Dầu thô 03/04: Tuần tăng mạnh nhất trong nửa năm gần đâyKết thúc tuần giao dịch ngày 27/03 – 02/04, dầu thô đã ghi nhận tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 6 tháng qua trong bối cảnh những căng thẳng trên thị trường tài chính giảm bớt và một số lo ngại nguồn cung gián đoạn đã thúc đẩy lực mua. Giá dầu WTI trong tuần qua tăng 9,25% lên mức 75,67 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Dầu Brent tăng 7,11% lên sát mức 80 USD/thùng.
Giá dầu đã bật tăng hơn 5% ngay từ phiên đầu tuần trước, sau khi Chính phủ và các Ngân hàng Trung ương có những động thái hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng đã gặp rủi ro trước đó, củng cố tâm lý chung của các nhà đầu tư và kéo dòng tiền quay trở lại thị trường dầu thô. Bên cạnh đó, điểm chính hỗ trợ mạnh mẽ cho đà tăng của giá dầu trong tuần qua là những rủi ro về phía nguồn cung. Hoạt động sản xuất dầu tại Pháp vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc biểu tình kéo dài. Ngoài ra, tranh chấp pháp lý giữa Iraq, khu vực bán tự trị Kurdistan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến dòng chảy xuất khẩu dầu lên tới 450.000 thùng/ngày phải dừng lại, tương đương với khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu. Điều này là nguyên nhân chính cho đà tăng đáng kể của giá dầu trong tuần qua. Tuy nhiên, vào cuối tuần, Chính phủ liên bang Iraq và Chính quyền khu vực Kurdistan (KRG) cũng đã đạt được thỏa thuận ban đầu để khởi động lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ ở phía Bắc.
Báo cáo của Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần qua mặc dù cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm mạnh 7,5 triệu thùng, nhưng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm lọc dầu ghi nhận mức giảm về lần lượt 4,58 triệu thùng và 6,04 triệu thùng đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng tiêu thụ tại các đối tác của Mỹ. Điều này đã hạn chế một phần đà tăng của giá dầu vào giữa tuần.
Về nguồn cung tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu khí, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã giảm 3 giàn xuống còn 755 giàn trong tuần tính đến ngày 31/3 theo báo cáo từ hãng khai thác Baker Hughes. Như vậy, số lượng đã ghi nhận quý giảm đầu tiên kể từ năm 2020, là yếu tố có thể sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong dài hạn khi tốc độ khai thác chững lại.
Một lo ngại khác về yếu tố nguồn cung là sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Theo dự báo từ hãng tin Reuters, OPEC đã sản xuất khoảng 28,90 triệu thùng/ngày trong tháng 3, giảm 70.000 thùng/ngày từ mức sản lượng trong tháng 2 và thấp hơn 700.000 thùng/ngày so với trong tháng 9/2022 với sự sụt giảm ở Angola và Iraq.
Trong bối cảnh nguồn cung vẫn đang có xu hướng hỗ trợ giá dầu, vào Chủ nhật ngày 02/04, Saudi Arabia và nhóm OPEC+ đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm khoảng 1,15 triệu thùng/ngày. Đây là một động thái hoàn toàn bất ngờ do trước đó, các lãnh đạo nhóm cũng như nhiều chuyên gia nhận định OPEC+ sẽ chỉ tiếp tục duy trì mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm nay. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết hôm Chủ nhật rằng Moscow sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 500.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023 thay vì chỉ 3 tháng như thông báo trước đó. Ngay lập tức, giá dầu đã mở cửa tăng vọt ngay phiên sáng đầu tuần, với dầu WTI đã tăng gần 8% so với mốc tham chiếu, tương đương với hơn 5 USD/thùng và chạm mức 81,6 USD/thùng, mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua.
Quyết định cắt giảm sản lượng bất ngờ của nhóm OPEC+ đang được một số chuyên gia nhận định có thể đẩy giá dầu tăng 10 USD/thùng. Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và lên 100 USD vào năm 2024. Tuy nhiên, quyết định này đang đặt ra mối lo ngại lớn cho lạm phát toàn cầu, chỉ vài ngày sau khi dữ liệu giá của Mỹ chậm lại thúc đẩy sự lạc quan của thị trường. Hợp đồng tương lai của quỹ Fed đang giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Công cụ theo dõi lãi suất Fed watch của CME Group cũng cho thấy ý kiến cho rằng Fed tăng 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng Năm đã tăng lên 57% so với con số 48% vào thứ Sáu. Với động thái này, nguy cơ thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát tại nhiều nền kinh tế có thể được tiếp tục thúc đẩy, và sẽ gây áp lực tới nền kinh tế và nhu cầu dầu thô trong dài hạn.
Hôm nay, cuộc họp của nhóm OPEC+ sẽ diễn ra và những phát biểu của lãnh đạo các nhóm nước sẽ được quan tâm sau quyết định trên. Bên cạnh đó, động thái sắp tới từ nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ khi vẫn đang vật lộn với bài toán lạm phát, có thể sẽ khiến thị trường dầu gặp rung lắc mạnh.
Hàng hóa Năng lượng
Lo ngại khủng hoảng ngân hàng giảm, giá dầu OIL.WTI tăng trở lạiGiá dầu đang ghi nhận sắc xanh trong tuần này. Giá dầu thô đã tăng vào hôm qua với giá WTI tăng khoảng 5%. Động thại này đang được kéo dài vào sáng nay (theo giờ BST) dù quy mô tăng không lớn như ngày hôm qua, ít nhất là cho tới lúc này. Động thái này được thúc đẩy bởi sự cải thiện chung trong tâm lý thị trường sau khi những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng ở Châu Âu và Hoa Kỳ mờ nhạt dần. Đà di chuyển của hôm hôm nay cũng có thể được hỗ trợ bởi các bình luận từ Bộ trưởng Năng lượng Nga với dự đoán sản lượng dầu và khí đốt của Nga sẽ giảm vào năm 2023. Tuy nhiên, điều này khó có thể được xem là tin tức vì sản lượng của Nga giảm đã được dự báo trước như một hậu quả từ động thái trừng phạt trừng phạt Nga vì xâm lược Ukraine của phương Tây.
