
Stop loss:
- 64.00 $/barrel
Take profit:
- 66.50 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
Phân tích kỹ thuật - Dầu (06.05.2021)Dầu Brent (OIL) chạm mức cao nhất kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2021 vào hôm qua và kiểm tra khu vực 70.00 USD. Báo cáo của DoE phát hành vào hôm qua đã xác nhận mức giảm khổng lồ của tồn kho dầu Mỹ, báo hiệu bởi báo cáo API vào thứ Ba trong tuần. Trong khi nền kinh tế ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đang dần hồi phục đã tác động tích cực lên giá dầu, "sóng thần" đại dịch ở Ấn Độ đang là mối lo ngại lớn cho phe bò. Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới. Chính phủ Ấn Độ phản ứng khá chậm chạp với việc áp đặt các lệnh giới hạn sâu rộng dù nếu họ buộc phải làm vậy nếu tình hình ngày càng tồi tệ hơn.
Nhìn bài biểu đồ Dầu, có thể thấy giá đã thoái lui sau khi thất bại trong nỗ lực vượt lên khu vực 70 USD. Đợt điều chỉnh đã bị chặn gần mức cao ở khung H4 trước đó và dầu đang bắt đầu một nỗ lực phục hồi khác hôm nay. Khu vực 70 USD đã nói trước đó sẽ đóng vai trò là đường kháng cự chính ngắn hạn cần theo dõi. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, hỗ trợ chính sẽ nằm ở khoảng 66.00 - 66.50 USD, nơi có các phản ứng giá trước đó, giới hạn dưới của cấu trúc Overbalance cũng như đường xu hướng giá tăng.
[Nhận định thị trường] 5/5 - Giá Dầu đã xác nhận xu hướng tăng 5/5 - Giá Dầu đã xác nhận xu hướng tăng
I- Tin tức
- BNEWS Triển vọng nhu cầu nhiên liệu đang tăng lên khi nhiều bang của Mỹ nới lỏng lệnh hạn chế đi lại và Liên minh châu Âu (EU) tìm cách thu hút thêm khách du lịch.
- Số liệu từ API cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 7,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/4. Dự trữ xăng giảm 5,3 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 3,5 triệu thùng vào cùng giai đoạn.
- Số liệu thống kê hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư 5/5 (theo giờ địa phương).
- Giới phân tích cho biết giá dầu đang được hỗ trợ nhờ triển vọng nhu cầu nhiên liệu tăng lên khi bang New York, New Jersey và Connecticut tìm cách giảm bớt các hạn chế phòng dịch. Việc EU có kế hoạch mở cửa cho du khách nước ngoài đã được tiêm chủng cũng tạo niềm tin cho các thị trường.
- Trong khi đó tại Ấn Độ, tổng số ca mắc COVID-19 đã vượt qua con số 20 triệu và dự kiến sẽ ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu nhiên liệu ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
II- Nhận định
- Giá Dầu đã tăng theo dự báo từ đầu tháng 4 lên mốc 66.5 $/barrel, hiện xu hướng tăng đã được xác nhận dài hạn có thể lên vùng 68.5 và xa hơn trên 70$/barrel.
- Dự báo trong ngày hôm nay Dầu sẽ đạt mức target 67.74 $/barrel
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tín hiệu: Buy
65.93 – 66.00 $/barrel
Stop loss:
65.20 $/barrel
Take profit:
67.74 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
Giá hàng hóa tăng, thời kỳ lạm phát
Hôm 4/5, chỉ số Bloomberg Commodity Spot – theo dõi giá của 23 loại nguyên liệu thô, đã tăng 0,8% lên mức cao nhất kể từ năm 2011. Chỉ số này đã tăng hơn 70% kể từ khi chạm mức thấp nhất 4 năm vào tháng 3 năm ngoái.
Khi một số nền kinh tế lớn đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, giá kim loại đã tăng lên nhờ hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và người sử dụng xe ô tô đi ra ngoài nhiều hơn cũng khiến giá năng lượng tăng cao. Các loại cây trồng như ngô, lúa mì và đường cũng tăng giá do tình trạng hạn hán ở Brazil, Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh việc tiêu thụ nguồn cung.
Trong bối cảnh đó, các quỹ phòng hộ đang tăng mức đặt cược tăng giá đối với hàng hóa. Đây là dấu hiệu cho thấy thế giới chuẩn bị đối mặt với chu kỳ lạm phát mới.