Quan sát biểu đồ WTI (OIL.WTI) ở khoảng thời gian D1, có thể thấy rằng giá đang cố gắng vượt qua vùng kháng cự $73,00, nơi từng là giới hạn dưới của phạm vi giao dịch đã bị phá vỡ trước đó. Mặc dù giá đang giao dịch cao hơn gần 15% so với mức thấp hàng ngày kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2023, các thiết lập kỹ thuật vẫn chưa báo hiệu đà tăng. Để thay đổi điều này, giá dầu cần phải vượt qua vùng kháng cự $81,20 vì đây là nơi có thể tìm thấy mức cao cục bộ trước đó, giới hạn trên của cấu trúc 1:1 và các phản ứng giá trong quá khứ.
Dầu thô ngày 23/03: Giằng coGiá dầu có thể diễn biến giằng co khi Fed phát tín hiệu sớm ngừng tăng lãi suất, nhưng rủi ro tăng trưởng tiềm ẩn
Giá dầu mở cửa ở mức thấp hơn mốc tham chiếu so với phiên giao dịch hôm qua, khi những phát biểu của chủ tịch Fed mặc dù cho thấy đà tăng lãi suất có thể sớm dừng lại, song việc Fed có thể chưa cắt giảm lãi suất trong năm nay như đồn đoán của thị trường, cùng những dự báo về nền kinh tế kém khả quan hơn trong năm nay có thể là yếu tố gây sức ép tới giá dầu. Trong khi lạm phát Mỹ vẫn còn đang nóng, rủi ro trong hệ thống tài chính lại xuất hiện và gây ra lo ngại ảnh hưởng dây chuyền. Fed đang đứng trước một bài toán khó, và nguy cơ đình lạm (nền kinh tế xuất hiện lạm phát cao trong khi tăng trưởng yếu kém) đang rình rập thị trường.
Trong bối cảnh thiếu chắc chắn này, dòng tiền của các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đổ vào thị trường trái phiếu có độ rủi ro thấp, hoặc kim loại quý mang tính trú ẩn cao như vàng. Đây thường là các tài sản được ưa thích trong thời kỳ thị trường biến động như hiện nay. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã đánh mất khoảng hơn 15% kể từ đầu tháng 3 đến nay. Trong khi đó, giá vàng tăng lên gần 9%. Thị trường dầu thô sẽ gặp bất lợi đối với xu hướng này, trừ khi có các tác động tích cực mạnh mẽ từ phía cung cầu, đặc biệt là triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc.
Về đồ thị kĩ thuật, hiện tại giá dầu đang được kéo ngược về vùng 75$ tuy nhiên vẫn thấy được đây là cú điều chỉnh kĩ thuật đối với dầu khi mà bối cảnh kinh tế vẫn chưa có gì thực sự sáng sủa hơn nhất là khi suy thoái kinh tế ngày càng đến gần.
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Hỗn loạn | 23/3 Thời điểm này do hiệu ứng dây chuyền của các vụ sụp đổ ngân hàng lớn trên thế giới nên dẫn đến sự hỗn loạn trên hầu hết các thị trường tài chính. Vàng và các kim loại quý là tài sản hưởng lợi nhiều nhất khi nhà đầu tư cảm nhận độ rủi ro ở mức cực cao. Chúng ta đang ở 1 thời điểm mà sự hỗn loạn của thị trường khiến cho việc giao dịch FX trở nên khó khăn - đây là lúc phân biệt giữa các tay mơ với tay chơi thực thụ
#VÀNG H4
Mình không kiếm được chút lợi nhuận nào trong con sóng tăng của vàng từ 1800 lên 2000, nhưng đó không phải là vấn đề. Đơn giản vì mình không cần bắt mọi con sóng của thị trường. Thị trường như biển cả vậy, có hàng vạn, hàng triệu con sóng, việc bắt được mọi con sóng là không tưởng khi trong tay chỉ có một tấm ván. Một tấm ván rất xịn, nhưng chỉ có một.
Hiện tại vàng vẫn chưa rơi vào trạng thái thuận lợi cho 1 giao dịch
#DẦU H4
Dầu thì đẹp. Giá đã thoát khỏi biên trên hộp nhưng cú break chưa được dứt khoát, tức giá cần 1 lần retest tạo động lực để tăng. Ta chờ cú retest của giá với biên trên hộp và đường ema để buy
#EURNZD H4
Uptrend là rõ ràng, chờ cú nén với đường kháng cự để buy
#USDCHF H4
Kèo buy UCHF đóng lệnh tại trailing stop với thiệt hại ½ R, nhỏ và dễ dàng bù lại khi các lệnh thắng của ta luôn lớn gấp nhiều lần. Hoài nghĩ là không cần giải thích lý do phải dời SL lên đường đỏ. Các khoản lỗ nhỏ luôn là người bạn đồng hành, tuy không mấy dễ chịu nhưng không có chúng thì không được.
#GBPAUD H4
Me con này đã lâu, tiếp tục đợi đoạn nén với kháng cự hoàn tất để buy. Ưu tiên đợi tin lãi suất GBP qua rồi mới đặt lệnh
#GBPNZD H4
Chờ cú nén với đường xu hướng để buy. NZD đang được mua vào mạnh nên ta thấy GN có sóng kéo ngược giảm, nhưng nếu giá bật lên đường ema thì cơ hội buy vẫn còn
#AUDUSD H4
AU là cặp tiền rất đẹp để buy khi AUD đang mạnh lên và USD đang yếu đi, đặc biệt yếu đi nhiều sau tin lãi suất FED hôm qua. Cái chúng ta đang chờ là 1 nến đặt lệnh đủ đẹp để buy
#CHFJPY H4
Chờ cú nén với biên trên hộp để buy, có khả năng thanh đặt lệnh sẽ rơi đúng vào tin lạm phát JPY
Dầu thô 20/03: Giảm mạnh nhất trong vòng gần 1 nămKết thúc tuần giao dịch ngày 13/03 – 19/03, giá dầu WTI đánh mất 12,83% xuống 66,93 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2021, và đây cũng là mức giảm trong tuần mạnh nhất trong vòng gần 1 năm qua. Giá dầu Brent cũng giảm 11,85% xuống còn 72,97 USD/thùng.