Greg Sharenow – giám đốc danh mục đầu tư tại Pacific Investment Management Co., nhận định: "Chắc chắn rằng, sự lạc quan về đà hồi phục của nền kinh tế đã đẩy mạnh nhu cầu." Ông nói thêm, việc một số mặt hàng tiếp tục tăng giá trong tương lai cho thấy rằng nguồn cung đang khan hiếm.
Kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang hồi phục nhanh chóng sau đại dịch, thúc đẩy nhu cầu đối với ô tô, thiết bị điện tử và cơ sở hạ tầng. Ford Motor dự kiến tác động từ việc giá hàng hóa tăng cao sẽ khiến họ thiệt hại 2,5 tỷ USD trong 3 quý cuối năm nay, chủ yếu là thép, nhôm và kim loại quý.
Ngoài ra, gói chi tiêu cơ sở hạ tầng trị giá 2,25 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden và việc đẩy mạnh cam kết chống biến đổi khí hậu sẽ thúc đẩy nguồn cung đối với các tấm pin mặt trời, tuabin gió và xe điện. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về tình trạng thiếu kim loại.
Giá dầu cũng tăng mạnh, phục hồi lên mức trước đại dịch trên 65 USD/thùng kể từ đầu năm. Mặc dù nhu cầu vẫn còn suy giảm do lưu lượng du lịch quốc tế vẫn bị ở mức thấp, giá dầu đã tăng lên khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Opec và các đồng minh như Nga đang tiếp tục hạn chế nguồn cung và chỉ cung cấp thêm với tốc độ chậm để trợ giá.
Trong báo cáo công bố hôm 28/4, Goldman Sachs cho biết giá hàng hóa có thể tăng thêm 13,5% trong 6 tháng, khi giá dầu đạt mức 80 USD/thùng và đồng đạt mức 11.000 USD/tấn. Theo các chuyên gia của ngân hàng này, nhu cầu đối với dầu thô dự kiến sẽ tăng mạnh nhất từ trước đến nay trong vòng 6 tháng tới, trong bối cảnh ngày càng nhiều người di chuyển trở lại sau khi được tiêm vắc-xin.
Tuy nhiên, giá hàng hóa đang "nóng" lên không hẳn là khởi đầu cho một siêu chu kỳ khác. Stephen Hare – chuyên gia của Oxford Economic, nhận định, mức độ tăng trưởng của nhu cầu trong những năm tới sẽ không giống với quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Trung Quốc vốn đã tạo ra siêu chu kỳ trong 10 năm đầu tiên của thế kỷ này. Ngoài ra, năng lực sản xuất dư thừa cũng giúp kiềm chế giá năng lượng.
Theo các nhà phân tích của JPMorgan, thế giới sẽ bắt đầu chuyển từ sử dụng dịch vụ sang hàng hóa nhiều hơn khi người lao động quay trở lại công ty. Do đó, nhu cầu đối với kim loại để sản xuất đồ điện tử gia dụng và thiết bị nhà bếp sẽ giảm khoảng 20% so với mức hiện tại vào cuối năm nay.
Capital Economics nhận định, hơn nữa, giá đồng – tháng trước vượt mốc 10.000 USD/tấn, cũng sẽ giảm xuống khoảng 8.250 USD trong quý IV.
Trong khi đó, biến động đối với giá hàng hóa sẽ có tác động đáng kể đến chi phí sinh hoạt bởi trong đó có thể bao gồm giá nhiên liệu, điện, thực phẩm và các dự án xây dựng. Ngoài ra, xu hướng này cũng giúp định hình các điều khoản thương mại, tỷ giá hối đoái và cuối cùng là chính trị của các quốc gia phụ thuộc vào sản xuất hàng hóa như Nga, Brazil và Chile.
IHS Markit cho biết trong báo cáo hôm 29/4: "Giá hàng hóa tăng vọt trong năm qua cho thấy rằng lạm phát giá hàng hóa cũng tăng cao hơn trong mùa hè này. Trong vài tháng tới, thậm chí lạm phát giá tiêu dùng ở những quốc gia như Mỹ cũng sẽ tăng lên mức chưa từng thấy trong gần 1 thập kỷ."
Giá Dầu đã breakout kháng cự ngắn hạnTin tức
- Ngày 27/4, OPEC+ đã nhóm họp để thảo luận chính sách sản lượng trong bối cảnh dự báo nhu cầu năng lượng sẽ phục hồi bất chấp dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Ấn Độ, Brazil và Nhật Bản.