Sự sụp đổ của Ngân hàng SVB và những rắc rối đối với Ngân hàng Credit Suisse đã gây ra sự hoảng loạn nhất định trên thị trường tài chính. Các nhà đầu tư tăng cường nắm giữ các tài sản mang tính an toàn hoặc trú ẩn cao, điển hình là vàng và trái phiếu Chính phủ Mỹ. Dòng tiền tháo chạy khỏi thị trường rủi ro, thúc đẩy tâm lý bán tháo trên thị trường dầu thô bên cạnh lo ngại suy thoái kinh tế có thể làm suy yếu nhu cầu tiêu thụ. Điều này khiến cho giá dầu đã có tới 4 trên tổng 5 phiên lao dốc mạnh mẽ trong tuần qua.
Trong khi đó, các báo cáo thị trường dầu thô tháng 3 từ Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đều không thể hỗ trợ cho đà phục hồi của giá. Cụ thể, sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC đạt trung bình 28,9 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2023, cao hơn 117.000 thùng/ngày hàng tháng. Báo cáo cũng cắt giảm ước tính về lượng dầu thô mà OPEC cần bơm vào năm 2023 để cân bằng thị trường, thêm 200.000 thùng/ngày so với báo cáo trước xuống còn 29,3 triệu thùng/ngày, cho thấy góc nhìn nguồn cung có xu hướng dồi dào hơn so với nhu cầu. Về phía IEA, báo cáo ước tính nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ cán mốc kỷ lục 102 triệu thùng/ngày trong năm nay, tuy nhiên thị trường vẫn đối mặt với nguy cơ dư cung trong nửa đầu năm 2023. Do đó, lực bán tiếp tục được thúc đẩy trên thị trường dầu.
Các thành viên OPEC+ cho rằng sự suy yếu về giá trong tuần này là do các động lực tài chính hơn là do bất kỳ sự mất cân bằng cung cầu nào. Mới đây, UBS Group đã đồng ý mua Credit Suisse Group với giá trị 3,3 tỷ USD trong một thỏa thuận lịch sử do chính phủ làm trung gian nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng niềm tin đã bắt đầu lan rộng khắp các thị trường tài chính toàn cầu. Ngoài ra, Thủ tướng Iraq và Tổng thư ký OPEC cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phối hợp giữa các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ để đảm bảo giá không biến động và tác động đến cả nước xuất khẩu và nước tiêu dùng.
Nhiều nhà phân tích vẫn kỳ vọng nguồn cung toàn cầu hạn chế sẽ hỗ trợ giá dầu trong tương lai gần. Dữ liệu của Hãng khai thác dầu khí Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu trong tuần qua tại Mỹ giảm 1 xuống còn 589 giàn, vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2022. Các thông tin này có thể sẽ xoa dịu phần nào tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư trong phiên đầu tuần và giúp giá dầu có thể sẽ phục hồi nhẹ trở lại.
Bất chấp các rủi ro trên thị trường tài chính, trong tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên mức 3,5%, mức cao nhất kể từ năm 2009, và điều đó cũng đã thúc đẩy lực bán trên thị trường dầu. Tuần này, thị trường sẽ hướng sự chú ý vào tâm điểm quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào rạng sáng ngày 22/03, với các ý kiến cho rằng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản hoặc sẽ giữ nguyên lãi suất. Trong trường hợp không có bất ngờ gì xảy ra, và thị trường tài chính ổn định trở lại, lực mua có thể sớm quay trở lại thị trường dầu.
Dầu thô 17/03: Bấp bênh liên tụcSau 3 phiên đánh mất tổng cộng gần 10 USD/thùng, giá dầu đã phục hồi trở lại từ mức đáy 15 tháng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/03, giá dầu WTI tăng 1,09% lên 68,35 USD/thùng, và dầu Brent tăng 1,37% lên 74,7 USD/thùng sau khi nhóm nước OPEC+ có các tín hiệu trấn an sau tâm điểm về những rủi ro trong ngành tài chính ngân hàng làm chao đảo thị trường trước đó.
Tâm lý thị trường dần ổn định trở lại khi những rủi ro xung quanh Ngân hàng Credit Suisse được xoa dịu một phần, do Cơ quan quản lý tài chính Thụy Sĩ FINMA và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cam kết cung cấp thanh khoản cho ngân hàng này. Credit Suisse sẽ vay tối đa 50 tỷ franc Thụy Sĩ từ Ngân hàng Trung ương và họ đề nghị mua lại các chứng khoán nợ cao cấp trị giá lên tới 3 tỷ franc. Điều đó đã khiến giá dầu mở cửa phiên với mức tăng so với mốc tham chiếu.
Tuy nhiên, đà giảm tiếp nối trong phiên chiều tối khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin về cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Bất chấp những rủi ro tài chính gần đây, ECB vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên, qua đó đưa mức lãi suất cơ bản lên 3,5%, cao nhất kể từ năm 2009. Điều này tiếp tục gây áp lực tới giá dầu bởi lo ngại chi phí vay tăng cao có thể đè năng tới tăng trưởng và tình hình tiêu thụ dầu. Nguồn tin từ Reuters cũng có biết, các nhà sản xuất dầu mỏ, ngân hàng và quỹ phòng hộ đã tăng cường mua quyền chọn bán để tự bảo vệ khỏi những tổn thất tiếp theo.
Mặc dù vậy, sự trấn an từ nhóm nước OPEC+ đã giúp giá dầu phục hồi trở lại vào cuối phiên. Truyền thông nhà nước Saudi Arabia đưa tin Bộ trưởng Năng lượng của nước này và Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã gặp nhau tại thủ đô của Saudi Arabia nhằm thảo luận về những nỗ lực của nhóm OPEC+ trong việc duy trì sự cân bằng thị trường. Cả hai quốc gia vẫn cam kết với quyết định vào tháng 10 năm ngoái về việc cắt giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến cuối năm 2023. Theo các đại biểu của nhóm cho biết, OPEC+ coi việc giá dầu trượt dốc trong tuần này là do lo ngại tài chính, chứ không phải bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa cung và cầu, đồng thời kỳ vọng thị trường sẽ ổn định. Các thông tin này đã giúp trấn an một phần những sự hoảng loạn trước đó và thúc đẩy lực mua trong phiên.
Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) cũng cho biết xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia đã tăng lên mức 7,66 triệu thùng/ngày trong tháng đầu năm 2023. Mức tăng khoảng 3% so với 7,44 triệu thùng/ngày được xuất khẩu trong tháng 12 năm ngoái, chủ yếu do sự phục hồi phía châu Á, cũng góp phần hỗ trợ tâm lý trên thị trường dầu.
Nhìn chung, giá dầu vẫn đang phục hồi tương đối thận trọng và lo ngại sức ép vẫn còn, Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 20.000 xuống mức 192.000 trong tuần kết thúc vào ngày 11/3, mức giảm là lớn nhất kể từ tháng 07. Thị trường lao động vẫn đang mạnh mẽ, đặt ra nhiều lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, nhất là khi cuộc họp ngày 21-22/03 đang đến gần, tạo lực cản đối với đà phục hồi của giá dầu.
Phân tích dầu 17/03: Điều chỉnh tăngGiá dầu tiếp tục giảm trong phiên thứ năm liên tiếp, giao dịch gần mức thấp nhất trong 15 tháng, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất và do lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đè nặng lên triển vọng nhu cầu.
Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn bị tác động bởi lo ngại căng thẳng ngày càng tăng đối với các ngân hàng trên toàn thế giới, và cả hai loại dầu thô chuẩn chính đã mất đi mức tăng vào đầu ngày 16/3.
Vào phiên trước đó, ngày giảm thứ ba liên tiếp, lần đầu tiên dầu thô của Mỹ giảm xuống dưới 70 USD/thùng kể từ ngày 20/12/2021.
Truyền thông nhà nước Ả Rập Xê-út đưa tin Bộ trưởng Năng lượng của nước này, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman và Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã có cuộc gặp tại thủ đô của Ả Rập Xê-út để thảo luận về những nỗ lực của OPEC+ nhằm duy trì sự cân bằng thị trường.
Cả hai quốc gia vẫn cam kết theo quyết định của OPEC+ vào tháng 10-2022 về việc cắt giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm 2023.
Cả OPEC và Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong tuần này đều dự báo nhu cầu dầu mạnh hơn trong năm nay, nhưng lo ngại dư cung tiếp tục đè nặng lên thị trường.
Trong khi đó, dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu của Mỹ trong tuần trước tăng 1,6 triệu thùng. Thêm vào đó, xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng 22% từ năm 2021 lên mức cao nhất 3,6 triệu thùng/ngày vào năm 2022, do nhu cầu lớn hơn từ châu Âu bù đắp cho xuất khẩu thấp hơn sang Ấn Độ và Trung Quốc. Sản lượng của Mỹ năm 2022 tăng 629.000 thùng/ngày, tương đương 5,6%, lên 11,9 triệu thùng/ngày, vẫn thấp hơn mức cao kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày đạt được vào năm 2019.
hiện tại giá Dầu đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ quan trọng 73$/thùng xuống mức 65$/thùng. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ thời điểm xung đột xảy ra. Về mặt phân tích kỹ thuật chúng ta thấy giá đã phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ mạnh do đó hiện xu hướng chính sẽ vẫn được dự báo sẽ còn giảm
Khả năng ngắn hạn trong phiên hôm nay có sự điều chỉnh tăng nhưng đà tăng có thể sẽ không thật sự mạnh. Vùng kháng cự hiện tại có thể sẽ điều chỉnh lên ở ngưỡng 73$/thùng.
Good luck!
Dầu thô 16/03: Liệu suy thoái đang cận kề?Giá dầu lao dốc về mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021 trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận hàng loạt các tin tức tiêu cực từ cả yếu tố vĩ mô và bức tranh cung cầu. Kết thúc phiên 15/03, giá dầu thô WTI giảm 5,22% về 67,61 USD/thùng, giá dầu thô Brent giảm 4,85% về 73,69 USD thùng.
Giá hồi phục nhẹ và đi ngang trong phiên sáng sau các số liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc, với sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tăng lần lượt 2,4% và 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu khi sức bán mạnh xuất hiện từ cuối phiên chiều khi thị trường châu Âu mở cửa. Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng tiếp tục được lan rộng từ Mỹ sang Châu Âu. Cụ thể, sau vụ việc của Ngân hàng Silicon Valley Bank, các nhà đầu tư đặt câu hỏi về nguy cơ vỡ nợ của Credit Suisse, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất trên thế giới. Điều này được phản ánh qua việc khoản phí cho hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (CDS) kỳ hạn 5 năm của ngân hàng này đã tăng lên mức kỷ lục.
Tin tức này khiến cho dòng tiền rời khỏi các thị trường đầu tư rủi ro, trong đó có thị trường dầu. Các nhà đầu tư chuyển hướng sang nắm giữ các loại tài sản có tính an toàn và thanh khoản cao như đồng bạc xanh, chỉ số Dollar Index phục hồi hơn 1% lên 104,65 điểm. Tâm lý hoảng loạn cùng với áp lực bán đột ngột tăng mạnh khiến cho giá dầu thô WTI đã có lúc giảm về dưới 66 USD/thùng, và giá dầu Brent từng giảm về dưới 72 USD/thùng.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế cũng gia tăng khi mà sức khỏe của ngành ngân hàng tại các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu suy yếu do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt. Triển vọng tiêu thụ dầu thô vì thế cũng trở nên xấu đi, lấn át những kỳ vọng vào sự phục hồi của Trung Quốc.
Bên cạnh những tin tức kinh tế, hai báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) không mang lại bất kỳ sự hỗ trợ nào cho giá dầu, trái lại còn làm gia tăng lực bán. Cụ thể, IEA ước tính nhu cầu tiêu thụ sẽ cán mốc kỷ lục 102 triệu thùng/ngày trong năm nay, tuy nhiên thị trường dầu vẫn đối mặt với nguy cơ dư cung trong nửa đầu năm 2023.
Mức thặng dư sẽ được thu hẹp và có thể chuyển sang thâm hụt vào nửa cuối năm khi nhu cầu dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, tồn kho dầu của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tăng thêm 54,8 triệu thùng lên 2,85 tỷ thùng, mức cao nhất trong vòng 18 tháng.