- Tuy nhiên, OPEC+ cho biết ngay cả khi hơn 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm trên thế giới, việc số ca nhiễm mới tăng cao ở Ấn Độ, Brazil và Nhật Bản có thể làm chệch hướng đà phục hồi của nhu cầu dầu mỏ.
- OPEC+ hy vọng các kho dự trữ dầu thương mại sẽ đạt mức 2,95 tỷ thùng vào tháng 7, thấp hơn mức trung bình trong thời gian 2015-2019, và hy vọng sẽ duy trì mức thấp này cho đến hết năm.
- Hội nghị Bộ trưởng OPEC+ tiếp theo có thể được diễn ra vào đầu tháng 6
Nhận định
Giá Dầu đã bật tăng trở lại theo như dự báo ngày hôm qua, hiện tại vùng support ngắn hạn 62.36$/barrel có thể sẽ được duy trì. Tín hiệu mua vào đã được take profit.
Nhận định hôm nay tin tức quan trọng FOMC sẽ là tâm điểm và có thể xu hướng phục hồi nhẹ của USD trước tin đang là rào cản cho đà tăng tiếp diễn của giá Dầu.
CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH
Tín hiệu: Buy limit
62.20 - 62.40 $/barrel
Stop loss:
60.60 $/barrel
Take profit:
63.80 – 64.20 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
[Nhận định thị trường] 26/04 - Dầu tích lũy trong biên độ nhỏI- Tin tức
- Giá dầu thế giới tuần qua đi xuống trong bối cảnh tình trạng các trường hợp lây nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ và Nhật Bản gia tăng mạnh khiến thị trường lo ngại về triển vọng nhu cầu của dầu mỏ.
- Liên quan đến nhu cầu dầu mỏ ở Mỹ và châu Âu có thể phục hồi mạnh vào mùa Hè này, các chuyên gia cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất dầu khác, hay còn được gọi là nhóm OPEC+, có thể sẽ tăng nguồn cung vượt xa mục tiêu hiện tại vào tháng 7/2021.
- Trước đó, tại cuộc họp vào đầu tháng Tư, nhóm đã quyết định tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong ba tháng từ tháng 5-7/2021. OPEC+ dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào ngày 28/4.
II- Nhận định
- Giá Dầu có tuần giảm mạnh trước những lo ngại về nhu cầu giảm sút, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn những mối lo về dịch bệnh và sản xuất chưa thể phục hồi được như kỳ vọng.
- Thế giới đang chuyển dần sang các dạng năng lượng tái tạo, năng lượng điện và do vậy sức ảnh hưởng của Dầu mỏ đang dần giảm xuống và trong tương lai có thể Dầu sẽ không còn giữ được vị thế tăng dài hạn.
Tín hiệu: Scalping vùng
61.20 - 62.40 $/barrel
Stop loss:
- 60.60 $/barrel
Take profit:
- 62.40 – 62.60 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
US OIL Theo sóng EThông tin dầu
Dầu thô WTI đang chịu áp lực, giao dịch xung quanh mốc $61/thùng, cũng là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.
Lý do chính dẫn đến đợt bán tháo gần đây của giá dầu là do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Nhật Bản, làm dấy lên căng thẳng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và triển vọng nhu cầu nhiên liệu. Ngoài ra, lượng dầu trong các kho dự trữ tại Mỹ tăng thêm 600,000 thùng, khác xa so với kỳ vọng giảm 4.4 triệu thùng.
Tín hiệu Buy Dầu lên vùng 62.80- Yếu tố chính giúp nâng đỡ giá dầu trong phiên này là việc Libya cho biết sản lượng dầu của nước này giảm xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày trong những ngày gần đây. Con số này còn có thể giảm thêm do các vấn đề ngân sách. Thông tin đó đã giúp hạn chế phần nào ảnh hưởng từ việc Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới.
- Giới phân tích cho biết Iran có tiềm năng cung cấp thêm khoảng 1-2 triệu thùng dầu mỗi ngày nếu thỏa thuận được ký kết. Đây là một yếu tố đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, bao gồm Nga (còn gọi là nhóm OPEC+), có kế hoạch tăng sản lượng thêm khoảng 2 triệu thùng/ngày trong ba tháng tới.
- Các thành viên OPEC+ dự kiến sẽ nhóm họp vào tuần sau. Song phía Chính phủ Nga cùng những nguồn tin thân cận với OPEC+ cho hay sẽ khó có những thay đổi lớn trong chính sách sản lượng của khối trên được đưa ra tại cuộc họp này.
II- Nhận định
- Giá Dầu có nhịp điều chỉnh tăng theo dự báo ngày 22/04. Tín hiệu mua hiện đã có dấu hiệu xác nhận lại trên khung H1
- Dự báo hôm nay tin tức tích cực hơn có thể hỗ trợ giá dầu tăng lại vùng 62.80
Tín hiệu: Buy
61.20-61.40 $/barrel
Stop loss:
- 60.60 $/barrel
Take profit:
- 62.60 – 62.80 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
Nhận định giá Dầu ngày 20/04/2021I- Tin tức
- Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 28 xu Mỹ (0,4%) lên 67,05 USD/thùng, sau khi tăng 6% trong phiên trước đó. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ tăng 25 xu Mỹ (0,4%) lên 63,38 USD/thùng, sau khi tăng 6,4% trong tuần trước.
- Đồng USD giao dịch ở mức thấp của 6 tuần so với rổ tiền tệ chính trong phiên 19/4, cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ gần mức thấp trong 5 tuần. Đồng USD yếu giúp dầu rẻ hơn đối với những người nắm giữ đồng tiền khác. Tuy nhiên, số ca mắc COVID-19 tăng lên tại Ấn Độ, nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, đã làm giảm sự lạc quan về khả năng phục hồi nhu cầu trên thế giới.
- Bên cạnh đó, Tổ chức Sáng kiến dữ liệu chung (JODI) ngày 19/4 cho hay xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đã giảm tháng 2/2021, xuống mức thấp nhất của 8 tháng, trong bối cảnh nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này tình nguyện hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá “vàng đen”.
- Hiện ngân hàng JP Morgan dự kiến giá dầu Brent sẽ phá mốc 70 USD/thùng vào tháng 5/2021, so với dự báo đưa ra hồi tháng 9/2020./.
II- Nhận định
- Giá Dầu có nhịp điều chỉnh giảm về vùng Mua đã dự báo 62.82$/barrel. Hiện xu hướng đang hỗ trợ tiếp tục tăng với các tin tức cơ bản trên.
III- Chiến lược giao dịch
Tín hiệu: Duy trì lệnh Buy
Giá: 62.82 – 63.50
Stop loss:
- 62.50 $/barrel
Take profit:
- 64.50 – 65.50 $/barrel
Khuyến nghị: tuân thủ kỷ luật giao dịch.
Dầu đã vượt qua mốc kháng cự của trendline trên H4I- Tin tức
- Giá dầu hôm nay (14.4) khởi sắc trở lại nhờ thị trường giảm áp lực do thông tin xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng với tốc độ mạnh mẽ, cao nhất trong 4 năm qua.
- Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo hằng tháng trong năm nay thêm 70.000 thùng mỗi ngày (tương đương tăng 6,6%).
- Ngoài ra, theo các nhà phân tích, việc Ấn Độ tuyên bố tìm thêm nguồn dầu thô khác ngoài việc chỉ phụ thuộc vào OPEC cũng ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu.
- Mới đây, Ả Rập Xê Út - nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Ấn Độ - đã quyết định tăng giá vận chuyển dầu từ quốc gia này sang Ấn Độ như động thái đáp trả.
II- Nhận định
- Dầu đã vượt qua mốc kháng cự của trendline trên H4, xu hướng tăng đang được xác nhận hướng đến mốc63.25$/barrel
- Xu hướng dự báo trên biểu đồ H4: Kháng cự ngắn hạn 61.73$/barrel
III- Chiến lược giao dịch
- Khuyến nghị: Mua vùng 59.80 - 60.00
- SL = 59.20, TP = 61.20 – 61.50$/barrel
TVC:USOIL
Dự báo Dầu tiếp tục tăng cần xác nhận breakoutI- Tin tức
- Dầu thô Mỹ và dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu đều giảm hơn 1,5 USD/thùng trong tuần do lo ngại về nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay sẽ tăng như thế nào trong quý II/2021, thời điểm du lịch tăng theo mùa kéo dài cho tới đầu quý III.
- Nhóm sản xuất OPEC+ vẫn quyết định nới lỏng thoả thuận giảm sản lượng từ tháng 5 đến tháng 7, bất chấp triển vọng không mấy khả quan trong quý II.
- Giá dầu thô cũng chịu áp lực sau khi Iran mở cuộc đàm phán với các cường quốc toàn cầu tại Vienna trong tuần trước để tìm cách chấm dứt lệnh trừng phạt kéo dài hai năm đối với dầu mỏ của nước này do chính quyền Tổng thống Trump trước đây áp đặt.