Báo cáo của EIA trong phiên tối cũng cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 1,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 10/3, lên mức 851,6 triệu thùng. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất giảm lần lượt 2,1 triệu thùng và 2,5 triệu thùng. Mức thay đổi khiêm tốn cộng với số liệu không bất ngờ so với dự báo của thị trường khiến cho báo cáo tuần của EIA tương đối mờ nhạt và không tạo được sức mua với thị trường.
Theo MXV, hiện nguồn cung dầu thô không còn phải đối mặt với tình trạng bị thắt chặt trong ngắn hạn, trong khi đó triển vọng tiêu thụ ngày càng kém khả quan do những rủi ro suy thoái kinh tế. Các tin tức này đã khiến cho sức bán hoàn toàn áp đảo trong phiên hôm qua và đẩy giá dầu về mức thấp nhất trong vòng hơn một năm.
WTICOUSD - Cạnh cấu trúc với vai trò vùng flip chưa được testCấu trúc chính của WTI hiện đang là cấu trúc giảm
Giá sau khi tạo UA đã phá xuống range giá với volume lớn và chưa được test lại cạnh dưới của cấu trúc đóng vai trò là một vùng Flip SnR, kết hợp với các nến hấp thụ cung hiện tại có thể kì vọng một nhịp hồi về vùng flip, từ đó tìm các nhịp test cầu thành công để sell xuống theo cấu trúc chính.
Hawkish Powell có thể kiềm hãm nhu cầu Trung Quốc một lần nữa?Hawkish Powell có thể kiềm hãm nhu cầu của Trung Quốc một lần nữa. Có phải USOIL đã giảm trở lại?
- Giá dầu thô đã dựa vào nhu cầu của Trung Quốc gần đây trong khi nhu cầu từ các nước phương Tây đã chậm lại.
- Hoa Kỳ vẫn là quốc gia tiêu dùng toàn cầu cao nhất, cho thấy hàng nhập khẩu cao từ Trung Quốc.
- Nếu Fed tăng mục tiêu lãi suất, nỗi sợ suy thoái sẽ tăng lên vì nhu cầu có thể chậm lại đáng kể. Tuy nhiên, dữ liệu gây ngạc nhiên NFP vào tháng trước đã mang đến sự sợ hãi cho toàn thị trường. Có rất nhiều công bố về dữ liệu việc làm trong tuần này, bao gồm NFP.
- Từ góc độ kỹ thuật, USOIL đã thất bại trong việc phá vỡ cú swing cuối cùng của nó ở mức khoảng 81.00 USD/thùng.
- Nếu giá vẫn còn dưới 78.00 USD/thùng, có thể tiếp tục kiểm tra lại mức hỗ trợ của ở mức khoảng 72.50 USD/thùng.
- Ngược lại, nếu giá tiếp tục khuynh hướng tăng trước đó, có thể kiểm tra lại mức kháng cự ở mức 82.50 USD/thùng một lần nữa.
Phân tích Dầu thô 09/03 : áp lực giảm vẫn lớnGiá dầu giảm ngày thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch ngày 8-3 do lo ngại việc tăng lãi suất mạnh mẽ hơn của Mỹ sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu bất chấp mức giảm dự trữ dầu thô của Mỹ lớn hơn dự kiến.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm 92 cent, tương đương 1,2%, xuống mức 76,66 USD/thùng. Trong khi đó, dữ liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần trước, ngược so với ước tính của các nhà phân tích là tăng 395.000 thùng. Dữ liệu công nghiệp trước đó cũng cho thấy lượng tồn kho dầu thô giảm lần đầu tiên sau 10 tuần tăng.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), cùng với sự giảm trong dự trữ dầu thô, dự trữ xăng của Mỹ tuần trước cũng giảm 1,1 triệu thùng, thấp hơn dự báo 1,8 triệu thùng. Điều này làm tăng thêm lo ngại về nhu cầu. Trong khi đó, tồn kho sản phẩm chưng cất của Mỹ tuần trước tăng 138.000 thùng, ngược so với kỳ vọng giảm 1 triệu thùng.
Ngân hàng kỳ vọng nhu cầu hàng không dân dụng tiếp tục phục hồi ở Trung Quốc và các nước láng giềng, sự ổn định trong hoạt động công nghiệp và tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+ chậm lại sẽ khiến cán cân thị trường dầu mỏ rơi vào tình trạng thâm hụt vào cuối năm nay.
Trong một diễn biến khác, tại Hội nghị CERAWeek ở Houston, bang Texas, Mỹ, các bộ trưởng và giám đốc điều hành dầu mỏ tiếp tục tranh luận về tình trạng thắt chặt nguồn cung. Tại đây, ngoại trưởng phụ trách dầu mỏ và khí đốt của Angola nhấn mạnh OPEC không cần phải tăng sản lượng để bù đắp cho sự cắt giảm 500.000 thùng/ngày của Nga.
Trong khi đó, một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ cho biết họ đã đưa ra lại luật để gây áp lực buộc OPEC ngừng cắt giảm sản lượng.
Trên góc nhìn kĩ thuật, hiện tại cho thấy giá Dầu đã phá vỡ trendline hỗ trợ trong ngắn hạn, vùng đỉnh cũ 81$/thùng đã được xác nhận và bối cảnh hiện tại cho thấy được giá Dầu nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì được đà đi ngang và biên độ 75-80$/thùng trong một khoảng thời gian nữa cho đến khi các tin tức rõ ràng hơn
Trong thời điểm này chúng ta có thể thấy khả năng giá Dầu giảm tiếp về vùng hỗ trợ 75$/thùng là tương đối cao. Có thể canh mua ở vùng này
Good luck!
Phân tích dầu 08/03: Giảm mạnh sau phát biểu của FEDGiá dầu giảm 3 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày hôm qua, sau khi những phát biểu từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dấy lên lo ngại về những đợt nâng lãi suất, đồng USD mạnh hơn và nhà nhập khẩu hàng đầu - Trung Quốc - công bố dữ liệu kinh tế yếu.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,88 USD, tương đương 3,6%, xuống 77,58 USD/thùng. Đây là mức giảm phần trăm lớn nhất một ngày từ ngày 4/1.
Giá dầu còn chịu áp lực bởi sự sụt giảm xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2, bao gồm nhập khẩu dầu thô, bất chấp việc dỡ bỏ các hạn chế dịch Covid-19.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong báo cáo Triển vọng năng lượng sản xuất trong ngắn hạn rằng sản xuất và nhu cầu dầu thô của Mỹ sẽ tăng trong năm nay trong khi du lịch Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng.
Trong khi đó, sau chuỗi 10 tuần tăng liên tiếp, dự trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm. Theo dữ liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API), dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 3,835 triệu thùng; dự trữ xăng tăng 1,840 triệu thùng; và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 1,927 triệu thùng.
Hôm nay báo cáo chính thức của EIA về dự trữ xăng, dầu, và sản phẩm chưng cất của Mỹ trong tuần trước sẽ được công bố
Giá dầu đã giảm mạnh ở vùng kháng cự 80.5$/thùng, hiện tại giá đã xuống dưới mức 77.5$/thùng cho thấy áp lực bán đã mạnh, có thể đây sẽ là dấu hiệu cho thấy giá Dầu sẽ còn chịu áp lực giảm mạnh hơn nữa trong những phiên sắp tới đây.
Hiện đồ thị đang phản ảnh tương đối rõ ràng xu hướng Dầu nhiều khả năng sẽ nằm trong biên độ dưới 81$/thùng trong nhiều tháng khi nhu cầu có phần giảm do các lo ngại về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hôm nay giá Dầu có thể tìm về ngưỡng 76.5$/thùng - ngưỡng fibo 61.8% trước khi có nhịp tăng hồi
Good luck!
Dầu thô ngày 07/03: Dầu thô tiếp tục biến động mạnhGiá dầu tiếp tục tăng trong sáng nay trong bối cảnh thị trường vẫn tiếp tục hấp thụ các tin tức tích cực từ tối qua. Đà tăng đang có dấu hiệu chậm lại khi giá hướng về khu vực hỗ trợ cũ 81 – 82 USD/thùng.
Tại hội nghị năng lượng CERAWeek, các quan chức của OPEC bày tỏ sự lo ngại về công suất dự phòng của nhóm và khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng hiện nay. Một số nhà phân tích đã dự báo rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt trong nửa cuối năm do sự phục hồi của Trung Quốc, điều này sẽ đẩy nhu cầu toàn cầu cao hơn trong khi nguồn cung bị tụt lại phía sau.
Tâm lý thận trọng cũng gia tăng, khi mà các nhà đầu tư đều chờ đợi thông tin từ cuộc điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trước Quốc hội, trong hôm nay và ngày mai. Hiện giá dầu WTI đang ở mức cao nhất trong gần một tháng, tuy nhiên, kể từ tháng 11 năm ngoái, giá dầu đều không thể duy trì trên 82 USD trong thời gian dài, và đều chịu sức ép bán ở khu vực này.
Vì vậy, để giá có thể bứt phá, thị trường cần những thông tin mang tính bất ngờ hơn. Trong hôm nay, thị trường sẽ đón nhận báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) của EIA. Nguồn cung dầu từ Mỹ hiện cũng được thị trường theo dõi sát sao, bởi đây là nhà sản xuất lớn cũng như đối tác quan trọng của châu Âu trong quá trình thay thế nguồn cung từ Nga.
Về mặt kỹ thuật, sức ép bán tại khu vực kháng cự vùng kháng cự MA50 ngày tương đương vùng giá 80$ khiến giá dầu giảm so với sáng nay tuy nhiên khối lượng giao dịch giảm cảnh báo mức độ rủi ro cao nếu các nhà đầu tư muốn mở vị thế mua mới.
WTICOUSD - Giá đang test lại vùng cạnh trên cấu trúcGiá phá qua khỏi vùng đi range mà không có các nhịp test bên trong lẫn cạnh trên của cấu trúc. Kết hơp với xu hướng vừa chuyển đổi sang tăng ở TF lớn có thể kì vọng một nhịp test về vùng cạnh trên cấu trúc (sâu hơn nữa là vùng POC của range giá), chờ một nhịp test cung thành công để tìm điểm buy lên.
Dầu thô 06/03: Dầu thô vẫn tiếp tục tăngKết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá dầu ghi nhận 4 trong tổng số 5 phiên tăng giá trước các thông tin tích cực về nhu cầu, đặc biệt là tại khu vực châu Á. Bên cạnh đó, những tin tức ảnh hưởng tới nguồn cung cũng góp phần đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 2. Giá dầu WTI tăng 4,4% lên sát ngưỡng 80 USD/thùng, chốt tuần tại mức giá 79,68 USD/thùng. Dầu Brent tăng 3,63% lên mức 85,83 USD/thùng.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 2 bất ngờ tích cực hơn nhiều so với dự báo. Trong khi đó, nhập khẩu dầu của Nga bằng đường biển của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này. Các công ty tư vấn theo dõi tàu chở dầu Vortexa và Kpler ước tính gần 43 triệu thùng dầu thô của Nga sẽ đến Trung Quốc vào tháng 3. Mức cao trước đây đối với nhập khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga là 42,48 triệu thùng vào tháng 6/2020.
Cuối tuần qua, nhà sản xuất dầu khổng lồ Saudi Aramco của Saudi Arabia đã tăng hầu hết giá bán chính thức dầu thô cho châu Á trong tháng Tư. Loại dầu chính Arab Light của công ty đã được nâng lên 2.50 USD/thùng so với tiêu chuẩn khu vực, cao hơn 50 cent so với mức của tháng trước. Đây là tháng thứ hai Aramco tăng giá cho châu Á, cho thấy đánh giá tích cực về tiêu thụ tại khu vực này.
Bên cạnh đó, báo cáo từ Cơ quan quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy khối lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng từ 4,6 triệu thùng lên 5,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 24/02, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với dầu thô của Mỹ cũng góp phần thúc đẩy lực mua. Trong khi đó, các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần qua đã cắt giảm số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên hoạt động trong tuần thứ 3 liên tiếp, là lần đầu tiên kể từ tháng 8, với số giàn khoan dầu xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9.