II- Nhận định
- Dầu đang ở trong vùng giá sideway H4: 57.50 – 61.00 $/barrel.
- Xu hướng hiện tại vẫn chưa thật sự rõ ràng và cần xác nhận breakout trendline trên biểu đồ H4
- Dự báo Dầu vẫn sẽ duy trì biên độ đi ngang trong ngày hôm nay.
III- Chiến lược giao dịch
- Khuyến nghị mua vùng 58.90 – 59.00 $/barrel. SL = 58.10, TP 62.50
Nhận định giá dầu 9/4: duy trì biên độ đi ngangI- Tin tức
- Giá dầu ngày 9/4 tiếp tục đà tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận loạt thông tin dự báo đầy tích cực về giá dầu thô trung bình trong năm 2021 và 2022.
- Nguồn cung dầu thô tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi một số nguồn tin cho thấy sản lượng của Nga tăng so với mức trung bình của tháng Ba.
- Cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran nếu thành công sẽ mở ra cơ hội Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran, điều này cũng đồng nghĩa giá dầu thế giới sẽ chịu thêm áp lực giảm giá lớn.
II- Nhận định
- Dầu đang ở trong vùng giá sideway H4: 57.50 – 61.00 $/barrel.
- Xu hướng hiện tại vẫn chưa thật sự rõ ràng khi nhu cầu thực tế vẫn chưa đạt mục tiêu do những tác động của dịch bệnh.
- Dự báo Dầu vẫn sẽ duy trì biên độ đi ngang trong tuần này.
III- Chiến lược giao dịch
- Khuyến nghị mua vùng 58.90 – 59.00 $/barrel. SL = 58.10, TP 62.50
Dầu ngày 7/4 có thể duy trì chiến lược buy trong ngắn hạnI- Tin tức
- Loạt dữ liệu kinh tế khả quan từ Mỹ và Trung Quốc đưa dầu thô tăng giá trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (6/4).
- Trước đó, giá cả hai loại dầu cùng giảm gần 5% trong phiên ngày thứ Hai, dưới sức ép từ quyết định nới sản lượng của liên minh OPEC+, cũng như số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng tại Ấn Độ và nhiều khu vực của châu Âu.
- "Tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, nên khó có chuyện giá dầu sớm lập lại những mốc cao gần đây", nhà phân tích Tamas Varga thuộc PVM Oil phát biểu. "Cho tới khi có những dấu hiệu rõ ràng về số ca nhiễm giảm xuống, thị trường dầu sẽ còn biến động mạnh".
- Phiên này, giá dầu được hỗ trợ bởi số liệu cho thấy ngành dịch vụ ở Trung Quốc tăng tốc mạnh nhất trong 3 tháng.
II- Nhận định
- Dầu đang ở trong vùng giá sideway H4: 57.50 – 61.00 $/barrel. Nhận định chung các tin tức cơ bản vẫn chưa đủ để khiến giá Dầu biến động, tuy nhiên dự báo kỳ vọng phục hồi kinh tế sẽ hỗ trợ dầu tăng.
III- Chiến lược giao dịch
- Khuyến nghị mua vùng 58.20 $/barrel. SL = 57.30, TP 62.50 $/barrel
Gía Dầu duy trì biên độ đi ngangI- Tin tức
- Biểu đồ của Cointelegraph Markets Pro và Tradingview cho thấy một cơn ác mộng đối với các nhà giao dịch có vị thế long BTC, khi BTC /USD đột ngột giảm từ 59,350 USD xuống 57,000 USD.
- Trước đó, đà tăng của đồng tiền mã hóa được củng cố khi xuất hiện thông tin từ PayPal, đẩy giá Bitcoin tiệm cận mức 60,000 USD.
- Tuy nhiên, những nhà giao dịch đặt cược vào đà tăng sẽ tiếp tục đã phải đối mặt với khoản thua lỗ lớn vào ngày hôm nay, với nhịp suy giảm với quy mô 600 triệu USD đã nâng tổng số tiền “bốc hơi” khỏi BTC trong 24 giờ qua lên 1 tỷ USD.
II- Nhận định
- Phân tích kỹ thuật: BTCUSD đang tạo đà tăng ấn tượng và dấu hiệu cho thấy khả năng phá vỡ kháng cự 61.6k
- H4 giá đã vượt qua trend kháng cự và xác nhận xu hướng tăng.
III- Chiến lược giao dịch
- Duy trì ưu tiên chiến lược buy BTCUSD. Stop loss: 55.5k. Kỳ vọng vượt mốc 62k