Thông tin xoay quanh UAE và nhóm OPEC đã làm chao đảo thị trường dầu trong phiên cuối tuần, nhưng việc UAE bác bỏ báo cáo về việc rời khỏi OPEC, và cho biết sẽ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng ít nhất là trong năm nay đã kéo giá tăng vọt sát 80 USD/thùng sau khi giảm xuống 75,9 USD/thùng ngay trước đó. Điều này cho thấy thị trường vẫn bày tỏ sự không chắc chắn về nguồn cung trong tương lai.
Như vậy, tuần này sẽ là tuần quan trọng trong việc xác định xu hướng giá dầu thô liệu có thể bứt phá khỏi vùng đi ngang trong vòng 3 tháng qua hay không. Giá dầu hiện đã lên sát mức 80 USD/thùng sau phiên tăng mạnh cuối tuần trước, nên nhiều khả năng sẽ gặp lực bán chốt lời trong phiên đầu tuần. Các phiên tiếp theo, giá dầu sẽ phản ứng với báo cáo tháng 3 của EIA. Với những dữ liệu tích cực trước đó của quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu Trung Quốc, EIA có thể sẽ nâng dự báo nhu cầu dầu trong năm nay. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy đà phục hồi của giá dầu.
USOIL có khiến thị trường lo lắng về việc nền kinh tế chậm lại?- Suy thoái kinh tế là chủ đề của năm 2023, và thị trường lo lắng về sự phục hồi.
- Nhiều quốc gia đang cố gắng thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, nhưng đồng thời, họ phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát tăng lên.
- Trung Quốc vẫn là nước tiêu dùng dầu thô hàng đầu trong bối cảnh nền kinh tế nước này mở cửa trở lại từ tháng 12 năm 2022.
- Từ góc độ kỹ thuật, Usoil đã bật lại và kiểm tra lại cú swing gần nhất với mức kháng cự ở khoảng 77.00-78.00 USD/thùng.
- Nếu giá có thể đóng trên 78,00 USD, có thể kiểm tra lại mức tiếp theo vào khoảng 80.00-82.50 USD/thùng.
- Ngược lại, nếu giá đóng cửa dưới 78.00 USD/thùng, có thể trở lại khoảng 70.00-73.50 USD/thùng.
Phân tích Vàng-FX Price Action | USD đuối sức, Vàng lên ngôiKhông có xu hướng nào tồn tại mãi mãi, xu hướng tăng hay giảm của 1 tài sản mạnh đến mức nào thì cũng sẽ lụi tàn, nhường chỗ cho các tài sản khác. Chúng ta đang chứng kiến sự nhường ngôi của USD cho vàng trên khung thời gian H4, cùng lúc đó cũng là đà tăng mạnh của NZD, tất cả đều tạo nên những con sóng đẹp, với lợi nhuận tiềm năng.
#VÀNG H4
Sau khi phá khỏi mô hình hai đáy thì vàng đã vượt lên biên trên hộp, đồng thời đóng cửa trên ema và tạo 1 xu hướng tăng mới. Uptrend chỉ vừa khởi đầu vì đường ema chỉ mới cong lên, và giá cũng chưa vượt xa khỏi ema. Ta có thể chờ đợi các cú nén mới để đi theo con trend này
#DẦU H4
Kèo sell dầu đóng lệnh tại trailing stop với 2.3R lợi nhuận. Mức lợi nhuận là đủ tốt với 1 con sóng ngắn. Giá cũng vừa vượt lên đường ema và tạo nên 1 uptrend mới. Chờ đợi cú nén để buy
#USDJPY H4
Mình đã bỏ lỡ kèo buy UJ khi giá hoàn tất đoạn nén với đường kháng cự, có lẽ đây là 1 điểm yếu của việc quản lý nhiều tài khoản giao dịch khác nhau thuộc nhiều thị trường. USD đang dần suy yếu nhưng trên biểu đồ UJ thì vẫn là 1 uptrend mạnh, tiếp tục chờ buy với cú nén đường KC mới, nhưng cẩn trọng hơn
#GBPJPY H4
Kèo buy GJ theo đoạn nén với đường xu hướng (con sóng kéo ngược) dừng lỗ chỉ trong 1 nến, thiệt hại 1R. Mình cũng hơi chủ quan khi đã buy ngay tại nến tăng mà không chờ mô hình chữ W, có lẽ vì đã có 1 big win trước đó. GJ đã có nến đuối sức và khả năng uptrend đã kết thúc
#NZDJPY D1
Với NJ thì do mình đã có 1 kèo buy trên D1 rồi nên không vào thêm H4 nữa. Giá phá vỡ lên đoạn nén bên dưới đường xu hướng rất đều và đẹp, và ngay lập tức có 1R lợi nhuận mở (không tính vào TK H4). Để xem giá sẽ phản ứng với biên trên hộp như thế nào
#CADCHF H4
Kèo buy CADCHF theo cú nén với biên trên hộp kết thúc với .5R lợi nhuận. Con sóng đi quá ngắn và đã cán trailing stop trước khi tăng tiếp. Hoài dời SL là vì mô hình sao ban chiều (evening star).
Dầu thô 28/02: Lấy lại đà phục hồiGiá dầu có thể dần lấy lại đà phục hồi trước kỳ vọng tích cực hơn khi cuộc họp Quốc hội Trung Quốc đến gần
Dầu thô tiếp tục chịu những áp lực từ các sức ép vĩ mô trong giai đoạn gần đây, khi tình hình lạm phát bất ngờ không hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng của thị trường trước đó, làm dấy lên lo ngại lãi suất còn gia tăng gây áp lực tới nền kinh tế và hạn chế nhu cầu dầu. Tuy nhiên, những kỳ vọng tích cực hơn về các biện pháp kích thích tăng trưởng tại Trung Quốc, trong khi xuất hiện một số rủi ro về nguồn cung sẽ hỗ trợ cho giá dầu trong giai đoạn tới.
Các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7 đã thông qua gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga cuối tuần qua. Mặc dù gói trừng phạt không tác động trực tiếp tới dầu thô, nhưng rủi ro địa chính trị và lo ngại Nga có các hành động đáp trả trong tương lai gây gián đoạn dòng chảy có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Trong tháng 3 tới, Quốc hội Trung Quốc — Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) sẽ họp lần đầu tiên sau khi mở cửa thời kỳ hậu Covid-19. Thị trường sẽ tập trung lắng nghe kế hoạch khởi động lại “cỗ máy” tăng trưởng của quốc gia này thông qua các đường hướng, chính sách của các quan chức như thế nào. NPC sẽ xem xét hoạt động của chính phủ và lắng nghe các mục tiêu kinh tế và chính sách được đặt ra trong năm để hỗ trợ phục hồi. Đây là mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong năm nay, nên các thông tin liên quan tới kích thích kinh tế trong cuộc họp sẽ là động lực thúc đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào quan trọng, trong đó có dầu thô.
Trước mắt, ngay trong tuần này, giá dầu sẽ phản ứng mạnh với dữ liệu quan trọng của Trung Quốc, chỉ số quản trị mua hàng PMI tháng 2 công bố vào sáng thứ 4. Sau khi trở lại ngưỡng 50 vào tháng 1, nhiều khả năng con số vẫn sẽ tích cực trong tháng 2 và có thể hỗ trợ cho giá dầu.
Dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu khí đốt dự kiến tăng ở MỹGiá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã một lần nữa khởi động tuần mới với động thái tăng giá. NATGAS đang tiếp tục chuyển động đi lên được đưa ra vào thứ Sáu. Động thái này được kích hoạt bởi dự báo thời tiết lạnh hơn ở các khu vực sưởi ấm quan trọng của Hoa Kỳ trong hai tuần tới và do đó, nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ cao hơn.
Giá khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ đã giảm khoảng 70% trong khung thời gian từ giữa tháng 12 năm 2022 đến giữa tháng 2 năm 2023. Dù giá đã thực hiện một số điều chỉnh tăng trong xung lực giảm này, đợt điều chỉnh hiện tại đáng được chú ý đến. Quan sát biểu đồ NATGAS ở khung H4, có thể thấy giá đã phá vỡ lên trên đường trung bình động 50 kỳ vào cuối tuần trước, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 12. Điều này gợi ý rằng một đợt điều chỉnh tăng có thể xảy ra. Việc giá vượt qua giới hạn trên của quỹ đạo thị trường tại 2,816 sẽ xác nhận đà tăng giá.
Phân tích Vàng-FX Bob Volman Price Action | Thật đơn giảnNếu anh chị đã đọc qua các bài phân tích trước đây của Hoài hay thậm chí đã theo dõi rất lâu sẽ thấy cách trade này sao mà đơn giản quá. Chỉ 1 đường trung bình với vài đường ngang, đường chéo, thêm cái hộp nữa thôi là đủ xử lý hàng triệu các thanh nến hổ lốn trông có vẻ không đi theo nguyên tắc gì. Hơn nữa timing, tức khả năng chọn thời điểm của phương pháp tốt đến mức chúng ta hầu như chỉ tham gia vào thị trường ngay tại đầu con sóng, thoát ra khi con sóng kết thúc, và đứng ngoài khi thị trường đi ngang. Vấn đề ở đây là nó đơn giản, nhưng không dễ.
Không như các hệ thống cứng nhắc gồm các nguyên tắc không thay đổi được, 1 phương pháp price action luôn có sự mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển - đó là cái thế mạnh, bởi thị trường luôn biến đổi và không tuân theo bộ nguyên tắc cứng nhắc nào cả. Vấn đề là do nó khó, nên ta phải Luyện. Mà luyện thì phải cần thời gian, công sức.
#VÀNG H4
Giá đang di chuyển trong hộp, để ý xung lượng các con sóng giảm không còn mạnh nữa, tức tiềm năng giá vàng tạo đáy tại đây. Giá giảm rất dè dặt khi càng gần về vùng số tròn 1800, và như vậy ta không nên cố gắng bán nữa. Nếu giá vượt lên ema và tạo nén với biên trên hộp, ta có thể mua
#DẦU H4
Dầu phá vỡ biên dưới hộp và quay trở lại retest bằng 1 mô hình chữ M rất đẹp nằm cuối con sóng kéo ngược. Giao dịch này đang có 2R lợi nhuận mở và nếu anh chị đã bán thì có thể dời SL đến đường đỏ. Quan sát thật kỹ các nến hiện tại vì có tiềm năng con sóng kết thúc tại đây, nếu có dấu hiệu đảo chiều có thể dời SL tiếp tục
#USDCHF H4
Kèo buy UCHF theo đoạn nén với biên trên hộp kết thúc tại trailing stop với 1R lợi nhuận. Nến nhấn chìm giảm (1 nến giảm xóa sạch toàn bộ đà tăng của nến trước và bao bọc nến trước) là lý do của việc dời SL. Bối cảnh hiện tại không đủ tốt cho 1 giao dịch
#GBPJPY H4
Kèo buy GJ theo cú nén đường xu hướng không thể nào đẹp hơn, đóng lệnh tại trailing stop với 4.43R lợi nhuận. Cụm nến quanh số 1 cho thấy sự đuối sức rất rõ ràng: 1 bullish pin bar, 1 nến giảm, sau đó là 1 bearish pin bar. Thị trường đang “kêu gào” là nó đã đuối sức và cần phải điều chỉnh
Con sóng kéo ngược hiện tại đẹp đến mức Hoài không cần phải vẽ 1 đường xu hướng dọc theo nó nữa. Đợi 1 nến tăng tốt là có thể buy, lưu ý đóng lệnh hoặc dời về hòa vốn trước giờ ra tin lạm phát JPY
#NZDUSD H4
1 chiếc hộp là đủ để thấy tình hình lúc này. Chờ đoạn nén với biên trên chặt chẽ và kết thúc bằng 1 nến mang tính bullish là có thể buy
BRENT OIL 17/02 - Dầu đang hình thành mẫu hình VDV
Trên đồ thị phân tích kỹ thuật hiện tại giá Dầu đã hướng về đường neckline của xu hướng giảm mô hình VDV, nhiều khả năng vùng hỗ trợ này sẽ không phải là mức hỗ trợ mạnh mà giá vẫn đang chờ một động lực để phá vỡ mức giá này hướng về vùng 80$/thùng
Kịch bản hiện tại cho giá dầu cá nhân tôi cho rằng có thể sẽ giảm về lại 82.79$/thùng và điều chỉnh tăng nhẹ lên ngưỡng kháng cự 84$/thùng để tiếp diễn xu hướng giảm.